Bệnh Chàm (Eczema) Là Gì? Chi Tiết Từ Nguyên Nhân Đến Cách Chữa Trị

Bệnh Eczema hiện nay đã gặp phải không ít trường hợp. Tuy nhiên, số người hiểu rõ về nguyên nhân và cách chữa trị lại không phải là quá nhiều. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu và sự ảnh hưởng đến ngoại hình do hiện tượng này gây ra là tình trạng chung của nhiều bệnh nhân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan để giảm tối đa những tác động mà bệnh Eczema mang lại.

Eczema là dấu hiệu của bệnh chàm
Eczema là dấu hiệu của bệnh chàm

Bệnh chàm Eczema là gì?

Còn được gọi là chàm, chàm da, bệnh Eczema là tên gọi khoa học chỉ tình trạng da bị viêm cấp và mãn tính. Những biểu hiện chính của nó là đổi màu đỏ và có hiện tượng mẩn lên, nổi mụn, kèm theo cảm giác ngứa. Căn bệnh Eczema này có tính chất tự miễn, tuy chỉ biểu hiện trên da nhưng hay tái phát và ảnh hưởng sâu vào lớp biểu bì phía dưới.

Vị trí thường mắc

Bệnh chàm- Eczema xuất hiện ở những vị trí cơ bản khá dễ thấy. Đó là khuôn mặt, vùng cổ và cánh tay. Bởi vậy, khi chúng xuất hiện, đặc biệt là trường hợp tái phát nhiều lần sẽ làm da bị sần sùi, gây phản cảm. Từ đó người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp, thu nhỏ đời sống của mình lại.

Đối tượng dễ mắc

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh chàm là gì, bạn cũng cần biết ai là người hay bị tình trạng này. Phải khẳng định rằng bất cứ ai cũng có khả năng bị bệnh chàm. Thế nhưng, người ta thống kê được số đối tượng hay mắc nhất bao gồm:

  • Trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ nhỏ hay tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất.
  • Công nhân tại các nhà máy sản xuất đồ gia dụng.
  • Người nội trợ.

Ngoài ra, ngay cả những người không nằm trong các nhóm trên nhưng gia đình có người mắc bệnh da liễu cũng dễ bị. Đó là bởi những ảnh hưởng của hệ gen, cùng với tác động ngoại sinh là mầm bệnh bộc phát.

Là bệnh tự miễn ngoài da nên Eczema không được cho là nguy hiểm. Thế nhưng, việc phòng và điều trị thì lại rất cần thiết. Bởi lẽ nếu không cảnh giác với chúng thì hệ lụy mà người bệnh phải hứng chịu là lâu dài và ngày càng tồi tệ. Khi đã chuyển thành mãn tính, thời gian tái phát bệnh ngày một nhiều, nguy cơ sống chung với các triệu chứng khó chịu là rất dễ xảy ra.

ĐỌC NGAY: Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang và 4 cái “NHẤT” trong điều trị bệnh chàm – eczema

Trẻ nhỏ cũng dễ mắc chàm eczema
Trẻ nhỏ cũng dễ mắc chàm eczema

Phân loại bệnh Eczema

Eczema là tên tiếng anh của chàm da nhưng nếu phân tích sâu thì đây là một nhóm bệnh có đặc điểm khá giống nhau. Người ta phải căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vết chàm cũng như màu sắc và nhiều yếu tố khác để phân chia như sau:

  • Chàm tiếp xúc: Xuất hiện do nhiễm độc từ các nguồn hóa chất gây dị ứng, ánh sáng nguy hại và do bị kích ứng khi sử dụng thực phẩm, thuốc Tây… không an toàn.
  • Chàm tổ đỉa: Bệnh lý này phần nhiều là phụ nữ mắc phải bởi vì nguyên nhân gây ra là do hóa chất độc hại. Những chị em nội trợ, thường xuyên giặt quần áo, rửa bát, lau nhà… dễ bị nhiễm độc vào các kẽ ngón tay, chân, từ đó mà biểu hiện ra ngoài.
  • Viêm da dị ứng: Đây cũng là một thể bệnh chàm phổ biến. Không những thế, nó còn được cho là có tính nguy hiểm tương tự như hen suyễn, sốt hoa cỏ…
  • Chàm thể địa: Nhiều người không hay gọi đây là bệnh Eczema mà dùng với cái tên viêm da cơ địa. Thể bệnh này hình thành do ảnh hưởng của gen và dễ xuất hiện khi hệ miễn dịch suy yếu. Bởi vậy người bệnh khó có thể kiểm soát thời điểm tái phát.
  • Chàm đồng tiền: Bệnh Eczema thể này sở dĩ được gọi là chàm đồng tiền bởi nó làm vùng da bệnh nổi mẩn theo hình tròn như đồng tiền xu. Khả năng tái phát của nó là khá lớn nhưng nếu biết cách chăm sóc thì biểu hiện bệnh có thể kiểm soát nhanh.
  • Chàm da dầu: Được xếp vào nhóm bệnh Eczema nhưng người Việt thường hay gọi là viêm da tiết bã da dầu. Nhánh bệnh này khá lành tính và gần như không lây qua tiếp xúc. Thế nhưng gen di truyền lại chính là yếu tố khiến cho bệnh lan ra nhiều thế hệ.
  • Chàm sữa: Do bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi nên người ta gọi là chàm sữa. Nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện bệnh là việc vệ sinh và chăm sóc trẻ sai cách.
 

Ngoài các khái niệm trên, bạn còn có thể bắt gặp nhiều tên gọi bệnh Eczema khác như chàm môi, chàm móng tay, bìu, chàm khô… Nhìn chung, các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm nhận biết, vị trí biểu hiện là các cơ sở để phân loại bệnh chàm. Dù là thể bệnh nào thì chúng cũng có nhiều yếu tố tương tự nhau từ nguyên nhân đến dấu hiệu.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG BỆNH CHÀM – BÁC SĨ TRƯỞNG KHOA DA LIỄU TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Nguyên nhân bệnh chàm

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh chàm được thống kê lên đến 2000 yếu tố. Tuy nhiên, nhiều nhóm yếu tố chỉ xuất hiện ở thể bệnh này mà không có ở thể khác. Dưới đây là một số thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

Nhóm nguyên nhân chung

Eczema nói chung thường hình thành dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: Các nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa con đường lây bệnh Eczema với gen. Theo đó cha mẹ có thể cung cấp nguồn gen mang sẵn mầm bệnh da liễu vào cơ thể con. Sau khi sinh ra, biểu hiện của nó xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả lúc mới sơ sinh.
  • Yếu tố dị nguyên: Đó là các hóa chất độc hại nhiễm vào cơ thể do tiếp xúc ngoài da, sử dụng thực phẩm, thuốc uống… Các yếu tố dị nguyên ít gây ảnh hưởng nếu bạn có hệ miễn dịch tốt. Thế nhưng khi sức đề kháng kém đi và cơ địa của bạn nhạy cảm thì chúng lại dễ biểu hiện.
  • Nhiễm vi sinh: Vi sinh vật tồn tại trong môi trường cũng là một tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Eczema. Khi thời tiết quá ẩm hoặc lạnh, vi sinh vật phát triển thuận lợi trên da sẽ xâm nhập mạnh và nhanh. Từ đó làm bề mặt bị tổn thương và viêm nhiễm.
  • Thể trạng kém: Đây là hệ quả của vấn đề ở hệ miễn dịch. Khi sức đề kháng ngày càng yếu thì sức khỏe con người suy giảm dần. Khả năng kháng lại các yếu tố ngoại sinh bị hạn chế khiến cho nhiều bệnh da liễu hình thành, trong đó có chàm.
  • Bị bệnh mãn tính: Một số bệnh như viêm thận, xơ gan hay hen phế quản được cho là sẽ gây biến chứng ngoài da. Cụ thể, là bệnh chàm. Bởi vậy, việc điều trị bệnh lý nền có tác động không nhỏ đến các triệu chứng trên da.

ĐỪNG BỎ LỠ: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa chàm da được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao

Nguyên nhân riêng biệt

Xét theo từng thể thì người ta lại tìm thấy một số nhóm yếu tố là nguyên nhân đặc trưng của các loại bệnh. Cụ thể như sau:

  • Chàm tiếp xúc: Thể Eczema này hình thành do cơ thể nhiễm độc từ hóa chất có trong nước rửa bát, sữa tắm, mỹ phẩm hay nhiều đồ gia dụng được sản xuất công nghiệp khác.
  • Viêm da dị ứng: Xuất hiện khi cơ thể mất khả năng chống lại các kích ứng từ môi trường như ánh sáng mặt trời, phấn hoa, mạt bụi, hoặc do gen di truyền.
  • Chàm tổ đỉa, đồng tiền: Cũng xuất phát từ vấn đề nhiễm độc hóa học giống như trường hợp viêm da dị ứng.
  • Chàm thể địa: Chủ yếu hình thành do tác động của gen nhưng thời điểm phát sinh có chịu thêm tác động ngoại sinh.
  • Chàm da đầu: Hình thành khi tuyến bã nhờn bị rối loạn, tạo điều kiện cho nấm men phát triển. Căn nguyên sâu của tình trạng này phải kể đến là yếu tố di truyền hoặc vấn đề vệ sinh da đầu sai cách.
  • Chàm sữa: Trẻ sơ sinh bị Eczema một phần do ảnh hưởng của di truyền, phần còn lại liên quan đến việc vệ sinh cho bé và sức đề kháng của trẻ.

Ngoài ra, ở nhiều thể bệnh khác có thể bạn nghe đến sẽ có những nguyên nhân tương tự. Việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân và cách điều trị Eczema hiệu quả hơn.

Dấu hiệu của bệnh chàm

Các biểu hiện của bệnh chàm ở từng thể, từng vị trí tuy có nhiều điểm chung nhưng cũng khác biệt nhau. Những triệu chứng thường gặp ở nhiều thể bệnh là:

  • Da bị đỏ tấy: Một trong những triệu chứng của bệnh eczema phổ biến nhất chính là da sưng đỏ. Những mảng hồng hiện lên ở nhiều vùng khác nhau trông khá giống với biểu hiện khi dị ứng thức ăn.
  • Lên mụn nước li ti: Biểu hiện này hình thành sau khi da tấy đỏ một thời gian. Chúng mọc nhỏ nhưng ngày càng dày và chồng lớp lên nhau. Bên trong mỗi mụn đều chứa nước, rất dễ vỡ khi chịu tác động ngoại lực.
  • Gây ngứa: Mụn nước li ti mọc lên là thời điểm bạn cảm thấy ngứa và ngày càng ngứa khi chúng đùn nhiều. Chính điều này kích thích cơ thể tạo phản xạ gãi, làm xước da, chảy dịch và tăng sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể.
  • Có mảng vàng: Khi mụn nước vỡ và chảy dịch, phần nước trong suốt sau dần sẽ keo khô lại và để lại mảng vàng trên bề mặt da.
  • Nẻ da, bong tróc: Lớp màng nâu vàng khô cứng làm bề mặt da dày lên, nứt nẻ rồi bong ra, để lộ phần da non hồng nhạt, yếu ớt.
  • Hằn cổ trâu: Trên vùng da non sẽ có biến đổi từng ngày. Chúng dần dày lên và đổi màu. Tiếp theo đó lại tấy đỏ và nổi mụn, vỡ nước… như chu kỳ ban đầu. Nhiều lần như vậy thì vùng da về sau sẽ đổi sắc giống như vết hằn cổ trâu. Chúng dễ bị nứt, xước, chảy máu và viêm nhiễm.
Bệnh chàm Eczema ở đầu
Bệnh chàm Eczema ở đầu

Đó là biểu hiện chung thường thấy ở nhiều thể bệnh Eczema. Về từng dạng riêng biệt còn có những đặc điểm riêng như:

  • Chàm tiếp xúc: Khi mụn nước mọc lên, người bệnh còn có cảm giác như bị châm chích.
  • Viêm da dị ứng: Thường xuất hiện ở tay, chân và cổ với biểu hiện rõ nét nhất là tấy đỏ và mọc mụn.
  • Chàm tổ đỉa: Mọc chủ yếu ở các kẽ ngón tay và chân. Người bệnh bị lở loét da nên thường xuyên có cảm giác ngứa, ẩm ướt ở đây.
  • Chàm thể địa: Da đổi màu sẫm và nứt nẻ thành từng mảng lớn là đặc trưng của thể này. Kèm theo đó, bệnh có sức lây lan ra vùng da khác rất nhanh nếu không được kiểm soát đúng cách.
  • Chàm đồng tiền: Vùng da bệnh có hình tròn khác màu chính là đặc trưng riêng. Trên hình tròn này còn thường hay bong da, ngứa ngáy.
  • Chàm da đầu: Biểu hiện ở vùng đầu với tình trạng bong tróc và ngứa ngáy thường xuyên như gàu. Thế nhưng phần da chết ùn lại thành từng mảng lớn, bên dưới là lớp da chân tóc bị đổi màu rõ rệt.
  • Chàm sữa: Xuất hiện ở trẻ nhỏ nên bé rất hay quấy khóc, chán ăn, bị sụt cân, ngứa ngáy. Quan sát vùng da nhiều nơi bị đổi màu, không kể là ở đâu.

Bệnh Eczema có nguy hiểm không và cơ chế lây lan

Theo các chuyên gia, hầu hết các thể Bệnh Eczema không nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng những ảnh hưởng của nó lại chi phối nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Những biểu hiện như ngứa ngáy, nổi mụn khiến bệnh nhân rất khó chịu, mất tập trung. Thêm vào đó, thay đổi về màu da, sắc tố và bề mặt da sần sùi, bong tróc thường xuyên còn làm cản trở công việc, giao tiếp, khiến người bệnh tự ti.

Ngoài ra, trường hợp bị bệnh nặng thì không chỉ bề mặt da mà dưới lớp biểu bì cũng ảnh hưởng mạnh. Người bệnh có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da dẫn đến sốt cao miên man, nôn ói…

Nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm ở vùng mụn còn gây chảy mủ. Nó tạo điều kiện cho khuẩn hại xâm nhập sâu vào trong và gây suy hô hấp, khó thở.

Khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần, không chỉ có nhiều vết hằn cổ trâu xuất hiện trên da mà sức khỏe làn da còn suy yếu, sẹo dày lên và khó lành.

Nguy hiểm nhất, nếu Eczema chuyển thành mãn tính sẽ ảnh hưởng đến máu. Khi đó người bệnh uống bia, rượu hoặc ăn hải sản, da sẽ tự mẩn ngứa. Tình trạng này rất dễ di truyền sang thế hệ sau.

Với những ảnh hưởng của bệnh như trên, việc tìm cách tránh xa bệnh chàm da là cần thiết. Một trong những điều cần làm là hiểu rõ cơ chế lây lan của bệnh. Vậy Eczema có lây từ người sang người không?

Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc ngoài da không làm lây nhiễm bệnh chàm từ người này sang người khác. Con đường truyền nhiễm từ người sang người của nó là di truyền. Đặc biệt, khi một người đã bị bệnh chàm thì các vùng da trên chính cơ thể họ dễ bị lây nhiễm cho nhau và có thể phát bệnh nhiều lần.

Chính bởi thế, việc chăm sóc, kiểm soát bệnh để hạn chế bội nhiễm, tái phát, nhiễm trùng là rất cần thiết. Điều ngày sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa Eczema phát triển không có điểm dừng.

Cách chẩn đoán bệnh Eczema

Là bệnh da liễu nên chàm da dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Muốn kiểm soát đúng cách và hiệu quả, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ và tìm hiểu rõ nguyên nhân, thực hiện đúng hướng dẫn cải thiện bệnh.

Bác sĩ sẽ quan sát vùng da bệnh, tiến hành một số xét nghiệm trên da để tìm hiểu kỹ thể bệnh. Đồng thời kiểm tra xem da có bị nhiễm độc tố không, vi khuẩn đã xâm nhập như thế nào… Thậm chí, một số trường hợp còn cần làm xét nghiệm máu nếu bệnh đã hình thành quá lâu.

Một việc làm quan trọng nữa là lấy mẫu tế bào trên vùng da bệnh để phân tích các yếu tố liên quan. Căn cứ từ các kết quả thu được, bệnh nhân sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị bệnh Eczema hợp lý nhất.

Cần phân tích tế bào da để xác định thể bệnh chàm eczema
Cần phân tích tế bào da để xác định thể bệnh chàm eczema

Cách chữa bệnh chàm

Chàm da hay Eczema là bệnh tự miễn chưa có cách làm hết hẳn. Thế nhưng chỉ bằng việc dùng thuốc và điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống là bạn có thể kiểm soát được biểu hiện. Cụ thể như sau.

Chữa chàm bằng mẹo

Chàm da xuất hiện ở mọi độ tuổi, ngay cả trẻ mới sinh ra. Để giải quyết những ảnh hưởng khó chịu mà bệnh gây nên, dân gian đã thử nghiệm nhiều giải pháp với lá cây vườn nhà. Dưới đây là một số mẹo dùng thuốc lá đơn giản mà hiệu quả bạn nên áp dụng để chữa Eczema tại nhà.

Sử dụng nghệ tươi

Nghệ đen và nghệ vàng là hai loại củ có hàm lượng Curcumin rất cao. Chất chống viêm kháng khuẩn này đã được khoa học chứng minh là có tác dụng tốt đối với bệnh chàm. Mặc dù trước đây chưa biết đến sự tồn tại của chất này nhưng cha ông ta đã biết cách dùng nghệ để chữa trị bệnh như sau:

  • Lấy phần củ tươi, thường là nhánh con, đem đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ.
  • Giã nát củ này rồi lọc lấy nước cốt hoặc để cả như vậy.
  • Vệ sinh vùng da bệnh, sát trùng, lau khô rồi cho nghệ đã giã lên bề mặt da.
  • Dùng liên tục nhiều ngày như vậy để giảm cảm giác ngứa, tái sinh làn da không còn triệu chứng bệnh.

Chữa bằng củ khoai tây

Thời điểm bệnh chàm bị khô và bong tróc thì việc sử dụng khoai tây sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt. Loại củ này sẽ cho tác dụng cấp ẩm da, làm giảm khô nứt và bong tróc. Đồng thời tinh chất có trong đó giúp kháng khuẩn, cản trở sự xâm lấn của vi khuẩn, ngừa bệnh biến chuyển xấu.

  • Bạn cần chọn củ khoai lòng vàng đem rửa sạch và loại bỏ vỏ, mắt khoai.
  • Đem hấp chín lên rồi dùng thìa để làm nhuyễn ra.
  • Vệ sinh vùng da chàm và sát khuẩn bằng dung dịch y tế.
  • Đợi cho da khô thì đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng da bệnh.
  • Cố định lại với gạc y tế và để nguyên 30 phút, sau đó tháo ra, rửa sạch với nước ấm.
  • Nên đắp như vậy 2 lần mỗi ngày đến khi thấy triệu chứng bệnh không còn, da non mọc lại đã khỏe.

Chữa bằng chuối xanh

Không chỉ khoai tây và nghệ mới chữa được bệnh chàm mà chuối xanh cũng cho tác dụng tương tự. Ở nhiều địa phương, từ lâu người ta đã biết dùng nhựa chuối xanh đắp vào da để loại bỏ triệu chứng bệnh chàm. Khoa học ngày nay cho biết loại quả này chứa tanin, polyphenol, carotenoid đem lại hiệu quả trị chàm nhanh chóng.

Chuối xanh chữa Eczema
Chuối xanh chữa Eczema
  • Bạn chỉ cần lấy 1 đến 2 quả chuối tiêu còn xanh và non đem rửa đi, ngâm với nước muối.
  • Sau đó vớt lên, chờ nước ở quả khô hết thì thát lát, không cần loại bỏ vỏ.
  • Vệ sinh da thật sạch với nước sát trùng rồi đắp lát chuối tiêu xanh lên, cố định lại bằng gạc.
  • Đắp như vậy qua đêm hoặc để nhiều giờ sẽ cho hiệu quả tốt. Nên tiến hành vài ngày liên tục để thấy rõ những thay đổi tích cực trên da.

Các mẹo chữa chàm tại nhà nêu trên và nhiều cách khác đa phần thực hiện theo cách ngâm rửa và đắp trực tiếp ngoài da. Bạn cần nhớ phải vệ sinh thật sạch trước khi tiến hành để ngừa viêm nhiễm.

Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng đây chỉ là mẹo hỗ trợ kiểm soát bệnh chứ không chữa khỏi hết. Sau khi thực hiện, thành quả đạt được là da bớt khô, ngứa, bong tróc, chảy dịch… Do đó, cần kết hợp thêm các phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả, giảm tái phát bệnh.

Chữa bằng Đông y

Eczema trong ngôn ngữ phương Đông gọi là bệnh chàm. Y học cổ truyền từ lâu đã phát hiện ra bệnh này và tìm được nhiều cách chữa hay nhằm giảm thiểu triệu chứng. Một số thành phần chính dùng trong hỗ trợ điều trị là thảo dược giải độc, thanh lọc cơ thể từ bên trong.

Bài thuốc số 1

  • Dùng mã diệc danh thử niêm trộn với hoàng bá, đinh phụ và khổ sâm.
  • Thêm vào thang thuốc cây mã đề, bạc hà, cây thương truật và bạch phục linh, bạch tiễn bì.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế thuốc cho sạch rồi để ráo bớt nước, cho vào ấm đất.
  • Rót nửa lít nước vào rồi đun nhỏ lửa để được dung dịch cô đặc 200ml.

Cách dùng:

  • Lọc lấy phần nước cốt thu được dùng nóng sau các bữa sáng và tối.
  • Sắc vài thang uống đều đặn đến khi thấy rõ hiệu quả.

XEM THÊM: Bị bệnh chàm nên dùng thuốc gì cho bệnh nhanh khỏi? Tổng hợp các loại thuốc tốt nhất hiện nay trên thị trường

Bài thuốc số 2

  • Sử dụng cây diếp dại, kết hợp hoa kim ngân và quả ké đầu ngựa.
  • Thêm vào thang này cây bạch tô, cam thảo, củ kim cang và cay cỏ mần trầu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và cho vào ấm đất cùng 2 lít nước lọc.
  • Đem sắc dưới lửa nhỏ cho cạn còn một nửa rồi chắt ra.

Cách dùng:

  • Chia số nước thuốc thu được làm 3 để uống ấm sau các bữa ăn chính trong ngày 30 phút.
  • Dùng nhiều thang liên tục đến khi không còn thấy ngứa ngáy, bong tróc…
Thuốc Đông y trị chàm
Thuốc Đông y trị chàm

Bài thuốc số 3

  • Lấy 12g bạch tiễn bì và lượng tương ứng các vị hoàng bá, phục linh cùng cây hoàng cầm.
  • Kết hợp cùng sinh địa 20g và lượng tương đương hoa kim ngân, hoạt thạch.
  • Thêm vào thang thuốc 16g đạm trúc bạch.

Cách thực hiện:

  • Rửa các vị thuốc trên cho sạch rồi cho vào ấm đất cùng 1,7 lít nước.
  • Đun ở lửa nhỏ cho cạn đi 3 phần thì tắt bếp, chắt nước ra.

Cách dùng:

  • Sử dụng thuốc này sau các bữa cơm chính trong ngày 30 phút bằng cách uống nóng.
  • Tiếp tục sắc các thang như vậy nhiều ngày sau để biểu hiện bệnh chấm dứt.

Dùng thuốc Đông y trị Eczema là cách chữa từ gốc nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Nếu thực hiện đều đặn và đúng cách thì bạn có thể kiểm soát biểu hiện bệnh rất tốt mà không bị tác dụng phụ của thuốc.

Chữa bằng Tây y

Đến nay y học hiện đại cũng chưa tìm ra biệt dược nào có thể làm chấm dứt tình trạng Eczema hoàn toàn. Thế nhưng đã có nhiều phương pháp giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng và tiện lợi.

Thuốc Tây chữa bệnh chàm

Tân dược có cả thuốc bôi, thuốc uống và tiêm để kiểm soát bệnh Eczema. Trong đó, các loại kem bôi trị chàm được cho là tương đối lành tính và có khả năng cấp ẩm cho da. Tuy nhiên, việc lạm dụng những dược phẩm này có thể gây lờn thuốc, tăng phản ứng phụ.

Một số tân dược trị bệnh chàm bạn nên biết là:

Thuốc bôi

  • Hồ nước: Dùng trong trường hợp bệnh mới xuất hiện lần đầu, chưa có biểu hiện tái phát, bội nhiễm.
  • Dung dịch bôi: Sử dụng nếu bệnh nhân mới bị Eczema nhưng đã lên mụn nước nhiều và bị vỡ ra, bề mặt da bị sần sùi.
  • Thuốc mỡ: Dùng cho người bị chàm da mãn tính nhằm kiểm soát biểu hiện bệnh tái phát và lan rộng.

Thuốc uống

  • Loại chống ngứa: Thường có dạng siro, dùng để giảm cảm giác ngứa, ngăn ngừa phản ứng gãi làm xước da, vỡ mụn.
  • Thuốc chống bội nhiễm: Có chứa các thành phần kháng sinh cho hiệu quả chống lại Histamin. Sử dụng thuốc này nhằm ngừa các phản ứng nổi mẩn ngứa của cơ thể, đồng thời giảm sưng, mụn. Loại này chỉ nên dùng trong 1 tuần đến 10 ngày chứ không duy trì lâu hơn.
  • Thuốc uống chứa Corticoid: Đem lại hiệu quả chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
  • Viên uống bổ sung: Bao gồm các loại thực phẩm đường uống cung cấp vitamin C, E, bổ sung Omega 3 để tăng cường khả năng đề kháng.
Một số viên uống cũng có tác dụng hỗ trợ kiểm soát bệnh
Một số viên uống cũng có tác dụng hỗ trợ kiểm soát bệnh

Liệu pháp ánh sáng

Hay còn gọi là giải pháp quang học, dùng cho trường hợp bệnh nhân bị Eczema nặng. Bằng việc chiếu một lượng rất nhỏ tia cực tím lên vùng da bệnh, triệu chứng của bệnh chàm sẽ bị làm biến mất.

Để kiểm soát bệnh Eczema tốt nhất, bạn cần điều trị bằng liệu pháp ánh sáng trong 2 – 3 tháng. Mỗi tháng tiến hành từ 2 – 3 lần và mỗi lần chỉ trong thời gian rất ngắn.

Mặc dù cho hiệu quả cao nhưng liệu pháp ánh sáng cũng như các loại thuốc khác, không cho hiệu quả cuối cùng mà bệnh nhân mong muốn. Bên cạnh đó, nó còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro là ung thư da. Bởi vậy, chỉ những trường hợp mãn tính mới được chỉ định thực hiện phương pháp này.

LẠM DỤNG THUỐC TÂY CÓ THỂ GÂY BÀO MÒN DA – CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG BÁC SĨ TƯ VẤN THUỐC CHỮA

Tư vấn cùng chuyên gia

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Nhập thông của bạn để gửi tới bác sĩ

Bị bệnh Eczema ăn gì?

Khả năng cải thiện bệnh chàm tốt hay không có liên quan nhiều đến việc ăn uống. Để ngừa bệnh lây lan và tái phát, bạn cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho da.

Để nâng cao hiệu quả xử lý chàm da và phòng bệnh lâu dài, tránh tái phát, cần bổ sung:

  • Nguồn chất xơ và vitamin: Được cung cấp từ rau quả sạch như cải xoong, súp lơ xanh, rau bina, nho, táo, đu đủ. Nó góp phần nâng cao hệ miễn dịch và giúp da phục hồi nhanh hơn.
  • Omega 3: Có thể lấy từ dầu gan cá và các chế phẩm từ hạt lanh, anh thảo. Nhóm này cung cấp chất chống viêm, kháng khuẩn rất tốt.
  • Chất chống oxy hóa: Có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt và rau tươi. Nó đem lại làn da tươi khỏe, đủ độ ẩm và ít bị thay đổi chu kỳ tế bào da.

Ngoài ra, bệnh nhân bị Eczema nên ăn thịt lợn nạc để bù lại những dưỡng chất có trong thực phẩm cần kiêng.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?

Thực phẩm gây kích ứng da được cho là không nên dùng nếu bị Eczema. Nó bao gồm:

  • Hải sản: Làm giải phóng Histamin gây dị ứng, ngứa da. Nếu dung nạp vào cơ thể ở dạng sống còn dễ gây nhiễm trùng, mưng mủ, suy hô hấp do nhóm này chứa nhiều vi khuẩn.
  • Thịt bò và gà: Nhóm thức ăn này chứa nhiều Protein nhưng chúng lại dễ kết hợp làm giải phóng histamin. Bởi vậy người bị chàm cũng cần kiêng như đối với hải sản.
  • Đồ hộp, thức ăn sẵn: Thường chứa chất phụ gia là những thành phần hóa học có thể gây hại cho cơ thể. Nó tích tụ lại và làm biểu hiện bệnh phát tác nhiều hơn, khó kiểm soát.
  • Chất kích thích: Bị chàm da không nên uống bia rượu, chất kích thích bởi nhóm này cũng làm giải phóng histamin, khiến bệnh càng thêm nặng.

ĐỌC THÊM: Người bị bệnh chàm nên kiêng những loại thực phẩm nào? Bổ sung thực phẩm nào cho nhanh khỏi bệnh

Người bệnh nên tìm hiểu bệnh chàm ăn gì và kiêng ăn gì
Người bệnh nên tìm hiểu bệnh chàm ăn gì và kiêng ăn gì

Phòng ngừa bệnh chàm

Eczema gây phiền toái cho cuộc sống người bệnh nên chúng ta cần phòng ngừa hàng ngày. Không chỉ điều chỉnh dinh dưỡng, trong sinh hoạt cũng cần chú ý:

  • Vệ sinh cơ thể sạch và lau khô, kết hợp với các thảo dược tự nhiên để sát khuẩn da như nước lá chè, trầu không.
  • Làm sạch nơi ở, các vật dụng hay tiếp xúc, thay ga đệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, mạt bụi.
  • Giặt quần áo cho hết sạch xà phòng và phơi thật khô trước khi mặc.
  • Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ hoặc làm các công việc tiếp xúc với hóa chất khác.
  • Giữ ẩm cho da hàng ngày và buổi tối bằng các mỹ phẩm tự nhiên an toàn. Kết hợp dùng máy tạo độ ẩm nếu thời tiết quá hanh khô.
  • Hạn chế tối đa việc dùng xà phòng tắm, mỹ phẩm có chứa chất tẩy mạnh.
  • Tránh dùng thuốc Tây quá nhiều và liên tục.
  • Sinh hoạt lành mạnh và nghỉ ngơi đều đặn để có một hệ miễn dịch tốt nhất.

Bệnh chàm chữa ở đâu?

Hiện nay có khá nhiều cơ sở khám chữa bệnh chàm da (Eczema), có thể kể đến:

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc có địa chỉ tại Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 024 7109 6699 – 0983 059 582. Hoặc cơ sở TP Hồ Chí Minh tại số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận. SĐT: 028 7109 6699 – 0932 064 179.
  • Bênh viện da liễu Trung Ương ở phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (điện thoại 1900 6951).
  • Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. SĐT/Zalo: 0983 058 939

Người bệnh nên đi thăm khám tại một trong số các cơ sở này để hiểu rõ tình trạng da và được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Bệnh Eczema (Chàm da) có thể kiểm soát được nếu bạn hiểu rõ các thông tin và biết cách phòng, cải thiện sức khỏe hợp lý. Cần hiểu đúng về bệnh và giữ gìn làn da khỏe mạnh mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện triệu chứng chàm.

>>> DÀNH CHO BẠN: Bài thuốc quý chữa bệnh chàm chặn đứng mọi nguy cơ tái phát

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 2:00 AM , 22/01/2024

Tin liên quan

Chàm môi: Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả, an toàn

Chàm môi gây khô, nứt nẻ, bong tróc vảy, ngứa ngáy tại các vị trí quanh môi. Ở mức độ nặng có thể mọc mụn nước, lở loét, khiến người...

Dấu Hiệu Chàm Bội Nhiễm Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Chàm bội nhiễm là dạng tiến triển nghiêm trọng nhất của bệnh chàm. Đặc trưng dễ nhận thấy là những tổn thương sâu và rộng trên da. Khi phát hiện...

Cần phân tích tế bào da để xác định thể bệnh chàm eczema

Cách chữa bệnh chàm hiệu quả [Chuyên gia tư vấn]

Bệnh chàm là hiện tượng da phát ban đỏ, khô, ngứa dữ dội. Nếu không chú ý chăm sóc và điều trị, bệnh có thể khiến da trở nên nhạy...

Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Chàm Bìu Hiệu Quả, Không Tái Phát

Chàm bìu là một bệnh ở vùng kín của nam giới, có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn. Nó có thể gây viêm tinh hoàn hoặc ung thư tinh...

Chàm khô: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tận gốc hiệu quả tại nhà

Chàm khô là bệnh da liễu thường gặp ở mọi đối tượng nhất là đối với trẻ em. Tình trạng bệnh này là gì? Làm sao để nhận biết và...

Chàm Ngứa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bệnh chàm ngứa hay bệnh chàm (Eczema) không chỉ gây ngứa rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người mắc. Ngứa do...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *