Niềng răng khểnh và những điều bạn cần lưu ý

Niềng răng khểnh là một trong những giải pháp chỉnh nha đang được nhiều người sử dụng để cải thiện sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề mà mọi người băn khoăn như: Niềng răng khểnh mất bao lâu? Quy trình  như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Răng khểnh là gì và có nên niềng răng khểnh hay không?

Răng khểnh là hiện tượng răng số 3 mọc lệch khỏi hàm thay vì mọc thẳng đứng trong hàng như các răng khác. Răng khểnh có thể mọc chếch ra ngoài hoặc chếch vào trong.

Răng khểnh là hiện tượng răng số 3 mọc lệch
Răng khểnh là hiện tượng răng số 3 mọc lệch

Theo quan niệm Á Đông, răng khểnh là một nét đặc biệt trên khuôn mặt, khiến cho nụ cười duyên dáng, thu hút hơn hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp răng khểnh mọc bên trong hàm, răng khểnh mọc quá cao sẽ có thể gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, theo các chuyên gia nha khoa các trường hợp này có thể dẫn tới sai khớp cắn,  gây khó khăn khi nhai và vệ sinh răng miệng. Từ đó, dẫn tới nhiều vấn đề về răng miệng khác.

Để trả lời cho câu hỏi: Có nên niềng răng khểnh hay không? bạn cần xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng. Nếu răng không gây khó khăn đến chức năng nhai của hàm và khiến cho nụ cười trở nên duyên dáng hơn thì bạn hoàn toàn có thể giữ lại. Đổi lại, trong trường hợp răng khểnh làm thay đổi khớp cắn, nhô ra quá mức hoặc gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng bạn nên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ nha khoa sẽ kiểm tra và đưa ra những phương án chỉnh nha phù hợp nhất cho bạn.

Quy trình niềng răng khểnh diễn ra như thế nào?

Quá trình niềng răng bao gồm có 5 bước, cụ thể như sau:

Điều tôi lo ngại nhất khi đi niềng răng chính là phải nhổ răng. Thật may mắn khi tìm được cơ sở nha khoa cam kết niềng răng không cần nhổ.
  • Bước 1: Khám tổng quát và chụp X quang

Sau khi khám và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng răng khểnh của bệnh nhân có thể niềng răng được không. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Bước 2: Vệ sinh răng và lấy dấu hàm

Sau khi thống nhất về phương pháp niềng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng của bệnh nhân để thiết kế mắc cài.

  • Bước 3:  Xử lý các vấn đề răng miệng

Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng các bệnh lý răng miệng như nha chu, viêm nướu hay sâu răng đều cần được xử lý. Việc này giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất.

  • Bước 4: Đeo mắc cài

Trước khi đeo mắc cài, các bác sĩ sẽ tính toán xem có phải nhổ răng khểnh trước khi bắt đầu niềng hay không. Trong trường hợp trên cung hàm không có đủ khoảng trống, bắt buộc phải tiến hành nhổ răng khểnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên răng của bệnh nhân sử dụng các khí cụ chuyên dụng trong nha khoa.

Hình ảnh chỉnh nha răng khểnh sau khi đeo mắc cài
Hình ảnh chỉnh nha răng khểnh sau khi đeo mắc cài

  • Bước 5: Tái khám định kỳ

Trong suốt quá trình niềng răng,  vị trí của răng thay đổi, bạn cần thăm khám thường xuyên để đảm bảo răng đang di chuyển đúng theo dự kiến. Khi kiểm tra răng, các bác sĩ cũng sẽ tính toán và điều chỉnh lực siết của dây cung giúp quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả hơn.

Xem thêm: Niềng răng sắt là phương pháp gì? Thời gian và chi phí thực hiện

Các phương pháp niềng răng  phổ biến

Tình trạng răng khểnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp niềng răng khác nhau. Dưới đây là các kiểu niềng răng khểnh phổ biến thường được sử dụng

Niềng răng bằng mắc cài kim loại

Biện pháp niềng răng khểnh được sử dụng nhiều nhất là niềng răng mắc cài kim loại. Do đây phương pháp niềng tác động lực trực tiếp lên răng, mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể lựa chọn giữa niềng răng mắc cài tự đóng và mắc cài thường.

Cả hai phương pháp đều sử dụng dây cung niềng răng và mắc cài kim loại để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài thường sẽ sử dụng dây thun để cố định dây cung vào mắc cài, còn niềng răng mắc cài tự đóng sẽ sử dụng các mắc cài có chốt đóng mở sẵn. Xét về cả hiệu quả lẫn thẩm mỹ, phương pháp sử dụng mắc cài tự đóng được đánh giá cao hơn.

Niềng răng bằng khay trong suốt
Niềng răng bằng khay trong suốt

Ngoài ra, nếu như ngần ngại về chuyện niềng răng gây mất thẩm mỹ, bạn có thể thực hiện niềng răng trong suốt. Thay vì sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, niềng răng trong suốt sử dụng khay niềng silicon trong suốt giúp đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Kiểu niềng răng này cũng có nhiều loại khác nhau như Invisalign, 3D Clear, Clear Aligner. Mức chi phí cũng  đa dạng để bạn có thể lựa chọn. Tùy vào tình trạng răng miệng cũng như khả năng tài chính, các bác sĩ sẽ tư vấn để giúp bạn lựa chọn biện pháp niềng răng phù hợp.

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến niềng răng khểnh

Trước  khi quyết định niềng răng, mọi người sẽ thường có những băn khoăn như thời gian điều trị có lâu không, chi phí điều trị hết bao nhiêu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Niềng răng khểnh mất bao lâu?

Thông thường, thời gian niềng răng khểnh sẽ kéo dài trong khoảng từ 6 tháng cho đến 2 năm tùy vào cấu trúc hàm và vị trí của răng khểnh. Ngoài ra, thời gian trị liệu còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn. Nếu sử dụng các biện pháp niềng răng bằng mắc cài, quy trình trị liệu sẽ diễn ra nhanh hơn. Còn khi bạn lựa chọn các giải pháp niềng răng không mắc cài thời gian niềng răng sẽ kéo dài lâu hơn, tuy nhiên phương pháp này có tính thẩm mỹ cao hơn.

Niềng răng khểnh hết bao nhiêu tiền?

Tùy vào tình trạng răng và phương pháp chỉnh nha mà bạn chọn chi phí cho mỗi ca niềng răng khểnh cũng không giống nhau. 

  • Niềng răng mắc cài kim loại thường: 18 – 30 triệu
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng: 30 – 36 triệu
  • Niềng răng mắc cài sứ: 35 – 50 triệu
  • Niềng răng vô hình invisalign: 70 – 140 triệu

    Tùy vào tình trạng răng và khả năng tài chính các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp niềng răng phù hợp. 
    Tùy vào tình trạng răng và khả năng tài chính các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp niềng răng phù hợp.

Niềng răng khểnh có khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn?

Trong những ngày đầu của quá trình niềng răng, cảm giác đau đớn khó chịu là không thể tránh khỏi. Sở dĩ bạn cảm thấy đau là do răng mới bắt đầu chịu tác động của lực kéo từ bên ngoài và bắt đầu di chuyển. Sau khoảng 1- 3 tuần cảm giác này sẽ dần biến mất, bệnh nhân cũng không cần phải quá lo lắng.

Niềng răng khểnh có cần nhổ răng hay không?

Có cần nhổ răng khểnh trước khi niềng hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn niềng răng khểnh. Việc nhổ răng hay không bác sẽ chỉ định tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn.

Nếu như cung hàm không đủ chỗ để răng di chuyển lại thẳng hàng cần phải tiến hành nhổ răng khểnh để tạo thêm khoảng trống. Các bác sĩ cũng sẽ tính toán chi tiết  những ảnh hưởng của việc nhổ răng đến sức khỏe răng miệng. Sau khi đảm bảo những tác động này không đáng ngại, họ sẽ tiến hành nhổ răng.

Những lưu ý trong quá trình chỉnh nha răng khểnh

Để quá trình điều trị diễn ra mang lại hiệu quả cao, bạn sẽ nên lưu ý một số điều dưới đây.

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, loãng để giảm sức ép tác động lên răng. Bên cạnh đó bổ sung đầy đủ canxi trong khẩu phần giúp cho răng chắc khỏe.
  • Không ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cứng hoặc quá dai bởi trong giai đoạn này răng trở nên rất nhạy cảm. Tác động mạnh từ bên ngoài sẽ rất dễ ảnh hưởng đến dây cung và quá trình dịch chuyển của răng.
  • Theo dõi những biến chuyển của quá trình trị liệu, nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.
  • Thăm khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, giúp quá trình niềng răng đạt kết quả tốt nhất.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những lưu ý quan trọng khi niềng răng khấp khểnh
    Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những lưu ý quan trọng khi niềng răng khấp khểnh

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về niềng răng khểnh, quy trình và những lưu ý khi thực hiện. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.

Bài viết liên quan:

Cập nhật lúc: 10:28 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

Niềng Răng Trainer Cho Người Lớn Là Gì? Có Hiệu Quả Không?

Hàm silicon trainer là loại hàm chỉnh nha rất phổ biến dành riêng cho đối tượng là trẻ em. Tuy nhiên, có không ít người vẫn thắc mắc rằng loại...

Niềng Răng Trainer Tại Nhà Và Những Lưu Ý Quan Trọng Khác

Niềng răng trainer tại nhà hiện là phương pháp chỉnh nha được nhiều người quan tâm, bởi sự tiện lợi và mức chi phí rẻ. Thế nhưng, nhiều người vẫn...

Niềng răng xong vẫn xấu nguyên nhân do đâu? Cách xử lý

Niềng răng được xem là phương pháp chỉnh nha mang lại những sự thay đổi tích cực về thẩm mỹ cho khuôn mặt của nhiều người. Đa số các trường...

Nha đam trị yếu sinh lý cũng là công dụng tuyệt vời của loại cây này

Răng Lệch Nhân Trung – Triệu Chứng Và Biện Pháp Khắc Phục?

Trong số chúng ta không phải ai cũng may mắn sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, đều đặn. Răng cửa thẳng là một tiêu chí quan trọng làm nên...

Thuốc cường dương Viagra: Công dụng, giá bán và cách sử dụng

Niềng Răng Có Bị Hô Lại Không Và Biện Pháp Khắc Phục Cụ Thể

Niềng răng có bị hô lại không là một trong những câu hỏi băn khoăn của nhiều người khi đang có nhu cầu thực hiện phương pháp thẩm mỹ nha...

Niềng Răng Móm Mất Bao Nhiêu Tiền? Có Đắt Không?

Răng móm là một trong những trường hợp bị sai lệch khớp cắn thường gặp trong nha khoa. Tình trạng răng móm làm cho người bệnh cảm thấy tự ti...

Không còn phải lo lắng vì chi phí niềng răng nữa, bạn hoàn toàn có thể trả góp với lãi suất 0%, chỉ từ 1 - 2 triệu/tháng

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *