Viêm xung huyết niêm mạc hang vị gây ra các cơn đau, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống tinh thần của người bệnh. Vậy viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất? Xem ngay những gợi ý hữu ích trong bài viết.
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì?
Hang vị là bộ phận cấu tạo nên dạ dày, nằm ở vị trí thấp nhất trọng dạ dày đóng vai trò tiêu hóa và hỗ trợ chuyển hóa thức ăn giúp cơ thể dễ hấp thụ. Do nằm ở vị trí đặc biệt nên hang vị có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và viêm cao hơn hẳn các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa. Một trong số đó chính là căn bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị.
Vậy viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì? Theo các chuyên gia về tiêu hóa, viêm xung huyết niêm mạc hang vị là tình trạng vùng niêm mạc ở hang vị bị tổn thương, khiến các mạch máu giãn nở, xung huyết. Bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nó khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực và có thể gây ra những biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết viêm xung huyết niêm mạc hang vị
Khi bệnh mới khởi phát, tình trạng tổn thương viêm mà tình trạng xung huyết ở niêm mạc hang vị còn nhẹ nên chưa gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng. Nội soi dạ dày sẽ thấy niêm mạc hang vị xuất hiện các vết hồng ban nhưng kích thước còn nhỏ. Một số trường hợp có cảm giác buồn nôn, ợ nóng, ợ chua hoặc đau âm ỉ ở khu vực thượng vị, đặc biệt là sau khi ăn no.
Tuy nhiên, khi chuyển sang mức độ vừa, các triệu chứng bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị xảy ra với tần suất thường xuyên và rõ ràng hơn. Bạn có thể nhận thấy một sốt dấu hiệu như:
Đau rát ở khu vực thượng vị
Nếu như ở giai đoạn nhẹ, bệnh chỉ gây ra những cơn đau âm ỉ thoáng qua ở khu vực thượng vị thì ở mức độ vừa, cơn đau kéo dài hơn. Cơn đau có tính chất âm ỉ nhưng cũng có khi dữ dội từng cơn. Mức độ đau tăng mạnh về đêm, sau khi ăn no hoặc sau khi ăn nhiều đồ chua cay. Đôi khi, cơn đau từ vùng thượng vị có thể lan lên tới cả ngực, vai hoặc lan ra sau lưng.
Triệu chứng buồn nôn, ói mửa
Đây cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày mức độ vừa. Khi bị bệnh, các mao mạch trong dạ dày bị sưng phù cùng với tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hang vị sẽ gây cản trở rất lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Do không được phân giải ngay, thức ăn nạp vào cơ thể sẽ được lưu lại lâu hơn trong dạ dày kết hợp vùng với lượng axit dư thừa kích thích các cơ co thắt trong dạ dày hoạt động mạnh dẫn đến cảm giác buồn nôn, chướng bụng, ăn không tiêu. Một số trường hợp còn bị nôn ói liên tục dẫn đến mệt mỏi.
Thường ợ chua hoặc ợ nóng
Hiện tượng ợ chua hay ợ nóng cũng xảy ra liên tục nhiều lần trong ngày khiến cho vùng ngực và khu vực cổ họng đều có cảm giác bỏng rát khó chịu. Nguyên nhân là do khi niêm mạc hang vị dạ dày bị tổn thương, hoạt động bài tiết axit gia tăng khiến cho lượng axit dư thừa bị trào ngược lên trên thực quản khiến người bệnh bị ợ chua, có thể nếm thấy cả vị chua trong miệng.
Thức ăn chưa được tiêu hóa tồn đọng lâu trong dạ dày cũng sinh ra nhiều khí hơi. Từ đó dẫn đến triệu chứng ợ hơi, chướng bụng vô cùng khó chịu.
Dấu hiệu sụt cân
Một số trường hợp thường xuyên bị nôn ói, tiêu hóa kém dẫn đến chán ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến giảm cân, da tái xanh thiếu sức sống.
Khi phát hiện cơ thể có một trong các triệu chứng kể trên, hãy đến ngay các cơ sở y khoa để được thăm khám và chẩn đoán. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần cũng như sức khỏe, đặc biệt là những biến chứng khó lường.
Nguyên nhân gây viêm xung huyết niêm mạc hang vị
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa, nhẹ hay nặng đều có chung thủ phạm gây bệnh. Đó có thể là do một hay nhiều nguyên nhân kết hợp, bao gồm:
- Hang vị dạ dày bị nhiễm trùng vi khuẩn Hp hoặc nhiễm nấm candida
- Căng thẳng, lo âu, trầm cảm kéo dài
- Lạm dụng các thuốc NSAID, thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh gây tổn thương cho niêm mạc hang vị dạ dày
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều bia rượu hoặc các thức uống chứa caffein. Chúng có thể khiến cho lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc hang vị bị ăn mòn, đồng thời làm tăng tiết axit trong dịch vị, từ đó khiến cho bột phận này bị sưng viêm, xung huyết.
- Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chất béo hay các món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị
- Nói chuyện, xem ti vi, điện thoại hoặc làm các việc khác trong khi ăn uống gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Thói quen này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho niêm mạc hang vị và các khu vực khác trong dạ dày bị tổn thương.
- Không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt
- Có chế độ ăn uống thất thường, không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa hoặc nhịn ăn sáng.
- Ngoài ra, bệnh viêm xung huyết hang vị mức độ vừa còn phát triển sau khi mắc các bệnh lý khác như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thiếu máu ác tính và các chứng rối loạn tự miễn khác.
Bệnh có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị ở giai đoạn nhẹ và vừa có một số dấu hiệu khó chịu nhưng chưa đến mức quá nghiêm trọng. Bệnh có thể được điều trị khỏi nếu bệnh nhân tích cực thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, một số người chủ quan không đi khám sớm hoặc tự ý mua thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày về nhà điều trị không đúng cách khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng. Tổn thương viêm ở lớp niêm mạc hang vị có thể tiến triển thành vết loét trong dạ dày. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch máu đang bị xung huyết dẫn đến chảy máu dạ dày. Đây là một tình trạng y tế khá nghiêm trọng, cần được nhanh chóng xử lý cấp cứu để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Tùy theo mức độ chảy máu mà bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sau:
- Chảy máu dạ dày nhẹ: Đau bụng, phân có màu đen tương tự như bã cà phê và có mùi hôi rất khó chịu.
- Chảy máu dạ dày nghiêm trọng: Người bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội, chóng váng, tụt huyết áp, ngất xỉu, cơ thể đổ mồ hôi hột, sắc mặt nhợt nhạt, da dẻ tái xanh, nôn ói ra máu tươi hoặc cục máu đông, đi cầu ra phân có lẫn máu tươi. Trường hợp này cần liên hệ trung tâm y tế gần nhất để đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?
Phương pháp chẩn đoán viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì? Theo y học hiện đại, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bệnh viêm xung huyết hang vị còn được chẩn đoán dựa trên các kỹ thuật cận lâm sàng dưới đây:
- Nội soi dạ dày
- Lấy mẫu bệnh phẩm trong dạ dày làm xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn Hp
- Xét nghiệm máu xác định mức độ thiếu máu. Số lượng bạch cầu trong máu gia tăng và sự xuất hiện của kháng thể kháng vi khuẩn Hp cũng cho thấy dạ dày đang bị nhiễm khuẩn.
- Làm sinh thiết tế bào để đánh giá nguy cơ bị ung thư dạ dày
- Xét nghiệm dịch nôn
Thông qua các kỹ thuật chẩn đoán ở trên, bác sĩ sẽ xác định được bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị ở mức độ nhẹ, vừa hay nặng cùng với nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào đây mới xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Cách chữa trị viêm xung huyết niêm mạc hang vị
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị có nhiều phương pháp điều trị. Những phổ biến nhất là 3 phương pháp: Điều trị bằng thuốc kháng sinh, điều trị với các bài thuốc Đông y và mẹo dân gian hỗ trợ giảm các triệu chứng tại nhà. Mỗi cách đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, người bệnh có thể cân nhắc phương pháp phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Dùng thuốc Tây để điều trị
Với dược tính mạnh, thuốc kháng sinh được xem là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ của thuốc. Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng.
Các loại thuốc dùng điều trị viêm xung huyết niêm mạc hang vị bao gồm:
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc: Hoạt động như hàng rào bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa tác động của acid đến niêm mạc dạ dày. Đồng thời, kích thích sự phát triển của các tế bào biểu mô và tăng tiết chất nhầy: Misoprostol, sucralfate, rebamipide…
- Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: Tùy từng tình trạng nhiễm HP, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau: Tuy nhiên, nhóm thuốc thường được sử dụng là: Amoxicillin, metronidazole, tetracycline…
- Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Hay còn được gọi với tên gọi khác là thuốc ức chế tiết acid tác dụng làm giảm khả năng viêm hang vị niêm mạc hang vị và giảm triệu chứng ợ nóng, ợ chua: Cimetidin, Omeprazol, Pantoprazol…
- Thuốc trung hòa acid dạ dày: Các nhóm thuốc có chứa thành phần như magie hydroxit hoặc nhôm hydroxit sẽ có tác dụng trung hòa acid tại dịch vị dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol là các loại thuốc tác động gây ức chế quá trình vận chuyển ion H+ trong dạ dày.
Áp dụng bằng mẹo dân gian
Ngoài 2 cách kể trên, người bệnh có thể tự điều trị bệnh tại nhà với các mẹo dân gian. Tuy nhiên, nhưng bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với trường hợp mới khởi phát và chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, không có tác dụng chữa bệnh.
Nước dừa tươi và nghệ
Trong nước dừa có acid lauric giúp kháng khuẩn tự nhiên, giảm sưng viêm tại niêm mạc hạng vị và tăng sức đề kháng. Đồng thời, theo kinh nghiêm dân gian nước dừa có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng làm loãng nồng độ acid. Chính vì vậy, người bị viêm xung huyết niêm mạc hang vị được khuyến cáo sử dụng nước dừa thay cho nước lọc hằng ngày. Ngoài ra, để tối ưu hơn người bệnh có thể kết hợp với nghệ.
- Nguyên liệu: 1 quả dừa tươi và 1 miếng nghệ
- Cách thực hiện: Chặt phần đầu dừa, sau đó giữ nguyên nắp cho lên bếp đun khoảng 30 phút. Chắt lấy nước chia làm 3 phần uống trước các bữa ăn hằng ngày. Nghệ tươi vắt lấy nước cốt, uống vào khoảng 5h sáng lúc dạ dày còn trống. Duy trì mẹo này khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Trà hoa cúc mật ong
Được xem là vị thuốc trong Đông y, hoa cúc có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hàn giúp tốt hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm stress hiệu quả. Ngoài ra, hoa cúc còn có công dụng: Giảm co thắt, giúp thư giãn cơ trơn, giảm đau thượng vị vì trong thành phần của hoa cúc có hoạt chất choline, adenin, vitamin B1… Còn với mật ong từ lâu được nhắc đến với khả năng kháng viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả.
- Nguyên liệu: Hoa cúc khô 2g, mật ong 1,5 thìa
- Cách thực hiện: Hoa cúc rửa sạch để ráo sau đó đổ 250ml nước sôi vào. Giữ khoảng 15 phút, sau đó vớt bỏ xác hoa, tiến hành cho mật ong vào khuấy đều. Người bệnh nên dùng vào trước lúc đi ngủ
Cây nhọ nồi
Trong Đông y nhọ nồi có tác dụng cầm máu, kháng viêm, tiêu độc thường được dùng trong trường hợp dạ dày xuất huyết hoặc xuất hiện vết loét. Hơn nữa hợp chất flavonozit và tanin trong cây nhọ nồi còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm tổn thương, làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn.
- Nguyên liệu: 200g nhọ nồi.
- Cách thực hiện: Nhọ nồi rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15p. Sau đó, vớt ra để ráo nước đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt chia đều uống vào trước các bữa ăn trưa – tối.
Điều trị viêm xung huyết niêm mạc hang vị bằng thuốc Đông y
Nếu như mẹo dân gian chỉ hỗ trợ giảm đau tức thời hay thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm thì điều trị bằng thuốc Đông y được coi là liệu pháp an toàn và hiệu quả nhất, giúp người bệnh chữa dứt điểm viêm xung huyết niêm mạc hang vị. Bởi thành phần của các bài thuốc là những thảo dược thiên nhiên quý không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bài thuốc 1: Bạch linh, sài hồ, ý dĩ, đẳng sâm, quy đầu, bạch truật, đan bì, bán hạ, cam, táo và bạch thược theo liều lượng riêng cho từng bệnh nhân.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng 750ml nước đến khi còn 1/2 thì dùng để uống 2 lần/ ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
- Tác dụng: Bài thuốc giúp điều trị các triệu chứng bệnh viêm niêm xung huyết hang vị dạ dày. Bên cạnh đó còn giúp điều trị các triệu chứng như: Đắng miệng, ợ chua, sắc mặt kém tươi, lưỡi bám rêu vàng, khô miệng,…
Bài thuốc 2: Nhục quế, sinh khương, trích thảo, trần bì, hoài sơn, bạch truật, lá ổi khô, cây ngũ sắc theo chỉ định của thầy thuốc rồi đem sao vàng hạ thổ.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc cùng nước trong vòng 30 – 45 phút rồi chia nước thuốc ra uống 3 hoặc 4 lần trong ngày.
- Tác dụng: Bài thuốc giúp chữa khỏi các triệu chứng viêm hang vị đặc biệt là tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày hiệu quả.
Bài thuốc 3: Khổ sâm, cam thảo, lá khôi, bồ công anh sao vàng.
- Cách dùng: Sử dụng các vị thuốc đã chuẩn bị đem sắc cùng nước uống mỗi ngày.
- Tác dụng: Bài thuốc mang lại hiệu quả cao khi sử dụng cho trường hợp bị đau hai bên sườn, đau lưng do đau vùng thượng vị lan sang và làm lành vết loét trong hang vị dạ dày.
Biện pháp phòng ngừa viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì?
Biện pháp phòng ngừa viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì – vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Trong đó đặc biệt phải chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể, lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
- Không ăn quá no hoặc bỏ bữa: Việc ăn quá no hoặc bỏ bữa sẽ làm tăng khả năng tiết dịch vị ở dạ dày và đồng thời gia tăng cơn co thắt. Nên đủ 3 bữa/ ngày và tập thói quen ăn đúng giờ.
- Không sử dụng chất kích thích, đồ cay nóng: Sử dụng thực ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, hoạc các chất kích thích sẽ kích thích khả năng tiết dịch vị acid bào mòn niêm mạc dạ dày.
- Kiểm soát tốt tâm trạng: Khi căng thẳng não bộ sẽ kích thích dạ dày co thắt liên tục, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
- Thể dục mỗi ngày: Hãy tập thói quen thể dục 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa cũng như biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Người cao tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.
- Đến ngay những cơ y khoa uy tín khi nhận thấy những bất thường của hệ tiêu hóa: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua… để có những phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng đáng tiếc.
Bài viết đã cung cấp thông tin một cách chi tiết về vấn đề viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh chủ quan sẽ để lại những biến chứng khôn lường. Do đó, ngay khi nhận biết dấu hiệu, bệnh nhân cần đi thăm khám và điều trị sớm trước khi bệnh chuyển biến nặng.
Cập nhật lúc: 10:03 AM , 04/04/2023