Viêm Khớp Vảy Nến: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị 

Sự tổng hòa của 4 bài thuốc trong 1 liệu trình vừa giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm đau khớp, cột sống vừa bồi bổ ngũ tạng. Từ đó mang lại hiệu quả trị bệnh cao, giảm nguy cơ tái phát.

Viêm khớp vảy nến là dạng bệnh khởi phát có cả triệu chứng của bệnh viêm khớp và vảy nến. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. 

Viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến là thể bệnh viêm khớp mãn tính với các biến chứng khá nguy hiểm. Vậy bệnh viêm khớp vẩy nến là gì? Bệnh viêm khớp vảy nến – tên khoa học là Psoriasis Arthritis  (PsA).

Đây là tình trạng viêm khớp có liên quan đến bệnh vảy nến được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị vảy nến xuất hiện tình trạng viêm khớp là 15 – 30%, trong đó: 

  • 80% bệnh nhân xuất hiện viêm khớp sau các tổn thương do bệnh vảy nến.
  • 15% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng viêm khớp cùng lúc với bệnh vảy nến. 
  • 5% bệnh nhân bị viêm khớp sau đó mới hình thành bệnh vảy nến. 

Theo đó, nam giới và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến tương đương nhau và độ tuổi thường gặp nhất là từ 30 – 55 tuổi. Vậy, yếu tố nào gây nên căn bệnh này?

Nữ giới và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến tương đương nhau.
Nữ giới và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến tương đương nhau.

Nguyên nhân bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến khởi phát khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bắt đầu tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi tại sao hệ thống miễn dịch lại tấn công các mô khỏe mạnh, nhưng có thể xác định được một số yếu tố được xem là nguyên nhân bệnh như sau: 

Do yếu tố di truyền

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người thân trong gia đình mắc bệnh viêm khớp vảy nến có nguy cơ bị mắc bệnh cao gấp 50 lần người bình thường. Bên cạnh đó, nguy cơ truyền nhiễm bệnh từ người cha cao hơn gấp 50 % so với người mẹ bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ cao nhất là cặp song sinh và cận huyết thống với 70% nguy cơ mắc bệnh. Bệnh liên quan đến các kháng nguyên như: HLA B27, HLA B39, HLA Cw6, HLA DR4,…

Do yếu tố miễn dịch

Hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh làm gia tăng hoạt động của tế bào đơn nhân, đại thực bào, kháng thể kháng keratin,… là nguyên nhân bệnh khớp vảy nến. 

Hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Do yếu tố môi trường

Phản ứng miễn dịch bất thường và hiện tượng gia tăng sản xuất các cytokines làm khởi phát bệnh có thể do những yếu tố tác động sau:

  • Người bị HIV có hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe yếu rất dễ khởi phát bệnh. 
  • Thời tiết hanh khô, đặc biệt là vào mùa đông khiến bệnh vảy nến thêm trầm trọng hơn cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp phát triển. 
  • Tuổi tác càng khiến khiến hệ thống xương khớp suy yếu, các chức năng vận động và hệ thống miễn dịch không còn khỏe mạnh nên rất dễ bị tấn công. 
  • Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn Streptococcus và chấn thương cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của căn bệnh này. 

Triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vẩy nến là gì và được biểu hiện như thế nào? Đau, sưng và co cứng khớp là những triệu chứng chính của bệnh viêm khớp vảy nến. Do biểu hiện viêm khớp vảy nến khá giống với bệnh viêm khớp dạng thấp nên nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị sớm.

Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, từ nặng đến nhẹ bao gồm cả cột sống. Một số biểu hiện bệnh cơ bản như sau: 

  • Cảm giác đau khớp kèm triệu chứng của bệnh lý viêm khớp như sưng, ửng đỏ trên bề mặt da, sưng ngón tay và ngón chân.
  • Các khớp thường bị tê, đơ và cứng bất thường ở ngón tay và cột sống, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy. 
  • Bệnh nhân có thể bị đau nhức ở các vùng gân lân cận khớp, đặc biệt là vị trí gót chân, cổ tay và bàn tay khi vận động hoặc cầm nắm đồ vật nặng. 
  • Bề mặt da dày bất thường kèm theo hiện tượng da khô, bong tróc vảy trắng. 
  • Móng tay, móng chân bị tổn thương, đổi màu, lồi lõm, dày lên hoặc bị bong tróc bất thường. 
  • Bệnh nhân còn có thể bị viêm kết mạc mắt, loét miệng, viêm mống mắt,…
Triệu chứng điển hình là cảm giác đau khớp kèm sưng, ưng đỏ và bong tróc vảy trắng trên bề mặt da.
Triệu chứng điển hình là cảm giác đau khớp kèm sưng, ưng đỏ và bong tróc vảy trắng trên bề mặt da.

Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vảy nến có thể phát triển trong nhiều năm với diễn biến từ từ. Thậm chí có những bệnh nhân biểu hiện ở mức độ nhẹ nhưng quá trình tiến triển của bệnh vẫn diễn ra âm thầm, dai dẳng. 

Bệnh có thể được chẩn đoán bằng một số phương pháp như sau: 

  • Chụp X-quang tại khớp viêm có thể thấy mức độ bào mòn của đầu xương dưới sụn, phản ứng màng xương và hẹp khe khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI khớp và khung chậu để xác định tổn thương. 
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF (-) và anti CCP (-) để xác định mức độ viêm.
  • Xét nghiệm máu tăng tốc độ lắng máu và CRP ở giai đoạn viêm khớp cấp tính.  
  • Xét nghiệm Axit Uric có thể chỉ định trong trường hợp bị viêm da nặng và lan tỏa. 
  • Sinh thiết da tìm ra vi khuẩn dưới da hoặc các tác nhân gây bệnh khác. 

Việc chẩn đoán bệnh sớm có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện công để tiến hành các biện pháp chẩn đoán. 

Phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến

Do là một thể bệnh mãn tính, các phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến có chức năng chủ yếu là kiểm soát và giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên lại không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Chữa bằng Tây y

Trong Tây y, bệnh nhân thường được điều trị kết hợp giữa thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Theo đó, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc như sau tùy vào thể bệnh và diễn tiến của bệnh: 

  • Thuốc kháng viêm không chứa nhân steroid: Celecoxib, naproxen, piroxicam, diclofenac, ibuprofen,…
  • Thuốc chống thấp khớp cải thiện diễn tiến bệnh (DMARDs): Methotrexate, sulfasalazine, leflunomide, cyclosporine,…
  • Thuốc kháng yếu tố hoại tử u nhóm alpha: Etanercept 50mg, infliximab 5mg/kg.

Điều trị bệnh bằng Tây y tuy phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng hậu quả là các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân nếu không sử dụng đúng liều lượng. 

Bệnh nhân viêm khớp vảy nến thường được điều trị kết hợp giữa thuốc uống và bôi ngoài da.
Bệnh nhân viêm khớp vảy nến thường được điều trị kết hợp giữa thuốc uống và bôi ngoài da.

Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khớp, không tự thêm bớt liều lượng trong đơn thuốc. 

Chữa bằng Đông y

Phương pháp điều trị bằng Đông y tuy không cho kết quả nhanh, nhưng bù lại là dễ hấp thụ vào cơ thể và hạn chế các tác dụng phụ. Dựa vào tình trạng bệnh lý, các thầy thuốc sẽ đưa ra các bài thuốc phù hợp với bệnh nhân.

Theo đó, một số vị thuốc thường được dùng trong các bài thuốc Đông y như: 

  • Cao nhàu: Là vị thuốc được dùng để điều trị các bệnh lý tự miễn, trong đó có viêm khớp vảy nến. Vị thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ độc tố và tăng cường sức để kháng trong cơ thể. 
  • Bạch thược: Dược tính của bạch thược có tác dụng điều dưỡng tâm can tỳ kinh huyết, giảm đau, tiêu viêm, làm mát và giảm chứng ngứa ngáy do vảy nến. 
  • Cẩu tích: Tác dụng trừ phong thấp, bổ can, thận, mạnh gân xương nên được dùng nhiều trong điều trị thấp khớp, nhức mỏi chân tay, đau cột sống,…
  • Sói rừng: Có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ thấp khu phong, hoạt huyết chỉ thống nên được dùng trong các bài thuốc trị phong thấp đau nhức vô cùng hiệu quả. 

Khi kê thuốc, thầy thuốc sẽ kết hợp với các vị thuốc theo liều lượng khác nhau để phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý kết hợp các vị thuốc với nhau và sắc uống. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ Đông y để được thăm khám và kê đơn với các bài thuốc và liệu trình phù hợp.

Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Các mẹo dân gian chữa bệnh viêm khớp dạng thấp là việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nhưng chỉ thích hợp với các trường hợp mới khởi phát bệnh. 

Nha đam, lá trà xanh,... là những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nha đam, lá trà xanh,… là những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Theo đó, một số nguyên liệu mà bệnh nhân có thể áp dụng điều trị tại nhà như sau: 

  • Nha đam: Sử dụng gel nha đam từ lá nha đam bôi lên vùng da bị vảy nến hoặc nấu chung nha đam với đường phèn và lá dứa dùng để uống hàng ngày. 
  • Trà xanh: Nấu nước trà xanh để tắm, xông hoặc dùng để uống thay nước mỗi ngày. 
  • Lá trầu không: Đun lá trầu không với muối hột dùng để tắm 2 – 3 lần mỗi tuần. 
  • Dầu dừa: Dùng để massage vùng da bị viêm khớp vảy nến với tác dụng cung cấp vitamin và độ ẩm cho các tế bào da.

Lời khuyên dành cho người bị viêm khớp vảy nến

Người bị vảy nến thể khớp cần xác định bệnh sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của mình một thời gian dài do không thể điều trị dứt điểm. Do đó, bệnh nhân cần biết một số lưu ý để kiểm soát tốt tình trạng bệnh như sau: 

  • Không tắm hoặc ngâm nước quá lâu: Điều này tuy làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do vảy nến nhưng lại gây tổn thương da và khiến bệnh nặng hơn. 
  • Không vận động mạnh: Bệnh nhân hạn chế làm việc quá sức dẫn tới mệt mỏi và các hoạt động mạnh như chạy nhanh, leo trèo, mang vác đồ nặng để tránh làm bệnh tiến triển nặng gây ra viêm màng bao hoạt dịch khớp gối cùng nhiều vấn đề xương khớp khác.
  • Giữ tinh thần thư giãn: Hạn chế căng thẳng, stress và lo âu quá nhiều. Thay vào đó, bệnh nhân nên giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để quên đi nỗi lo bệnh tật. 
  • Chế độ dinh dưỡng tốt cho cơ thể: Ngoài việc bổ sung các thực phẩm có dưỡng chất tốt cho xương khớp và tế bào da, bệnh nhân cần tạo một danh sách các món cần kiêng như: thịt đỏ, tôm, cua, đồ chiên rán, đường, đồ lên men,… 
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe: Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng tại nhà như yoga, đi bộ, đạp xe,…vừa tăng cường sức khỏe xương khớp vừa tốt cho việc kiểm soát bệnh. 

Có thể khẳng định rằng viêm khớp vảy nến là căn bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn và có tính dai dẳng. Nhưng nếu được phát hiện sớm, áp dụng phương pháp điều trị kịp thời cộng với sự kiên trì của bệnh nhân, căn bệnh này sẽ dần được kiểm soát.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 1:56 PM , 06/01/2024

Tin liên quan

Người bệnh có cảm giác đau nhức dữ dội ở các khớp, nhất là khi vận động

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Dứt Điểm

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu. Người bệnh nên chủ động tìm hiểu thông...

Đau Khớp Gối Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Tốt Nhất

Đau khớp gối là tình trạng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, không nên xem thường. Nếu chậm trễ khi điều trị, bệnh nhân có thể bị liệt hoặc tàn...

Tổng hợp các cách chữa viêm đau khớp an toàn, hiệu quả nhất

Chữa viêm đau khớp không hề khó, quan trọng là sự kiên trì và hợp tác của bệnh nhân với các bác sĩ điều trị. CùngThầy thuốc ưu tú, BSCKII...

Top 12+ bài thuốc Nam trị viêm khớp hiệu nghiệm từ dân gian

Sử dụng thuốc Nam trị viêm khớp hiện là lựa chọn của không ít bệnh nhân vì vừa đem lại hiệu quả tích cực, vừa có giá thành phù hợp....

Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất là chủ đề đang được nhiều người quan tâm, nhất là với các bệnh nhân cao tuổi. Nếu bạn cũng đang thắc...

Viêm khớp ở trẻ em là gì? Hướng dẫn cách điều trị và phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ

Viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý ngày càng phổ biến, trở thành mối lo của rất nhiều phụ huynh. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *