Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề mà bệnh nhân cần nắm rõ để kiểm soát và hạn chế sự tiến triển nặng nề của bệnh. Một chế độ ăn uống với đầy đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe do bệnh viêm nha chu gây ra.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu được hiểu là tình trạng các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm, nhiễm trùng nghiêm trọng. Về lâu dài, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như: Gây chứng hôi miệng, chảy máu chân răng, chết tủy, rối loạn khớp cắn,…
Bệnh viêm nha chu xuất phát từ nguyên nhân chính là việc vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng miệng tại nhà không thường xuyên và đúng cách. Bên cạnh đó là một số nguyên nhân như: Không khám răng và lấy cao răng định kỳ, hút nhiều thuốc lá, dùng tăm nhọn xỉa răng làm tổn thương răng lợi, hệ miễn dịch kém,…
Thực tế, tình trạng viêm nhiễm các mô xung quanh răng hoàn toàn có thể cải thiện nhờ một chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe răng miệng và hạn chế viêm nhiễm tiếp diễn.
Ngược lại, khi bệnh nhân ăn uống không khoa học, không những gây cản trở quá trình phục hồi bệnh, mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân cần nắm được bị viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì.
Viêm nha chu nên ăn gì?
Người bị viêm nha chu cấp hay mãn tính đều nên bổ sung hai dưỡng chất chính tốt cho răng miệng là vitamin và chất xơ, cụ thể là những nhóm thực phẩm như:
Viêm nha chu nên ăn gì – Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là dưỡng chất cần thiết hàng đầu mà bệnh nhân bị viêm nha chu cần đưa ngay vào thực đơn hàng ngày. Dưỡng chất này có tác dụng kích thích tuyến nước bọt sản xuất, từ đó giúp khắc phục chứng khô miệng và loại bỏ các axit và enzym gây hại cho răng.
Những loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như:
- Các loại rau xanh: Súp lơ xanh, cần tây, cải bẹ xanh, cải chíp,…
- Trái cây tươi: Táo, chuối, ổi, lê,…
- Trái cây sấy khô: Quả chà là, quả phỉ, nho khô, mít sấy,…
- Các loại hạt và ngũ cốc như: Hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, đậu Hà Lan,…
Nhóm thực phẩm giàu Canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu Canxi cũng có tác dụng giúp tăng cường men răng, bảo vệ răng khỏi viêm nhiễm và vi khuẩn.
Bệnh nhân bị viêm nha chu có thể tham khảo một số loại thực phẩm như:
- Các chế phẩm từ sữa gồm phô mai, sữa chua, sữa.
- Các loại hạt như hạnh nhân, đậu sấy khô, broccoli,…
Thực phẩm giàu omega-3 tốt cho bệnh nha chu
Omega-3 là axit béo có khả năng tăng cường sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Đối với bệnh nhân bị nha chu, dưỡng chất này giúp thúc giảm viêm, thúc đẩy hình thành tế bào mới khỏe mạnh, giảm sâu răng, hôi miệng và các vấn đề khác về răng miệng.
Bệnh nhân bị viêm nha chu mãn tính có thể tham khảo các thực phẩm giàu omega-3 như:
- Cá hồi hoặc cá biển
- Hạt óc chó
- Măng tây
- Dầu cá
- Hạt vừng
- Hạt macca
Đọc ngay:
Nhóm thực phẩm chứa vitamin A
Đối với người bị viêm nha chu, vitamin A là dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành các mô liên kết chặt chẽ, từ đó nuôi dưỡng nướu răng khỏe mạnh. Mặt khác, vitamin A còn giúp duy trì lượng nước bọt tiết ra, ngăn chặn tình trạng hôi miệng, khô miệng rất hiệu quả.
Những thực phẩm thuộc nhóm giàu vitamin A mà bệnh nhân có thể tham khảo như:
- Cà rốt
- Gan động vật
- Rau lá màu xanh
- Cà chua
- Khoai lang
- Đậu mắt đen
- Thịt
Nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Giống như vitamin A, vitamin C cũng có vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp nướu răng khỏe mạnh. Đồng thời dưỡng chất này còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn có hại cho răng miệng.
Nghiên cứu cho thấy, một cơ thể thiếu hụt vitamin C có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu hoặc tình trạng chảy máu chân răng cao hơn người bình thường. Bệnh nhân có thể bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm như:
- Cam, nước ép cam
- Nước chanh
- Dưa hấu
- Dâu tây
- Bưởi
- Nước trà xanh
Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit lactic
Axit lactic là một trong những dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động sản sinh các tế bào mới ở nướu răng và giúp răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo ra canxi và vitamin D – hai dưỡng chất tốt cho răng.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều axit lactic như:
- Sữa chua
- Đậu nành lên men
- Dưa cải muối hoặc kim chi
- Sữa bò, sữa đậu nành,…
- Nấm
Viêm nha chu kiêng ăn gì?
Bên cạnh các nhóm thực phẩm cần thiết và tốt cho sức khỏe răng miệng, bệnh nhân cũng cần nắm được viêm nha chu kiêng ăn gì để sắp xếp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân.
Thông thường, người bị viêm nha chu cần tránh các thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột,… cụ thể như:
- Thực phẩm hàm lượng đường, tinh bột, đường và axit
Bánh kẹo, các loại nước ngọt, nước uống có ga,… là những thực phẩm mà bệnh nhân viêm nha chu phải kiêng trong thời gian điều trị. Bởi những thực phẩm trên có đường tinh luyện chứa nhiều axit – một tác nhân gây tình trạng đau rát và khiến nướu răng bị viêm loét trầm trọng hơn.
Không chỉ có vậy, thực phẩm có nhiều tinh bột như sắn, khoai, bánh ngọt,… cũng khiến bệnh viêm nha chu tiến triển phức tạp, gây khó khăn trong việc điều trị.
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Khi bị viêm nha chu, nướu răng lúc này vô cùng nhạy cảm kèm theo tình trạng ê buốt. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế hoặc không sử dụng các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Một số món ăn mà người bệnh phải kiêng như: Món lẩu, súp nóng, đá và đồ uống lạnh, kem,…
- Rượu bia, cafe và đồ uống có chất kích thích
Thức uống có chất kích thích không chỉ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mà sức khỏe răng miệng cũng bị tác động. Khi bệnh nhân bị viêm nha chu tiếp xúc với rượu bia sẽ gây ức chế hoạt động tiết nước bọt, khiến bệnh nhân bị khô miệng. Khi miệng tiết ít nước bọt, các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ ở răng và nướu khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng và viêm nặng hơn.
- Các loại thịt dai dễ mắc răng
Các loại thịt dai có sớ như thịt gà, thịt bò, thịt trâu,… có thể sẽ bị mắc kẹt lại giữa các kẽ răng. Đối với người bị viêm nha chu và răng lợi đang gặp vấn đề, việc thức ăn mắc kẹt lại sẽ khiến vi khuẩn hình thành, sinh sôi làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Do đó, trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân ưu tiên ăn các món hầm hoặc thịt ninh nhừ. Bệnh nhân cũng có thể thay thế bằng trứng gà hoặc các món cá biển có thịt mềm để bổ sung chất đạm.
- Các món ăn quá cứng
Kẹo cứng, hạt thô có vỏ, xương sụn,… và những thức ăn cứng, dai có thể sẽ khiến vết thương trên răng lợi bị đau rát, khiến vị trí bị bệnh lở loét nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân cũng tránh ăn các loại hạt có vỏ như hạt hướng dương, hạt bí, hạt dẻ, hạt dưa,… tránh trường hợp vỏ hạt bị mắc lại giữ kẽ răng.
Lưu ý về dinh dưỡng cho người bị viêm nha chu nên ăn gì
Thông qua việc tìm hiểu bị viêm nha chu nên ăn gì, bệnh nhân có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc răng miệng với những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Hình thành thói quen dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn hoặc mỗi lần đánh răng xong.
- Đánh răng bằng bàn chải có lông mềm mỗi ngày 2 lần, sau đó súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng theo yêu cầu của nha sĩ.
- Khi đánh răng, không chải răng theo chiều ngang tránh gây xước nướu và bào mòn men răng.
- Lựa chọn bàn chải với kích thước phù hợp.
- Thay bàn chải mỗi 2 – 3 tháng để tránh lông bàn chải bị tưa đầu, làm tổn thương chân răng và nướu.
- Dùng kem đánh răng có chứa nhiều flour hoặc các loại kem theo chỉ định của bác sĩ. Tránh các loại kem đánh răng có vị ngọt hay mùi hương nhân tạo.
- Lấy cao vôi răng và làm sạch răng chuyên sâu 6 tháng/lần hoặc theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
- Định kỳ thăm khám kiểm tra sức khỏe răng miệng để chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý về răng miệng.
Như vậy, bên cạnh việc điều trị bệnh viêm nha chu thì việc nắm được viêm nha chu nên ăn gì là rất cần thiết đối với mỗi bệnh nhân. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh viêm nha chu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cập nhật lúc: 9:07 AM , 16/03/2023Không bỏ lỡ: