Viêm Họng Bạch Hầu: Lương y Đỗ Minh Tuấn Chỉ Rõ Mức Độ Nguy Hiểm, Cách Điều Trị

Viêm họng bạch hầu gây nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tử vong cho người bệnh. Đây là bệnh lý lây lan trong cộng đồng và số ca mắc có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Vậy viêm họng bạch hầu xuất phát do đâu, nhận biết và chữa trị thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp. 

Viêm họng bạch hầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng bạch hầu là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh thường khởi phát tại hầu họng, mũi hoặc thanh quản gây tổn thương, đau rát, khó chịu cho người mắc.

Thông thường, trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 2 – 5 ngày hoặc lâu hơn tùy theo cơ địa, hệ miễn dịch của từng người. Sau 2 tuần, trực khuẩn có khả năng phát tán từ người bệnh gây lây nhiễm cộng đồng. Vì vậy, người mắc viêm họng bạch hầu cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Viêm họng bạch hầu là tình trạng bệnh lý nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều so với viêm họng thông thường. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến người mắc đối mặt với các biến chứng như cổ sưng to, khó thở, rối loạn nhịp tim…

Nghiêm trọng hơn, viêm họng bạch hầu còn gây tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim gây tử vong đột ngột hoặc suy tim sau nhiều năm mắc bệnh.

Ngoài ra, viêm họng bạch hầu còn là nguyên nhân làm phát sinh những bệnh lý khác như thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy… Do đó người bệnh cần đặc biệt chú ý và chủ động trong việc điều trị.

Nguyên nhân, triệu chứng của viêm họng bạch hầu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng bạch hầu là do sự tấn công gây bệnh của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này có thể hoạt động mạnh, tấn công cơ thể khi có các yếu tố sau:

  • Người bệnh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, môi trường đông đúc hoặc quá chật hẹp, không khí bị ô nhiễm.
  • Những người không được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người đang mang bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với các đồ dùng dính nước bọt, dịch tiết của người bệnh.
  • Những người mắc các bệnh lý gây rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch như HIV, Herpes… có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu.

Các triệu chứng của bệnh lý này khi khởi phát thường không rõ ràng, giống với bệnh lý viêm họng bình thường. Người bệnh bị sốt nhẹ, ho, viêm họng và bị khàn tiếng. Ngoài ra, một số trường hợp khác còn có triệu chứng cơ thể bị ớn lạnh, thị lực suy giảm và có cảm giác chán ăn.

Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên từ 2 đến 3 ngày, các độc tố bạch hầu sẽ khiến màng mô chết đi. Hình thành nên các mảng màu trắng ngà bám ở hai bên thành họng và viêm amidan. Bên cạnh đó, người bệnh bị sưng các tuyến ở cổ dẫn tới việc hô hấp và ăn uống gặp nhiều khó khăn. 

Do các biểu hiện của bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường nên nhiều người còn rất chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị viêm họng khiến bệnh trở nặng.

Việc không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm, không đánh giá đúng bệnh lý có thể khiến dịch bạch hầu bùng phát trên diện rộng, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch và việc điều trị.

Cách chữa trị viêm họng bạch hầu

Viêm họng bạch hầu cần được điều trị sớm và dứt điểm vì nếu để lâu sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm nên cần đặc biệt chú ý. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bạch hầu thể họng theo lời khuyên của thầy thuốc Tuấn.

Sử dụng mẹo dân gian

Mẹo dân gian từ trước đến nay luôn có ưu điểm đơn giản, tiết kiệm nên được khá nhiều người lựa chọn. Một số mẹo dân gian thường dùng trong chữa viêm họng bạch hầu như sau:

  •  Sử dụng mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu. Với phương pháp này, người bệnh chỉ cần ngậm mật ong ở cổ họng hoặc uống mật ong pha với nước ấm. Để tăng hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng kết hợp mật ong với chanh.
  • Sử dụng trà gừng: Gừng là dược liệu có tính ấm giúp sát khuẩn, giảm đau, chống viêm hiệu quả. Để sử dụng gừng trong chữa viêm họng tại nhà, người bệnh chỉ cần cho một vài lát gừng phơi vừa đủ vào ấm trà nóng, có thể cho thêm mật ong để nâng cao hiệu quả và kích thích vị giác.

Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ giúp làm dịu bớt các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị viêm họng bạch hầu. Người bệnh chỉ nên dùng phương pháp này như một cách thức hỗ trợ điều trị. Lưu ý, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc.

Điều trị viêm họng bạch hầu bằng Tây y

Thuốc Tây bao giờ cũng cho tác dụng nhanh, giảm nhanh các triệu chứng viêm họng bạch hầu nên đa số người bệnh đều lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng áp dụng được cách thức này, đơn cử như trường hợp bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, người có thể trạng kém,…

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng thuốc Tây, nếu có hiện tượng nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, táo bón hoặc bất kỳ tình trạng nào khác, các bạn cũng nên ngừng dùng thuốc. Nếu lạm dụng phương pháp này, các bạn dễ gặp các tác dụng phụ liên quan đến gan, thận, dạ dày,…

Các nhóm thuốc điều trị viêm họng bạch hầu được chỉ định là:

  • Thuốc kháng độc tố Antitoxin: Thuốc được sử tiêm vào đường tĩnh mạch. Hoặc tiêm bắp ngay khi nghi ngờ bệnh nhân bị bạch hầu để trung hòa độc tố của vi khuẩn.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Người bệnh được điều trị bằng kháng sinh là Penicillin hoặc Erythromycin. Các nhóm kháng sinh này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch những ổ nhiễm trùng.

Ngoài ra, người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc giảm đau, gây tê tại chỗ khác để cải thiện các triệu chứng bệnh. Người bệnh cần được điều trị trong khu cách ly để đảm bảo an toàn, phòng ngừa lây nhiễm cộng đồng.

Nếu không bị bệnh nhưng đã từng tiếp xúc với người bệnh bạch hầu cần phải đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và điều trị khi cần thiết.

Điều trị bệnh bằng thuốc nam 

Các bài thuốc Nam được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên đảm bảo sự lành tính cao. Khi đi vào cơ thể, các vị thuốc không những giúp giảm triệu chứng, loại bỏ căn nguyên gây bệnh mà còn hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Bài 1: 

  • Nguyên liệu: 12g phòng phong, 12g độc hoạt, 12g kinh giới, 12g tiền hồ, 12g sài hồ, 12g xuyên khung, 12g cát cánh, 12g chỉ xác, 12g cam thảo, 12g khương hoạt, 12g phục linh, 10 lá bạc hà và 7 lát gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sau đó thêm 1,2l nước sắc đến khi còn 120ml thì tắt bếp. Tiếp đến bỏ bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống, dùng 1 thang/ ngày.

Bài 2: 

  • Nguyên liệu: 10g chi tử, 10g hoàng cầm, 10g bạc hà diệp, 10g liên kiều, 20g đại hoàng, 20g cam thảo và 20g mang tiêu.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên (trừ bạc hà diệp và mang tiêu) sao giòn rồi mới trộn mang tiêu vào tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 10g với nước sắc bạc hà diệp, sử dụng 4 lần/ ngày. Trẻ nhỏ cần chú ý giảm liều nếu áp dụng bài thuốc.

Bài 3: 

  • Nguyên liệu: 10g cam thảo, 10g nhân sâm, 8g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g ngưu bàng tử, 12g bạch linh, 12g bạch thược, 12g phòng phong, 12g cát cánh, 12g thăng ma và 7 lát sinh khương.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các vị thuốc trên với 1.2 lít nước trên lửa nhỏ cho đến khi thu 120ml. Sau đó bỏ phần bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.

Bài 4: 

  • Nguyên liệu: 12g ngưu tất, 12g tri mẫu, 20g sinh địa, 16g mạch môn đông và 24g sinh thạch cao.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc cho hết vào ấm thêm 1.8 lít nước vào sắc cho đến khi còn 150ml. Sau đó lọc bỏ bã, chia đều nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.

Lưu ý khi chữa viêm họng bạch hầu 

Viêm họng bạch hầu tưởng chừng như là bệnh lý đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng cách và nghiêm khắc có thể dẫn tới nhiều hậu quả. Do đó, khi trẻ bị viêm loét vòm họng, ba mẹ cần quan tâm, tuân thủ những nguyên tắc trong điều trị để bệnh tình nhanh chóng cải thiện.

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết thông tin về viêm họng bạch hầu giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng này. Từ đó có những biện pháp và phương thức điều trị phù hợp để phòng tránh và điều trị dứt điểm bệnh lý.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 2:00 PM , 10/04/2023

Tin liên quan

Thuốc Tây giúp giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng bệnh nhưng tỷ lệ tái phát cao

Viêm Họng Có Cần Uống Kháng Sinh Không? Các Loại Thuốc Nào Nên Sử Dụng?

Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm...

Tây y chữa viêm xoang

Thuốc Chữa Viêm Họng Tốt Nhất Hiện Nay Gồm Những Loại Nào? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Thuốc chữa viêm họng không hề ít, tại các hiệu thuốc và bệnh viện có bán đủ loại thuốc từ thương hiệu trong nước cho đến nước ngoài với giá...

Viêm Họng Lâu Ngày Không Khỏi: CHUYÊN GIA CHỈ TƯỜNG TẬN Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Viêm họng lâu ngày không khỏi là dạng bệnh diễn tiến kéo dài với các triệu chứng ở mức độ nặng hơn. Tình trạng này nếu không được điều trị...

Top Các Loại Thuốc Chữa Viêm Họng Hạt Hiệu Quả Cao

Chữa viêm họng hạt bằng thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ khám bệnh và kê đơn phù hợp với thể trạng từng bệnh nhân....

Viêm Họng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Chuyên Gia Tư Vấn Cách Giải Quyết HIỆU QUẢ NHẤT

Ít người biết rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây ợ nóng và khó chịu thoáng qua mà nó còn gây ra viêm họng. Viêm họng...

Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì Cho Hiệu Quả Tốt Nhất?

Viêm họng cấp uống thuốc gì để nhanh khỏi nhất là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi viêm họng cấp là một trong những bệnh về đường...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *