Viêm Mũi Dị Ứng Ngứa Mắt Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến và xảy ra ở bất cứ ai. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng như sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi… Tuy nhiên, bệnh không chỉ gây triệu chứng lên mũi mà còn tác động lên mắt. Vậy viêm mũi dị ứng ngứa mắt là như thế nào? Ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh?

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến mắt không?

Viêm mũi dị ứng đang ngày càng gia tăng bởi nguyên nhân chính xuất phát từ sự ô nhiễm không khí, sự thay đổi của môi trường sống. Trên thế giới, số người bị viêm mũi dị ứng chiếm tỷ lệ 20 – 25% dân số. Còn tại Việt Nam, con số này chiếm 12,3% dân số trong nước.

Nhiều người vẫn luôn cho rằng, viêm mũi dị ứng chỉ gây các triệu chứng ở hệ hô hấp là mũi chứ sẽ không tác động lên mắt. Thế nhưng, bệnh viện Tai – Mũi – Họng Hoàng gia Anh đã có nghiên cứu của GS. Glenis Kathleen Scadding – chủ tịch Hội Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng cho biết: 

  • Sẽ có 42% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có ít nhất một triệu chứng trên mũi ở mức độ vừa và nặng; một triệu chứng trên mắt ở mức độ vừa và nặng.
  • 93% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị gây phiền toái bởi các triệu chứng vào ban ngày và 47% bệnh nhân bị gây phiền toái bởi các triệu chứng của bệnh vào ban đêm.

Triệu chứng ngứa mắt do viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có biểu hiện rất đa dạng và nếu không được thăm khám kỹ lưỡng sẽ rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Từ đó, việc điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng và có chuyển biến phức tạp hơn.

Biểu hiện chảy mũi, ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi của viêm mũi dị ứng cũng là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm. Trong khi đó, ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt lại dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc dị ứng.

Vì thế, không ít người khi thấy bản thân bị ngứa mắt lại không nghĩ là do viêm mũi dị ứng. Từ đó, chủ quan và không tìm ra hướng điều trị sớm, phù hợp, dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Viêm mũi dị ứng ngứa mắt có ảnh hưởng như thế nào?

Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo ngứa mắt do viêm mũi dị ứng nếu không được khắc phục sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến mắt. Đó là:

Viêm mũi dị ứng gây xước giác mạc

Ngứa mắt khiến người bệnh có thói quen đưa tay lên dụi mắt. Nếu cứ tiếp tục thì rất dễ sẽ làm xước giác mạc. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây ra các bệnh về mắt.

Nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà đưa tay lên gãi, dụi mắt. Hành động này sẽ làm lưu thông máu đến mắt bị gián đoạn, khiến dây thần kinh thị lực bị tổn thương. Từ đó, dễ làm tăng nhãn áp, thậm chí là gây mù lòa.

Gia tăng tỷ lệ cận thị

Dụi mắt, cọ xát là một trong những tác động dễ làm cho mắt bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến nhãn cầu. Vì thế gia tăng bệnh cận thị. 

Đặc biệt, đối với những người đã bị cận thị mà thường xuyên dụi mắt sẽ làm tình trạng cận càng nghiêm trọng hơn. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt cũng như tầm nhìn.

Bệnh mắt ngày càng nghiêm trọng

Tác động vào mắt thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến giác mạc biến dạng và ngày càng yếu hơn. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục và không được khắc phục sớm sẽ khiến mô giác mạc chuyển sang hình nón thay vì hình cầu như ban đầu. Từ đó, khiến người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng và giảm thị lực.

Ngoài ra, đưa tay gãi, dụi mắt vô tình sẽ đưa các vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mắt. Điều này sẽ làm gia tăng mắc các bệnh về mắt hoặc làm những bệnh về mắt như nhiễm trùng, thoái hóa điểm vàng, viêm kết mạc… ngày càng nghiêm trọng hơn.

Dễ chuyển sang đau mắt đỏ

Viêm mũi ảnh hưởng đến mắt, khiến mắt ngứa, chảy nước. Tình trạng này kéo dài, cộng thêm việc bạn thường xuyên đưa tay lên gãi, dụi mắt sẽ vô tình làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt. Từ đó, gây đỏ mắt, thậm chí là bệnh đau mắt đỏ.

Mí mắt chảy xệ, gây mất thẩm mỹ

Hành động dụi mắt do ngứa sẽ khiến nhãn cầu tổn thương ngày càng nhiều. Vì thế, mí mắt dần mất đi tính đàn hồi, vùng da xung quanh mắt thâm quầng. Từ đó, dễ làm mí mắt chảy xệ, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Như vậy, từ những chia sẻ trên, có thể thấy rằng ngứa mắt do viêm mũi dị ứng nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều tác động đến sức khỏe. Vì thế, khi có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt… các bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra chính xác bệnh lý đang mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả cao.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ngứa mắt

Để tình trạng viêm mũi dị ứng ngứa mắt không còn là nỗi lo, chúng ta cần sớm điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng các phương pháp dân gian

Những phương pháp dân gian thích hợp để điều trị viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ, khi bệnh mới khởi phát từ đó giảm hiện tượng ngứa mắt xảy ra. Các bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà sau đây:

Hỗn hợp nước tỏi và mật ong

Thành phần trong tỏi có chứa allicin – là chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa vi rút, nấm, vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó, thành phần các vitamin, khoáng chất trong mật ong có tác dụng chống viêm, làm mềm và giữ ẩm cho niêm mạc. Vì thế, kết hợp nước tỏi và mật ong theo cách sau đây sẽ hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Tỏi tươi: 2 nhánh
  • Mật ong nguyên chất: 3 thìa

Cách thực hiện:

  • Tỏi lột vỏ, đập dập và ép lấy nước cốt.
  • Cho nước cốt tỏi ra bát, thêm 3 thìa mật ong vào, trộn thật đều.
  • Lấy bông y tế thấm vào dung dịch, nhét vào mũi trong thời gian 2 – 5 phút.

Áp dụng cách này ngày 2 – 3 lần để giảm các triệu chứng của bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

Thành phần trong gừng có chứa 6-gingerol – đây là hoạt chất có tác dụng ức chế một số dị nguyên gây dị ứng như nấm mốc, thời tiết… Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và chống viêm khá tốt cho người bị viêm mũi dị ứng ngứa mắt.

Để trị viêm mũi dị ứng, bạn chỉ cần đun nước trà gừng và uống mỗi ngày. Hoặc nhai 2 – 3 lát gừng tươi cũng mang đến hiệu quả tốt trong việc giảm triệu chứng của bệnh.

Sử dụng lá lốt

Lá lốt có chứa piperidin và piperin là những chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng diệt vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm. Vì thế, bạn có thể áp dụng 1 trong những cách sau để trị viêm mũi dị ứng:

  • Cách 1: Rửa sạch lá lốt tươi, sau đó giã nát và nhét 5 phút vào 2 lỗ mũi. Sau đó, dùng nước sạch rửa và xì mũi.
  • Cách 2: Lá lốt tươi rửa sạch, ép lấy nước cốt. Dùng nước này nhỏ mũi 1 – 2 giọt mỗi bên. Áp dụng mỗi ngày 2 lần.
  • Cách 3: Đun sôi nước lá lốt và tiến hành xông hơi mũi trong khoảng 10 phút. Ngày làm 1 lần.

Lưu ý: Những phương pháp dân gian cho hiệu quả chậm và cần kiên trì áp dụng mới thấy tác dụng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng trong thời gian dài dễ gây ngộ độc.

Điều trị viêm mũi dị ứng ngứa mắt bằng thuốc Tây

Nếu người bị viêm mũi dị ứng ngứa mắt đã áp dụng các cách điều trị tại nhà không hiệu quả thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Thông thường, một số loại thuốc tây dùng để chữa viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine H1 (dạng uống + xịt): Có tác dụng ngăn ngừa sự sản sinh histamine, giảm phóng thích histamine vào da và niêm mạc. Đồng thời, làm giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mũi…

  • Thuốc co mạch: Có tác dụng chống phù nề, giảm tình trạng xung huyết. Một số loại thuốc thường dùng là Phenylephrine, Pseudoephedrin, Phenylpropanolamine (dạng uống) và Xylomethazolin hoặc Naphazolin (dạng xịt)
  • Nhóm thuốc corticoid: Tác dụng chống viêm và dị ứng. Tuy nhiên, để giảm những tác hại của thuốc, bác sĩ thường chỉ định dùng loại hít hoặc xịt.
  • Một số loại thuốc khác tùy theo tình trạng của bệnh: Thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm, thuốc nhỏ mũi chứa Nacl 0,9%, thuốc nhỏ mắt.

Lưu ý: Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng dễ để lại tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng

Ngoài dùng thuốc Tây, bạn có thể lựa chọn thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng ngứa mắt đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đông y chữa bệnh dựa vào căn nguyên nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp điều trị tận gốc bệnh, đảm bảo mang hiệu quả cao mà ít tái phát. Đồng thời, còn giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Một số thảo dược thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng là: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, bồ công anh, mã đề, kinh giới, cam thảo, tân di, bạch truật, đẳng sâm, bèo cái, đinh lăng… Tuy nhiên, căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà các lương y sẽ sử dụng bài thuốc với các vị thảo dược phù hợp. Phụ thuộc vào từng chứng bệnh để có biện pháp chữa bệnh hiệu quả, cụ thể như sau: 

Thể phong hàn phạm phế 

  • Triệu chứng viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm thế : Mũi ngứa, hắt hơi từng đợt, nước mũi chảy nhiều, trong, tăng lên khi bị cảm gió lạnh, nghẹt mũi, người ớn lạnh, sợ lạnh.
  • Cách trị : Sơ phong, tán hàn, thông khiếu (bằng những loại thuốc có vị cay, tính ấm, nóng).
  • Bài thuốc : Ké đầu ngựa 12g, quế chi 4-6g, bạch chỉ 8-10g, kinh giới 8-10g, bèo cái 10-12g hành trắng 6-8g, gừng tươi 4-6g, mã đề 8-10g, đại táo 3 quả. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn. 

Thể phong nhiệt phạm phế 

  • Triệu chứng viêm mũi dị ứng thể phong nhiêt phạm phế : Mũi ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, khứu giác bị giảm, gặp trời nóng thì chảy mũi liên tục kèm phát sốt, nhức đầu, ra mồ hôi.
  • Cách trị : Tán phong thanh nhiệt, thông khiếu (bằng thuốc có vị cay, tính mát ).
  • Bài thuốc : Kim ngân hoa 12-16g, ké đầu ngựa 12g, bồ công anh (hoặc sài đất) 12g, lá dâu tằm 8-10g, rau diếp cá 10-12g, cúc tần 8-10g, mã đề 8-10g, cam thảo nam 8-10g, bạc hà 6-8g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống thuốc nguội.

Thể phế, tỳ khí hư

  • Triệu chứng viêm mũi thể thế phế, tỳ khí hư : Mũi ngứa, nhức, hắt hơi nhiều, nước mũi trong, chảy nhiều, khi gặp lạnh hoặc khi gặp dị ứng nguyên thì bệnh phát, tái phát liên tục kèm theo tình trạng thở ngắn hơi, khó thở, người mệt mỏi, không có sức.
  • Cách trị : Ích phế cố biểu, bổ khí thông khiếu.
  • Bài thuốc : Đẳng sâm 12g, rễ đinh lăng 12g, kinh giới 10-12g, bạch chỉ 8-10g, bạc hà 8-10g, mã đề 8-10g, ý dĩ 12g, đậu ván 12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Trên đây là một số thông tin, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng thường gặp và cách chữa viêm mũi dị ứng ngứa mắt cho độc giả tham khảo. Tuy đây không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn vẫn cần chú ý theo dõi và tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị tránh những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. 

XEM THÊM

Cập nhật lúc: 3:28 PM , 13/04/2023

Tin liên quan

Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính: “BÓC TRẦN” Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý CỰC HAY Từ Chuyên Gia

Viêm mũi dị ứng mãn tính là một căn bệnh dai dẳng và ám ảnh của rất nhiều người, nhất là khi thời tiết giao mùa. Căn bệnh này có...

Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Lạnh: Những Điều Người Bệnh Cần Biết [ĐỌC NGAY]

Khí hậu hanh khô mùa đông cùng với khói bụi, khói thuốc, lông động vật, phấn hoa... khiến bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh ngày càng gia tăng...

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm ngứa mũi nhanh chóng

Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng: TOP 5+ Loại Thuốc Chuyên Gia Khuyên Dùng [XEM NGAY]

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng nào hiệu quả và an toàn? Dùng thuốc xịt để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng giúp giảm nhanh các triệu chứng khó...

Top Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Thuốc Nam An Toàn, Hiệu Quả Tốt

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn do mang lại hiệu quả tốt, độ lành tính, an toàn cao. Tham khảo...

Cách Điều Trị Bệnh Viêm Mũi Xuất Tiết AN TOÀN, HIỆU QUẢ Nhất [CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG]

Từ xưa đến nay, cả dân gian, y học cổ truyền và y học hiện đại đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng...

Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,... là những dấu hiệu điển hình của bệnh

Chữa Viêm Mũi Ở Trẻ Em Thế Nào Cho Hiệu Quả [CHUYÊN GIA VTV2] Hướng Dẫn Phụ Huynh

Chữa viêm mũi ở trẻ em là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Chữa như thế nào mau khỏi và an toàn? Làm thế nào để căn...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *