Răng là gì? Cấu tạo, chức năng và quy trình mọc răng ra sao?

Răng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như thẩm mỹ của con người. Không chỉ đảm bảo chức năng nhai, phát âm, răng còn giúp tạo nên khuôn mặt cân đối và hài hòa cho khuôn mặt. Vậy răng là gì, cấu tạo nhưng thế nào, có chức năng ra sao? Mời bạn đọc cũng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Răng là gì?

Con người có 2 loại răng trong quá trình phát triển đó là răng sữa và răng vĩnh viễn. Các răng được hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra và phát triển dần khi trẻ lớn lên. Thông thường đến 13 tuổi các răng sữa sẽ rụng hết và thay thế bằng răng vĩnh viễn, có tổng cộng 28 chiếc. Một số trường hợp sẽ mọc tiếp răng khôn vào khoảng thời gian 18 – 25 tuổi.

Các răng được hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra
Các răng được hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra

Hàm răng người có tổng cộng 32 cái răng và chia đều ở hai hàm với 4 nhóm chính:

  • Răng cửa: Răng số 1, số 2.
  • Răng nanh: Răng số 3.
  • Răng hàm nhỏ: Răng số 4 và răng số 5.
  • Răng hàm lớn: Răng số 6, số 7 và số 8.

Cấu tạo của răng

Răng được cấu tạo bởi men răng, ngà răng, tủy răng, chân răng và nướu răng, cụ thể như sau:

  • Men răng

Đây là một lớp chất cứng nằm ngoài cùng và có hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Men răng không chứa các tế bào sống nên rất dễ bị hư tổn và không thể tự phục hồi. Flo và canxi là hai yếu tố tạo nên men răng và giúp răng chịu được sự tác động của kiềm, axit, nhiệt độ nóng, lạnh,…

Chức năng của men răng là bảo vệ răng khỏi những tổn thương ở phía trong và giúp cách ly răng khỏi nhiệt độ và hóa chất – những tác nhân gây đau đớn cho răng.

  • Ngà răng

Ngà răng là một lớp cứng dày và nằm dưới lớp men răng. Ngà răng có độ đàn hồi khá tốt và không dễ vỡ như men răng. Cấu tạo của ngà răng gồm ống ngà, ngà gian ống, dây tomes. Ngà răng dễ bị xâm nhập hơ men răng dưới tác động của các axit bào mòn răng. Khi ngà răng bị vỡ, tủy răng sẽ bị tấn công và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Công dụng của ngà răng là cấu tạo nên răng, bảo vệ tủy răng và tạo cảm giác khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt.

Ngà răng là một lớp cứng dày và nằm dưới lớp men răng
Ngà răng là một lớp cứng dày và nằm dưới lớp men răng
  • Tủy răng

Đây là phần trung tâm của răng và chứa các dây thần kinh, mạch máu giúp nuôi răng. Mạch máu dẫn từ trong xương, đi vào răng dưới gốc chân răng qua lỗ chóp. Ở mỗi cá thể và độ tuổi, tủy răng sẽ có cấu trúc khác nhau. Mỗi răng sẽ có từ 1 – 4 ống tủy, trong đó mô tủy chứa 70% nước và 30% là chất hữu cơ.

Công dụng của tủy răng là tạo ngà phản ứng trong các tổn thương mô cứng, tham gia nuôi dưỡng, sửa chữa ngà. Mô tủy chứa hệ thống mạch máu giúp nuôi dưỡng thành phần sống của phức hợp tủy – ngà. Ngoài ra tủy răng giúp dẫn truyền cảm giác và thần kinh vận mạch.

  • Chân răng

Chân răng nằm trong xương hàm và có độ cứng nhiều hơn ngà ở vùng thân răng. Chức năng chính của chân răng là giúp răng được giữ cố định, đứng vững trên cung hàm. Ngoài ra chóp chân răng là nơi mà chùm mạch máu, thần kinh đi đến tủy răng giúp cung cấp dưỡng chất cho răng.

  • Nướu răng

Nướu răng bao bọc quanh xương ổ răng và răng và thường có màu hồng nhạt, bề mặt nướu có thể lấm chấm màu cam và được chia thành 2 phần là nướu rời và nướu dính. Nướu giúp cấu thành nên mô nha chu và giúp nâng đỡ răng để răng đứng vững trên cung hàm. Nếu nướu bị tổn thương thì răng cũng không thể đứng vững được.

Chức năng của răng

Răng rất quan trọng và có nhiều chức năng khác nhau. Trong đó có 3 chức năng phổ biến nhất là chức năng nhai, thẩm mỹ và phát âm.

Chức năng nhai
Chức năng nhai là quan trọng nhất của răng

Chức năng nhai

Răng kết hợp cùng lưỡi giúp nghiền nhỏ thức ăn trước khi vào đường tiêu hóa. Việc nhai thức ăn cũng giúp trộn đều enzyme có trong nước bọt và giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, hạn chế tình trạng đau bao tử. Mỗi nhóm răng sẽ có chức năng khác nhau, cụ thể:

  • Răng cửa: Giúp cắn thức ăn và chia nhỏ thức ăn khi đưa vào miệng.
  • Ranh nanh: Vì khá sắc nhọn nên chúng có thể giúp xé thức ăn.
  • Răng hàm: Chủ yếu dùng để nhai và nghiền nát thức ăn khi đưa vào miệng.

Chức năng phát âm

Để phát âm, răng lưỡi và hàm đóng vai trò quan trọng. Nếu răng đều và đủ thì việc nói rõ chữ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng nếu răng sữa bị mất sớm, một số trẻ sẽ nói ngọng, phát âm không chính xác, đặc biệt là âm “s”, “ch”, “th”. Việc mất răng hoặc có khoảng trống giữa các răng sẽ khiến việc phát âm khó khăn hơn, luồng hơi từ miệng đẩy ra ngoài sẽ không đều và tạo ra tiếng không rõ.

Chức năng thẩm mỹ

Răng đẹp và khỏe sẽ làm tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, giúp cân đối khuôn mặt, nụ cười duyên và làm chúng ta tự tin hơn. Nhưng có một số trường hợp không may răng bị mọc lệch gây hô hoặc răng mọc thưa thì nét đẹp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những trường hợp này bạn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để khám chữa, nhanh chóng cải thiện chức năng nhai cũng như thẩm mỹ khuôn mặt.

Quy trình mọc răng và thay răng như thế nào?

Đến một số tuổi nhất định, những chiếc răng sữa sẽ rụng đi và thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn để đảm bảo các chức năng cần có. Vậy quy trình mọc răng và thay răng như thế nào?

  • Từ 6 – 10 tháng: Xuất hiện chiếc răng đầu tiên và thường ở hàm dưới.
  • Từ 8 – 12 tháng: Có những chiếc răng cửa ở hàm trên xuất hiện.
  • Từ 9 – 13 tháng: Những chiếc răng cạnh răng cửa xuất hiện và thường ở hàm trên.
  • Từ 10 – 16 tháng: Những chiếc răng cạnh răng cửa xuất hiện ở hàm dưới.
  • Từ 13 – 19 tháng: Mọc răng hàm.
  • Từ 16 – 22 tháng: Răng nanh mọc ở hàm trên.
  • Từ 17 – 23 tháng: Răng nanh mọc ở hàm dưới.
Khoảng 12 - 13 tuổi răng sữa sẽ rụng dần
Khoảng 12 – 13 tuổi răng sữa sẽ rụng dần

Có thể thấy, mất khoảng 2 năm bé sẽ hoàn thiện 20 chiếc răng sữa. Sau đó đến độ tuổi từ 6 – 7, những chiếc răng này sẽ rụng dần và thay bằng răng vĩnh viễn. Cụ thể:

  • 6 – 7 tuổi: Thay những chiếc răng đầu tiên và thường là ở hàm dưới.
  • 7 – 8 tuổi: Các răng lần lượt rụng, răng mọc trước sẽ rụng trước. Nguyên nhân là do những chiếc răng ở dưới nướu cứng hơn cùng vị trí đẩy lên.
  • 9 – 13 tuổi: Những chiếc răng cũ rụng hết và thay bằng những chiếc răng mới.
  • 14 – 23 tuổi: Có đủ 28 – 32 răng vĩnh viễn. Một số trường hợp sẽ mọc răng khôn hoặc không. Nhưng thường răng khôn sẽ mọc trước năm 25 tuổi.

Cách chăm sóc răng miệng

Để giúp răng luôn khỏe mạnh, đảm bảo các chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ thì bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt. Một số cách chăm sóc răng miệng được các chuyên gia khuyến cáo bao gồm:

  • Vệ sinh răng từ sớm

Tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ ngày một tăng cao mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng ngừa. Thống kê cho thấy cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị sâu răng trong độ tuổi đến trường. Vậy nên bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng từ sớm bằng cách dùng bàn chải mềm hoặc dùng miếng gạc ẩm, sạch.

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh về nướu và sâu răng khá cao, cả ở trẻ em và người lớn. Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch bằng cách chải răng mỗi ngày.

Bàn chải
Thực hiện vệ sinh răng ngày 2 lần

Khi chải răng cần lưu ý: Thay đổi bàn chải 3 – 4 lần mỗi năm. Nếu niềng răng cần dùng bàn chải đặc biệt theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Có thể dùng bàn chải điện để chải răng với những bệnh nhân viêm khớp.

  • Súc miệng sau khi ăn

Bạn nên súc miệng nước muối sau khi ăn để ngăn ngừa các bệnh về răng cũng như giúp răng khỏe mạnh. Ngoài ra bạn có thể nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn để tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch vi khuẩn trên răng cũng như trung hòa axit.

  • Dùng lượng fluor vừa đủ

Chất fluor có nhiều trong các loại kem đánh răng và là tiến bộ lớn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng với lượng vừa đủ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ (chỉ lấy một lượng bằng hạt đậu Hà Lan). Nếu dùng quá nhiều có thể khiến trẻ nhỏ xuất hiện đốm trắng trên răng.

  • Không hút thuốc

Thuốc lá có thể khiến răng ố vàng và gia tăng các bệnh về nướu, ung thư vòm miệng. Vậy nên bạn cần cai thuốc lá cũng như các đồ uống như rượu bia, cà phê.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học giúp răng nướu khỏe hơn, chắc hơn. Bạn nên bổ sung những thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, rau xanh, các chế phẩm từ sữa,… để bảo vệ răng. Ngoài ra các chuyên gia cũng cho biết omega 3 trong cá béo có thể ngăn các bệnh về răng miệng, bạn nên bổ sung thêm trong các bữa ăn.

  • Hạn chế ăn đồ ngọt

Các loại nước ngọt, kẹo ngọt có thể gây hại cho răng vì làm gia tăng lượng axit trong thời gian dài và làm mòn men răng. Đối với những hoa quả ngọt, bạn có thể ăn nhưng sau đó hãy súc miệng lại với nước lọc để ngăn ngừa sâu răng cũng như giúp răng khỏe hơn.

Bạn không nên ăn đồ ngọt
Bạn không nên ăn đồ ngọt
  • Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa có thể loại bỏ những thức ăn nhỏ còn lại trong kẽ răng và giúp khoang miệng sạch sẽ. Khi răng được làm sạch sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Bạn có thể tìm mua chỉ nha khoa tại những địa chỉ nha khoa uy tín hoặc tại bệnh viện.

  • Trám răng

Trám răng có thể giúp phòng ngừa sâu răng các khe cũng như hố rãnh của răng. Sau khi trám răng bạn nên ăn những đồ ăn mềm, dễ nuốt và uống nước không màu để răng không bị kích ứng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.

  • Khám nha sĩ định kỳ

Mỗi năm 2 lần, bạn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe của răng. Bạn có thể được cạo vôi răng và đồng thời phát hiện các bệnh như ung thư miệng, mòn răng, bệnh về nướu,… Nếu được phát hiện sớm, những bệnh lý này có thể điều trị được và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo, chức năng của răng người. Đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, răng sẽ bị tổn hại nếu bạn không chăm sóc đúng cách. Vậy nên bạn có lối sống khoa học, lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo hàm răng chắc khỏe.

Cập nhật lúc: 9:06 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Lá húng quế chữa sâu răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Lá húng quế chữa sâu răng là một trong những cách lưu truyền phương pháp chữa sâu răng bằng dân gian ngay tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả....

Sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh nếu không được chữa trị sớm...

Thuốc Clorpheniramin trị mề đay tại nhà hiệu quả

Chân Răng Bị Đen: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Khắc Phục

Chân răng bị đen là hiện tượng không hiếm gặp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của bộ nhai. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp đây còn...

Viêm nha chu nên ăn gì? Top 6 nhóm thực phẩm cần thiết 

Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề mà bệnh nhân cần nắm rõ để kiểm soát và hạn chế sự tiến triển nặng nề...

7 Biến Chứng Sau Nhổ Răng Tuyệt Đối Không Được Chủ Quan

Biến chứng sau khi nhổ răng hoàn toàn có thể xảy ra và gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng vì nhiều lý do khác nhau. Do đó,...

Trồng Răng Hàm: Phương Pháp Thực Hiện, Chi Phí Và Các Lưu Ý

Trồng răng hàm là kỹ thuật nha khoa giúp bạn cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ, tình trạng ăn nhai nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. Do...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *