Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm da cơ địa, bao gồm dạng kem bôi, dạng uống và dạng tiêm. Phương pháp điều trị thông thường là dùng kem bôi ngoài. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê đơn thêm thuốc uống, thuốc tiêm. Dưới đây là thông tin về các loại thuốc trị viêm da cơ địa và danh sách 11 thuốc trị viêm da cơ địa được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Các loại thuốc trị viêm da cơ địa
Dựa theo cách thức sử dụng, có thể chia thuốc trị viêm da cơ địa thành 3 loại:
- Thuốc bôi tại chỗ (dạng kem, thuốc mỡ, dung dịch,…)
- Thuốc ức chế miễn dịch đường uống
- Thuốc tiêm
Thuốc bôi
Thuốc bôi là các loại thuốc được bôi lên da để giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Thuốc bôi có 2 loại là Corticosteroid và không Corticosteroid.
Corticosteroid tại chỗ
Corticosteroid, còn được gọi đơn giản là steroid, là phương pháp được dùng nhiều nhất trong điều trị viêm da cơ địa. Steroid là thuốc chống viêm, ngăn chặn hoạt động của một số tế bào miễn dịch, làm gián đoạn quá trình viêm, giảm ngứa, đỏ và sưng. Steroid bôi tại chỗ có nhiều dạng khác nhau, như: thuốc mỡ, kem, dung dịch, thuốc xịt, gel và dầu.
Từng loại thuốc lại có độ mạnh yếu khác nhau, phù hợp với nhiều mức độ bệnh. Cụ thể:
- Loại có hoạt tính yếu (chẳng hạn desonide 0,05%; hydrocortisone 2,5% dạng thuốc mỡ) thường được dùng cho trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân mức độ nhẹ. Steroid bôi tại chỗ có thể dùng 1-2 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong 2-4 tuần. Và nên dùng kết hợp kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày (trước hay sau steroid đều được).
- Những bệnh nhân viêm da cơ địa mức độ trung bình, nên dùng thuốc steroid có hoạt tính mạnh hơn (chẳng hạn như triamcinolone 0,1%; fluocinolone 0,025%; betamethasone dipropionate 0,05%).
- Trường hợp bệnh nhân nặng, cấp tính, có thể sử dụng steroid hoạt tính rất mạnh, dùng tối đa 2 tuần. Sau đó dần thay thế bằng loại thuốc chó hoạt tính yếu hơn cho đến khi lành bệnh.
- Da mặt và các nếp gấp khuỷu, đầu gối là những vùng có nguy cơ cao bị teo da khi dùng steroid. Bởi vậy, nên sử dụng steroid hoạt tính yếu để điều trị tại những khu vực này. Chẳng hạn như thuốc mỡ desonide 0,05%.
Bác sĩ xác định thời gian điều trị bằng corticosteroid tại chỗ dựa trên độ tuổi bệnh nhân và tình trạng bệnh. Đối với bệnh nhân viêm da cơ địa nặng, corticosteroid tại chỗ có thể được sử dụng không liên tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Cảnh báo tác dụng phụ: Corticosteroid tại chỗ có thể làm mỏng da, rạn da, thay đổi sắc tố da, nổi mụn trứng cá, ảnh hưởng đến mắt,… nếu sử dụng trong thời gian dài.
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ là một loại thuốc chống viêm, giúp ngăn chặn hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch, có thể làm giảm ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc ức chế calcineurin khi corticosteroid tại chỗ không hiệu quả. Hoặc khi triệu chứng xảy ra tại vùng da nhạy cảm nên không thể điều trị bằng corticosteroid tại chỗ trong thời gian dài. Chẳng hạn như tại mí mắt, mặt, vùng kín, nách, háng.
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ có nhiều công thức và nồng độ khác nhau. Các bác sĩ kê đơn thuốc dựa trên độ tuổi người bệnh, mức độ nghiêm trọng, vị trí biểu hiện.
Thông thường, thuốc ức chế calcineurin tại chỗ được bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh 1-2 lần/ngày, duy trì đến khi hết triệu chứng. Có thể dùng liên tục 1-6 tuần. Sau khi các triệu chứng được cải thiện, các bác sĩ khuyên có thể giảm tần suất bôi 1-2 lần/tuần để kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tái phát.
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ thường ít tác dụng phụ hơn corticosteroid, có thể được sử dụng an toàn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng không kéo dài, như: Nguy cơ nhiễm trùng thấp, cảm giác châm chích lần đầu bôi.
Thuốc uống và thuốc tiêm
Nếu dùng thuốc bôi mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc trị viêm da cơ địa mạnh hơn bằng đường uống hoặc tiêm vào da.
Thuốc ức chế miễn dịch uống hoặc tiêm
Thuốc ức chế miễn dịch đường uống có tác dụng ngăn cản hệ thống miễn dịch, giúp giảm ngứa, đỏ và phát ban. Thuốc ức chế miễn dịch cũng có nhiều mức độ. Bác sĩ sẽ xác định liều lượng dựa trên độ tuổi, cân nặng, mức độ nghiêm trọng, vị trí biểu hiện và tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc ức chế miễn dịch dạng tiêm.
Thông thường người bệnh cần dùng thuốc 1-2 lần/ngày. Sử dụng trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát. Sau đó giảm hoặc ngừng đơn thuốc, chuyển sang dùng thuốc bôi hoặc các liệu pháp khác.
Corticosteroid đường uống
Corticosteroid đường uống là thuốc chống viêm mạnh, có thể làm giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, phát ban trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng dùng corticosteroid đường uống gây tác dụng phụ nghiêm trọng hơn thuốc bôi, như: Huyết áp cao, các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm mật độ xương, tăng cân…
Các bác sĩ da liễu thường tránh kê đơn corticosteroid đường uống. Ngoại trừ trường hợp bùng phát nghiêm trọng, sử dụng ngắn hạn để kiểm soát các triệu chứng trước khi dùng một loại thuốc dài hạn khác.
Kháng sinh đường uống
Nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng da các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống. Thuốc kháng sinh tấn công vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Hiện có nhiều loại thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn rõ loại thuốc và liều lượng thích hợp dựa trên yếu tố tuổi tác, loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nghiêm trọng.
Dùng kháng sinh đường uống có thể gây buồn nôn, phản ứng dị ứng, kháng kháng sinh,… Vì vậy, các bác sĩ thường kê đơn từ 7-14 ngày, chỉ kê đơn thuốc khi có nhiễm trùng. Và bạn cần tuân thủ liệu trình nghiêm ngặt.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Thạc sĩ, bác sĩ
- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh
Khi nào cần dùng thuốc trị viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa là bệnh lý khó điều trị với các triệu chứng dai dẳng, dễ tái đi tái lại. Vì vậy, ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn nên sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, khi bệnh viêm da cơ địa đang khởi phát ở giai đoạn cấp tính, có triệu chứng sưng đỏ và tiết dịch, bạn nên sử dụng thuốc bôi dạng kem hoặc dung dịch để giảm tiết dịch, giúp da đóng vảy nhanh hơn. Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính, bẹn nên sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Viêm da cơ địa dùng thuốc gì?
1. Fexofenadine
Loại thuốc: Thuốc uống.
Thành phần chính: Fexofenadine
Công dụng:
- Hoạt chất Fexofenadin giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa, mề đay, phát ban.
- Đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi.
Hướng dẫn sử dụng:
Thuốc được dùng qua đường uống. Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 180 mg/ngày hoặc 60 mg x 2 lần/ngày.
- Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: 30 mg x 2 lần/ngày.
- Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi: 15 mg x 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ có tính chất tham khảo. Người bệnh áp dụng liều dùng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng và diễn tiến bệnh.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, khó tiêu, khô miệng…
Chống chỉ định: Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm đối với Fexofenadine.
Lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc ít gây buồn ngủ nhưng vẫn cần cẩn trọng khi vận hành máy móc, lái tàu xe.
- Với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
- Thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng acid chứa magie và nhôm. Vì vậy nên dùng 2 loại thuốc cách nhau 2 giờ.
Giá bán tham khảo: 250.000 đồng/hộp.
2. Hồ nước
Loại thuốc: Thuốc bôi
Thành phần chính: Zinc oxide, glycerin, calcium carbonate, bột talc, nước cất.
Công dụng:
- Làm dịu da, cải thiện tình trạng viêm, ngứa, sưng, đau trên bề mặt làn da.
- Giảm tình trạng ma sát da, có tính sát khuẩn nhẹ, tăng khả năng kháng khuẩn, bảo vệ da.
- Hiệu quả với nhiều bệnh ngoài da khác nhau.
- Lành tính, không tác dụng phụ.
Hướng dẫn sử dụng:
Dùng để bôi ngoài da, không được uống. Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh, lắc đều lọ hồ nước rồi bôi lên da. Có thể dùng gạc băng lại để bảo vệ vùng da bị tổn thương.
Liều dùng: Bôi thuốc 2-3 lần/ngày, bôi 1 lớp dày.
Lưu ý: Liều dùng này chỉ mang tính chất tham khảo. Để có liều dùng phù hợp, bạn nên xin sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
Tác dụng phụ:
Chống chỉ định:
- Người bị mẫn cảm với thành phần của hồ nước.
- Tổn thương da do nhiễm khuẩn.
- Không bôi lên mắt.
Lưu ý khi sử dụng: Không sử dụng hồ nước quá hạn.
Giá bán tham khảo: 5.000 đồng/lọ.
3. Tacrolimus
Loại thuốc: Thuốc bôi
Thành phần chính: Tacrolimus
Công dụng:
- Thuốc mỡ bôi ngoài da Tacrolimus thuộc nhóm ức chế miễn dịch, điều trị bệnh viêm da cơ địa tình trạng vừa và nặng, xuất hiện triệu chứng nguy hiểm. Hoặc khi phương pháp điều trị thông thường không hiệu quả.
- Cải thiện triệu chứng mẩn ngứa, đỏ da, sưng viêm.
- Kiểm soát vùng tổn thương, tránh lan rộng, giúp da khỏe mạnh.
- Xử lý hiệu quả bệnh viêm da cơ địa và một số bệnh ngoài da khác.
Hướng dẫn sử dụng:
Vệ sinh vùng da bị bệnh và rửa tay bằng xà phòng. Lấy một lượng thuốc vừa đủ, bôi lên vùng da bị tổn thương. Tần suất cụ thể tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng kéo dài.
Liều dùng:
- Người lớn từ 16 tuổi trở lên: Dùng thuốc mỡ 0,1%, bôi 2 lần/ngày. Sau 2 – 6 tuần nếu có sự cải thiện sẽ giảm dần tần suất hoặc chuyển sang dùng thuốc có dược tính nhẹ hơn.
- Trẻ em từ 2 đến 15 tuổi: Dùng thuốc mỡ 0,03%, bôi 2 lần/ngày. Sau 2 – 6 tuần nếu có sự cải thiện sẽ giảm dần tần suất hoặc chuyển sang dùng thuốc có dược tính nhẹ hơn.
- Trẻ dưới 1 đến 2 tuổi: Dùng thuốc mỡ 0,03%, bôi 2-3 lần lần/tuần.
Tác dụng phụ: Thuốc Tacrolimus dùng tại chỗ có thể gây kích ứng da, ngứa, cảm giác rát bỏng, viêm nang lông, viêm hạch bạch mạch, Herpes simplex, Zona, nhức đầu, bừng đỏ mặt.
Chống chỉ định:
- Bị mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
- Không bôi lên vùng da có vết thương hở, niêm mạc.
Giá bán tham khảo: 150.000 đồng/tuýp.
4. Hydrocortisone
Loại thuốc: Thuốc bôi thuộc nhóm thuốc steroid.
Thành phần chính: Hydrocortisone. Có 3 loại chính là Hydrocortison 0.5%, Hydrocortison 1%, Hydrocortison 2.5%.
Công dụng:
- Điều trị bệnh viêm da cơ địa và một số bệnh về da khác, như vảy nến, mề đay, mẩn ngứa, viêm da dị ứng, tổ đỉa,…
- Ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, giảm ngứa, giảm viêm, chống dị ứng.
- Cung cấp dưỡng chất, tạo lớp màng bảo vệ da trước tác nhân gây hại từ môi trường.
Hướng dẫn sử dụng:
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kem bôi có nồng độ phù hợp (0,5%, 1% hoặc 2,5%). Không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.
Liều dùng: Bôi thuốc 1-4 lần/ngày, mỗi lần bôi 1 lớp mỏng trên vùng da bị viêm da cơ địa. Tránh để tiếp xúc với mắt và niêm mạc.
Tác dụng phụ: Với thuốc Hydrocortisone dạng bôi bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như viêm da tiếp xúc, teo da, chậm lành sẹo,…
Chống chỉ định:
- Người bệnh nhiễm virus (thủy đậu, zona, herpes giác mạc), nhiễm khuẩn (đặc biệt trong lao tiến triển), nhiễm nấm bệnh hay kí sinh trùng.
- Nhiễm nấm toàn thân.
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người đang dùng vắc xin sống.
Giá bán tham khảo: 20.000 đồng
NGHI NGỜ MẮC BỆNH, TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN
5. Kẽm oxide 10%
Loại thuốc: Dạng kem bôi ngoài
Thành phần chính: Kẽm oxyd, tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Điều trị bệnh viêm da cơ địa giai đoạn bán cấp với các triệu chứng phù nề, giảm tiết dịch, da đỏ, khô.
- Giúp sát trùng, làm dịu da, cải thiện tình trạng ngứa rát, nóng da, dưỡng ẩm da, phòng ngừa bội nhiễm.
- Hỗ trợ tái tạo tế bào da mới khỏe mạnh, mềm mại.
Hướng dẫn sử dụng:
Bôi 1 lớp thuốc dày lên vùng da bị viêm da cơ địa, dùng 2-3 lần/ngày.
Nên tham khảo ý kiến trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là khi da đang tiết dịch, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chú ý vệ sinh da trước khi bôi thuốc để tránh bội nhiễm.
Tác dụng phụ: Dị ứng với thuốc (khả năng thấp).
Chống chỉ định:
- Người bị dị ứng mẫn cảm với kẽm oxide.
- Không dùng cho vùng da bị tổn thương nặng, bị nhiễm khuẩn, có vết loét hở.
Giá bán tham khảo: 15.000/tuýp 15g.
6. Betasalic
Loại thuốc: Thuốc bôi ngoài da
Thành phần chính: Acid Salicylic, tá dược vừa đủ.
Công dụng:
- Chữa lành những tổn thương trên da do bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng cùng một số bệnh về da khác.
- Dưỡng ẩm da, làm mềm da, ngăn ngừa những tác nhân xấu làm tổn thương da.
Hướng dẫn sử dụng:
- Người lớn: Bôi 1 lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh, bôi 1-2 lần/ngày.
Có thể sử dụng liều duy trì, tần suất ít hơn theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường không dùng thuốc quá 2 tuần, 1 tuần không sử dụng quá 60g.
- Trẻ em: Bôi thuốc 1-2 lần/ngày. Không sử dụng quá 5 ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng đối tượng bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng cho phù hợp, hạn chế tác dụng phụ.
Tác dụng phụ: Thường bị kích ứng da nhẹ, cảm giác như bị châm đốt. Một số tình trạng ít gặp hơn: Khô da, kích ứng, ngứa, rậm lông, teo da, nổi vân da,viêm nang lông, viêm quanh miệng, lột da, nứt nẻ, cảm giác bỏng, nổi ban dạng viêm nang bã, viêm da, loét hoặc ăn mòn da, các rối loạn về nước và điện giải, cơ xương, tiêu hóa, nội tiết, mắt, thần kinh, chuyển hóa và tâm thần.
Chống chỉ định:
- Viêm da quanh miệng, mụn trứng cá đỏ, mụn, ngứa quanh hậu môn và bộ phận sinh dục.
- Người quá mẫn với thành phần thuốc.
- Người bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm toàn thân chưa được kiểm soát bằng hóa trị liệu thích hợp.
- Không dùng trên diện rộng, không bôi gần mắt, không dùng cho da bị nứt nẻ, nhạy cảm.
- Trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi.
Giá bán tham khảo: 17.000 đồng/tuýp.
7. Benzoyl Peroxide
Loại thuốc: Thuốc bôi tại chỗ
Thành phần chính: Benzoyl Peroxide, tá dược vừa đủ.
Công dụng:
- Điều trị bệnh viêm da cơ địa mức độ nhẹ đến trung bình.
- Kháng khuẩn, giảm viêm, ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu.
- Làm bong lớp sừng, dưỡng da khỏe mạnh, ngăn hình thành sẹo.
- Ngoài ra còn dùng để điều trị mụn trứng cá, mụn đầu đen, viêm da dị ứng,…
Hướng dẫn sử dụng:
- Người lớn: Bôi 1 lớp thuốc mỏng trên da, thực hiện 1-2 lần/ngày. Nên sử dụng trước khi ngủ.
- Trẻ em: Bắt đầu từ loại thuốc có nồng độ nhỏ nhất, là 2,5%. Bôi 1 lớp mỏng trên da, ngày 1-2 lần. Không lạm dụng.
Benzoyl Peroxide khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng nên bạn nên chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài.
Nếu sử dụng 4 tuần mà triệu chứng bệnh không đỡ thì nên ngưng thuốc. Mỗi đợt điều trị không kéo dài quá 3 tháng.
Tác dụng phụ:
- Thường gặp: Cảm giác nóng rát da, kích ứng da, khô da, tróc da, châm chích, nổi mẩn, phù nề thoáng qua, cơ thể có mùi khác thường.
- Ít gặp: Mẫn cảm do tiếp xúc.
- Hiếm gặp: Ngứa dữ dội, nóng rát, sưng phù, tấy đỏ, phản ứng dị ứng.
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với Benzoyl Peroxide và các thành phần khá trong thuốc.
- Không để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng, vùng da có vết thương hở.
Giá bán tham khảo: 15.000 đồng/tuýp.
8. Fucicort
Loại thuốc: Kem bôi ngoài da
Xuất xứ: Đan Mạch
Thành phần chính: Betamethasone valerate, Acid fusidic
Công dụng:
- Điều trị bệnh viêm da cơ địa trong trường hợp da bị bội nhiễm, tổn thương nặng, nhiều nứt nẻ.
- Kháng khuẩn, giảm viêm, đỏ, giảm ngứa, chống dị ứng da và ức chế hệ miễn dịch.
- Làm mềm da, mờ vết thâm, ngừa sẹo.
Hướng dẫn sử dụng:
Bôi 1 lớp thuốc mỏng lên vùng da cần điều trị, thực hiện 2 lần/ngày. Thời gian điều trị không kéo dài quá 2 tuần.
Liều dùng này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên xin tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ:
- Thường gặp: Đa dạng kích ứng, xảy ra dị ứng tại vùng da điều trị.
- Ít gặp: Kích ứng da thoáng da, nhức nhối, nóng đỏ da, ngứa, phát ban, ban đỏ, khô da, viêm da trầm trọng.
- Hiếm gặp: Rối loạn hệ miễn dịch, teo da.
Chống chỉ định:
- Không dùng cho người bệnh dị ứng với thành phần thuốc.
- Không dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nếu không được bác sĩ kê đơn.
- Không dùng trong trường hợp trên da có vết thương hở, viêm loét nặng, da vùng kín.
- Vì thuốc cho chứa corticosteroid nên cũng chống chỉ định với trường hợp nhiễm trùng da khởi phát bởi vi khuẩn, nấm hoặc virus (chẳng hạn herpes hay thuỷ đậu), các bệnh về da liên quan tới bệnh giang mai, bệnh lao da lao da, trứng cá đỏ, viêm quanh miệng.
Giá bán tham khảo: 70.000 đồng
9. Dermovate Cream
Loại thuốc: Kem bôi ngoài da
Xuất xứ: Mỹ
Thành phần chính: Clobetasol
Công dụng:
- Điều trị ngắn hạn một số bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, mẩn ngứa, vảy nến,…
- Cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu trên da, như nổi sẩn ngứa, viêm đỏ, sưng tấy, làm dịu da,…
Hướng dẫn sử dụng:
Bôi 1 lớp thuốc mỏng nhẹ trên vùng da bị viêm da cơ địa, thực hiện 1-2 lần. Nếu muốn bôi kem dưỡng ẩm thì cần để thuốc đủ thời gian hấp thu vào da trước.
Không dùng thuốc liên tục quá 4 tuần. Mỗi tuần sử dụng không quá 50g. Nếu trong 2-4 tuần bệnh không cải thiện thì cần kiểm tra lại.
Sau khi bệnh cải thiện, nên giảm tần suất hoặc đổi sang loại thuốc có dược tính nhẹ hơn.
Tác dụng phụ: Nhiễm trùng cơ hội, rối loạn hệ miễn dịch, quá mẫn tại chỗ, rối loạn nội tiết, ngứa, đau da, bỏng da tại chỗ,…
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Trường hợp nhiễm khuẩn da chưa được điều trị, trứng cá đỏ, ngứa không viêm, viêm da quanh miệng, ngứa quanh hậu môn và vùng sinh dục, vẩy nến, nhiễm nấm, nhiễm virus.
Giá bán tham khảo: 95.000 đồng/tuýp.
10. Dipolac G
Loại thuốc: Kem bôi ngoài da
Xuất xứ: Mỹ
Thành phần chính: Betamethasone dipropionate, Clotrimazol, Gentamicin
Công dụng:
- Điều trị hiệu quả bệnh lý viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,…
- Kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
- Giảm ngứa, mẩn đỏ, chữa lành tổn thương ngoài da.
- Thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở chân, ở tay.
Hướng dẫn sử dụng:
Thoa 1 lớp kem mỏng lên vùng da bị viêm da cơ địa. Thoa 2-3 lần/ngày cho đến khi hết triệu chứng.
Ngừng sử dụng thuốc nếu dấu hiệu mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
Liều dùng này chỉ có tình chất tham khảo. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Tại chỗ: Cảm giác nóng rát, ngứa, khô da, teo da, kích thích da, rậm lông, viêm da do dị ứng, giảm sắc tố da.
- Toàn thân: Cường vỏ thượng thận (nếu dùng thuốc trên diện rộng hoặc dùng lâu dài).
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Không dùng cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa do lao.
- Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
Giá bán tham khảo: 90.000 đồng/tuýp.
11. Metasone
Loại thuốc: Thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống
Thành phần chính: Betamethasone (hoạt chất thuộc nhóm corticosteroid).
Công dụng:
- Điều trị bệnh viêm da cơ địa cấp tính ở mức độ nặng hoặc tình trạng viêm da cơ địa toàn thân.
- Giúp ức chế hệ miễn dịch, chống viêm, chống dị ứng, giảm ngứa, mẩn đỏ, cải thiện các triệu chứng khó chịu trên da.
- Bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
- Ngoài ra, thuốc Metasone cũng được dùng để điều trị một số bệnh da liễu khác như lupus ban đỏ, viêm da dị ứng,…
Hướng dẫn sử dụng:
Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ và cần tuân thủ đúng hướng dẫn. Bởi vì đây là thuốc uống, có dược tính rất mạnh. Việc lạm dụng thuốc sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, đục thủy tinh thể.
Lưu ý rằng khi ngừng thuốc bạn cần giảm dần liều lượng chứ không được ngừng đột ngột.
Tác dụng phụ:
- Dị ứng, ban đỏ, nổi mề đay, phù mạch.
- Mất kali máu, tăng natri máu, tích nước gây phù.
- Kinh nguyệt không ổn định.
- Tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing, loãng xương, yếu cơ.
- Trầm cảm, lo lắng, mất ngủ.
- Tăng áp lực nội sọ lành tính.
Chống chỉ định:
- Người bệnh nhiễm virus hoặc nhiễm nấm toàn thân.
- Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
- Người bệnh đái tháo đường, bệnh tâm thần.
Giá bán tham khảo: 25.000 đồng
Bài thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất được VTV2 giới thiệu - Thanh bì Dưỡng can thang
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc trị viêm da cơ địa nổi tiếng của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Nhờ tính an toàn và hiệu quả vượt trội, bài thuốc đã được chọn lọc giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2.
Nguồn gốc:
Là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu khoa học của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y học cổ truyền đầu ngành tại Thuốc dân tộc. Chịu trách nhiệm chính đề tài nghiên cứu là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bài thuốc kế thừa cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày và bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Thành phần:
Hơn 30 loại dược liệu tự nhiên, nhiều vị là bí dược. Bao gồm: Ích nhĩ tử, Bạch linh, Mò trắng, Ô liên rô, Đan sâm, Thổ phục linh, Xà sàng tử, Tang bạch bì, Sa sâm, Ké đầu ngựa, Phòng phong, Dạ dao đằng,… Tất cả đều là dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP-WHO
Công dụng:
Điều trị viêm da cơ địa từ trong ra ngoài theo 4 mục tiêu mũi nhọn: Dứt điểm bệnh từ căn nguyên - Kiểm soát triệu chứng - Phục hồi da - Ngừa bệnh tái phát. Làm nên hiệu quả vượt trội đó là nhờ công thức thuốc “3 trong 1”, gồm 3 nhóm thuốc nhỏ có công dụng bổ trợ nhau. Cụ thể:
- THUỐC UỐNG: Tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, tăng cường bồi bổ gan thận, điều trị viêm da cơ địa từ gốc, ngừa bệnh tái phát.
- THUỐC NGÂM RỬA: Làm sạch vùng da bị tổn thương, sát khuẩn, ngừa nhiễm trùng, khoanh vùng tổn thương.
- THUỐC BÔI: Làm mềm da, giảm ngứa, phục hồi thương tổn, không để lại sẹo.
Đặc biệt, bài thuốc không gây tác dụng phụ, có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Hàng nghìn người đã tin tưởng sử dụng bài thuốc.
Video giới thiệu bài thuốc:
Chi tiết thông tin về bài thuốc, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
- Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, P. Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P. 2, Q. Phú Nhuận
- Hotline/Zalo: 0983.059.582
- Website: thuocdantoc.org
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
HOẶC LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN, ĐẶT LỊCH KHÁM
XEM THÊM:
Nhất Nam An Bì Thang chữa viêm da cơ địa an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ
Với mong muốn giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng viêm da cơ địa và ngăn ngừa bệnh tái phát một cách tốt nhất, bác sĩ Lê Phương và đội ngũ chuyên gia bác sĩ Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ trong nhiều năm cho ra đời Nhất Nam An Bì Thang - giải pháp điều trị viêm da cơ địa cấp và mãn tính.
Bàn về những ưu điểm của bài thuốc, bác sĩ Lê Phương cho biết:
- Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc kế thừa và phát huy tinh hoa của các phương thuốc trị viêm da cho vua Gia Long.
- Là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ gồm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa, tuân thủ cơ chế TIÊU VIÊM GIẢI ĐỘC - NUÔI DƯỠNG LÀN DA - ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA bổ trợ nhau trong việc đẩy lùi các triệu chứng bong tróc, khô da, sưng đỏ, làm dịu da, giúp da nhanh hồi phục.
- Được bào chế 100% từ các thảo dược tự nhiên đạt tiêu chuẩn về chất lượng của Bộ Y Tế, nói không với chất bảo quản, không gây ra tác dụng phụ.
- Thành phần thuốc đều là thảo dược chứa kháng sinh tự nhiên vượt trội như Tang bạch bì, Xuyên tâm liên, Hoàng bá, Kinh giới, Kim ngân hoa, Trầu Không,... phát huy công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tăng cường sức đề kháng, phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Phác đồ điều trị cá nhân hóa được điều chỉnh gia giảm về thành phần liều lượng thảo dược phù hợp với mọi thể trạng, cơ địa của từng người bệnh, từ đó tối ưu hiệu quả thời gian điều trị.
Theo thống kê khảo sát chất lượng bài thuốc trên 500 bệnh nhân cho kết quả: 100% người bệnh đã cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn sau 1 - 2 tuần sử dụng; 85% người bệnh chấm dứt triệu chứng sau liệu trình 1 - 3 tháng:
Khám phá thông tin bài thuốc cũng như đặt mua liệu trình bám sát với bệnh cảnh, bạn liên hệ qua:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 - 024.8585.1102
- Zalo: https://zalo.me/0964045616
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa
Các loại thuốc trị viêm da cơ địa cho kết quả nhanh chóng, giúp dưỡng ẩm da và ngừa nguy cơ bội nhiễm khá tốt. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn:
- Trước khi sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Không sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa quá liều hoặc quá thời gian quy định để tránh phát sinh biến chứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
- Không tự ý sử dụng các sản phẩm chăm sóc da khác khi đang dùng thuốc trị viêm da cơ địa. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, chẳng hạn như: Ngứa, dị ứng da, đỏ da, bỏng rát, khó thở,…
- Một số thành phần dược tính trong thuốc bôi ngoài da có thể khiến da bị mỏng đi, nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Bạn nên hạn chế ra ngoài, chống nắng cẩn thận.
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, để xa tầm tay trẻ em.
- Cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
- Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây dị ứng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trên đây là top 11 loại thuốc trị viêm da cơ địa cực hiệu quả, được giới chuyên gia khuyên dùng. Mỗi loại lại có ưu – nhược điểm khác nhau. Vì vậy, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ điều trị. Và cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, ngăn ngừa tác dụng phụ.
CHUYÊN GIA TẠI TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC SÀNG TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO BẠN
XEM THÊM:
Câu hỏi thường gặp
Các loại dược phẩm cổ truyền Trung Quốc, trong đó có thuốc trị viêm da cơ địa, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Các dược phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, nên mang lại hiệu quả điều trị tốt.
Các chuyên gia cho rằng thuốc trị viêm da cơ địa Trung Quốc có chất lượng tương đương với thuốc có xuất xứ từ các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Nga, Đức,... Các loại thuốc này cũng dễ tìm thấy tại nước ta, chẳng hạn như: Thuốc tiêm Dupixent, thuốc mỡ Tacrolimus, kem bôi Zudaifu.
Viêm da cơ địa là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn cho bé, thông thường các chuyên gia khuyên dùng thuốc bôi ngoài da có dược tính thấp, ít tác dụng phụ. Có thể điểm qua một số loại thuốc như: Eumovate Cream, Axcel Hydrocortisone, Dexeryl, Atopalm, Avene Cicalfate,...
Trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc trị viêm da cơ địa nào bạn cần xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Thuốc trị viêm da cơ địa của Nhật là sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bởi vì Nhật Bản luôn nổi tiếng với những sản phẩm y tế chất lượng cao, hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau: Kem bôi Keratinamin Kowa 20%, thuốc bôi Kobayashi Apitoberu, thuốc bôi Hirudoid, kem bôi Daiichi Sankyo, thuốc bôi Gentacin, kem Aqua Force, kem Protopic, kem bôi Dormycin Zeria Shiseido, kem bôi Zaraporo Rohto, kem bôi Derumarezonone PV,...
Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc da. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều thuốc trị viêm da cơ địa của Hàn Quốc có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa các chất kích ứng cho da nhạy cảm, khá an toàn và lành tính. Một số gợi ý cho bạn như: Thuốc bôi Atopalm, Taegeuk G-Stone, Atoskin,...
DÀNH CHO BẠN