Trám răng sâu: Phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả và an toàn

Sâu răng là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng với các độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau. Vì thế các phương pháp điều trị sâu răng ngày càng được quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng, điển hình là trám răng sâu – một phương pháp hiệu quả và an toàn.

Khi nào cần trám răng sâu?

Khi răng bị sâu, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khi ăn uống, bề mặt răng bắt đầu xuất hiện những lỗ đen do vi khuẩn trong thức ăn thừa bám lại phá hủy mô răng. Vi khuẩn sâu răng rất dễ lây lan sang các răng khác nên cần phải lấp đầy những lỗ hổng đó bằng cách trám răng để răng hồi phục như bình thường.

Trong trường hợp răng sữa bị sâu nặng, nhiều người cho rằng không cần thiết phải trám răng vì răng sữa sẽ sớm rụng và được thay thế. Tuy nhiên việc răng sữa bị sâu nhưng không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng xấu. Vì dưới răng sữa sẽ có chân răng vĩnh viễn nên nếu tình trạng sâu răng sữa ngày càng nặng sẽ gây ảnh hưởng đến nướu và mầm răng.

Ngoài sâu răng, mọi người còn có thể thực hiện phương pháp này trong trường hợp răng bị chấn thương, bị mẻ, vỡ do tai nạn hay bị bào mòn do một số thói quen xấu như nghiến răng lúc ngủ, chải răng quá mạnh hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có hại cho răng.  Để khắc phục những tình trạng này bác sĩ sẽ thực hiện trám một lớp bao bọc răng để bảo vệ răng tránh bị bào mòn.

Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền?

Nhiều người do dự không đi trám răng sâu hôi miệng vì lo lắng hoang mang không biết trám răng sâu có đau không? Đây là một kỹ thuật không mấy phức tạp nhưng do chịu nhiều tác động trực tiếp nên người bệnh sẽ thấy một chút khó chịu ở phần răng bị trám.

Trám bít hố rãnh răng sâu giúp ngăn ngừa sâu răng.
Trám bít hố rãnh răng sâu giúp ngăn ngừa sâu răng.

Bên cạnh đó việc trám răng sâu có đau không còn phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm:

Mức độ tổn thương của răng

Khi răng bị sâu ở mức độ nặng, vi khuẩn sâu răng lúc này đã ăn sâu vào tủy nên việc trám răng sẽ gây ra những cơn đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên ở trường hợp này, bác sĩ sẽ thường chỉ định nhổ răng thay vì trám răng.

Cơ địa mỗi người

Cơ địa mỗi người cũng sẽ tác động đến việc trám răng đau hay không vì những người cơ địa nhạy cảm, chỉ cần tác động nhẹ cũng sẽ gây khó chịu. Trường hợp với những người cơ địa bình thường, việc trám răng sâu sẽ không thành vấn đề và không gây sự khó chịu quá nhiều.

Vật liệu trám răng

Vật liệu trám răng chất lượng tốt sẽ khiến người bệnh thoải mái hơn sau điều trị. Còn những vật liệu kém chất lượng sẽ gây kích ứng với khoang miệng.

Chi phí trám răng sâu

Chi phí trám răng sẽ phụ thuộc vào vị trí cần trám và tình trạng của răng hiện tại.

  • Răng không có vấn đề về tủy: 300.000 – 800.000 VNĐ/răng
  • Trám răng Thẩm Mỹ Xoang Nhỏ: 200.000 – 300.000 VNĐ
  • Trám răng Thẩm Mỹ Xoang Lớn: 250.000 – 300.000 VNĐ
  • Đắp mặt Răng: 200.000 – 400.000 VNĐ
  • Trám răng sữa: 200.000 VNĐ
  • Phủ nhựa Sealant ngừa sâu răng: 40.000 VNĐ
  • Răng bị viêm tủy sẽ phải trả thêm chi phí điều trị tủy răng:  800.000 – 1.500.000 VNĐ

Các phương pháp trám răng sâu

Vi khuẩn sâu răng phá hoại cấu trúc răng đồng thời khiến các mô răng bị hư tổn. Bên cạnh đó, các tác động bên ngoài như nhiệt độ, hóa chất, vi khuẩn… đều khiến răng khó khôi phục lại hình dáng thẩm mỹ và chức năng nhai. Các phương pháp để trám răng hiệu quả như sau:

Trám bít hố rãnh răng sâu

Đây là loại trám răng có tác dụng phòng ngừa để hạn chế rõ rệt nguy cơ bị sâu răng. Ở một số người sẽ xuất hiện các rãnh rất sâu và hẹp giữa các răng cối nhỏ và răng cối lớn. Thức ăn và vôi răng thường bám lại trong các hố rãnh này khiến việc đánh răng không làm sạch được hoàn toàn và dẫn tới nguy cơ bị sâu răng rất cao.

Trám bít hố rãnh lá sử dụng chất trám lấp đầy các rãnh, để thức ăn không bị nhét vào nữa, từ đó phòng ngừa được sâu răng. Kỹ thuật này không đau nhưng miếng trám luôn tồn tại tốt trong một thời gian dài.

Lưu ý là phương pháp trám kiểu này chỉ được sử dụng để bít các rãnh trên mặt nhai của các răng, không phải trám kẽ giữa hai răng cận nhau. Khi răng vừa mới mọc lại phát hiện có rãnh sâu và hẹp, cha mẹ có thể cho trẻ trám ngay, đối với trẻ em thường từ 6 – 10 tuổi có thể thực hiện trám bít hố rãnh.

Để trám bít hố rãnh sâu, đầu tiên bác sĩ sẽ làm sạch các rãnh bằng mũi khoan, đồng thời bề mặt rãnh sẽ được nhám bằng axit và thổi khô răng. Khi chất trám được lấp đầy vào các rãnh, chúng sẽ đông cứng, hoặc được chiếu đèn nếu là chất trám quang trùng hợp.

Thực hiện trám răng bằng composite

Kỹ thuật trám răng này thường được sử dụng cho răng phía trước vì răng trám bằng vật liệu composite sẽ có màu trắng ngà.

Đầu tiên bác sĩ lấy sạch phần răng sâu bằng mũi khoan, tiếp theo phết một lớp mỏng giúp răng giảm được cơn ê buốt. Sau đó bề mặt răng sẽ được làm nhám bằng axit, giống kỹ thuật trám bít hố rãnh, khiến lớp keo dán sau này dính chặt vào bề mặt cần trám.

Sau khi rửa sạch và thổi khô răng, bác sĩ thường phết lên bề mặt trám một lớp keo dán, tiếp theo là lớp composite có màu ngà. Cuối cùng bác sĩ dùng một chiếc đèn đặc biệt để chiếu vào miếng trám giúp composite đông cứng lại. Lúc này, miếng trám tương đối trơn láng và dễ đánh bóng.

Nếu răng bị sâu ở mức độ nặng, bác sĩ có thể phải cắm thêm một chốt kim loại nhỏ để giúp miếng trám bám được chắc hơn. Sau khi lấy hết phần răng bị sâu bác sĩ sẽ mài vát xung quanh thành của xoang trám để tăng bề mặt dán dính.

Trám bằng vậy liệu Amalgam

Amalgam là vật liệu có màu đen được sử dụng lâu đời. Tuy nhiên hiện nay bộ y tế khuyến cáo không nên sử dụng vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân rất lớn. Thủy ngân gây độc hại không chỉ cho người mà còn cho cả các nhân viên y tế thực hiện trám răng sâu.

Sử dụng phương pháp inlay, onlay

Amalgam là vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, nên nó chỉ thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu ở mức độ nặng, bác sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Miếng trám này sẽ được làm bằng vàng hoặc sứ nung, được đúc cứng trước khi lắp vào răng. Loại trám bằng Amalgam lấp đầy phần răng bị mất do sâu đồng thời giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.

Xem thêm: Sâu răng viêm xoang ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Cách điều trị

Amalgam là vật liệu có màu đen được sử dụng lâu đời
Amalgam là vật liệu có màu đen được sử dụng lâu đời

Địa chỉ trám răng uy tín hàng đầu

Cơ sở để trám răng uy tín sẽ hội ngộ cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để quá trình trám răng được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu muốn lựa chọn một địa chỉ trám răng đáng tin cậy, người bệnh có thể cân nhắc về các nha khoa sau:

Nha Khoa Việt Nhật –  Hà Nội

Địa chỉ:

  • Chi nhánh 1: Số 138 đường Cổ Linh, Quận Long Biên, Hà Nội,
  • Chi nhánh 2: Số 94C đường Nguyễn Lân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nha khoa Việt Nhật đã ứng dụng các công nghệ tiến tiến độc quyền được chuyển giao từ nhiều đối tác của nha khoa trên toàn cầu. Bên cạnh đó nha Khoa Việt Nhật còn sở hữu một đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng trám răng được hiệu quả nhất.

Nha khoa DR.Hana – Hà Nội

Địa chỉ: Số 458 Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Viện thẩm mỹ quốc tế tại nha khoa DR.Hana đã hàn trám răng bằng công nghệ Inlay/Onlay có độ bền chắc cao, tính thẩm mỹ tốt, đồng thời hạn chế việc xâm lấn để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhờ công nghệ hiện đại nên quá trình thực hiện không đau nhức, ê buốt.

Quy trình nhổ răng số 7 bị sâu quy chuẩn tại phòng khám nha khoa
Quy trình nhổ răng số 7 bị sâu quy chuẩn tại phòng khám nha khoa

Hệ thống nha khoa Thái Dương – TPHCM

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: 104 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1.
  • Cơ sở 2: 264 Hai Bà Trưng, Phường Tân Định, Quận 1.
  • Cơ sở 3: 26/1 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh.

Nha khoa Thái Dương được đánh giá cao trong việc tiếp nhận khám chữa bệnh và phục hình răng an toàn uy tín. Hệ thống nha khoa này nổi bật với phòng khám khang trang, thoáng mát kết hợp với cơ sở vật chất tiên tiến hiện đại và đảm bảo yếu tố vô trùng trong quá trình thực hiện.

Trung tâm Nha khoa Điều trị 

Trung tâm Nha khoa Điều trị của Viện nha khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ lành nghề với trình độ chuyên môn cao kết hợp với hệ thống vô trùng theo tiêu chuẩn Châu Âu. Ngoài các dịch vụ chuyên sâu, nơi đây còn cung cấp các dịch vụ nha khoa tổng quát như khám răng định kỳ, nhổ răng và trám răng.

Dịch vụ trám răng tại nha khoa Minh Khai sẽ không gây đau và giảm thiểu được mức độ ê buốt hay đau nhức. Trước khi trám, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng răng miệng và tư vấn cụ thể về dịch vụ. Sau khi điều trị, người bệnh sẽ được tư vấn về cách chăm sóc để giữ gìn hàm răng trắng sáng, rạng rỡ.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám sâu răng

Sau khi tìm hiểu những thông tin, địa chỉ trám sâu răng, bạn cũng nên chú ý đến cách chăm sóc răng miệng sau khi trám, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Kết hợp việc súc miệng bằng nước muối và chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám trên răng. Điều này giúp ngăn ngừa quá trình hình thành của vi khuẩn.
  • Lựa chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ và vitamin giúp răng được chắc khỏe cũng như loại bỏ những mảng bám trên răng. Không được hút thuốc lá, lạm dụng đồ uống có gas, thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột,… để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Khám răng theo định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra phần trám và khắc phục được kịp thời một số bệnh lý về răng miệng.

Bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cần biết về trám răng sâu. Hy vọng khi bị sâu răng, người bệnh sẽ nhớ đến phương pháp này để tránh vi khuẩn sâu răng lây lan.

Đừng bỏ lỡ:

Cập nhật lúc: 9:06 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Sâu răng hàm: Nguyên nhân, cách điều trị và những thông tin cần lưu ý

Sâu răng hàm là một trong những hiện tượng thường gặp phải ở người lớn và trẻ em. Bởi đây không phải là một chứng bệnh xa lạ nhưng những...

[Góc Tư Vấn] Lấy Tủy Răng Có Đau Không? Bao Lâu Thì Hết Khó Chịu?

Tủy răng bị viêm nhiễm hay chết tủy không chỉ làm giảm khả năng ăn nhai mà còn khiến chúng ta phải đối mặt với tình trạng đau buốt, ê...

Hôi miệng từ cổ họng – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hôi miệng từ cổ họng tuy không phải chứng bệnh nghiêm trọng nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, có tâm lý lo sợ, ảnh hưởng lớn...

Sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh nếu không được chữa trị sớm...

Lá húng quế chữa sâu răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Lá húng quế chữa sâu răng là một trong những cách lưu truyền phương pháp chữa sâu răng bằng dân gian ngay tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả....

Răng là gì? Cấu tạo, chức năng và quy trình mọc răng ra sao?

Răng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như thẩm mỹ của con người. Không chỉ đảm bảo chức năng nhai, phát âm, răng còn giúp tạo...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *