Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa thường gây ra các biểu hiện như buồn nôn và nôn, đau rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua… Tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho bản thân.
Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa là bệnh gì? Triệu chứng như thế nào?
Về mặt giải phẫu, dạ dày được chia thành tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và hang môn vị. Trong đó, hang vị nằm ở vị trí từ bờ cong nhỏ dạ dày tới lỗ môn vị, có kích thước từ 3 – 5cm. Thức ăn hầu như luôn được chứa ở hang vị nên vị trí này rất dễ bị viêm nhiễm.
Viêm xung huyết ở hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị viêm loét, khiến các mạch máu giãn nở do ứ máu và ửng đỏ. Viêm xung huyết hang vị dạ dày được chia thành các mức độ nhẹ, vừa và nặng.
Nếu như bệnh đang ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ vùng thượng vị và không gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng thì khi đã chuyển sang giai đoạn vừa, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Lúc này người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy:
- Buồn nôn và nôn, chướng bụng, đầy hơi: Tình trạng viêm ở hang vị dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở. Thức ăn không được phân giải sẽ gây ứ đọng, buồn nôn, thậm chí trào ngược lên cả miệng của bệnh nhân.
- Đau rát vùng thượng vị: Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau từng cơn, đau gợn nhẹ. Tuy nhiên cơn đau sẽ càng tăng lên khi về đêm, khi thời tiết thay đổi hoặc sau khi ăn no. Một vài trường hợp còn cảm thấy đau thắt, dữ dội, quằn quại. Cơn đau có thể lan lên ngực, vai và cả sau lưng.
- Ợ hơi, ợ chua: Nếu bị viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa, bệnh nhân thường hay bị ợ hơi, ợ chua. Nó có thể diễn ra liên tục hoặc xảy ra theo từng cơn. Điều này khiến cho vùng ngực và cổ họng bị đau rát, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và tiều tụy.
- Da xanh xao, thiếu sức sống: Điều này thật sự rất dễ hiểu. Bởi khi thức ăn không được chuyển hóa một cách bình thường, dạ dày không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể thiếu chất và làm da dẻ xanh xao. Nó cũng khiến cho cơ thể bệnh nhân bị sút cân nhanh chóng.
- Xuất hiện vết hồng ban trong niêm mạc hang vị dạ dày: Nếu nội soi và quan sát niêm mạc hang vị, đôi khi là cả thân vị sẽ thấy xuất hiện vết hồng ban. Đây được xem là triệu chứng cận lâm sàng đặc trưng, dùng để phân biệt với các bệnh dạ dày khác.
Đối với viêm hang vị dạ dày mức độ nặng, các triệu chứng cũng tương tự như bệnh ở mức độ vừa nhưng với tính chất trầm trọng hơn.
Các nguyên nhân gây bệnh
Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây viêm hang vị mức độ vừa:
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây viêm xung huyết hang vị dạ dày. Loại xoắn khuẩn này có thể lây nhiễm qua đồ ăn thức uống hoặc lây qua một số hoạt động như hôn môi, sử dụng chung vật dụng cá nhân, ăn uống chung,…
- Lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc chống viêm và giảm đau (corticoid, NSAID) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin – một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Do vậy, lạm dụng thuốc có thể làm suy giảm hàng rào bảo vệ niêm mạc, dẫn đến tình trạng dịch vị quá tiết và gây xung huyết dạ dày.
- Lạm dụng chất kích thích: Alcohol trong rượu bia hoặc nicotin trong thuốc lá không chỉ ăn mòn niêm mạc thực quản mà còn phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày, dẫn đến viêm xung huyết và viêm loét niêm mạc. Trong trường hợp dùng quá nhiều chất kích thích, mạch máu tại ổ viêm hang vị có thể bị vỡ và gây xuất huyết.
- Một số nguyên nhân khác: Stress kéo dài, thói quen ăn uống không lành mạnh, thức khuya,… Trong một số trường hợp, viêm xung huyết hang vị mức độ vừa cũng có thể khởi phát sau khi bị viêm dạ dày ruột và các nhiễm trùng cấp do vi khuẩn thương hàn, lỵ, amip,…
Điều trị viêm xung huyết hang vị mức độ vừa
Cách chữa bệnh viêm xung huyết hang vị mức độ vừa cũng tương tự như cách điều trị bệnh ở những mức độ còn lại. Thông thường, các phương pháp điều trị bệnh sẽ được áp dụng bao gồm:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị mức độ vừa được tiến hành điều trị dựa trên các nguyên tắc sau:
- Phối hợp thuốc kháng sinh để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp nếu có.
- Xoa dịu các triệu chứng cho người bệnh bằng thuốc giảm tiết acid và một số loại thuốc bao phủ niêm mạc.
- Kết hợp điều trị bằng thuốc tân dược với chế độ ăn uống, sinh hoạt.
- Tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Các loại thuốc điều trị thường được kê cho bệnh nhân trong trường hợp này bao gồm:
- Thuốc trung hòa dịch vị acid dạ dày: Phosphalugel, Gastropulgit …
- Thuốc diệt vi khuẩn Hp: Áp dụng phác đồ 3 loại thuốc, có thể chỉ định phác đồ 4 loại thuốc nếu phác đồ 3 loại thuốc không đem lại kết quả. Các loại kháng sinh thường được dùng bao gồm Amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin…
- Các loại thuốc giảm tiết dịch vị acid: Thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc tạo màng bọc, tạo kết dính với dịch vị dạ dày: Sucralfate, Misoprostol, Bismuth
Thuốc Tây y tuy đem lại hiệu quả giảm đau, tiêu viêm nhanh chóng nhưng khả năng gây ra phản ứng phụ là rất cao. Do đó người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày mà không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
Áp dụng một số mẹo dân gian
Mắc bệnh viêm xung huyết hang vị mức độ vừa thì bạn đọc có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên quen thuộc để hỗ trợ điều trị bệnh. Các thành phần dược tính có trong thảo dược sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,…
- Nghệ: Trộn bột nghệ với mật ong theo lượng phù hợp, dùng 3 lần mỗi ngày trước mỗi bữa ăn. Duy trì sử dụng bài thuốc này đều đặn trong khoảng 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.
- Trà gừng: Cho vài lát gừng tươi vào cốc nước nóng, hòa thêm một ít mật ong, để khoảng 5 – 10 phút rồi uống khi còn ấm. Trà gừng mật ong có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau bụng và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở dạ dày.
- Mật ong kết hợp nha đam: Lột vỏ lá nha đam, lấy phần gel bên trong, cắt thành miếng nhỏ rồi xay nhuyễn và trộn đều với một chút mật ong. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần 30ml.
- Uống trà hoa cúc khô: Lấy 3 – 5 bông hoa cúc khô hãm với nước nóng rồi dùng để uống. Áp dụng cách này liên tục hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn thì ngừng lại.
Trên thực tế, mẹo dân gian chữa viêm xung huyết hang vị chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh. Còn khi bệnh đã diễn tiến tới giai đoạn vừa và nặng thì phương pháp điều trị này không mang lại hiệu quả như ý.
Hơn nữa, áp dụng mẹo dân gian chữa viêm xung huyết hang vị yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì thực hiện nhưng hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, thay vì chờ đợi tác dụng đến từ biện pháp này, bệnh nhân có thể tìm tới các giải pháp đặc trị hơn như Đông y để ngăn bệnh tiến triển nặng.
Đông y chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa
So với các phương pháp điều trị trên, sử dụng thuốc Đông y được coi là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Nguyên tắc điều trị của Đông y là tác động vào căn nguyên bệnh, trị tận gốc. Ngoài ra, thuốc Đông y còn tập trung bồi bổ cơ thể, giúp cải thiện sức đề kháng và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện cho người bệnh.
Bài thuốc 1: Bạch linh, sài hồ, ý dĩ, đẳng sâm, quy đầu, bạch truật, đan bì, bán hạ, cam, táo và bạch thược theo liều lượng riêng cho từng bệnh nhân.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng 750ml nước đến khi còn 1/2 thì dùng để uống 2 lần/ ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
- Tác dụng: Bài thuốc giúp điều trị các triệu chứng bệnh viêm niêm xung huyết hang vị dạ dày. Bên cạnh đó còn giúp điều trị các triệu chứng như: Đắng miệng, ợ chua, sắc mặt kém tươi, lưỡi bám rêu vàng, khô miệng,…
Bài thuốc 2: Nhục quế, sinh khương, trích thảo, trần bì, hoài sơn, bạch truật, lá ổi khô, cây ngũ sắc theo chỉ định của thầy thuốc rồi đem sao vàng hạ thổ.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc cùng nước trong vòng 30 – 45 phút rồi chia nước thuốc ra uống 3 hoặc 4 lần trong ngày.
- Tác dụng: Bài thuốc giúp chữa khỏi các triệu chứng viêm hang vị đặc biệt là tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày hiệu quả.
Bài thuốc 3: Khổ sâm, cam thảo, lá khôi, bồ công anh sao vàng.
- Cách dùng: Sử dụng các vị thuốc đã chuẩn bị đem sắc cùng nước uống mỗi ngày.
- Tác dụng: Bài thuốc mang lại hiệu quả cao khi sử dụng cho trường hợp bị đau hai bên sườn, đau lưng do đau vùng thượng vị lan sang và làm lành vết loét trong hang vị dạ dày.
Lời khuyên của chuyên gia về cách phòng ngừa bệnh, kiểm soát bệnh
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên người bệnh nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý. Điều này không chỉ giúp bệnh mau được chữa lành mà còn có tác dụng ngăn ngừa được nguy cơ mắc viêm xung huyết hang vị. Dưới đây là một số lời khuyên của lương y Tuấn mà bệnh nhân nên tham khảo và áp dụng:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ. Không nên ăn vội vàng, không ăn quá no cũng không nên để bụng đói. Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, sử dụng các thức ăn mềm, dễ tiêu.
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, những loại thuốc có ga…
- Bổ sung thêm cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi. Tránh ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Sau bữa ăn không nên vận động liền mà cần phải nghỉ ngơi chừng 30 phút rồi mới được tập luyện.
- Luôn giữ cho bản thân một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu.
Trên đây là các thông tin cần biết về viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa và gợi ý các cách điều trị. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, bệnh sẽ diễn tiến nặng thêm và làm tăng nguy cơ gây biến chứng. Do đó, hãy thăm khám sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân.
Cập nhật lúc: 10:03 AM , 04/04/2023