Viêm nha chu: Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp ở vùng răng miệng và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Bệnh thường có diễn biến thầm lặng không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua và được phát hiện khi tình trạng bệnh đã nặng. Vậy viêm nha chu là bệnh gì? Triệu chứng bệnh như nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Viêm nha chu là gì? Bệnh viêm nha chu có gây nguy hiểm không?

Trước hết bạn hãy tìm hiểu sơ qua về khái niệm tổng quan nha chu. Nha chu là vùng tổ chức xung quanh răng bao gồm: nướu, xương ổ răng, xương răng và dây chằng có chức năng giữ và nâng đỡ răng

Bệnh viêm nha chu là tình bệnh lý viêm nhiễm vùng nướu làm tổn thương nghiêm trọng đến mô mềm và phá hủy xương hàm xung quanh răng. Người bệnh bị viêm cha chu có thể gặp phải tình trạng hôi miệng, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng gây đau nhức. Thậm chí có thể khiến rụng răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt của người bệnh.

Bệnh viêm nha chu là gì?
Bệnh viêm nha chu là gì?

Bệnh lý răng miệng này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài không được xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng trên người bệnh như:

  • Sau một thời gian bệnh vẫn tiếp diễn nướu không còn bám chắc được vào chân răng tạo môi trường để vi khuẩn xâm nhập gây tụt nướu. Từ đó, hình thành các túi nha chu dẫn đến xương ổ răng bị hỏng và thậm chí là dẫn đến tình trạng mất răng khi còn trẻ.
  • Viêm nha chu gây hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin trong cuộc sống và không muốn giao tiếp với người khác.
  • Vùng nướu bị tổn thương gây đau nhức, khiến khả năng ăn nhai của người bị giảm. Lâu ngày sẽ có giác bị chán ăn dẫn đến sức khỏe yếu đi, cơ thể dễ suy nhược do không được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Trường hợp bị viêm nha chu làm mất răng thường gây tác động rất lớn đến thẩm mỹ hàm răng và khuôn mặt của người bệnh. Bên cạnh đó răng không đều màu và phần lợi sưng đỏ cũng khiến người bệnh không tự tin trong giao tiếp và phát âm học tiếng cũng không được chính xác.

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu y khoa cho thấy rằng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể thông qua mô nướu xâm nhập vào máu của người bệnh. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể như: tim, phổi, dạ dày và sức khỏe tổng thể.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu

Dấu hiệu nhận biết tình trạng bị viêm nha chu hàm răng gồm:

  • Nướu bị sưng tấy, có màu đỏ thẫm hoặc tím nhạt căng  phồng.
  • Khi đánh răng và vệ sinh răng miệng thường xảy ra tình trạng đau và chảy máu vùng nướu bị viêm chu nha.
  • Khi dùng tay hay có tác động nhẹ vào phần nướu bị tổn thương gây đau nhức.
  • Lợi bị nhiễm trùng phần mô lợi trở nên lỏng lẻo thay vì ôm chặt vào chân răng. Giữa ổ xương răng hình thành nên các khe nhỏ hoặc khoảng trống gây nên tình trạng bị giắt thức ăn khi ăn, nhai.

 

Có thể nhận biết bệnh viêm nha chu bằng mắt thường
Có thể nhận biết bệnh viêm nha chu bằng mắt thường
  • Nướu bị co rút lại làm cho chân răng lộ dài hơn so với bình thường.
  • Răng tự nhiên bị lung lay, thậm chí là bị rụng mà không phải do nguyên nhân trực tiếp từ bên ngoài tác động vào.
  • Việc ăn nhai, cắn đồ ăn trở nên khó khăn hơn do răng bị di lệch và tổ chức hàm bị thay đổi.
  • Trong trường hợp viêm nhiễm nặng có thể xuất hiện mủ giữa vùng nướu răng và răng. Gây ra đau nhức nghiêm trọng và mùi hôi khó chịu khi mủ bị vỡ ra.
  • Tình trạng bệnh kéo dài có thể khiến bạn mất ngủ, ăn không ngon và stress ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Quan sát thì thấy răng có nhiều mảng bám và vôi răng. Khi không được vệ sinh sạch sẽ các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ khiến cho lớp vôi răng trở nên dày thêm và làm cho tình trạng viêm lợi càng trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm nha chu là do các mảng bám trên răng. Đây là một lớp dính vào răng chủ yếu là vi khuẩn có hại gây phá hủy răng và nướu. Nếu các mảng bám này không được vệ sinh loại bỏ có thể cứng lại và lâu ngày trở thành cao răng. Người bệnh khó loại bỏ cao răng bằng cách vệ sinh thông thường mà cần phải đến gặp nha sĩ, dẫn đến tụt nướu, hình thành nên những túi nha chu có mủ.

Thói quen ăn uống không khoa học cũng có thể gây ra bệnh viêm nha chu
Thói quen ăn uống không khoa học cũng có thể gây ra bệnh viêm nha chu

Tình trạng bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ phá hủy toàn bộ tổ chức nâng đỡ răng. Nặng hơn là ảnh hưởng đến ổ xương răng và hàm răng của người bệnh. Bên cạnh có cũng có khá nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến viêm nha chu, cụ thể như:

  • Viêm nướu: Bệnh viêm nướu nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng và chuyển sang bệnh viêm nha chu. Khi đó xuất hiện mủ ở và gây tổn thương đến vùng nướu xung quanh răng.
  • Thói quen ăn uống: Những người sử dụng thức ăn có nhiều tinh bột, độ axit cao, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga,… thường dễ mắc các bệnh lý về răng miệng hơn bình thường. Bởi những chất này có thể làm mòn men răng và tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Nội tiết tố thay đổi: Ở những thời điểm mang thai, dậy thì hay có chu kỳ kinh nguyệt nướu khá nhạy cảm và bệnh viêm nha chu dễ bộc phát hơn. Hệ miễn dịch suy giảm: Người có tiền sử mắc bệnh như ung thư. HIV, tiểu đường,… thì hệ miễn dịch đã không còn khỏe mạnh và có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm, trong đó bao gồm cả bệnh viêm nha chu.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân đã mắc các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, nha chu, sâu răng,… cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh viêm nha chu.
  • Bên cạnh đó, những thói quen xấu như: uống nhiều rượu bia, hút thuốc,… cũng có thể gây ra những tổn thương mô nướu nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm nha chu

Trước khi tiến hành chữa trị bệnh viêm nha chu, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ xác định tình trạng răng miệng bằng các cách sau:

  • Hỏi về tiền sử bệnh tật, thói quen sinh hoạt của người bệnh hoặc các yếu tố có thể gây ra bệnh viêm nhiễm nha chu.
  • Thăm khám lâm sàng bằng mắt thường và các dụng cụ nha khoa để kiểm tra mảng bám, cao răng (nếu có). Từ đó đánh giá về mức độ chảy máu, đau nhức và xác định được người bệnh có viêm nhiễm nha chu không.
  • Chụp phim X-ray để xác định chính xác vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm nha chu.
  • Chụp phim X-quang: Giúp bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng mất xương và xác định được vùng lây nhiễm của bệnh.

Khi đã có những kết quả kiểm tra và thông tin dữ liệu cần thiết của người bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị bằng một trong những cách dưới đây.

Biện pháp điều trị viêm nha chu đơn giản tại nhà

Với những trường hợp bệnh viêm nha răng mới khởi phát, vẫn còn nhẹ để hỗ trợ cải thiện bệnh người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dân gian tại nhà như:

Cách chữa bệnh viêm nhiễm nha chu bằng Baking soda 

Baking soda (hay bột nở) là chất có thành phần Natri hiđrocacbonat (NahCO3) có khả năng trung hòa các axit trong khoang miệng và ngăn chặn vi khuẩn tấn công nướu răng. Vì vậy mà baking soda có công dụng hạn chế tình trạng sâu răng, làm sạch các mảng bám, cao răng và ngăn ngừa bệnh viêm nướu tốt.

Baking Soda có khả năng trung hòa các axit trong khoang miệng
Baking Soda có khả năng trung hòa các axit trong khoang miệng

Sử dụng baking soda để chữa được bệnh viêm nha chu người bệnh chỉ cần lấy một lượng nhỏ bột để đánh răng hàng ngày. Cách này vừa loại bỏ các mảng bám hiệu quả, chữa được các bệnh lý về răng miệng lại vừa giúp răng trở nên trắng sáng hơn.

Chữa bệnh nha chu bằng chanh 

Với đặc tính chua, chứa nhiều vitamin C và acid – là những chất có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nên chanh được coi là một nguyên liệu tự nhiên chữa viêm nha chu hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp chanh với muối sẽ tạo thành một dung dịch có tác  dụng diệt khuẩn tuyệt vời.

  • Nguyên liệu: 2 quả chanh và ½ thìa muối.
  • Cách thực hiện: Chanh mang đi ép lấy nước cốt, sau đó cho phần muối đã chuẩn bị vào rồi hòa tan thành 1 hỗn hợp. Người bệnh dùng tay đã được vệ sinh sạch sẽ để thoa trực tiếp nước cốt chanh muối lên vùng da bị viêm nhiễm. Mới đầu bạn có thể gây ra tình trạng đau xót nhẹ do tính axit từ chanh nhưng sau sẽ quen dần. Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ tuần để các vết sưng nhanh chóng được chữa lành.

Uống trà gừng tươi chữa bệnh viêm nha răng

Gừng tươi từ lâu đã được biết đến với tính tấm, ngăn ngừa cảm lạnh rất tốt. Bên cạnh đó loại dược liệu này còn giúp chống viêm, sưng ở vùng nướu bị nhiễm trùng hiệu quả. Dùng gừng tươi để kiểm soát tình trạng viêm nha chu rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 50g gừng tươi
  • Cách thực hiện Gừng đem đi rửa sạch, cắt lát mỏng rồi đem đun sôi với khoảng 1 lít nước. Dùng nước trà gừng thu được để uống trong ngày.
  • Lưu ý: Nên uống lượng trà gừng vừa đủ vì gừng có tính nóng. Và thời điểm tốt nhất là uống vào buổi sáng.
Ngoài việc hỗ trợ chữa bệnh, trà gừng tươi cũng rất tốt cho sức khỏe
Ngoài việc hỗ trợ chữa bệnh, trà gừng tươi cũng rất tốt cho sức khỏe

Dùng hoa cúc chữa trị bệnh viêm nha chu

Hoa cúc không chỉ là một loài hoa đẹp mà trong Đông y loài hoa này còn là một loại thảo dược có công giải độc, kháng viêm, thanh lọc cơ thể. Vì vậy mọi người thường sử dụng hoa cúc để điều trị dứt điểm các bệnh viêm răng miệng. trong đó có viêm nha chu. Cách thực hiện phương pháp này cũng rất đơn giản, cụ thể:

  • Nguyên liệu: 200g hoa cúc tươi.
  • Cách thực hiện: hoa cúc rửa sạch và để ráo nước. Để điều trị bệnh viêm nhiễm nha chu, người bệnh có thể giã nát hoa vắt lấy nước, sau đó pha với nước để súc miệng hàng ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng hoa cúc để hãm trà uống hằng ngày rất tốt cho sức khỏe răng miệng, giảm cảm giảm sưng viêm.
Sử dụng hoa cúc chữa trị bệnh viêm nha chu
Sử dụng hoa cúc chữa trị bệnh viêm nha chu

Kiên trì sử dụng khoảng 2 – 3 tuần người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bệnh viêm nha chu được kiểm soát: không chảy máu chân răng, tình trạng sưng phù nướu giảm bớt, hơi thở không có mùi, thanh lọc cơ thể.

Điều trị bệnh viêm nhiễm nha chu bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh nha chu viêm là do dạ dày tích nhiệt kết hợp cùng với phong nhiệt bên ngoài gây bệnh ở tình trạng cấp tính. Lâu ngày vị âm và thận âm bị hư, tân dịch giảm là hư hỏa bốc lên chuyển thành thể bệnh mạn tính.

Với nguyên liệu là các dược liệu thiên nhiên an toàn cho sức khỏe, tiết kiệm chi phí điều trị nên các bài thuốc Đông Y chữa bệnh viêm nhiễm nha chu được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

Bệnh nha chu thể cấp tính

Biểu hiện: Chân răng sưng đau, nướu màu đỏ, ấn mạnh có thể chảy mủ, chán ăn, táo bón, xuất hiện hạch dưới hàm.

Phép chữa: Thanh nhiệt, sơ phong, tiêu thũng. Áp dụng các bài thuốc sau:

  • Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, hạ khô thảo 16g, bạc hà 8g,  bồ công anh 20g, kim ngân hoa 16g, gai bồ kết 8g. Sắc một ấm, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.
  • Bài 2: Ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, bạc hà 6g, hạ khô thảo 12g,chi tử 12g, gai bồ kết 12g, xích thược 8g, xuyên sơn giáp 6g.
  • Bài 3: Hoàng liên 8g, hăng ma 4g, sinh địa 20g,  thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, đan bì 8g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g. Sắc các vị thuốc trên để lấy 2 cốc thuốc uống trong ngày.

Bệnh nha chu thể mãn tính

Biểu hiện: Chân răng viêm nặng có mủ, miệng hôi, răng lung lay, họng khô, đầu lưỡi có chấm đỏ, rêu lưỡi ít.

Phép chữa: Thanh nhiệt bên trong, dưỡng âm. Áp dụng các bài thuốc sau:

  • Bài 1: Huyền sâm, sa sâm, sinh địa, quy bản, thạch hộc,  thăng ma, ngọc trúc, câu kỳ tử mỗi vị đong 12g cùng kim ngân hoa 16g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày 2 lần.
  • Bài 2: Thục địa 12g, sơn thù 8g,  thăng ma 12g, hoài sơn 12g, bạch thược 12g, câu kỷ tử 12g, lục vị hoàn gia giảm. Sắc uống hàng ngày.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý hiệu quả điều trị của những phương pháp trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, nếu bệnh không thuyên giảm mà có dấu hiệu tiến triển nặng hơn thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.

Điều trị bằng các biện pháp nha khoa không can thiệp

Với những người bệnh đã áp dụng các phương pháp chữa trị bệnh viêm nhiễm nha chu tại nhà hoặc bằng các bài thuốc Đông Y đều không có hiệu quả cần phải đến nha khoa thăm khám. Thông thường, với bệnh viêm nha chu, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng một số biện pháp đặc trị sau:

Dùng thuốc:

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Hiện nay có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh viêm nha chu:

  • Dung dịch súc miệng: Giúp làm sạch mọi mảng bám, vi khuẩn có trong khoang miệng nhanh chóng. Trong thành phần của các loại nước súc miệng chữa bệnh viêm nhiễm nha chu thường chứa các chất kháng viêm như:  hlorhexidin, hexetidin, chlorin dioxide.  zin gluconat, …
  • Nhóm thuốc giảm đau: Gồm các loại thuốc như paracetamol, aspirin… được sử dụng làm giảm nhanh các cơn đau do bệnh viêm nha chu gây ra.
  • Thuốc kháng sinh: Đối với trường hợp viêm nha cấp, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với từng tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm: beta-lactam, macrolid…có tác dụng loại bỏ mọi vi khuẩn ở răng miệng.
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Gồm các loại thuốc non-steroid và corticosteroid giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm, đau nhức của bệnh viêm nhiễm nha chu gây nên.
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm nha chu
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý răng miệng hiệu quả

Khi điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều lượng bác sĩ chỉ định. Nếu không sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…
  • Sử dụng đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng sai thuốc sẽ gây đến hậu quả khó xử lý, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Các loại thuốc kháng sinh kê đơn thường có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm nhanh chóng. Tuy nhiên, ở giai đoạn bệnh viêm nha chu đã tiến triển nặng ăn sâu vào vùng nướu răng thuốc thường không mang lại hiệu quả cao. Khi đó bác sĩ sẽ có những chỉ định bệnh nhân thực hiện các thủ thuật chữa trị phù hợp.

Điều trị không cần tiến hành phẫu thuật:

Nếu bệnh nha chu vẫn đang trong giai đoạn chưa ăn sâu vào các tế bào nướu bên trong có thể kiểm soát được, bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp can thiệp bên ngoài ít xâm lấn như:

  • Lấy cao răng: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để loại bỏ mọi mảng bám, cao răng trên bề mặt răng và xung quanh vùng nướu. Việc này giúp vi khuẩn không còn môi trường để tồn tại và phát triển.
  • Chà xát chân răng: Người bệnh sẽ được làm sạch mặt chân răng giúp ngăn cản sự tích tụ của cao răng và vi khuẩn gây hại cho khoang miệng.
Lấy cao răng giúp loại bỏ mọi vi khuẩn gây hại cho răng miệng
Lấy cao răng giúp loại bỏ mọi vi khuẩn gây hại cho răng miệng

Điều trị phẫu thuật viêm chu

Khi bệnh lý viêm nha chu đã chuyển qua giai đoạn viêm nhiễm nghiêm trọng, việc điều trị cơ bản bằng phương pháp chữa trị bằng những cách nêu trên là không đủ. Để giúp ngăn chặn hiện tượng xương bị tiêu giảm và tái tạo lại các mô đã mất,  bác sĩ cần phải thực hiện những phẫu thuật nha khoa phức tạp hơn. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ có biện pháp xử lý phù hợp nhất như:

  • Phẫu thuật Flap: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch nướu răng để nâng một phần của mô nướu lên và làm lộ chân răng để cạo cao vôi hiệu quả hơn. Sau khi vùng nướu tổn thương được chữa lành, người bệnh có thể dễ dàng làm sạch và duy trì nướu răng khỏe mạnh.
  • Ghép mô mềm: Khi bệnh nha chu gây tổn thương và hư hỏng các phần mô mềm, bác sĩ cần tiến hành lấy mô tự thân từ vòm miệng để ghép vào vị trí viêm nha chu. Trong quá trình tiến hành người bệnh sẽ được gây mê nên sẽ không cảm thấy đau đớn hay hoảng sợ.
  • Tái tạo mô nướu: Bác sĩ sẽ đặt một mẩu vải được dùng trong nha khoa có sự tương thích sinh học với xương và răng của bạn. Cách này giúp men răng mọc lại và phát triển ở vùng tổn thương đã bị vi khuẩn phá hủy.
  • Phẫu thuật ghép men răng: Với những bệnh nhân đã bị hỏng men răng bảo vệ xung quanh ổ chân răng cần phải tiến hành phương pháp này. Bác sĩ sẽ thực hiện ghép men răng từ mảnh vỡ nhỏ của xương tự thân hoặc xương hiến tặng để đảm bảo hàm răng chắc khỏe như cũ. Thủ thuật này giúp chữa lành bệnh viêm nha chu và giữ cho răng ổn định.

Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nhiễm khuẩn nha chu, bạn nên đến các bệnh viện, trung tâm nha khoa uy tín sớm nhất để tiến hành điều trị. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài quá lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cả thẩm mỹ.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng viêm nha

Bệnh nha chu thường gây ra nhiều phiền toái, gây ra các biến chứng nguy hiểm viêm tủy, mất răng vĩnh viễn là rất cao. Khi bệnh càng trở nên nghiêm trọng, việc điều trị có khả năng càng khó khăn, tốn kém chi phí và có thể phải sử dụng đến các thủ thuật cần đến dao kéo. Do vậy, bạn nên có những phương pháp phòng ngừa bệnh viêm nha chu hiệu quả, đảm bảo sức khỏe răng miệng của bản thân.

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Tạo cho bản thân thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Bên cạnh đó, hãy sử dụng những loại kem đánh răng được nha sĩ khuyên dùng giúp ngăn cản sự hình thành vôi răng, trị sâu răng và phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn tích tụ trên mảng bám răng.
  • Loại bỏ những thói quen không tốt: Việc sử dụng tăm hay các vật cứng nhọn tiếp xúc với răng hoặc thường xuyên hút thuốc lá sẽ dễ làm tổn thương và gây nên các bệnh về răng miệng.
  • Lấy cao răng định kỳ: Bạn nên khám nha khoa và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín để được vệ sinh răng miệng và phòng tránh các bệnh về viêm nha chu.
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Thường xuyên bổ sung các khoáng chất, vitamin có lợi cho răng miệng, giúp răng, nướu chắc khỏe không mắc các bệnh lý viêm nhiễm.
Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn

Khi nghi ngờ hay không chắc chắn về tình trạng bệnh, bạn nên đến các cơ sở Nha khoa ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc này giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh và tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị.

Cập nhật lúc: 10:31 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

Lá bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả

Chữa viêm nha chu ở đâu tốt? Gợi ý 15 bệnh viện, nha khoa uy tín

Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vì thế việc lựa chọn các cơ...

Triệu chứng bệnh có thể tự lặn sau 3 -4 tuần nhưng dễ tái phát

Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Khắc Phục Hiệu Quả

Ê buốt răng là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng. Theo đó răng của bạn khi ăn hoặc uống những thực phẩm nóng, lạnh,...

Tưa lưỡi ở trẻ nhỏ nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Tưa lưỡi là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống và sự phát triển của bé....

Các quý ông nên chú trọng màn dạo đầu nhiều hơn

Viêm Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Viêm chân răng là một bệnh lý về răng miệng thường gặp.  Trong trường hợp bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng mà không được khắc phục kịp thời...

Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Lưu ý quan trọng cho các bậc cha mẹ

Một trong những điều quan trọng để góp phần giúp cho hàm răng của trẻ đều, đẹp, khỏe mạnh là việc thay răng sữa đúng thời điểm. Tuy nhiên, không...

Người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao

Răng cửa: Đặc điểm, vai trò và cách chăm sóc hiệu quả bạn nên biết

Răng cửa là chiếc răng đóng vai trò cực kỳ quan trọng về tính thẩm mỹ. Tuy nhiên nó lại có hình dạng và cấu tạo không vững chắc so...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *