Sâu răng hàm: Nguyên nhân, cách điều trị và những thông tin cần lưu ý

Sâu răng hàm là một trong những hiện tượng thường gặp phải ở người lớn và trẻ em. Bởi đây không phải là một chứng bệnh xa lạ nhưng những cơn đau nhức do sâu răng hàm gây ra luôn khiến nhiều người phải khó chịu. Vậy sâu răng hàm là gì? Quá trình sâu răng diễn ra khi bị sâu răng nhai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn khi bị sâu răng hàm.

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là một trong những bệnh lý nghiêm trọng thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào hiện nay. Dưới những tác động của vi khuẩn và acid bệnh lý này phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt của thân răng hoặc chân răng rồi đến men răng, ngà răng và cuối cùng là phá hoại tủy. Sâu răng cũng có thể phát triển ở những chỗ khác xung quanh tổ chức răng nhưng thường chiếm tỷ lệ cao nhất là sâu răng nhai.

Đối với những người bình thường sẽ có 32 chiếc răng và trong đó những chiếc răng hàm sẽ phụ trách nhiệm vụ chính là ăn nhai và nghiền nát thức ăn nên răng hàm thường có nguy cơ dễ bị sâu hơn những răng khác vì không dễ dàng làm sạch hết thức ăn bám vào các kẽ răng.

Với những trường hợp bị sâu răng hàm sẽ gây ra tình trạng đau răng, rụng răng hoặc thậm chí nhiễm trùng đối với những ca nặng có thể thậm chí nguy hại đến tính mạng. Đặc biệt khi người bệnh bị sâu răng hàm dưới trong cùng còn làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, hô hấp, tiểu đường, viêm cầu thận, viêm nội khớp,…

Những trường hợp bị sâu răng hàm sẽ gây ra tình trạng đau răng, rụng răng hoặc thậm chí nhiễm trùng
Những trường hợp bị sâu răng hàm sẽ gây ra tình trạng đau răng, rụng răng hoặc thậm chí nhiễm trùng

Quá trình của sâu răng hàm diễn ra như thế nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, sâu răng hàm trên trong cùng được nhiều chuyên gia nha khoa đánh giá theo 4 quá trình sâu răng diễn ra cụ thể như sau:

Hình thành mảng bám

Mảng bám trên răng là một màng dính trong suốt bao phủ lên bề ngoài của chiếc răng. Nó được hình thành khi bạn ăn nhiều những thực phẩm có chứa đường và tinh bột mà chúng không được làm sạch kỹ.

Khi những thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ trên bề mặt của răng, vi khuẩn sẽ bắt đầu hình thành và phát triển thâm nhập sâu bên trong khoang miệng. Những mảng bám trên răng sẽ bị cứng lại ở dưới hoặc trên đường viền của nướu tạo thành cao răng. Điều này làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn và nguy cơ bị sâu răng hàm cũng cao hơn.

Mảng bám bị vi khuẩn tấn công

Các loại axit có trong mảng bám loại bỏ đi các chất khoáng trong men răng cứng – lớp men ngoài cùng. Điều này dẫn tới việc bề mặt của răng bị bào mòn gây ra những lỗ nhỏ hoặc trên mên răng. Đây là giai đoạn đầu tiên của việc người bệnh bị sâu răng trong cùng.

Khi lớp men răng ngoài cùng bị bào mòn, vi khuẩn và axit có thể tấn công đến các lớp tiếp theo của men răng. Các lớp này được gọi là ngà răng bởi khi ngà răng mềm hơn men và khả năng kháng lại axit kém hơn. Trong phần ngà răng có các ống nhỏ được tiếp xúc sâu với hệ thần kinh, điều này khiến cho người bệnh sẽ thấy răng ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Sự phá hủy bên trong

Khi người bệnh bị sâu răng trong cùng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển sâu bên trong chiếc răng chạm tới tủy. Đây là nơi chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu khiến lợi và nướu của bạn có thể bị sưng phồng hoặc có mủ bên trong do sâu răng hàm gây ra. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi những cơn đau có thể kéo dài ở bên ngoài từ chân răng đến xương.

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Áp xe răng

Áp xe răng là giai đoạn cuối khi người bệnh bị sâu răng hàm dưới trong cùng. Lúc này, tình trạng sâu răng đã bị nhiễm trùng đến đỉnh chân răng, xương răng cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nướu và lưỡi thường sưng lên có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nói. Đồng thời, sâu răng cũng là nguyên nhân mắc phải những bệnh lý khác và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra sâu răng hàm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng hàm, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây:

Độ tuổi

Khi người bệnh càng lớn tuổi cả răng và nướu đều bị lão hóa dần theo thời gian. Các chức năng bảo vệ răng bị suy giảm khiến răng dễ bị sâu hơn. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có hệ miễn dịch rất kém bởi sử dụng nhiều loại thuốc để chữa bệnh. Điều này gây ra tình trạng bị giảm lưu lượng nước bọt và dẫn đến nguy cơ bị sâu răng.

Ngoài ra, người có tuổi do quá trình bị lão hóa các cơ quan trong cơ thể thường dễ xảy ra tình trạng nướu bị tụt khỏi hàm. Việc này gây nên tình trạng hình thành những mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn gây ra sâu răng hàm.

Thiếu nước bọt

Nước bọt thường có chức năng ngăn ngừa sâu răng trong cùng vì góp phần rửa sạch toàn bộ thức ăn và mảng bám trên răng. Bởi nhiều chuyên gia y tế nghiên cứu cho thấy trong nước bọt có tác dụng chống lại những axit do vi khuẩn gây hại tạo ra. Ngoài ra, người bệnh khi bị thiếu nước bọt cũng có thể dẫn đến tình trạng bị hôi miệng.

Trám răng

Một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàm dưới trong cùng là việc người bệnh sử dụng phương pháp trám răng. Đây là phương pháp chữa trị sâu răng được nhiều bác sĩ áp dụng bằng những vật liệu nhân tạo để lấp đầy. Cách này có thể bổ sung vào phần mô nướu răng bị khuyết nhưng theo thời gian những vật liệu này cũng có thể bị phá vỡ, thay đổi trở nên xù xì và sắc nhọn, không còn được bằng phẳng. Nó khiến cho mảng bám dễ dàng bị tích tụ và khó loại bỏ hơn.

Nguyên nhân gây sâu răng hàm dưới trong cùng là việc người bệnh sử dụng phương pháp trám răng
Nguyên nhân gây sâu răng hàm dưới trong cùng là việc người bệnh sử dụng phương pháp trám răng

Ợ nóng

Khi bạn có triệu chứng bị ợ nóng, mọi người thường cảm thấy khó chịu khi bị trào ngược dạ dày hoặc thậm chí có thể kèm theo một ít dịch thức ăn vẫn đang trong quá trình tiêu hóa. Chất lỏng này chính là axit trong dạ dày gây mòn men răng và làm tổn thương răng nghiêm trọng. Việc này khiến cho người bệnh bị lộ ra ngà răng khá nhiều khiến vi khuẩn có thể tấn công và gây ra tình trạng sâu răng trong cùng.

Rối loạn ăn uống

Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng bị sâu răng hàm là do rối loạn ăn uống khiến bạn thường cảm thấy chán ăn hoặc cuồng ăn. Bởi rối loạn ăn uống sẽ thường gây ra triệu chứng nôn ói. Khi nôn nhiều sẽ khiến cho axit trong dạ dày tác động lên răng và hòa tan men răng. Ngoài ra, bệnh lý này có làm cản trở quá trình sinh sản ra nước bọt.

Vệ sinh răng miệng kém

Nếu người bệnh đang trong tình trạng vệ sinh răng miệng không đúng cách và không sạch sẽ cũng có thể khiến sâu răng trong cùng. Bởi ngay sau khi ăn và uống, những mảng bám này sẽ nhanh chóng di chuyển hình thành dẫn đến sâu răng đặc biệt là sâu răng hàm dưới cùng trong vì các thức ăn có thể dễ dắt vào những chiếc răng nhai.

Việc người bệnh vệ sinh răng miệng kém cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sâu răng
Việc người bệnh vệ sinh răng miệng kém cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sâu răng

Chế độ ăn uống chưa thích hợp

Việc bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ăn có chứa tinh bột và đường hay những đồ ăn vặt cũng rất dễ gây ra tình trạng sâu răng hàm bởi những thực phẩm này theo thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, những đồ ăn vặt có chứa nhiều axit gây hại nên thường xuyên sử dụng sẽ làm tổn hại đến răng.

Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu

Do có nhiều tác động chủ quan và khách quan mà nhiều người có chân răng yếu, bị nứt hoặc vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt của răng. Điều này khiến cho những mảng bám dần dân bị thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn và dẫn đến nguy cơ sâu răng.

Xem thêm: Sâu răng hôi miệng do nguyên nhân nào? Cách điều trị an toàn

Cách điều trị khi bị sâu răng hàm

Trong trường hợp người bệnh tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng trong cùng thì việc điều trị kịp thời để tránh những cơn đau và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu là điều rất cần thiết.

Dưới đây là những phương pháp điều trị khi người bệnh bị sâu răng hàm trên trong cùng, cụ thể như sau:

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng sâu răng không quá nghiêm trọng khiến cho người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để điều trị ngay tại nhà.

Chữa sâu răng hàm bằng lá bàng 

Một trong những cách đầu tiên có thể điều trị sâu răng nhai chính là sử dụng lá bàng non. Trong lá bàng có công dụng làm giảm những cơn đau nhức do sâu răng gây ra an toàn và hiệu quả. Lá bàng có tính chất diệt khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa viêm lợi và làm sạch những lỗ sâu răng.

Cách làm:

  • Lấy từ 5 – 7 lá bàng non rồi đem đi rửa sạch và thái nhỏ ra
  • Trộn lá bàng cùng với muối và nước lọc rồi xay nhuyễn
  • Lọc để loại bỏ phần bã rồi cho phần nước vào lọ thủy tinh để vào tủ lạnh.
  • Thực hiện súc miệng trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tuần tình trạng sâu răng sẽ thuyên giảm dần dần.

Rượu hạt cau 

Cách chữa sâu răng trong cùng bằng rượu hạt cau tại nhà là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi khi hạt cau được ngâm với rượu trắng sẽ có tác dụng sát khuẩn, giảm đau mà nhờ đó tình trạng sâu răng hàm được khắc phục nhanh chóng.

Cách làm:

  • Chọn những quả cau to đem rửa sạch và phơi khô
  • Cho phần cau khô vào 1 lít rượu rồi ngâm trong vòng 30 ngày
  • Sau khi hạt cau đã có thể sử dụng, bạn lấy một chiếc tăm bông thấm vào rượu rồi bôi đều lên phần răng hàm bị sâu.
  • Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày để giảm đau, ức chế vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả nhanh chóng.
Đây là cách chữa dân gian được nhiều người áp dụng
Đây là cách chữa dân gian được nhiều người áp dụng

Trị sâu răng nhai bằng đu đủ

Đu đủ là loại quả cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, loại quả này có thể được tận dụng để làm cách chữa sâu răng hàm tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả. Bạn có thể thực hiện đơn giản theo cách sau đây:

  • Chọn một quả đu đủ xanh sau đó gọt vỏ rồi thu phần nhựa vào bát sạch.
  • Lấy tăm bông thấm phần nhựa đó rồi bôi trực tiếp lên phần răng bị sâu.
  • Sau khoảng 5 phút, súc miệng thật sạch bằng nước ấm để đảm bảo nhựa không còn tồn tại trong khoang miệng gây chát miệng.
  • Áp dụng phương pháp này 1 lần/ngày từ 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng tối đa. Tuy nhiên cũng nên lưu ý không được nuốt nhựa đu đủ.

Điều trị tại nha khoa

Cách tốt nhất để chữa các bệnh lý về răng miệng đặc biệt là sâu răng nhai là bạn có thể đến khám và chữa bệnh tại các phòng khám nha khoa để được bác sĩ điều trị triệt để tình trạng này bằng những phương pháp sau đây:

Trám răng 

Một trong những cách điều trị sâu răng trong cùng được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng là trám răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa để lấp đầy những lỗ hổng do vi khuẩn gây ra để khôi phục và bảo vệ cấu trúc răng thật.

Trước khi trám răng các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ răng miệng cho thật sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển ở lỗ sâu. Tiếp theo các bác sĩ sẽ tiến hành trám răng bằng những vật liệu nha khoa để không gây cộm cấn, khó chịu cho người bệnh.

Điều trị sâu răng hàm vào tủy 

Trong trường hợp sâu răng lan vào tủy, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị tủy răng. Tùy theo tình trạng của bệnh mà các bác sĩ lựa chọn gây tê cho răng hay không. Bước tiếp theo các bác sĩ sẽ mở tủy, làm sạch và tạo dạng ống tủy rồi trám bít lại. Nếu răng hàm sâu bị vỡ lớn, các bác sĩ sẽ đặt chốt ống tủy để cố định và tạo lưu vững chắc cho thân răng. Trong trường hợp này có thể làm phục hình răng sứ cho chiếc răng bị sâu của người bệnh để đảm bảo được chức năng ăn nhai lâu dài.

Nhổ răng 

Với những trường hợp sâu răng nhai bị mất chất quá nặng không thể phục hồi bằng những cách như trên gây viêm nhiễm và lan rộng. Bác sĩ buộc phải nhổ răng để có thể nạo bỏ tổ chức viêm. Sau đó mới tiến hành phục hồi lại chỗ răng bị nhổ bằng cầu răng hay implant.

Điều trị bằng thuốc Đông Y

Ngoài việc sử dụng những phương pháp điều trị bằng những phương pháp trên, có rất nhiều người lựa chọn điều trị sâu răng trong cùng bằng thuốc Đông Y.

Thuốc trị sâu răng Đông Y Thanh Tuấn

  • Công dụng: Điều trị sâu răng, sâu tủy răng, ê buốt chân răng, giúp giảm đau, tiêu viêm hiệu quả.
  • Thành phần: đinh hương, bạch phàn, ngũ bội tử, lá trầu không, bạch chỉ,…
  • Giá thành: 300.000 VND/chai.
  • Cách sử dụng: Nếu là thuốc nước, người lớn ngậm thuốc từ 2-3 lần/ngày, trẻ em 1-2 lần/ngày, sau đó nhổ bỏ và súc miệng bằng nước sạch. Lưu ý không được nuốt thuốc. Nếu là thuốc dạng bột, người bệnh chấm thuốc vào chỗ răng hàm bị sâu, để khoảng 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ. Ngậm thuốc từ 2-3 lần mỗi ngày.

Thuốc trị sâu răng Nam Hoàng

  • Công dụng: Trị sâu răng, viêm nướu, ngứa chân răng, sưng bọng răng,…
  • Thành phần: Tế tân, bạch chỉ, bình lang, uy linh tiên,…
  • Giá thành: 350.000 VND/lọ.
  • Cách sử dụng: Sử dụng tăm bông chấm thuốc lên răng hàm bị sâu từ 2 – 4 lần/ngày, không cần rửa lại với nước sạch.

Thuốc trị sâu răng An Khánh Tâm

  • Công dụng: Chữa trị nhức răng, viêm nướu, ê buốt chân răng, hôi miệng, giúp nướu và răng trở lên săn chắc, khỏe mạnh hơn.
  • Thành phần: cCy dương xỉ, năng rắn, hạt răng….
  • Giá tiền: 180.000 đến 200.000 nghìn/1 lọ
  • Cách sử dụng: Người lớn ngậm trực tiếp 20 – 25 ml thuốc trong vòng 10 phút, ngày ngậm từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Còn với trẻ nhỏ, cha mẹ nhân sử dụng nước súc miệng bằng cách pha loãng theo tỉ lệ 1: 1 theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ. Trong trường hợp trẻ không chịu ngậm thuốc, cha mẹ có thể dùng tăm bông chấm thuốc vào vị trí răng hàm sâu của bé

Khám và điều trị khi bị sâu răng hàm ở đâu?

Trong quá trình người bệnh bị sâu răng hàm nhưng vẫn chưa tìm ra cách khắc phục và điều trị phù hợp thì việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và an toàn là điều cần thiết. Dưới đây là một số địa chỉ khám sâu răng nhai được nhiều người lựa chọn như sau:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội

Một trong những địa chỉ khám răng sâu trong cùng uy tín được nhiều người lựa chọn là bệnh viện Răng hàm mặt TW Hà Nội. Có rất nhiều người lựa chọn nơi đây để điều trị những bệnh lý về răng miệng. Tại đây, bệnh viện có rất nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao để xử lý việc chỉnh hình răng hay những ca phẫu thuật lớn về tình trạng răng miệng của bệnh nhân.

Ngoài ra, tại bệnh viện được còn được cung cấp trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến để phục vụ quá trình thăm khám của người bệnh.

Người bệnh có thể thăm khám tại địa chỉ 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nha khoa Paris

Để điều trị sâu răng nhai hiệu quả, bạn cũng có thể chọn nha khoa Paris là một địa chỉ khám bệnh. Tại đây quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng hàm mặt và điều trị thành công mọi ca bệnh cho nhiều khách hàng.

Nha khoa Paris đã được đầu tư mạnh mẽ và tổng thể về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ,.. để đảm bảo cho việc phục vụ cho người bệnh đến đây thăm khám và điều trị.

Nha khoa có 2 cơ sở chính để mọi người có thể đến khám bệnh, cụ thể tại 39 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  và 12 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện răng hàm mặt Á Âu

Đây là một trong những địa điểm khám sâu răng hàm tại TP.Hồ Chí Minh với chất lượng dịch vụ và sự tận tâm của các bác sĩ trong việc thăm khám và điều trị mọi loại bệnh về răng miệng. Nhờ điều đó mà nhiều người đã tin tưởng lựa chọn nơi đây để khám bệnh cũng như điều trị tích cực.

Tại đây, các bác sĩ cũng như nhân viên y tế đều cố gắng mang lại cho khách hàng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất để có thể an tâm gửi trọn niềm tin tại bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện còn đáp ứng toàn bộ dụng cụ cũng như trang thiết bị đạt chuẩn Châu Âu để phục vụ việc điều trị cho người bệnh.

Người bệnh có thể thăm khám tại địa chỉ 32D Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Nha khoa I-Dent

Nha khoa I-Dent đem đến cho người bệnh sự an tâm mỗi khi đến đây để thăm khám cũng như điều trị. Tại đây, các bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên y tế đều có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc điều trị những vấn đề về răng miệng mà nhiều người mắc phải.

Bên cạnh đó, nha khoa cũng chú trọng trong việc cung cấp đầy đủ những trang thiết bị y tế đạt chuẩn Châu Âu để có thể phục vụ việc khám bệnh của người bệnh. Hệ thống phòng điều trị được vô trùng bằng đèn cực tím đạt chuẩn của Bộ Y tế cấp phép để tránh lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.

Cách phòng ngừa khi bị sâu răng hàm

Sâu răng hàm gây ra rất nhiều hệ lụy và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, bên cạnh những phương pháp điều trị, bạn cũng có cần phải phòng ngừa khi bị sâu răng nhai hiệu quả bằng những bước sau đây:

  • Cần chủ động đánh răng ít nhất 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Ngoài ra cũng cần sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám có trong các kẽ răng để tránh trường hợp vi khuẩn phát triển nhanh chóng làm tổn hại đến răng. Lưu ý nên vệ sinh cả lưỡi mỗi khi đánh răng trước khi đi ngủ.
  • Không nên lạm dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và đường. Thay vào đó hãy bổ sung đồ ăn có chứa nhiều vitamin và rau củ quả xanh để sức khỏe răng miệng tốt hơn và loại bỏ được những mảng bám có trên răng.
  • Uống nhiều nước để giúp tăng tiết nước bọt cũng như hỗ trợ làm bảo vệ phần mô mềm và mô cứng trong miệng.
  • Khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng để các bác sĩ có thể loại bỏ những mảng bám cao răng và điều trị triệt để tình trạng răng miệng nếu có.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết khi bị sâu răng hàm ở cả người lớn và trẻ em. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm phần nào về sâu răng nhai cũng như cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng này. Nếu trong trường hợp bị sâu răng nặng hãy tìm ngay địa chỉ nha khoa uy tín để các bác sĩ khắc phục được tình trạng kịp thời và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật lúc: 9:05 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

[Góc Tư Vấn] Lấy Tủy Răng Có Đau Không? Bao Lâu Thì Hết Khó Chịu?

Tủy răng bị viêm nhiễm hay chết tủy không chỉ làm giảm khả năng ăn nhai mà còn khiến chúng ta phải đối mặt với tình trạng đau buốt, ê...

Hôi miệng từ cổ họng – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hôi miệng từ cổ họng tuy không phải chứng bệnh nghiêm trọng nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, có tâm lý lo sợ, ảnh hưởng lớn...

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau, điều trị bệnh rất tốt

Nấm miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn

Nấm miệng ở trẻ là tình trạng khá phổ biến nhiều bé gặp phải. Thời gian đầu, tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ...

Sưng nướu răng và nổi hạch: nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng hay sâu răng đều có thể gây ra tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch làm nhiều người đau đớn...

Sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh nếu không được chữa trị sớm...

Lá húng quế chữa sâu răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Lá húng quế chữa sâu răng là một trong những cách lưu truyền phương pháp chữa sâu răng bằng dân gian ngay tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả....

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *