Viêm Họng Có Cần Uống Kháng Sinh Không? Các Loại Thuốc Nào Nên Sử Dụng?

Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây.

Viêm họng có cần uống kháng sinh không? 

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh hoặc không. Thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa trị các bệnh do vi khuẩn gây nên. Còn nguyên nhân gây viêm họng đa phần là do vi-rút gây bệnh. Do đó, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng là việc làm không cần thiết, vô tác dụng, thậm chí làm bệnh có diễn tiến phức tạp, nặng nề hơn. Đây chính là một trong những hành vi lạm dụng kháng sinh, khiến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên khó lường.

Hội Bác sĩ gia đình TP.HCM cũng khẳng định, tình trạng gia tăng kháng sinh hiện nay ngoài những lý do như tự ý mua thuốc, không nghe theo chỉ định của bác sĩ… còn có nguyên nhân đáng sợ hơn là do bác sĩ chỉ định không đúng, bệnh không cần kháng sinh mà lại cho sử dụng kháng sinh hoặc không cho đúng loại kháng sinh cần thiết.

Có thể nói, tình trạng tự ý mua thuốc, tự ý kê đơn có thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng tại nhà cũng như nhiều loại bệnh khác rất phổ biến. Gần 80% hành động này không cần thiết, thậm chí còn gây tác dụng phụ như tạo ra vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Đáng tiếc là hiện nay, hầu như cứ thấy viêm họng ho có đờm, sốt, mọi người lại chạy ngay ra hàng thuốc và mua vài liều để uống với mong muốn khỏi càng sớm càng tốt.

Khi sử dụng kháng sinh cần phụ thuốc vào bệnh nặng hay nhẹ, cần dùng kháng sinh hay không cần, thời gian dùng bao lâu, uống hay bôi. Do đó, khi dùng bất cứ loại thuốc nào, các bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Các loại kháng sinh chữa viêm họng phổ biến hiện nay

Viêm họng có uống kháng sinh được, nhưng người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc ngoài tiệm. Nếu sử dụng tân dược sai cách có thể cản trở quá trình chữa bệnh, thậm chí còn đe dọa tính mạng. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh sau:

Nhóm Beta – lactam chữa viêm họng

Beta – lactam là loại kháng sinh khá phổ biến trong điều trị viêm họng. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chữa viêm họng quen thuộc như:

  • Penicillin: Khả năng kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn. Vì vậy, nó thường được dùng để trị viêm học do vi khuẩn hoặc nhiễm liên cầu khuẩn. Cơ chế hoạt động của thuốc là hạn chế quá trình tổng hợp vỏ tế bào của hại khuẩn. Tuy nhiên, penicillin không bền khi sống ở môi trường acid nên thuốc được sử dụng phổ biến ở dạng tiêm tĩnh mạch. Lưu ý, nếu sử dụng thuốc quá nhiều bạn có thể bị mề đay, sốt, thiếu máu, sốc phản vệ, giảm tiểu cầu,…
  • Amoxicillin: Chỉ định cho các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Hàm lượng của thuốc sẽ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của từng bệnh nhân. Một số tác dụng phụ của Amoxicillin là nổi mề đay, hoại tử da, tiêu chảy, viêm kết mạc, chóng mặt, tăng động, co giật,… Người có cơ địa dị ứng hoặc quá mẫn với nhóm beta – lactam không nên sử dụng thuốc.
  • Cephalexin: Tác dụng tương tự như hai loại kháng sinh phía trên. Tuy nhiên, phản ứng phụ của Cephalexin khá nặng. Chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, nổi mề đay, giảm bạch cầu trung tính,… Nếu cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn cần sớm đến cơ sở y tế để y, bác sĩ xử lý kịp thời.
  • Ceftriaxone: Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho người bị dị ứng hoặc trẻ sinh thiếu tháng. Trường hợp suy gan, suy thận, phụ nữ trong thời kỳ thai sản nên thận trọng khi sử dụng.

Viêm họng có cần uống kháng sinh không? Hãy sử dụng thuốc nhóm Macrolid

Đây cũng là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều bên cạnh Beta – lactam. Một số cái tên tiêu biểu gồm:

  • Clarithromycin: Trị bệnh nhiễm khuẩn tại đường hô hấp và được dùng chung với thuốc ức chế tiết dịch vị acid. Tác dụng của thuốc là trị viêm loét dạ dày do khuẩn Hp. Nhóm này không phù hợp với người bị mẫn cảm với kháng sinh, có tiền sử bệnh tim hoặc bệnh nhân đang dùng dẫn chất pimosid, cisaprid, ergotamin. Những tác dụng phụ không mong muốn là viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn vị giác, viêm miệng, rối loạn chức năng gan, viêm đại tràng giả mạc,…
  • Erythromycin: Thuốc được điều chế dưới 2 dạng đường uống và kem bôi ngoài da. Loạikháng sinh này không phù hợp với người bị viêm gan, rối loạn porphyrin. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cẩn trọng khi điều trị. Bởi lẽ, nếu bạn dùng sai thuốc có thể bị khô da, đau bụng, tiêu chảy, vàng da, viêm gan,…
  • Azithromycin: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, viêm nhiễm qua đường tình dục. Thuốc có khả năng dung nạp nhanh nhưng có thể phát sinh tình trạng chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Số ít bệnh nhân còn gặp phải tình trạng giảm bạch cầu trung tính.

Lưu ý cần biết khi dùng kháng sinh trị viêm họng

Không chỉ phụ nữ mang thai, những bệnh nhân khác cũng cần sử dụng kháng sinh theo đơn của chuyên gia. Khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề như:

  • Không tùy tiện đưa đơn thuốc của mình cho người khác. Lý do là vì, tình trạng bệnh lý ở mỗi trường hợp đều có sự khác biệt.
  • Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang,…
  • Trong thời gian uống thuốc, nếu cơ thể xuất hiện biến chứng xấu, bạn nên liên hệ với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
  • Khi ra ngoài, người bệnh đừng quên đeo khẩu trang kỹ và tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm
  • Không uống nước lạnh hoặc dùng chất kích thích vì có thể làm cổ họng bị kích thích. Bạn nên sử dụng nước ấm hoặc các loại trà thảo dược có khả năng kháng khuẩn, giữ ấm vòm họng. Chẳng hạn như trà gừng, cam thảo, hoa cúc,…
  • Vệ sinh răng miệng, vòm họng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn sự lây lan của hại khuẩn
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin C, thực phẩm chứa kẽm,… Đồng thời bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả tươi nhằm cải thiện hệ miễn dịch
  • Cân bằng cuộc sống, duy trì lối sống khỏe mạnh, rèn luyện thân thể. Tác dụng của nó là duy trì hoạt động của các chức năng trong cơ thể.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề viêm họng uống gì hết? viêm họng có cần uống kháng sinh không? Việc dùng kháng sinh thường chỉ kéo dài 7 ngày và tối đa không quá 10 ngày để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Kèm theo đó, người bệnh nên tập cho mình thói quen nói không với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, giữ ấm cổ họng và sinh hoạt ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Điều này góp phần không nhỏ đến khả năng phòng ngừa và ngăn chặn bệnh viêm họng tái phát trở nặng.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 1:56 PM , 10/04/2023

Tin liên quan

Tây y chữa viêm xoang

Thuốc Chữa Viêm Họng Tốt Nhất Hiện Nay Gồm Những Loại Nào? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Thuốc chữa viêm họng không hề ít, tại các hiệu thuốc và bệnh viện có bán đủ loại thuốc từ thương hiệu trong nước cho đến nước ngoài với giá...

Viêm Họng Lâu Ngày Không Khỏi: CHUYÊN GIA CHỈ TƯỜNG TẬN Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Viêm họng lâu ngày không khỏi là dạng bệnh diễn tiến kéo dài với các triệu chứng ở mức độ nặng hơn. Tình trạng này nếu không được điều trị...

Viêm Họng Ho Có Đờm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm

Viêm họng ho có đờm – bệnh lý hô hấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Xác định chính xác nguyên nhân...

Viêm Họng Bạch Hầu: Lương y Đỗ Minh Tuấn Chỉ Rõ Mức Độ Nguy Hiểm, Cách Điều Trị

Viêm họng bạch hầu gây nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tử vong cho người bệnh. Đây là bệnh lý lây lan trong cộng...

Top Các Loại Thuốc Chữa Viêm Họng Hạt Hiệu Quả Cao

Chữa viêm họng hạt bằng thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ khám bệnh và kê đơn phù hợp với thể trạng từng bệnh nhân....

Viêm Họng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Chuyên Gia Tư Vấn Cách Giải Quyết HIỆU QUẢ NHẤT

Ít người biết rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây ợ nóng và khó chịu thoáng qua mà nó còn gây ra viêm họng. Viêm họng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *