Top 9 Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính khá phổ biến. Người bệnh vảy nến không chỉ phải đối mặt với tình trạng ngứa, đau rát, bong tróc da mà còn bị ám ảnh, tự ti vì mất thẩm mỹ. Vậy có những loại thuốc nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về các loại thuốc trị vảy nến phổ biến nhất hiện nay để bạn dễ dàng lựa chọn được loại thuốc phù hợp.

Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không?

Vảy nến là bệnh ngoài da có liên quan đến sự rối loạn chức năng của hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Hiện nay, phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến vẫn còn là một ẩn số với y học. Không chỉ chưa có thuốc đặc trị, nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến cũng chưa được xác định rõ ràng.

Tất cả các biện pháp được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân vảy nến ngày nay đều nhằm mục đích ổn định triệu chứng bệnh và hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra. Chính vì điều này mà bệnh nhân vảy nến sẽ phải đối mặt với căn bệnh này suốt đời.

Mặc dù khả năng dẫn đến tử vong thấp nhưng căn bệnh này lại gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh tự ti với vẻ bề ngoài. Các triệu chứng trên da gây ngứa ngáy, khó chịu, lở loét cũng khiến bệnh nhân đau đớn. 

Khi nào cần dùng thuốc trị vảy nến?

Việc quyết định sử dụng thuốc đặc trị vảy nến đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Thuốc trị vảy nến thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da (như liệu pháp ánh sáng, liệu pháp laser) không đạt hiệu quả.

Quyết định sử dụng loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thường bao gồm: Diện tích và mức độ tổn thương trên da, vị trí xuất hiện vảy nến và phản ứng của bệnh nhân với các phương pháp điều trị khác. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm chỉ sau vài ngày dùng thuốc. Tuy nhiên để tránh tái phát thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ thời gian điều trị được bác sĩ chỉ định.

Đối với những trường hợp nặng, vảy nến xuất hiện trên diện tích lớn hoặc tổn thương sâu, thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp sẽ được sử dụng để ổn định hệ thống miễn dịch, kiểm soát bệnh hiệu quả, ngừa biến chứng.

Phân loại các loại thuốc trị vảy nến

Thuốc trị vảy nến dạng bôi

Các loại thuốc bôi chứa thành phần và cơ chế điều trị khác nhau. Có thể sử dụng 1 loại thuốc hoặc kết hợp một số loại với nhau. Thông thường các loại thuốc bôi trị vảy nến sẽ có các thành phần như sau:

Corticoid

  • Là hoạt chất kháng viêm giúp giảm viêm ngứa trên da, tăng miễn dịch, làm giảm sự tăng sinh tế bào, cho hiệu quả nhanh chóng.
  • Phù hợp với thể bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình
  • Cần lưu ý một số tác dụng phụ: Mỏng da, teo da, giảm sắc tố da, viêm da, giãn mạch, nhiễm trùng da,… 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tazarotene

  • Là retinol dạng bôi, không hiệu quả bằng corticoid khi sử dụng 1 mình.
  • Thường được phối kết hợp với chất khác để tăng hiệu quả.
  • Tác dụng phụ: Khô da, ngứa da.

Dẫn xuất vitamin D3

  • Bao gồm: Calcipotriol, calcitriol,…
  • Có công dụng ức chế sự tăng sinh các tế bào sừng.
  • Tác dụng phụ: Dễ gây kích ứng da, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.

Chất ức chế calcineurin

  • Bao gồm: Tacrolimus, pimecrolimus,…
  • Có tác dụng giảm viêm nhưng yếu hơn corticoid.
  • Sử dụng hoạt chất này sẽ tránh được các tác dụng phụ của corticoid.

Acid salicylic

  • Có tác dụng làm mềm da và loại bỏ lớp sừng. Khi kết hợp với hoạt chất khác, acid salicylic sẽ làm tăng khả năng hấp thu dược tính.
  • Có trong dầu gội hoặc dung dịch cho da đầu vì có khả năng loại bỏ lớp sừng dày.
  • Có nguy cơ gây kích ứng da nếu sử dụng trên diện tích rộng.

Nhựa than đá

  • Có công dụng chống viêm, ức chế sự tăng sinh tế bào sừng.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây kích ứng da.

Anthralin

  • Công dụng chống viêm, ngừa sự tăng sinh tế bào.
  • Tác dụng phụ: Kích ứng da.
  • Vì vậy hoạt chất này không dùng cho bộ phận sinh dục và da mặt. Cần rửa sạch sau khi bôi khoảng 30 phút.

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG BỆNH VẢY NẾN – BÁC SĨ TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ TRỰC TIẾP

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Thuốc trị vảy nến dạng uống và tiêm

Bệnh vảy nến xảy ra do sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, thành phần của thuốc dạng uống và tiêm là các chất có tác dụng ức chế miễn dịch:

Methotrexate

  • Sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nặng, các biện pháp dùng thuốc bôi tại chỗ hay liệu pháp ánh sáng không có hiệu quả.
  • Bác sĩ cần theo dõi chức năng gan, thận khi bệnh nhân dùng thuốc.
  • Liều dùng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy theo mức độ bệnh và cơ địa.

Cyclosporin

  • Sử dụng trong trường hợp bị nặng.
  • Tác dụng phụ: Cyclosporin có nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch và thận. Do đó không được sử dụng liên tục, lâu dài.

Các loại thuốc khác

Có một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với methotrexate hoặc cyclosporin. Chẳng hạn như Hydroxyurea, Mycophenolate mofetil.

Các thuốc điều hòa miễn dịch

  • Bao gồm: Adalimumab, infliximab, certolizumab,…
  • Cần sử dụng thận trọng vì nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời người bệnh nên tầm soát nguy cơ mắc bệnh lao.

ĐỪNG BỎ LỠ: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc dân tộc

Gợi ý 9 loại thuốc trị vảy nến tốt nhất hiện nay

Betnovate

Loại thuốc: Thuốc bôi.

Thành phần chính: Betamethasone valates 0.1%, Clioquinol, Neomycin sulphate, tá dược vừa đủ.

Công dụng:

  • Chống viêm mạnh mẽ, cải thiện nhanh chóng triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra.
  • Tăng khả năng tổng hợp vitamin và tác động tích cực đến quá trình tăng sinh tế bào da gây bệnh.
Betnovate là một trong những loại thuốc bôi vảy nến có chứa corticosteroid
Betnovate là một trong những loại thuốc bôi vảy nến có chứa corticosteroid

Liều dùng: Khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc mức độ bệnh. Liều dùng tham khảo: Bôi lên vùng da bị bệnh đều đặn 1 – 3 lần mỗi ngày. Với trẻ em cần có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Ngứa rát, nổi mẩn, thay đổi sắc tố da, phồng rộp da, tróc da, rụng tóc,…

Chống chỉ định: Không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi và người bị dị ứng với dược tính trong thuốc.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Báo bác sĩ khi gặp các vấn đề: Rối loạn tuyến thượng thận, tiểu đường, tăng đường huyết, tăng huyết áp vùng đầu, nhiễm trùng da tại khu vực đang điều trị.
  • Ngoài ra, nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, suy nhược cơ thể…

Giá bán tham khảo:  1.400.000 VNĐ/tuýp 15g.

Daivonex

Loại thuốc: Thuốc bôi.

Thành phần chính: Calcipotriol.

Công dụng:

  • Ức chế hoạt động của tác nhân gây hại trên da, loại bỏ các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra.
  • Cấp ẩm cho da, làm dịu nhanh cơn ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, bong tróc,…
Daivonex dùng trong trường hợp mắc vẩy nến từ trung bình đến nặng
Daivonex dùng trong trường hợp mắc vẩy nến từ trung bình đến nặng

Liều dùng:

Ở người lớn:

  • Bôi trực tiếp thuốc tại vùng da bị bệnh 1-2 lần/ngày.
  • Không dùng vượt quá 100g/tuần. Trường hợp người bệnh đang dùng các thuốc khác cũng có chứa calcipotriol thì cần cân đối liều dùng Calcipotriol trong toàn bộ loại thuốc.

Ở trẻ em:

  • Trên 12 tuổi: Bôi 2 lần/ngày, không vượt quá 75g/tuần.
  • Từ 6 tới 12 tuổi: Bôi  2 lần/ngày, không vượt quá 50g/tuần.
  • Trẻ dưới 6 tuổi: Chưa có dữ liệu chứng minh an toàn của thuốc ở độ tuổi này.

Tác dụng phụ: Ngứa, kích ứng da và ban đỏ, táo bón, cơ yếu và hôn mê, viêm nang lông,….

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định với người bị mẫn cảm với thành phần trong thuốc và bị rối loạn chuyển hóa canxi.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không dùng quá 8 tuần. Nếu sau 2-8 tuần không đỡ thì cần xin ý kiến bác sĩ.
  • Không nên dùng tại vùng da mặt
  • Tránh sử dụng chung với các thuốc bôi có thành phần acid vì dễ khiến calcipotriol mất hoạt tính (ví dụ lactic acid, salicylic acid, các chế phẩm có chứa hydrocortisone valerate).

Giá bán tham khảo:  320.000 VNĐ/tuýp 30g.

Fellaini

Loại thuốc: Thuốc uống.

Thành phần chính: Acitretin

Công dụng:

  • Kháng nhiễm sừng, điều hòa quá trình tăng trưởng da, biệt hóa tế bào.
  • Tác động vào gen của Keratin, kiểm soát quá trình tăng sinh biểu bì, đưa quá trình tái tạo da về trạng thái bình thường.
Thuốc Fellaini điều trị bệnh vảy nến lan rộng
Thuốc Fellaini điều trị bệnh vảy nến lan rộng

Liều dùng:

Người lớn:

  • Liều bắt đầu: 25 – 50 mg x 1 lần/ngày dùng cùng bữa ăn chính.
  • Liều duy trì: 25 – 50 mg x 1 lần/ngày.

Người lớn trên 65 tuổi thường bắt đầu với liều thấp hơn.

Trẻ em dưới 18 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng.

Tác dụng phụ: Thay đổi tâm trạng (trầm cảm, hung hăng, suy nghĩ tổn thương bản thân), đau tim, đột quỵ, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, đường trong máu cao, tăng áp lực bên trong hộp sọ, các vấn đề về gan, xương khớp,…

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
  • Bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thuốc bắt buộc phải có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ trong quá trình sử dụng
  • Luôn mặc quần áo chống nắng khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Giá bán tham khảo:  625.000 VNĐ/hộp 30 viên.

DÀNH CHO BẠN: Người bệnh vảy nến chia sẻ kinh nghiệm khỏi bệnh trên VTV2

Dermovate Cream

Loại thuốc: Thuốc bôi.

Thành phần chính: Clobetasol propionate 0,0525%, Clorocresol, Cetosteryl Alcohol, Propylene Glycol,…

Công dụng:

  • Kháng viêm nhiễm bằng cách ức chế quá trình tổng hợp chất hóa học gây hiện tượng viêm.
  • Đẩy lùi nhanh chóng các tổn thương trên da do bệnh vảy nến gây ra như ngứa rát, sưng đỏ,…
Thuốc bôi trị vảy nến Dermovate cream
Thuốc bôi trị vảy nến Dermovate cream

Liều dùng:

  • Bôi thuốc với 4 lần/ngày với liều ban đầu và 2 lần/ngày với liều duy trì.
  • Không dùng quá 50 gram/tuần để hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

Tác dụng phụ:

  • Tăng nguy cơ khởi phát bệnh nhiễm trùng cơ hội (hiếm gặp).
  • Rối loạn nội tiết: Ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, chậm tăng cân/chậm lớn ở trẻ em, glaucoma, loãng xương, tăng đường huyết/glucose niệu, đục thủy tinh thể, giảm nồng độ cortisol nội sinh, tăng huyết áp, hói đầu hoặc dễ gãy rụng tóc.
  • Da ngứa ngáy, đau/bỏng da tại chỗ, teo da, da khô, rạn da, giãn mao mạch dưới da, mỏng hay nhăn da, thay đổi sắc tố da, rậm lông.

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi và người bị dị ứng với các thành phần của thuốc. 
  • Không dùng cho những đối tượng đang mắc các bệnh sau: Nhiễm khuẩn da chưa được điều trị, mụn trứng cá, trứng cá đỏ rosacea, ngứa nhưng không viêm, viêm da xung quanh miệng, ngứa quanh hậu môn và vùng sinh dục, quá mẫn với kem bôi ngoài da Dermovate, nhiễm virus, nhiễm nấm, vảy nến dạng mảng lan rộng.

Lưu ý khi sử dụng: Cẩn thận khi dùng để trị bệnh cho phụ nữ mang thai hoặc sử dụng trên diện rộng.

Giá bán tham khảo:  290.000 VNĐ/tuýp.

Elidel

Loại thuốc: Thuốc bôi.

Thành phần chính: Benzyl alcohol, Anhydrous citric acid, Cetyl alcohol, Sodium hydroxide,…

Công dụng:

  • Ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, làm chậm quá trình tiến triển bệnh vảy nến.
  • Giảm ngứa ngáy, bong tróc da, sưng đỏ,… Đồng thời, ngăn ngừa tổn thương tiến triển nặng, ngừa biến chứng.
  • Thường được kê đơn đối với trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị với các phương pháp điều trị thông thường khác.
Elidel là thuốc có sẵn theo đơn của bác sĩ
Elidel là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ

Liều dùng:

  • Vệ sinh tay và vùng da bị bệnh thật sạch sẽ, thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch rồi thoa một lượng kem vừa đủ. Để cho da khô thoáng, không được dùng gạc y tế băng kín lại.
  • Chỉ nên dùng thuốc tối đa trong 6 tuần, không tự ý dùng kéo dài nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chỉ dùng ngoài da, tránh để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng. Không bôi lên vết thương hở hoặc vùng bị nhiễm trùng.
  • Không tắm vòi hoa sen hoặc bơi ngay sau khi bôi thuốc.

Tác dụng phụ: Ngứa ngáy, đỏ da, nóng rát, thay đổi sắc tố da, đau đầu,…

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định với người bị dị ứng với các thành phần dược tính trong thuốc, người đang tiến hành quang trị liệu,…
  • Những bệnh nhân từng chữa ung thư da, nhiễm trùng da, có hệ miễn dịch suy yếu,… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Lưu ý khi sử dụng: Cẩn thận khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc sử dụng trên vùng da rộng.

Giá bán tham khảo:  350.000 VNĐ/tuýp.

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG GẶP PHẢI – BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Thể vảy nến bạn gặp phải là gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trozimed

Loại thuốc: Thuốc bôi.

Thành phần chính: Calcipotriol

Công dụng:

  • Là một loại dẫn xuất của vitamin D, giúp biệt hóa tế bào và ức chế quá trình sản sinh các tế bào sừng trên da.
  • Cải thiện triệu chứng bong tróc da do bệnh vảy nến gây ra.
Trozimed là thuốc trị vảy nến được sản xuất bởi công ty TNFF Dược Phẩm Đạt Vi Phú
Trozimed là thuốc trị vảy nến được sản xuất bởi công ty TNFF Dược Phẩm Đạt Vi Phú

Liều dùng:

  • Người lớn bôi thuốc 1-2 lần/ngày. Nên sử dụng 2 lần/ngày vào sáng và tối khi bắt đầu điều trị. Giảm xuống còn 1 lần/ngày trong giai đoạn điều trị duy trì.
  • Không dùng quá 100g thuốc mỗi tuần.
  • Bệnh nhân suy gan thận và trẻ em dưới 18 tuổi không nên sử dụng loại thuốc này.

Tác dụng phụ: Da khô và bong tróc, ngứa ngáy, phát ban, đỏ da, viêm nang lông, teo da, tăng sắc tố da,…

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng sản phẩm nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần dược tính nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định với người bị tăng canxi trong máu, xuất hiện mụn mủ ở vùng da bị tổn thương.

Lưu ý khi sử dụng: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để trị bệnh cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

Giá bán tham khảo:  200.000 VNĐ/tuýp.

Acitretin

Loại thuốc: Thuốc uống.

Thành phần chính: Acitretin

Công dụng:

  • Thường được sử dụng ở những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị với các loại thuốc bôi tại chỗ hoặc quang trị liệu.
  • Giúp bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào, làm giảm tốc độ tăng sinh tế bào sừng, làm mỏng dần lớp sừng trên da.
  • Kháng viêm, làm giảm tình trạng ban đỏ, bong tróc da, bong biểu bì,…
Thuốc chữa vảy nến Acitretin
Thuốc chữa vảy nến Acitretin

Liều dùng:

  • Liều ban đầu là 30mg/lần/ngày, sau đó tăng dần lên 50mg/lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc trong khoảng 2 – 4 tuần rồi tiến hành khám chuyên khoa, đánh giá lại để được điều chỉnh liều dùng hàng ngày.
  • Nếu bệnh chuyển biến tốt sẽ tiếp tục duy trì liều 25 – 50mg/ngày trong 6 – 8 tuần.

Tác dụng phụ: Bong tróc da, tăng tiết mồ hôi, viêm quanh móng, rối loạn cốt hóa xương, khô mắt, rụng tóc, kích ứng niêm mạc mũi,…

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai, người định mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần dược tính trong thuốc
  • Bệnh nhân cần xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu mắc các chứng bệnh sau: Các vấn đề về mắt hoặc thị lực, trầm cảm, bệnh tim, tăng Cholesterol máu, tăng Triglyceride máu, hyperostosis (xương phát triển không bình thường), quá nhiều vitamin A trong cơ thể, viêm tụy cấp nặng, rối loạn tâm thần, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan,…

Lưu ý khi sử dụng: Không được hiến máu trong suốt quá trình dùng thuốc và trong khoảng 3 năm tính từ thời điểm ngừng thuốc.

Giá bán tham khảo:  200.000 VNĐ/tuýp.

Anthralin

Loại thuốc: Thuốc bôi

Thành phần chính: Anthralin

Công dụng:

  • Chống viêm, hạn chế quá trình tăng sinh tế bào ở vùng thượng bì.
  • Ổn định quá trình tăng sinh của tế bào sừng, kìm hãm sự phát triển bệnh vảy nến.
  • Thường được kê đơn điều trị phối với hợp với thuốc mỡ axit salicylic để tối ưu hiệu quả.

Liều dùng:

  • Dùng thuốc Anthralin có nồng độ từ 0.1% – 0.3% để bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
  • Sau khoảng 10 – 20 phút thì cần tắm lại hoặc rửa sạch thuốc trên da.
  • Tần suất sử dụng khoảng 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 2 tuần đầu.

Tác dụng phụ: Kích ứng da (phát ban, ngứa, sưng mặt, môi hoặc lưỡi hoặc tại vị trí bị vảy nến), đau nhức tại vị trí bôi thuốc, các tổn thương lan rộng hơn, đổi màu tóc, móng tay hoặc da, viêm kết mạc, giác mạc, giảm thị lực nếu thuốc dính vào mắt.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Người bị đỏ da toàn thân, viêm da, vảy nến mụn mủ, vảy nến cấp tính.
  • Không bôi thuốc lên các vết thương hở.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không tắm nước nóng trong vòng 1h sau khi sử dụng thuốc để tránh bị kích ứng
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng da nhạy cảm, mắt.

Methotrexate

Loại thuốc: Thuốc uống

Thành phần chính: Methotrexate

Công dụng:

  • Ức chế hệ miễn dịch, làm giảm phản ứng viêm.
  • Hạn chế quá trình sản xuất tế bào da, giảm bong tróc, ổn định triệu chứng bệnh vảy nến.
Thuốc Methotrexate trị vảy nến
Thuốc Methotrexate trị vảy nến

Liều dùng:

  • Liều khởi đầu là 2,5 – 5mg/lần, mỗi lần dùng nên cách nhau khoảng 12 tiếng và chỉ nên uống 3 lần/tuần.
  • Với trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn 2.5mg/lần. Cứ sau 2-4 tuần sẽ tăng liều cho đến khi đạt liều tối đa là 25mg/tuần.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chán ăn, gây độc tố cho gan,…

Chống chỉ định: Chỉ dùng cho những người khỏe mạnh trên 50 tuổi. Chống chỉ định với nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản và người trẻ tuổi.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài để tránh gây tổn thương gan, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu.
  • Chỉ được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân vảy nến nặng như vảy nến phát triển lan rộng trên 50% diện tích cơ thể, vảy nến đỏ da toàn thân,…

Giá bán tham khảo: 155.000 VNĐ/hộp 20 viên.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy nến

Các loại thuốc trị vảy nến cho kết quả khá nhanh chóng. Tuy nhiên những loại thuốc này, đặc biệt là dạng uống và dạng tiêm dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, khi sử dụng thuốc trị vảy nến bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn:

  • Trước khi sử dụng thuốc cần thăm khám bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh, mức độ bệnh, cơ địa của mình và biết nên sử dụng loại thuốc gì, liều lượng như thế nào.
  • Chia sẻ với bác sĩ về các triệu chứng bệnh gặp phải và các bệnh lý đang mắc, các loại thuốc đang sử dụng.
  • Những người mắc chứng suy gan, suy thận hay bị huyết áp nên đặc biệt cẩn trọng khi dùng thuốc. Phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai, người đang có ý định mang thai hoặc đang cho con bú cần cẩn trọng với mọi loại thuốc, đặc biệt là thuốc uống và thuốc tiêm.
  • Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không dùng thuốc quá liều quy định.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm trước khi sử dụng thuốc.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng bất thường nào cần ngưng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
  • Song song với việc dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị. Lưu ý về những loại thực phẩm người bệnh vảy nến nên ăn và cần kiêng kị.
  • Luôn giữ cho vùng da bị vảy nến trong tình trạng khô ráo, sạch sẽ. Lựa chọn quần áo mềm mại, thoáng mát để mặc khi bệnh bùng phát.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
  • Hạn chế tối đa rượu bia và ăn các đồ cay nóng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về các loại thuốc trị vảy nến hiện nay. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên thăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định mua thuốc điều trị nhé.

ĐỪNG BỎ LỠ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH

ĐỌC NGAY:

Câu hỏi thường gặp

Thuốc trị vảy nến hiện nay được bán khá phổ biến ở các hiệu thuốc trên toàn quốc, nhất là thuốc trị vảy nến thể nhẹ. Tuy nhiên người bệnh cần đến các cơ sở y tế khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp.

Không được tự ý mua thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Vì sẽ khiến tình trạng vảy nến nặng lên, có thể tiến triển thành vảy nến đỏ da toàn thân, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thời gian dùng thuốc để điều trị vảy nến sẽ phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Mỗi loại thuốc sẽ quy định cụ thể về liều lượng tối đa và khoảng thời gian tối đa được sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm để việc dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất.

Có một số nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy nến, bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Trẻ em và người cao tuổi
  • Người mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính như viêm gan, lao phổi,...
  • Người mắc các bệnh về gan, thận,...

Những nhóm đối tượng này nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc trị vảy nến.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 11:21 AM , 28/01/2024

Tin liên quan

TOP 15+ cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam quanh vườn, dễ kiếm mà hiệu quả

Nhiều cây cỏ xung quanh tuy bình dị nhưng lại có tiềm năng lớn đối với sức khỏe con người, trong đó có điều trị vảy nến và nhiều bệnh...

Bệnh Vảy Nến Thể Mảng – Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Vảy Nến Thể Mảng có triệu chứng đặc trưng là các mảng da viêm đỏ, dày sừng, bong tróc vảy trắng như sáp nến. Tuy không gây nguy hiểm đến...

Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Vảy nến móng tay là tình trạng tổn thương móng mãn tính do hoạt động tự miễn của hệ miễn dịch. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng móng...

Vảy Nến Da Mặt, Tai, Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt

Vảy nến da mặt là một hiện tượng viêm da cơ địa mãn tính có liên quan nhiều đến gen và miễn dịch. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân...

Bị Vảy Nến Nên Bôi Thuốc Gì? Top 16 Loại Hiệu Quả Nhất

Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu phổ biến, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin về làn da. Nhiều người mắc phải căn...

Vảy Nến Thể Mủ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Bệnh vảy nến thể mủ thường rất nguy hiểm, dạng thể mủ là dạng nguy hiểm nhất của bệnh vảy nến. Bệnh này sẽ thường xuất hiện ở những người...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *