Chế độ dinh dưỡng cân bằng kết hợp với thói quen chăm sóc da, lối sống khoa học sẽ giúp những người bệnh chàm cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Dưới đây là những thông tin giúp bạn biết được khi mắc bệnh chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi, không tái phát lại và bảo vệ tốt làn da.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh chàm
Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema, là tình trạng da bị viêm, có biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa rát, bong tróc, dày lên đi kèm với nổi mụn li ti. Bệnh có tính chất mãn tính, thường tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Dị ứng thực phẩm là một trong số những nguyên nhân gây bùng phát bệnh chàm. Việc áp dụng chế độ ăn hạn chế thực phẩm gây viêm và tăng cường các thực phẩm chống viêm sẽ giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh, giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Vì vậy, ngoài thực hiện đúng theo phác đồ điều trị y khoa, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh chàm kiêng ăn và nên ăn để tránh khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh chàm kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Các loại hải sản
Để hạn chế tối đa triệu chứng bùng phát của bệnh chàm, bạn nên hạn chế ăn những hải sản như: Tôm, ghẹ, cua, mực, hàu, ngao,… Những thực phẩm này chứa nhiều đạm có thể khiến cơ thể sản sinh histamin quá mức, dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa da xuất hiện với tần suất dày hơn.
Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật có chứa nhiều chất béo khó bão hòa. Những chất này gây áp lực lên cơ quan ngũ tạng, ảnh hưởng đến khả năng thải độc của gan thận, từ đó khiến tình trạng ngứa rát, viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, người bệnh chàm nên kiêng ăn hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa ăn tim, gan, mật, cật,… của động vật.
Thức ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ
Nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ, có gia vị cay nóng là một trong những nguyên nhân gây kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, cơ thể đổ mồ hôi liên tục, lỗ chân lông bị bít tắc làm da bị viêm nhiễm nặng nề hơn.
Khi bị bệnh chàm bạn nên kiêng ăn các thực phẩm như: Gà rán, mực chiên, khoai tây chiên, tiêu, ớt, quế,…
Bệnh chàm kiêng ăn gì? – Thức ăn nhiều đường, muối
Tiêu thụ các loại thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, đường tinh luyện, mật ong, socola, bánh gato, mứt trái cây,… khiến lượng insulin trong máu tăng làm hiện tượng bong tróc, viêm đỏ lan rộng. Các nốt mụn nước có thể nổi lên nhiều và làm chậm quá trình phục hồi da.
Bên cạnh đó, người bệnh chàm cũng nên kiêng thực phẩm chứa nhiều muối vì chúng có thể khiến gan khó đào thải độc tố, khiến da thêm ngứa ngáy khó chịu. Các thực phẩm chứa nhiều muối bao gồm: Hành muối, dưa muối, thịt hun khói, bim bim, mực khô, rong biển, hoa quả sấy,…
Thực phẩm chế biến sẵn
Trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, há cảo, bánh mì, lạp xưởng, thịt hộp,… có chứa nhiều chất làm tăng lượng đạm và khoáng chất trong cơ thể. Đây là những tác nhân làm kích thích phản ứng sưng viêm. Người bệnh chàm nên hạn chế ăn những thực phẩm này nếu không muốn tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Thức ăn đóng hộp
Trong thức ăn đóng gói sẵn và một số thực phẩm như lúa mì, các loại đậu, lúa mạch đen, yến mạch, socola, cacao,… có chứa thành phần nickel để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài. Tiêu thụ nhiều thực phẩm nhóm này có thể làm tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy của bệnh chàm nghiêm trọng hơn.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Người bệnh chàm nên hạn chế tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa như bánh sữa, kẹo sữa,… Chất đạm, chất béo no và chất tăng trưởng trong sữa có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng, gây viêm nhiễm nặng, ngứa ngáy ở người mắc bệnh chàm.
Món ăn có mùi tanh
Những thực phẩm như trứng, gỏi cá, tiết canh,… chứa thành phần arachidon cao gây viêm da, nhiễm trùng và làm kéo dài thời gian điều trị. Người bệnh hãy loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn nếu muốn bệnh chàm nhanh lành.
Chất kích thích
Nếu có thể người bệnh chàm hãy kiêng tuyệt đối những đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào,… Những sản phẩm này làm suy yếu men gan, suy giảm khả năng đào thải độc tố, tăng nguy cơ nhiễm trùng, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh chàm.
Thức ăn nhiều tinh bột xấu
Bạn chỉ nên ăn 1 lượng vừa đủ tinh bột mỗi ngày. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm như lúa mì, gạo trắng, bánh mì trắng,… có thể gây rối loạn chức năng gan, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển từ đó khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Người bệnh chàm nên ăn gì?
Bên cạnh việc chú ý kiêng những thực phẩm không tốt, bạn nên bổ sung những thực phẩm giúp đẩy lùi triệu chứng, giảm viêm nhiễm, cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế tái phát. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh chàm nên ăn:
Thực phẩm giàu Vitamin A, B, C, E
Những thực phẩm giàu Vitamin giúp ngăn ngứa rát, hạn chế viêm nhiễm lây lan rộng, bổ sung dưỡng chất giúp phục hồi da. Những thực phẩm chứa Vitamin tốt cho sức khỏe làn da bao gồm:
- Vitamin A: Tăng cường kháng thể, nâng cao hệ thống miễn dịch, chống viêm, giảm ngứa, sưng đỏ da. Vitamin A thường được tìm thấy trong cà rốt, cam, đu đủ, dưa đỏ, đào, bí đỏ, cà chua… và các loại rau có màu xanh đậm.
- Vitamin B: Tiêu thụ thực phẩm như khoai lang, bí ngô, bơ, cà chua, chuối,… giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương da, tăng cường sức đề kháng.
- Vitamin C: Có tác dụng chống oxy hóa, tái tạo collagen, nhanh lành sẹo, hồi phục da. Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, kiwi, chanh, xoài, bưởi, dâu tây,…
- Vitamin E: Được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, giá đỗ, vừng, lạc, ngũ cốc nguyên cám, mầm lúa mạch, hạt hướng dương,… giúp dưỡng ẩm, làm mềm da và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại.
Rau xanh nhiều chất xơ
Trong các loại rau có màu xanh như bắp cải, cải bó xôi, măng tây, rau xà lách, súp lơ xanh,… có các thành phần giúp thải độc, thanh lọc cơ thể, đào thải chất có hại ra ngoài cơ thể, kháng viêm, chống lão hoá, tái tạo da.
Thực phẩm giàu kẽm
Chuyên gia khuyên người bệnh chàm nên bổ sung khoảng 30mg kẽm mỗi ngày để giúp làm giảm triệu chứng, kích thích sản sinh tế bào da mới, nâng cao sức đề kháng để chống chọi lại với tác nhân gây bệnh.
Kẽm thường được tìm thấy nhiều trong các loại thức ăn như đậu Hà Lan, hạt bí, bột yến mạch, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt mè,…
Nhóm thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 có trong đậu nành, cá trích, cá hồi, cá chép, cá ngừ, dầu cá, hạt lanh, dầu anh thảo,… có khả năng chống viêm, giảm mẩn ngứa, nổi mụn nhọt, chữa lành tổn thương từ sâu bên trong, loại bỏ vết sừng lở loét do chàm gây ra.
Thực phẩm giàu probiotic
Người bệnh chàm nên bổ sung thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, nấm sữa, dưa bắp cải, kim chi, miso,… Vì thành phần lợi khuẩn có trong thực phẩm này giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện triệu chứng bệnh chàm rất tốt.
Lưu ý trong điều trị bệnh chàm
Bên cạnh lưu ý bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau để giúp bệnh nhanh khỏi, tránh nhiễm trùng và tái phát, cụ thể:
- Không ngâm mình trong bồn tắm, chỉ được tắm nước ấm.
- Không dùng xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh hoặc có thành phần gây kích ứng.
- Tránh mặc quần áo có chất liệu làm từ sợi tổng hợp, len,… vì có thể gây ngứa da.
- Nên mặc quần áo làm từ vải mềm mại để tránh cọ xát vết thương.
- Chọn sản phẩm dưỡng da, tóc, bột giặt, mỹ phẩm dạng lỏng, không mùi, chiết xuất từ thành phần tự nhiên, lành tính.
- Không gãi ngứa để tránh làm tổn thương da, cắt ngắn móng tay.
- Giữ mát mẻ vào những ngày trời nắng nóng bằng cách sử dụng quạt, điều hòa, máy tạo độ ẩm.
- Hạn chế stress, căng thẳng, lo âu.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào.
- Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng da.
Trên đây là các thông tin giải đáp câu hỏi: Người mắc bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi? Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình chế độ ăn uống có lợi, đẩy lùi bệnh tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh chàm và những người mắc bệnh da liễu nên tránh ăn thịt gà, đặc biệt là da gà. Thịt gà làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khi bệnh nhân gãi có thể gây trầy xước da dẫn đến thâm sẹo, nhiễm trùng.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi:
- Cần duy trì bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Sữa mẹ có đủ dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Trẻ có thể dùng sữa có hàm lượng protein thủy phân cao hoặc dùng loại sữa dựa trên lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng.
Trẻ từ 6 tháng đến 2 năm tuổi: Dùng sữa chứa lượng lớn protein thủy phân và sữa công thức cho trẻ sơ sinh.
Trẻ trên 2 tuổi: Trẻ có thể dùng sữa đậu nành chứa canxi, sữa công thức.
Lưu ý:
- Hạn chế cho trẻ dùng sữa bò, sữa dê, sữa cừu.
- Phụ huynh tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng.
DÀNH CHO BẠN