Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý liên quan trực tiếp đến quá trình mọc răng khôn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên ai cũng phải đối mặt với quá trình mọc răng khôn trong đời. Vì thế, bất kỳ ai cũng cần tìm hiểu kỹ cách khắc phục viêm lợi trùm có mủ để tránh được các cơn đau đớn và khó chịu kéo dài.
Viêm lợi trùm có mủ là gì?
Phần lợi bao phủ trên bề mặt răng, có thể phủ kín hoặc phủ một phần răng được gọi là lợi trùm. Thông thường khi răng mọc lên cao phần lợi này sẽ bị tiêu biến. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp phần lợi trùm này sẽ tiếp tục che phủ và cản trở quá trình răng mọc lên. Trong quá trình phát triển, răng sẽ đẩy một phần lợi trùm tạo nên khoảng trống dưới lợi. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, phần lợi có nguy cơ cao bị sưng, viêm.
Trong các dạng viêm lợi, viêm lợi trùm là dạng đặc biệt vì nó là bệnh lý liên quan đến quá trình mọc răng khôn – chiếc răng mọc cuối cùng của cung hàm. Nếu răng khôn đang mọc nhưng bị lợi trùm cản trở, răng khôn vẫn tiếp tục mọc lên nhưng sẽ đâm vào phần lợi khiến lợi bị sưng phồng, gây cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh.
Viêm lợi trùm không phải vấn đề hiếm lạ khi mọc răng khôn, nếu vi khuẩn không tấn công, lợi có thể tự phục hồi trong từ 3 – 4 ngày. Thế nhưng, trong trường hợp răng khôn bị mọc lệch, viêm lợi trùm sẽ tiến triển nặng khiến các cơn đau kéo dài, có thể gây sốt cho người bệnh.
Khi răng khôn mọc lệch, các thức ăn thừa sẽ bị kẹt lại tại vị trí lợi bị viêm. Những mảnh vụn thức ăn này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn làm tổ và xâm nhập, tấn công vào nướu thông qua các tổn thương do răng khôn mọc lên đâm vào nướu. Từ đó hình thành nên các bọc mủ làm các mô quanh thân và chân răng sưng phồng. Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn này được gọi là viêm lợi trùm có mủ.
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, vi khuẩn sẽ thông qua vết thương lan rộng và phá hủy những phần mô xung quanh, thậm chí có thể gây tổn hại đến răng và xương hàm.
Dấu hiệu của viêm lợi trùm có mủ
Tình trạng viêm lợi răng khôn có mủ có rất nhiều triệu chứng để nhận dạng. Mọi người có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây để phát hiện bệnh và có phương án xử lý kịp thời:
Lợi trùm bị sưng đỏ
Triệu chứng đầu tiên có thể thấy được khi mắc viêm lợi trùm có mủ là sự thay đổi ở lợi. Lúc này phần lợi trùm trên vị trí mọc răng khôn sẽ bị sưng phồng và tấy đỏ. Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau đớn khi ấn vào phần lợi này. Thêm vào đó, hiện tượng chảy nước và mủ ở lợi trùm cũng có thể xuất hiện.
Đau răng
Những cơn đau răng là triệu chứng phổ biến ai cũng gặp phải khi bị viêm lợi có mủ. Các cơn đau thường kéo dài và xuất hiện ngay cả khi người há miệng và nuốt nước bọt. Vì việc lợi trùm bị lợi trùm có mủ do viêm nhiễm nặng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ răng và xương hàm.
Sốt và nổi hạch
Sốt là dấu hiệu cảnh báo cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng. Khi bị viêm lợi răng khôn có mủ, vùng nướu sẽ bị nhiễm trùng nặng làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 38 độ. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan và gây kích ứng đến tổ chức xung quanh làm sưng nướu nổi hạch ở vùng cổ và phần má ở gần vị trí nướu mọc răng khôn bị sưng to.
Hôi miệng, chảy nước miếng
Hơi thở có mùi khó chịu, hôi miệng là triệu chứng khi mắc các bệnh lý về răng miệng. Khi bị viêm lợi trùm có mủ, vi khuẩn sẽ trú ngụ trong các ổ mủ ở nướu răng làm phân huỷ protein của vi sinh vật rồi tạo ra khí có mùi hôi. Triệu chứng hôi miệng sẽ dần sẽ biến mất khi tình trạng viêm nhiễm thuyên giảm.
Bên cạnh đó phần lợi trùm có mủ càng bị sưng to, phần miệng của người bệnh càng khó khép kín như bình thường. Việc này gây ra hiện tượng chảy nước miếng. Người bệnh có thể dựa theo những dấu hiệu trên để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Viêm lợi trùm có mủ ảnh hưởng như thế nào?
Tình trạng viêm lợi trùm có mủ nếu kéo dài không được điều trị hoặc điều trị sai cách hay không dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Vì khi ổ mủ tích tụ quá nhiều sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh gây ra những cơn đau vô cùng dữ dội cho người bệnh.
Thêm vào đó, viêm lợi răng khôn có mủ còn có thể gây sưng hạch bạch huyết ngay dưới hàm, sưng mặt khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và công việc hằng ngày. Khi bệnh diễn biến nặng viêm nhiễm sẽ lan sâu hơn vào vùng xương hàm và các bộ phận khác như đầu cổ, thậm chí có thể gây nên nhiễm trùng huyết.
Hơn thế nữa, các răng bên cạnh của răng khôn cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan trên diện rộng. Việc này dẫn đến khả năng mất răng rất cao vì thế người bệnh cần cân nhắc để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, các vi khuẩn trong khoang miệng còn trôi theo thức ăn vào dạ dày hoặc tấn công vào dòng máu thông qua các điểm chảy máu trên nướu răng. Từ đó gây tổn hại cho các cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Xem thêm: Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì tốt nhất? 3 nhóm thuốc được chỉ định
Biện pháp điều trị viêm lợi trùm có mủ
Khi phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên của viêm lợi trùm có mủ, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra các biện pháp xử lý phù hợp tránh để bệnh kéo dài trở nặng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Điều trị viêm lợi trùm có mủ tại nhà
Nếu chưa có thời gian và điều kiện đến gặp bác sĩ, người bệnh có thể thử một vài mẹo đơn giản với các nguyên liệu sẵn có, dễ tìm để xử lý viêm lợi trùm, cụ thể như sau:
Điều trị viêm lợi có mủ với tỏi
Trong thành phần của tỏi có chứa kháng sinh allicin có công dụng ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Vì vậy tỏi thường được điều chế để điều trị viêm lợi trùm có mủ.
Người bệnh đem tỏi đã được bóc vỏ và làm sạch đi nghiền nát với muối. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để thoa lên vùng nướu ở vị trí răng khôn từ 2-5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Áp dụng phương pháp xử lý viêm lợi trùm bằng tỏi đều đặn mỗi ngày sẽ khiến tình trạng viêm lợi thuyên giảm đồng thời giúp tiêu diệt hết vi khuẩn trong khoang miệng.
Xử lý lợi trùm với nước chanh
Nước cốt chanh có khả năng kháng viêm vô cùng hiệu quả nên người bệnh chỉ cần lấy nước chanh hòa thêm muối rồi bôi lên vị trí bị viêm nhiễm. Phương pháp này giúp phần nướu lợi khỏe mạnh, tăng sức đề kháng giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập trong quá trình mọc răng khôn.
Chữa viêm lợi trùm có mủ bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu lý tưởng để điều trị viêm lợi mưng mủ vì các thành phần trong mật ong có thể kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, tiêu sưng và giảm viêm.
Người bệnh lấy một ít mật ong rồi chà xát nhẹ nên vùng lợi trùm và nướu bị viêm, để khoảng 2 phút hãy súc miệng lại bằng nước ấm. Thực hiện cách xử lý lợi trùm bằng mật ong đều đặn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt nhưng người bệnh lưu ý chỉ thoa mật ong sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Chữa lợi trùm có mủ bằng dầu đinh hương
Dầu đinh hương có tính năng kháng khuẩn tự nhiên đồng thời giúp giảm đau, tiêu viêm, điều trị áp xe răng hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng dầu đinh hương để thoa lên vùng lợi trùm từ 2-3 lần một ngày để điều trị viêm lợi trùm có mủ. Ban đầu người bệnh sẽ thấy nóng và bị rát nhưng sau đó sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Điều trị viêm lợi trùm có mủ tại nha khoa
Tùy vào mức độ viêm lợi trùm, nha sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Sau đây là một số phương pháp bác sĩ có thể đưa ra để điều trị viêm lợi trùm có mủ:
Sử dụng kháng sinh
Nếu phần lợi trùm bị viêm của người bệnh đã sưng và tấy đỏ, bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành sát trùng ổ viêm. Tiếp theo người bệnh sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn. Sau khi tình trạng lợi trùm bị viêm được cải thiện, bác sĩ mới tiến hành điều trị viêm lợi trùm có mủ một cách triệt để.
Vì việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giải quyết được tạm thời tình trạng viêm lợi nên bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng kháng sinh trong khoảng 5-7 ngày, để phần viêm nhiễm ổn định dần. Tuy nhiên, vì là giải pháp tạm thời nên tình trạng viêm nhiễm có thể tái phát trở lại.
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày nên nếu người bệnh có tiền sử bệnh dạ dày hãy báo với bác sĩ để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra.
Một vài thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị viêm lợi có mủ bao gồm:
- Metronidazol: giúp chống vi trùng nitronidazole, có giá 11.000 nghìn VND / hộp 14 viên.
- Azithromycin: giúp giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, có giá 170.000 nghìn VNĐ/ hộp 30 viên
- Ciprofloxacin: giúp ngăn chặn sự sao chép chromosome đồng thời kìm hãm sự sản sinh của tế bào vi khuẩn, có giá 147.000 nghìn VNĐ/ hộp 100 viên
- Clindamycin: điều trị nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, có giá 100.000 nghìn VNĐ/ hộp 100 viên
- Amoxicillin: ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và giúp giảm viêm. Amoxicillin 250mg hộp 100 viên có giá 70.000 VNĐ/hộp, Amoxicillin 500mg hộp 100 viên có giá 100.000 VNĐ/hộp
- Minocycline: điều trị viêm lợi, viêm nha chu hiệu quả, có giá 230.000 nghìn VNĐ/ hộp 30 viên
- Erythromycin: diệt vi khuẩn, giảm viêm, sưng, đau hiệu quả, có giá 215.000 nghìn VNĐ/ hộp 100 viên
Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm thuộc dạng tiểu phẫu nhỏ để loại bỏ phần lợi bị mọc trùm lên răng khôn. Thủ thuật này sẽ được tiến hành nếu răng khôn của người bệnh mọc thẳng vì nó sẽ giải phóng được không gian và tạo điều kiện thuận lợi cho răng khôn tiếp tục mọc lên.
Trước khi tiến hành cắt lợi trùm, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình vệ sinh khoang miệng và gây tê phần lợi trùm lên răng khôn cần loại bỏ. Tiếp theo bác sĩ sẽ thực hiện cắt mặt trong, mặt ngoài và loại bỏ phần gốc lợi trùm bằng việc sử dụng Laser. Lúc này người bệnh sẽ bị đau, sưng và rỉ máu nhẹ. Thông thường, phần lợi sẽ hoàn toàn bình phục trong thời gian từ 1-2 tuần.
Nhổ răng khôn
Loại bỏ răng là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý tình trạng viêm lợi trùm có mủ vì nó sẽ đảm bảo hiện tượng này không tái phát nữa. Bên cạnh đó việc nhổ bỏ răng khôn cũng giúp phần hàm có thêm khoảng trống. Từ đó, việc vệ sinh răng miệng sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn.
Đặc biệt trong trường hợp răng khôn mọc lệch, người bệnh sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ răng vì lúc này người bệnh không chỉ đối mặt với tình trạng viêm lợi trùm, răng khôn mọc lên còn làm hư hại và tiêu biến các răng bên cạnh đồng thời gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Viêm lợi trùm có mủ nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh về răng miệng đặc biệt là viêm lợi trùm răng khôn. Vì thế câu hỏi viêm lợi trùm có mủ nên ăn gì, kiêng gì luôn được nhiều người quan tâm.
Viêm lợi trùm có mủ nên ăn gì?
Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có khả năng giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, bao gồm:
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, các loại quả mềm như bơ hay chuối…
- Bổ sung chất Polyphenols để góp phần chống viêm kháng khuẩn bằng cách uống nước pha bằng lá trà xanh mỗi ngày.
- Tăng cường thêm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và các khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày như: thịt, cá trứng, sữa…
- Nên ăn những thức ăn dạng mềm như cháo, súp… để phòng ngừa những tác động mạnh lên phần lợi trùm bị viêm.
Viêm lợi trùm răng khôn nên kiêng gì?
Viêm lợi mưng mủ sẽ gây đau nhức và ảnh hưởng xấu đến các hoạt động trong đời sống thường ngày nên người bệnh cần hạn chế tiêu hóa một số loại thực phẩm:
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh, snack, kẹo…
- Không uống quá nhiều thức uống có ga bao gồm nước ngọt, bia hay cà phê,…
- Không lạm dụng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ gây tổn hại đến phần lợi nướu và men răng.
- Bỏ thói quen ăn nhiều đồ cay nóng như hạt tiêu, ớt, mù tạt…vì sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn
- Không nên ăn những loại thực phẩm có độ bám dính cao vì các thực phẩm này sẽ khó loại bỏ hoàn toàn khi vệ sinh răng miệng. Chúng sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây viêm lợi phát triển
Cách phòng ngừa khi bị viêm lợi trùm có mủ
Để tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm gây đau nhức và các biến chứng xấu làm tốn kém thời gian và chi phí điều trị, mọi người hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Thường xuyên thăm khám tại nha khoa ít nhất một năm 2 lần để lấy cao răng, kiểm soát được các bệnh lý về răng miệng và phát hiện sớm trường hợp bị viêm lợi có mủ do mọc răng khôn.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách bằng việc chải răng 2 lần với kem đánh răng chứa Fluoride đồng thời sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng hiệu quả.
- Lưu ý không vệ sinh răng quá mạnh hay nhai các thức ăn cứng vì sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn thương và chảy máu vùng nướu khiến tình trạng sưng mủ trầm trọng hơn.
- Khi mọc răng khôn nên ăn các loại thức ăn mềm để hạn chế tổn thương đến vùng lợi
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường và axit gây hại cho răng. Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa vitamin A, chất xơ,… để hỗ trợ quá trình viêm lợi trùm do mọc răng khôn hồi phục nhanh hơn.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về phương pháp điều trị và phòng tránh viêm lợi trùm có mủ. Hãy lưu lại ngay và áp dụng cho quá trình mọc răng khôn diễn ra an toàn và giảm bớt đau đớn nhất có thể.
Cập nhật lúc: 9:07 AM , 16/03/2023Gợi ý xem thêm: