Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Không Và Cách Xử Lý

Hơn 60% phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa lo lắng và không biết cải thiện thế nào cho đúng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa những thông tin chính xác nhất được các bác sĩ chia sẻ. Hãy xem hết.

Mất ngủ sau sinh là bệnh gì?

Theo các bác sĩ sản khoa, mất ngủ sau sinh là hiện tượng rối loạn chu trình sinh học sau khi người mẹ sinh con. Tình trạng mất ngủ này có thể đã bắt đầu từ giai đoạn 3 của thai kỳ và sau khi đẻ thì không có dấu hiệu biến mất. 

Khoảng 60% phụ nữ gặp phải tình trạng này sau khi sinh con, đặc biệt là 8 tuần đầu. Một số mẹ có thể tự ngủ lại được, nhưng nhiều mẹ bị kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Mất ngủ nếu kéo dài dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ sau khi sinh con như:

  • Trẻ chưa quen nhịp sinh học đêm: Trẻ sẽ thức giấc nhiều vào ban đêm, quấy khóc đòi bú, đi vệ sinh,… mẹ sẽ phải liên tục thức để chăm sóc con, khiến giấc ngủ gián đoạn. Lâu ngày cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ và thiếu sức sống.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nồng độ hormone progesterone sau sinh giảm đột ngột, đây lại là hormone kích thích ngủ ngon và sâu giấc. Điều này dẫn đến việc mặc dù mẹ đã rất mệt, nhưng nằm xuống cũng không thể vào giấc. 
  • Tổn thương cơ thể sau sinh: Khi sinh con, vùng xương chậu có thay đổi về kích thước, vết mổ và khâu ở tầng sinh môn khiến phụ nữ cảm thấy đau đớn dù chỉ cử động nhẹ. Điều này khiến chất lượng giấc ngủ không tốt.
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu: Lo lắng không biết có chăm sóc con tốt không, kinh tế, việc gia đình,… khiến mẹ bỉm luôn mệt mỏi, nhiều suy nghĩ, tâm trọng không thoải mái và nằm trên giường mãi vẫn trằn trọc. 
  • Cho con bú: Ban đêm liên tục phải cho con bú đúng giờ khiến gián đoạn giấc ngủ, liên tục nhiều lần trong đêm lâu ngày gây bệnh.
  • Cơ thể thiếu sắt: Quá trình mang thai và sinh mẹ mất nhiều máu và phải liên tục bổ sung sắt. Chất này có vai trof quan trọng tạo nên chất lượng giấc ngủ.

Triệu chứng thường xuyên gặp phải

Nhiều mẹ sẽ có những biểu hiện sau:

  • Khó ngủ, trằn trọc mãi không vào giấc
  • Đêm tỉnh dậy nhiều lần, sáng dậy sớm
  • Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ vào buổi sáng. Nhưng nằm lên giường thì lại không ngủ được.
  • Tâm tính thất thường, dễ nổi cáu, khóc và không kìm nén được cảm xúc.
  • Khó tập trung vào công việc
  • Cảm giác luôn lo lắng, ngủ không an giấc và mộng mị.

Phụ nữ sau sinh mất ngủ có nguy hiểm không

Theo các bác sĩ sản khoa, nếu người mẹ bị mất ngủ sau sinh quá lâu có thể gây nguy hiểm cho mẹ và con. Một số hậu quả đã được thống kê như:

  • Cơ thể mẹ yếu và lâu phục hồi hơn. Vì cơ thể liên tục chịu áp lực, không được nghỉ ngơi và tái tạo.
  • Mất ngủ khiến tâm trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến hormone kích thích sữa mẹ tiết ra. Từ đó dẫn đến ít sữa, hoặc mất sữa, chất lượng sữa kém hơn
  • Gây trầm cảm sau sinh, người mẹ không thể làm chủ được cảm xúc (u uất, ghét con mình,..). Nguy hiểm hơn có thể tự tử hoặc có hành động gây hại cho con. 

Làm sao giải quyết tình trạng mất ngủ sau sinh

Đối với phụ nữ mang thai đang trong giai đoạn cho con bú, các chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế tối đa những thuốc tân dược gây buồn ngủ. Bởi dược tính trong thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Thay vào đó, mẹ bỉm nên chọn những phương pháp không dùng thuốc hoặc các loại thuốc 100% là thảo dược tự nhiên, không qua biến đổi chất. 

Một vài kinh nghiệm có thể tham khảo và áp dụng như: 

Thay đổi thói quen ngủ nghỉ

Tạo cho bản thân thói quen đi ngủ một khung giờ cố định sẽ giúp cơ thể quen dần với nhịp sinh hoạt đó. Điều này phần nào giúp mẹ bỉm dễ vào giấc hơn. Có thể tận dụng thời gian trẻ ngủ ban ngày, mẹ đi ngủ cùng, miễn sao đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

San sẻ công việc với gia đình

Chăm sóc trẻ sơ sinh có 1001 vấn đề phát sinh, mẹ không thể làm được hết và rất cần sự san sẻ từ những người thân trong gia đình: giặt quần áo, vệ sinh bình sữa, tắm cho con,…. điều này giúp sản phụ có thêm thời gian nghỉ ngơi và cảm giác được chia sẻ.

Không nên căng thẳng

Mẹ trẻ có thể chia sẻ, tâm sự những nỗi niềm với bạn thân, chồng hoặc người nhà, miễn làm sao đừng giữ trong lòng quá lâu. Hoặc mẹ trẻ hãy tìm cho mình phương pháp giải tỏa như ngồi thiền, đi bộ, bơi, yoga,…

Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và đúng giờ cũng là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để phục hồi da sau laser

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Phụ nữ sau sinh nên đặc biệt bổ sung 2 chất là magie và sắt – 2 chất đặc biệt quan trọng trong ngăn ngừa rối loạn thần kinh, giúp ngủ ngon và khắc phục trầm cảm. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác theo tháp dinh dưỡng khuyến cáo.

Hạn chế những thực phẩm không tốt như đồ dầu mỡ, rượu bia, cafe, thuốc lá,…. Thay vào đó có thể uống các loại trà như hoa cúc, hoa oải hương, bạc hà, tâm sen,…

Tập thở sâu và thư giãn

Thở sâu và thiền giúp oxi đi vào nhiều hơn, khí huyết lưu thông tốt và tâm trạng nhẹ nhàng khoan khoái.

Đơn giản hơn là ngâm chân với nước ấm, cho thêm vài lát gừng để tăng khả năng chìm vào giấc ngủ.

Phòng ngừa mất ngủ sau sinh

Về cơ bản, phòng ngừa cũng giống như điều trị. Mất ngủ có thể phòng ngừa từ sớm nếu mẹ trang bị đủ những kiến thức sau:

  • Hãy tranh thủ ngủ khi trẻ ngủ. Lời khuyên này rất kinh điển nhưng không phải sản phụ nào cũng làm được
  • Massage, bấm huyệt trong 2 tuần, mỗi lần bấm thực hiện lặp lại 4 lần giúp huyệt đạo hanh thông, cơ thư giãn và chất lượng giấc ngủ cải thiện
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Tránh xa tivi, điện thoại, laptop ít nhất 30 phút trước khi lên giường
  • Không sử dụng đồ uống và chất kích thích
  • Tìm hiểu thói quen, giờ giấc sinh hoạt của con để điều chỉnh giấc ngủ của mình

Trên đây là những thông tin về bệnh mất ngủ sau sinh. Hy vọng các bà mẹ có thể áp dụng và đạt được hiệu quả như mong muốn 

Cập nhật lúc: 1:51 AM , 09/04/2024

Tin liên quan

Mất ngủ kinh niên do bệnh lý là nguyên nhân khá phổ biến

Mất Ngủ Kinh Niên Nguy Hiểm Như Thế Nào? Điều Trị Ra Sao?

Mất ngủ kinh niên nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như sức khỏe. Chính vì thế, mọi người cần nhận thức...

Top 9 loại thuốc ngủ phổ biến nhất và hướng dẫn sử dụng

Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ là giải pháp hàng đầu được lựa chọn để lấy lại giấc ngủ ngon một cách nhanh chóng. Vậy người bị mất ngủ...

Mất ngủ ở người lớn tuổi làm giảm chất lượng sống, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Tư vấn cách điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Mất ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe...

Cần dùng thuốc trị mất ngủ khi bệnh kéo dài

Điểm Mặt Các Thuốc Trị Mất Ngủ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Mất ngủ đang ngày càng trở nên phổ biến khi bất cứ ai cũng có thể gặp. Dùng thuốc trị mất ngủ là một trong những cách để cải thiện...

7 Bài Tập Yoga Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Yoga chữa mất ngủ là một trong những cách giúp mọi người dễ dàng có được một giấc ngủ ngon mỗi đêm, không còn tình trạng trằn trọc, dễ tỉnh...

Ngủ Nhiều Nhưng Vẫn Buồn Ngủ: Có Đáng Lo Ngại Không? Chữa Thế Nào?

Theo khuyến cáo, một người trưởng thành cần ngủ ngon giấc đủ 7-8 tiếng một ngày để tái tạo năng lượng và khởi động ngày mới hiệu quả. Tuy nhiên,...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *