Một trong những điều quan trọng để góp phần giúp cho hàm răng của trẻ đều, đẹp, khỏe mạnh là việc thay răng sữa đúng thời điểm. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ được thời gian và thứ tự thay răng của các bé. Vậy khi nào nhổ răng sữa cho bé là phù hợp nhất?
Quá trình mọc răng sữa – thay răng sữa của trẻ em
Răng sữa ở trẻ là hàm răng tạm thời mọc lên ở khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi cho đến khi 2,5 tuổi. Thực chất răng sữa đã được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 khi trẻ còn là bào thai nhưng tới khi “đủ ngày, đủ tháng” mới nhú lên. Đây là bộ răng hình thành giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng ở trẻ em.
Hàm răng sữa của trẻ sẽ phát triển đến một giai đoạn nhất định (thường là khi trẻ được 5 – tuổi) sẽ lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó việc thay răng sữa đúng thời điểm là rất quan trọng, quyết định đến hàm răng vĩnh viễn sau này có mọc đều đẹp không.
Khi nào nhổ răng sữa cho bé?
Răng sữa tồn tại cho đến khi trẻ 5 – 6 tuổi, sau đó việc thay răng sữa sẽ nhường chỗ cho răng vĩnh viễn tồn tại và phát triển. Nếu các bé đang trong độ tuổi thay răng sữa, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn đến tình trạng răng của con mỗi ngày.
Khi răng sữa của bé có dấu hiệu lung lay và một thời gian rụng ra bên ngoài. Đây là quá trình bắt đầu thay răng sữa mà không cần dựa vào tác động của lực nào.
Nhiều trường hợp răng của bé đã đến tuổi thay răng nhưng không có dấu hiệu của sự lung lay thì cần có phương pháp nhổ răng sữa để đảm bảo quá trình mọc răng vĩnh viễn được diễn ra thuận lợi và bình thường.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý những trường hợp dưới đây khi con gặp phải khó khăn trong việc thay răng sữa cần phải tiến hành nhổ răng sữa cho bé để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé:
- Khi răng bị đau buốt và điều trị nhiều lần không khỏi cần đưa đến cơ sở nha khoa để nhổ bỏ không làm ảnh hưởng đến những răng khác.
- Nếu các bé gặp những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm tủy. Trong trường hợp nhẹ cần điều trị bằng cách hàn trám lại răng để đảm bảo chức năng nhai. Còn trong trường hợp nặng thì cần nhổ bỏ để tránh lây lan sang các răng khác.
- Trẻ bị viêm nhiễm trùng chân răng và kẽ răng.
Để tránh ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ thì cha mẹ nên đưa bé đi khám răng thường xuyên và khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Có nên nhổ răng sữa sớm cho bé
Có nên nhổ răng sữa sớm cho bé hay không là câu hỏi thắc mắc của nhiều phụ huynh. Răng sữa đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình nhai, nói, thẩm mỹ và tạo điều kiện cho răng mọc vĩnh viễn sau này.
Khi nhổ răng sữa lung lay bị gãy hoặc nhổ quá sớm khiến cho sự phát triển của răng vĩnh viễn mất định hướng dẫn đến tình trạng mọc lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này dẫn đến tình trạng hẹp cung hàm khiến cho răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ và mọc chen chúc hoặc mọc lệch làm phá vỡ cấu trúc răng của trẻ, gây mất thẩm mỹ và dẫn đến những tình trạng răng miệng.
Việc chủ động nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến trẻ bị đau và mất nhiều máu. Ngoài ra, sẽ làm ảnh hưởng đến sức nhai và sự tương tác của 2 hàm. Bên cạnh đó, mất răng sữa sớm cũng có tác động đến việc phát âm khiến cho bé phát âm không được tròn tiếng và ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ sau này.
Như vậy, chỉ nên nhổ răng sữa sớm cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý nhổ tại nhà để tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc nhổ răng bị sót lại chân răng.
Do vậy, trẻ em sau 18 tháng nên được cha mẹ đưa đi khám răng định kỳ để có thể phát hiện sớm tình trạng răng miệng có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng hay không.
Xem thêm: Nhổ răng sữa mọc lệch có sao không, cha mẹ cần đặc biệt chú ý
Cách nhổ răng sữa ở nhà cho bé
Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Có thể tự nhổ răng sữa ở nhà cho bé hay không? Thông thường, răng sữa của bé sẽ tự rụng, tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến răng sữa không thể tự rời ra mà cần sự hỗ trợ của người lớn. Chính vì vậy nhiều cha mẹ tự nhổ răng sữa cho bé ở nhà.
Để nhổ răng sữa tại nhà cho bé thì cha mẹ cần chú ý những điều sau:
- Việc nhổ răng giúp làm giảm độ bám chân răng và thúc đẩy quá trình thay răng bằng cách khiến cho răng lung lay nhiều hơn. Cha mẹ cần vệ sinh và sát khuẩn tay thật sạch sẽ và đẩy nhẹ nhàng chiếc răng sữa của bé cần thay và tăng dần lực đẩy ở những lần về sau.
- Phụ huynh cũng nên hướng dẫn các bé cách tự lung lay răng theo lực tăng dần theo thời gian để tránh bị đau.
- Trong quá trình thay răng cần bổ sung nhiều dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm và tránh đồ ăn cứng, chua, cay và nóng để tránh ảnh hưởng đến răng miệng của bé.
Sau khi răng đã được nhổ bỏ, lúc này cha mẹ chỉ cần tác động một lực nhỏ để loại bỏ chiếc răng đó:
- Sử dụng một miếng băng gạc sạch để chấm vào thân răng và xoắn nhẹ để răng rơi ra, thực hiện với động tác dứt khoát.
- Cầm máu ngay cho bé bằng cách cắn bông gòn tại vị trí vừa được nhổ bỏ.
- Sau khi thấm máu hết, cha mẹ nên kiểm tra xem đã hết chân răng hay chưa. Nếu còn sót lại chân răng và không thể xử lí được thì cần đưa trẻ đến nha khoa để loại bỏ nốt chân răng ra bên ngoài.
Lưu ý trước và sau khi nhổ răng sữa cho trẻ
Trường hợp không chắc chắn về quy trình nhổ răng, bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được các bác sĩ hỗ trợ nhổ răng cho bé. Những lời khuyên của các bác sĩ là điều rất quan trọng giúp cho quá trình nhổ răng sữa cho bé được diễn ra thuận lợi và an toàn.
Trước khi nhổ răng
- Trước khi nhổ, cha mẹ nên trò chuyện cùng các bé để con có thể yên tâm trong quá trình nhổ răng. Khi nhổ, các bác sĩ thường trò chuyện để đánh lạc hướng của bé để tâm lý các bé không cảm thấy đau hoặc sợ hãi khi nhổ. Quá trình lấy răng ra chỉ vài tích tắc nên bé có thể chưa biết chuyện gì xảy ra.
- Quá trình nhổ răng cần được vô trùng toàn bộ thiết bị để tránh lây lan hoặc viêm nhiễm sau khi nhổ răng. Cha mẹ nên lựa chọn địa chỉ khám và nhổ răng an toàn cho các bé.
- Cha mẹ không nên nhổ răng quá sớm mà cần hướng dẫn của bác sĩ. Khi trẻ có dấu hiệu hay răng sữa lung lay, nên đưa bé đến nha khoa để nhổ răng sớm nhất tránh ảnh hưởng đến việc ăn nhai của trẻ và để răng vĩnh viễn mọc lên có khoảng trống mọc lên.
Sau khi nhổ răng
- Sau khi nhổ răng, cha mẹ có thể chuẩn bị cho bé túi chườm đá để giảm đau và giảm sưng.
- Trong trường hợp đau quá, bác sĩ sẽ kê đơn để mua thuốc giảm đau và kháng viêm theo đúng liều lượng phù hợp.
- Phụ huynh nên hướng dẫn các bé cách vệ sinh răng phù hợp để tránh làm mất cục máu đông. Có thể kiêng đánh răng trong những ngày đầu và súc miệng bằng nước muối loãng để vệ sinh răng miệng.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé bằng những thực phẩm mềm như cháo, úp, bánh bông lan,….Bổ sung một số loại nước ép để cung cấp vitamin trong thời gian này sẽ tốt cho bé.
- Tránh tình trạng đẩy lưỡi, chạm tay vào lợi và không nên ăn đồ ăn ngọt để ảnh hưởng đến vết thương cũng như răng sau khi mọc vĩnh viễn.
Nên nhổ răng sữa cho bé ở đâu uy tín và đảm bảo chất lượng?
Nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc khi nào nên nhổ răng sữa cho bé? Và nên nhổ răng sữa cho bé ở đâu để uy tín và đảm bảo chất lượng? Trong một số trường hợp răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc hay ba mẹ không đảm bảo vệ sinh và an toàn khi nhổ tại nhà hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được xử lý đúng cách. Dưới đây là một số bệnh viện uy tín và đảm bảo chất lượng ba mẹ có thể tham khảo để đưa trẻ đến nhổ răng sữa:
Khoa răng trẻ em – Bệnh viện răng hàm mặt TW Hà Nội
Khoa răng trẻ em – bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội là một trong những địa chỉ nhổ răng sữa trẻ em uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Đây là một trong những khoa lớn tại bệnh viện, tiếp nhận và xử lý hiệu quả các bệnh lý răng miệng ở trẻ em.
Các bác sĩ tại bệnh viện luôn cập nhật các kỹ thuật nha khoa tiên tiến nhất, phục vụ cho nhu cầu điều trị ngày càng cào của mọi người. Do đó, ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa trẻ đến nhổ răng tại đây.
- Địa chỉ: 40A – 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Liên hệ: 04 3928 6290
Bệnh viện quân đội TW 108
Là đơn vị sở hữu đội ngũ bác có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nha khoa rất cao. Vì vậy, rất nhiều ba mẹ tin tưởng lựa chọn khoa răng hàm mặt tại bệnh viện để thực hiện quá trình thăm khám và nhổ răng sữa an toàn cho trẻ. Mức chi phí nhổ răng tuỳ thuộc vào tình trạng răng có phức tạp hay không.
- Địa chỉ: Số 1 trên đường Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Liên hệ: 0967 751 616
Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương
Khoa răng hàm mặt của bệnh viện Nhi TW không chỉ là nơi điều trị các bệnh lý tổng quát mà còn là địa chỉ được rất nhiều phụ huynh đưa con đến thăm khám răng định kỳ. Các bác sĩ tại bệnh viện rất thân thiện với trẻ giúp trẻ không còn lo sợ khi nhổ răng sữa.
- Địa chỉ: Số 18/879 đường Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
- Liên hệ: 024 6273 8532
Bệnh viện răng hàm mặt TW TP. Hồ Chí Minh
Với hơn 25 hình thành và phát triển, bệnh viện răng hàm mặt TW TP. Hồ Chí Minh là đơn vị chuyên khoa đầu ngành về răng hàm mặt không chỉ ở Sài Gòn mà còn trên toàn quốc. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị máy móc cập nhật hiện đại, hàng năm bệnh viện đã giúp hàng ngàn trẻ em có hàm răng đều đẹp và nụ cười tươi xinh. Ba mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện nhổ răng sữa với địa chỉ cụ thể sau.
- Địa chỉ: Thuộc Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh
- Liên hệ: 028 3855 6732
Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm hiểu những nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao trong vấn đề răng hàm mặt để có thể đưa bé đi nhổ răng sữa tại đó.
Như vậy, với những thông tin trên có thể giúp cho các bậc phụ huynh biết được khi nào nhổ răng sữa cho bé và phương pháp nhổ răng an toàn, hiệu quả. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc có nên nhổ răng sữa sớm, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và nhận lời khuyên từ các bác sĩ.
Cập nhật lúc: 10:51 AM , 14/03/2023Gợi ý xem thêm: