Viêm Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Viêm chân răng là một bệnh lý về răng miệng thường gặp.  Trong trường hợp bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng mà không được khắc phục kịp thời có thể lây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như mất răng, nhồi máu cơ tim, tiểu đường… Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời độc giả hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây của Viện Nha Khoa.

Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là bệnh lý có liên quan đến tổ chức quanh chân răng. Bệnh xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm như viêm nướu, xương ổ răng,… khiến nha chu bị vi khuẩn tấn công và dần dần suy yếu, cuối cùng nó không còn khả năng bao bọc thân răng. Tình trạng này khiến cổ và chân răng bị lỏng lẻo và thậm chí gây nên hiện tượng mất răng.

Chân răng bị viêm nhiễm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm bao gồm cả răng cửa và răng hàm. Bệnh thường gây ra những triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Viêm chân răng khiến lợi bị sưng đỏ, đau rát
Viêm chân răng khiến lợi bị sưng đỏ, đau rát

Hiện nay co 3 tình trạng viêm chân răng phổ biến bao gồm:

  • Chân răng bị viêm có mủ: Là tình trạng dễ gặp nhất và thuộc nhóm bệnh lý dạng nhẹ, dễ khắc phục điều trị và không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của răng. Khi mắc viêm chân răng loại này, bạn sẽ nhìn thấy phần nướu quanh chân răng bị sưng tấy, hình thành mủ trắng bao bọc xung quanh, khi dùng tay sờ vào thấy đau và có cảm giác ê buốt lúc ăn uống.
  • Chân răng bị viêm lung lay: Nếu ổ viêm trở nặng mà người bệnh không phát hiện sớm thì vùng chân răng sẽ bị tổn thương và khiến răng trở nên yếu đi. Lúc này, bạn sẽ xuất hiện cảm giác răng không còn nằm chắc với hàm mà bị lung lay, gây đau đớn và khó khăn trong việc ăn nhai.
  • Viêm chân răng sưng lợi chảy máu: Chảy máu chân răng là hiện tượng rất nguy hiểm vì lúc này các mô nướu đã bị tổn thương nghiêm trọng. Tùy vào khu vực tổn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, thậm chí có thể là nhổ bỏ nếu phần mô nướu bị viêm nhiễm quá lớn không còn giữ được răng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm ở chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý viêm chân răng như vấn đề tuổi tác, chế độ ăn uống không hợp lý và chăm sóc răng miệng thiếu khoa học,…

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn quá nhiều thực phẩm dai, cứng sẽ khiến lợi bị tổn thương, Điều này làm cho nha chu bị suy yếu, không còn liên kết sát với thân răng đồng thời tạo khe hở giúp vi khuẩn thuận lợi xâm lấn và tấn công gây khiến chân răng bị viêm nhiễm.
  • Vệ sinh răng miệng kém khoa học: Việc vệ sinh răng miệng nếu không được thực hiện đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân răng. Những mảng bám thức ăn trên răng theo thời gian sẽ làm ổ cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Tuổi tác cao: Tuổi tác tăng dần khiến tốc độ lão hóa của các bộ phận trong cơ diễn ra nhanh hơn. Các tổ chức quanh răng cũng không ngoại lệ, chúng dần trở nên lỏng lẻo không thể bám sát thân răng, từ đó tạo điều kiện mảng bám tích tụ và vi khuẩn trong tấn công dẫn đến viêm nhiễm chân răng. Điều này đã được chứng thực rõ ràng bởi các tổ chức nghiên cứu khoa học về nướu và nha chu.
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý về răng miệng
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý về răng miệng
  • Các bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý răng miệng bao gồm cả sâu răng, viêm tủy hay tình trạng chảy máu chân răng cũng là nguyên nhân làm chân răng bị viêm. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động mạnh mẽ và phá hủy ổ viêm nơi chân răng và nha chu. Điều này đã khiến chân răng bị tách khỏi nướu gây mất răng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc điều trị tim mạch, huyết áp, tiểu đường đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên thông thường chúng sẽ không gây hại cho sức khỏe người bệnh được sử dụng với mức độ hợp lý. Chỉ trong trường hợp sử dụng quá nhiều và thường xuyên, các thuốc trên sẽ gây ra tình trạng khô miệng, chảy máu bất thường, đau nướu răng. Đây chính là yếu tố gián tiếp khiến chân răng bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu viêm chân răng dễ nhận biết

Khi bị viêm chân răng, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Vùng nướu sát chân răng bị sưng tấy hoặc xuất hiện dấu hiệu tổn thương.
  • Chân răng đau âm ỉ, khó chịu khi ăn nhai hoặc bị chạm vào.
  • Nướu răng có màu đỏ đậm, sưng tấy, xốp và không có tình đàn hồi.
  • Chân răng chảy máu.
  • Phần chân răng bị tổn thương có mủ kèm cảm giác đau.
  • Răng bị lung lay nhẹ.
  • Hôi miệng, đặc biệt là ở phần chân răng đang bị tổn thương.
Hầu hết các bệnh lý về răng miệng đều khiến hơi thở có mùi hôi
Hầu hết các bệnh lý về răng miệng đều khiến hơi thở có mùi hôi

Viêm chân răng có nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Viêm chân răng được xếp vào nhóm bệnh lý không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ làm ảnh hưởng đến chứng năng ăn nhai mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Cụ thể:

  • Mất răng: Viêm chân răng khi đã tiến triển sang giai đoạn nặng sẽ gây tác động đến tủy răng, làm nhiễm trùng vùng tủy. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng tấn công và phá hủy tổ chức quanh chân răng, làm tiêu xương hàm – nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim: Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch xuất phát từ viêm chân răng. Khi vùng mô nướu bị viêm nhiễm sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào mạch máu quanh chân răng. Chính điều này đã dẫn đến các bệnh lý tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim. Đặc biệt là với những bệnh nhân đã mắc phải bệnh tim mạch và đang bị viêm chân răng thì mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tăng lên đáng kể.
  • Khiến bệnh tiểu đường trở nặng: Chân răng bị tổn thương hay viêm nhiễm có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với người đang mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể, nó khiến bệnh lý này trở nên nghiêm trọng thêm bởi lúc này cơ thể có sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng rất kém.
  • Tăng nguy cơ sinh non: Chân răng bị vi khuẩn gây hại tấn công nếu không điều trị sớm sẽ sản sinh prostaglandin gây giãn nở và co thắt tử cung. Vì vậy, những phụ nữ mang thai khi bị bệnh lý này có thể dẫn đến tình trạng sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối trước sinh.
  • Một số biến chứng khác: Ngoài các biến chứng trên, bệnh lý về răng miệng còn làm tâm lý người bệnh bị rối loạn dẫn đến suy giảm trí nhớ tạm thời. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến tình trạng viêm khớp ở vùng hàm mặt nặng hơn.

Xem thêm

Việc chậm trễ trong việc điều trị có thể gây ra biến chứng mất răng
Việc chậm trễ trong việc điều trị có thể gây ra biến chứng mất răng

Trị viêm chân răng bằng cách nào hiệu quả?

Trường hợp chỉ bị viêm chân răng ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách chữa tại nhà bằng những nguyên liệu có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Ngược lại, nếu bệnh đã tiến triển nặng, bạn cần tới ngay cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị dứt điểm.

Cách điều trị tại nhà

Nước muối, gừng tươi, tỏi , mật ong và lá lốt đề là những nguyên liệu tự nhiên giúp kháng viêm hiệu quả. Do đó bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng để chữa bệnh viêm nhiễm răng miệng tại nhà. Cụ thể, cách làm như sau:

  • Sử dụng nước muối: Pha một chút muối với nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng 3 lần/ngày. Tính sát khuẩn của muối sẽ giúp làm giảm triệu chứng sưng đau và sát khuẩn hiệu quả khi bị chân răng bị tổn thương.
  • Dùng gừng tươi: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo sạch bỏ, thái sợ và đun với nước sôi trong vòng 15-20 phút. Sử dụng nước gừng vừa đun để súc miệng hàng ngày. Tính cay, nóng của gừng chắc chắn sẽ giúp bạn tiêu viêm và giảm sưng, đau ở chân răng rất hiệu quả.
  • Áp dụng tỏi tươi: Nghiền nát 1 củ tỏi và trộn với một chút muối sau đó sử dụng hỗn hợp này thoa lên phần nướu bị viêm sưng 3 lần/ngày. Chú ý, để tỏi tiết ra tinh chất kháng viêm nhiều nhất, tốt nhất bạn hãy pha thêm với một ít giấm ăn khi giã.
  • Mật ong: Sau bước đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối, bạn hãy sử dụng một ít mật ong để thoa thật nhẹ nhàng lên phần chân răng bị viêm. Đây là nguyên liệu có tính kháng khuẩn, trị viêm rất tốt nên việc áp dụng cách này mỗi ngày có thể giảm triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
  • Sử dụng lá lốt: Rửa sạch một nắm lá lốt và ngâm với nước muối loãng 5 – 10 phút. Cho lá lốt vào ấm, thêm 1 lít nước lọc và một chút muối để đun sôi. Sử dụng nước lá lốt để súc miệng mỗi ngày 4 – 5 lần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm quanh chân răng.
 Những nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị viêm chân răng hiệu quả
Những nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị viêm chân răng hiệu quả

Điều trị tại nha khoa

Tại phòng khám nha khoa, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị viêm chân răng sao cho phù hợp với từng đồi tượng. Cụ thể:

  • Đối với tình trạng viêm nhẹ, ổ viêm mủ chưa hình thành: Trường hợp bệnh ở thể nhẹ là chủ yếu khởi phát do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không lấy vôi răng thường xuyên. Điều này dẫn đến các mảng bám sản sinh vi khuẩn. Để điều trị, bệnh nhân sẽ được vệ sinh, làm sạch vôi răng và ổ viêm nhiễm. Tiếp đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng và nướu để nướu tự phục hồi và bảo vệ tốt chân răng.
  • Điều trị viêm chân răng có mủ: Khi chân răng bị tổn thương và xuất hiện các ổ mủ viêm, người bệnh cần được loại bỏ các túi mủ này để ngăn chặn sự lây lan, khắc phục các tổn thương của nướu răng. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hàng làm sạch vôi răng, gốc răng bằng cách mở nướu nạo túi nha chu.
  • Điều trị viêm chân răng lung lay, nướu răng chảy máu: Khi tình trạng chân răng bị viêm nhiễm diễn biến nặng, răng bị tụt nướu và lung lay, chảy máu thì cần được điều trị tích cực để có thể giữ lại răng. Trường hợp phần nướu răng bị tụt nhiều, bác sĩ sẽ cân nhắc việc ghép nướu nhằm bảo vệ chân răng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu ổ viêm ăn sâu vào nướu gây tổn thương nghiêm trọng và khó khắc phục khiến răng bị lung lay nặng thì sẽ cần cân nhắc chỉ định nhổ bỏ răng.

Vậy viêm chân răng có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi? Sau đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ kê toa trong trường hợp bệnh này bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh (Thường dùng nhất là Beta-lactam, macrolid…).
  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa thành phần steroid.
  • Nhóm thuốc corticosteroid.
  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường ( Thông dụng nhất là Aspirin, paracetamol…).
Paracetamol là thuốc giảm đau có hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi
Paracetamol là thuốc giảm đau có hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi

Trên đây đều là các nhóm thuốc tây có thể sử dụng trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng tại nhà do đó bạn có thể dễ dàng mua được chúng tại các tiệm thuốc. Tuy nhiên, trước khi uống, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của dược sĩ về các vấn đề: Liều dùng, cách dùng, tác dụng phụ, chỉ định và chống chỉ định.

Bị viêm chân răng có mủ kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Nếu bạn bị viêm chân răng, tốt nhất hãy bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng miệng. Điều này chính là yếu tố giúp nướu răng săn chắc hơn, đẩy lùi các triệu chứng sưng đau, khó chịu.

Người bị mắc bệnh lý về răng miệng tốt nhất nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau:

  • Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu tây, bưởi.
  • Các loại rau củ giàu vitamin như mướp đắng, bắp cải, cải thìa, rau chân vịt, rau dền…
  • Các loại thực phẩm lên men giàu lợi khuẩn như bánh bao, sữa chua, bánh mì…
  • Các thực phẩm giàu đạm, giàu vitamin A như trứng, thịt, sữa, gan,….

Các thực phẩm cần kiêng:

  • Rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các đồ uống chứa chất kích thích khác.
  • Thực phẩm cay, quá nóng, quá lạnh dễ gây kích ứng nướu.
  • Thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn dai, cứng, khó nhai và dễ gây tổn thương nướu.
Rượu, bia, thuốc lá là những thứ mà người bị viêm chân răng cần kiêng tuyệt đối
Rượu, bia, thuốc lá là những thứ mà người bị viêm chân răng cần kiêng tuyệt đối

Một số lưu ý cần nhớ để phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để đảm bảo an toàn và giúp các triệu chứng viêm nhiễm răng miệng được loại bỏ nhanh chóng, bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:

  • Thăm khám nha sĩ ít nhất một lần khi phát hiện các triệu chứng bất thường tại chân răng để xác định rõ nguyên nhân và hướng khắc phục.
  • Việc áp dụng các cách chữa tại nhà chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, khởi phát chủ yếu do chế độ chăm sóc răng miệng không khoa học. Do đó, nếu bệnh đang ở mức độ nặng, gây nhiều đau đớn, tốt nhất bạn hãy đến nha khoa uy tín để được điều trị dứt điểm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc làm trắng răng hoặc thuốc chữa viêm nướu khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách: Chải răng đều đặn ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối sau khi ăn xong.
  • Lấy cao răng 3 – 6 tháng một lần và thường xuyên tới nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó làm cho bệnh nha chu trở nên tồi tệ và khó điều trị hơn. Do đó để khắc phục các triệu chứng bệnh hiệu quả, tốt nhất bạn hãy giữ tâm lý của mình luôn thoải mái.

Trên đây là thông tin hữu ích về bệnh viêm chân răng bạn cần nắm rõ. Chú ý, tuyệt đối không có thái độ chủ quan khi mắc căn bệnh này. Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, tốt nhất bạn cần tới các phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và tìm hướng khắc phục nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng mất răng.

Đọc nhiều

Cập nhật lúc: 10:48 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

Viêm nha chu: Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp ở vùng răng miệng và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Bệnh...

Lá bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả

Chữa viêm nha chu ở đâu tốt? Gợi ý 15 bệnh viện, nha khoa uy tín

Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vì thế việc lựa chọn các cơ...

Triệu chứng bệnh có thể tự lặn sau 3 -4 tuần nhưng dễ tái phát

Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Khắc Phục Hiệu Quả

Ê buốt răng là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng. Theo đó răng của bạn khi ăn hoặc uống những thực phẩm nóng, lạnh,...

Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Lưu ý quan trọng cho các bậc cha mẹ

Một trong những điều quan trọng để góp phần giúp cho hàm răng của trẻ đều, đẹp, khỏe mạnh là việc thay răng sữa đúng thời điểm. Tuy nhiên, không...

Nhổ Răng Không Trồng Lại Có Sao Không, Có Nguy Hiểm Không?

Răng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Răng trưởng thành sẽ không có khả năng tự...

Cách trị sâu răng bằng dầu dừa có thực sự hiệu quả hay không?

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu quen thuộc mà nhiều chị em sử dụng là trợ thủ đắc lực trong việc dưỡng da và chăm sóc tóc. Ngoài...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *