Viêm Lỗ Chân Lông Ở Tay: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Viêm lỗ chân lông ở tay là tình trạng nang lông bị bít tắc, viêm nhiễm, hình thành các đốm nhỏ sần sùi, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp và khó khăn trong việc lựa chọn trang phục. Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu điều trị không đúng cách có nguy cơ dẫn tới bội nhiễm, để lại sẹo. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

Viêm lỗ chân lông ở tay là gì?

Viêm lỗ chân lông ở tay (viêm nang lông ở tay) là tình trạng vi khuẩn, nấm tấn công nang lông ở tay, dẫn đến viêm nhiễm. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở 1 cánh tay rồi lan dần sang tay còn lại. Thậm chí, viêm lỗ chân lông ở tay còn có thể lây sang nhiều vùng da khác, như: Chân, lưng, ngực, nách,…

Chuyên gia da liễu khuyến cáo người bệnh nên điều trị viêm nang lông ở tay ngay khi phát hiện để tránh lây lan, viêm nhiễm, để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ.

Dấu hiệu nhận biết viêm lỗ chân lông ở tay

  • Cánh tay xuất hiện nhiều nốt sần màu đỏ ứng, có thể phân bố lẻ tẻ hoặc nổi nhiều, tập trung thành mảng lớn.
  • Lông tay không mọc bình thường mà bị xoắn, mọc ngược xuống dưới nang lông, gây ngứa, đau rát,…
  • Khi viêm lỗ chân lông chuyển nặng, da viêm nhiễm sẽ xuất hiện những mụn lớn, có mủ, sưng tấy, đau nhức, sờ vào thấy sần sùi, thô ráp.
  • Mụn mủ vỡ, chảy dịch, tạo thành vảy khô màu trắng trên da, thậm chí để lại sẹo.

Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông ở tay

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do sự tấn công của nấm và vi khuẩn ở nang lông.

Ngoài ra, có một yếu tố khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức do rối loạn nội tiết tố hoặc thời tiết nóng bức, làm bít tắc lỗ chân lông.
  • Cạo, nhổ lông tay sai cách khiến nang lông bị tổn thương.
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng da khiến lớp màng bảo vệ da bị suy yếu.
  • Mặc áo, váy làm từ chất liệu thô cứng, bó sát, không thấm hút mồ hôi khiến vùng da ở cánh tay luôn trong trạng thái ẩm ướt.
  • Vệ sinh da không đúng cách, không tẩy da chết thường xuyên.
  • Thời tiết nóng ẩm kéo dài là điều kiện lý tưởng cho nấm, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển.
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, có gas, đồ uống có cồn, đồ ngọt, đồ cay nóng,…
  • Điều trị sai cách khiến bệnh tiến triển nặng, lây lan rộng.

Cách điều trị viêm lỗ chân lông ở tay

Chăm sóc da tại nhà

Nếu tình trạng viêm lỗ chân lông ở tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể xử lý bệnh bằng các biện pháp chăm sóc da tại nhà. Cụ thể:

  • Luôn vệ sinh da tay sạch sẽ, giữ khô thoáng. Nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để vệ sinh cánh tay.
  • Không để vùng da tay bị viêm lỗ chân lông tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không sờ, nặn, làm vỡ các nốt mụn trên da để tránh tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không cào, gãi, làm trầy xước da tay vì sẽ khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, việc điều trị trở nên khó khăn.
  • Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm chăm sóc da có thành phần gây kích ứng. Nên lựa chọn loại có thành phần tự nhiên, dành riêng cho bệnh nhân viêm lỗ chân lông.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít), bổ sung rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể. Vitamin giúp da phục hồi nhanh chóng và khỏe mạnh.

Mẹo dân gian chữa viêm lỗ chân lông ở tay

Dùng bã cà phê

Bã cà phê giúp làm sạch da, tẩy tế bào chết và chứa Niacin – Vitamin B3, một chất có khả năng kháng khuẩn nhẹ, kiểm soát dầu nhờn trên da hiệu quả, giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cánh tay bị viêm nang lông.
  • Đắp 5 muỗng cà phê lên tay rồi mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 8 phút. Lưu ý không mát xa quá mạnh, khiến da bị tổn thương.
  • Để yêu trong 40 phút. Sau đó rửa sạch tay bằng nước ấm.

Trà xanh

Trà xanh dồi dào hoạt chất EGCG – một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Vì vậy, trà xanh giúp bảo vệ nang lông khỏi sự tấn công của nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà, nên ngâm trong nước muối loàng 10-15 phút để diệt sạch vi khuẩn. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
  • Cho lá trà vào ấm, đổ nước sôi vào ủ trong 10 phút. Hoặc trực tiếp đun sôi nước rồi cho lá trà vào, giữ nước sôi trong 5-7 phút.
  • Dùng nước trà xanh để rửa nhẹ nhàng vùng da bị viêm lỗ chân lông ở tay.
  • Có thể dùng phần bã chà xát nhẹ nhàng lên da để làm sạch bã nhờn, tăng hiệu quả.

Lá trầu không

Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, tiêu sưng hiệu quả, như: Chavibetol, Methyl eugenol hay Chavicol,… Vì vậy, dùng lá trầu không để trị viêm lỗ chân lông khá hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nát lá trầu không rồi cho vào 1 miếng vải mỏng sạch.
  • Vắt lấy nước cốt, thấm đều lên vùng da tổn thương, rồi để da khô tự nhiên.
  • Sau 15 phút, rửa lại da nhẹ nhàng với nước sạch.

Nha đam

Trong gel nha đam có chứa nhiều Axit salicylic, Magnesium lactate,… Đây là những hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm, rất tốt cho da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam, rửa sạch, lột vỏ rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm lỗ chân lông ở tay.
  • Mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Thực hiện 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bột yến mạch

Bột yến mạch có hàm lượng kẽm (Zinc) cao, có tính sát trùng, giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra trong yến mạch có chứa avenanthramide, là một chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bát nước khoảng 37 độ C.
  • Hòa bột yến mạch vào nước, đợi khoảng 3-5 phút.
  • Dùng nước yến mạch thoa lên vùng da tay bị viêm nang lông.
  • Giữ nguyên khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp sau 2 tuần chăm sóc tại nhà tình trạng viêm lỗ chân lông ở tay của bạn không cải thiện, hoặc xuất hiện mủ trắng da khô ráp, sần sùi, mụn nước vỡ, chảy dịch,… thì cần tới gặp bác sĩ da liễu ngay để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định:

Kem bôi ngoài da

Kem bôi da có chứa hoạt chất Axit Salicylic hoặc Benzoyl Peroxide thường được dùng cho người bị viêm lỗ chân lông ở tay mức độ nhẹ. Hoạt chất này có khả năng cải thiện triệu chứng viêm ở da sau 4-8 tuần.

Dùng thuốc uống

Với người bệnh viêm lỗ chân lông có biểu hiện phức tạp hơn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống.

  • Thuốc kháng sinh: Ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Nhiều trường hợp nặng cần dùng kết hợp kháng sinh đường uống và kháng sinh bôi da trong 2 tháng mới khỏi bệnh.
  • Thuốc tránh thai hoặc thuốc tác động tới hormone: Giúp điều tiết dầu nhờn trên da, dần dần cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông. Thông thường người bệnh cần điều trị trong 3-4 tháng mới thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Isotretinoin: Là một loại thuốc điều trị có dược lực khá mạnh, bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người.

Tiểu phẫu

Là thủ thuật dùng tiểu phẫu để loại bỏ ổ viêm, ngăn chặn bệnh viêm lỗ chân lô tiến triển, lan rộng. Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh điều trị bằng thuốc mà không hiệu quả.

Điều trị bằng laser

Là phương pháp ứng dụng công nghệ cao trong điều trị bệnh. Tia laser giúp loại bỏ tế bào chế, nấm và vi khuẩn gây bệnh, phục hồi làn da mềm mịn, săn chắc vốn có. Phương pháp này không gây đau, đảm bảo an toàn cho da, không để lại sẹo

Cách phòng tránh viêm nang lông ở tay

  • Mặc quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, không quá bó sát.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày để tránh bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt là sau khi vận động mạnh, ra mồ hôi.
  • Sử dụng xà phòng, sản phẩm dưỡng da phù hợp, giúp giảm chất nhờn, thông thoáng lỗ chân lông.
  • Trước khi tẩy lông nên làm sạch da, dùng khăn mát xa hình tròn nước khi cạo, dùng dao cạo riêng, sắc, sạch sẽ và cạo theo hướng mọc của lông.
  • Thay ga trải giường thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, ký sinh trùng.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ uống có gas, có cồn.
  • Không tự ý nặn mụn nhọt.
  • Dùng riêng các vật dụng hàng ngày như khăn, quần áo, dao cạo.
  • Không tự ý nặn mụn nhọt.

Trên đây là thông tin về bệnh viêm lỗ chân lông ở tay và những phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mong rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi làn da mềm mịn, khỏe mạnh. Các bạn đừng quên thăm khám nếu thấy dấu hiệu viêm nhiễm, bệnh lan rộng để được bác sĩ tư vấn kịp thời, tránh để lại sẹo.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 1:30 PM , 02/04/2024

Tin liên quan

Viêm Lỗ Chân Lông [Nang Lông]: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm lỗ chân lông là một tình trạng da thường gặp khi các nang lông bị viêm hoặc nhiễm trùng. Với hơn 5 triệu nang lông trên cơ thể, viêm...

Top 7+ Thuốc Trị Viêm Nang Lông Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Viêm nang lông không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt với phái đẹp. Viêm nang lông khiến da luôn ngứa...

viêm nang lông ở lưng

Viêm Nang Lông Ở Lưng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Hướng Điều Trị

Viêm nang lông ở lưng là bệnh lý về da liễu gặp nhiều hiện nay trong xã hội mà đa số là chị em phụ nữ. Tình trạng này do...

Kem trị viêm nang lông

Cách Điều Trị Viêm Nang Lông Hiệu Quả Nhất

Viêm nang lông là tình trạng viêm lỗ chân lông, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, thẩm mỹ của người bệnh. Nguyên tắc điều trị viêm nang lông là loại...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *