TOP 16 Thuốc Bôi Tổ Đỉa Hiệu Quả, Bác Sĩ Khuyên Dùng

Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một bệnh da liễu phổ biến. Bệnh gây ngứa ngáy, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng tổ đỉa gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Để giảm triệu chứng khó chịu của tổ đỉa, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc bôi ngoài da. Bài viết dưới đây tổng hợp cho tiết 16 loại thuốc bôi tổ đỉa hiệu quả nhất để các bạn dễ dàng chọn lựa.

Hiểu về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thuộc chứng bệnh viêm da cơ địa. Đặc trưng của bệnh là các mụn nước nhỏ ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, trên các ngón. Bên trong mụn nước chứa dịch, có thể vỡ và lan sang vùng da lân cận. Tùy theo mức độ của bệnh, các mụn nước có thể tập trung khu trú hay rải rác, từ mụn nước li ti phát triển lên thành mụn nước to hơn.

Vùng da bị tổ đỉa rất ngứa, nổi cộm gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh này thường xuất hiện theo từng đợt, dễ tái phát, khó để điều trị triệt để.

Tổ đỉa là viêm nhiễm với các mụn nước nhỏ
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tổ đỉa

Khi nào cần dùng thuốc bôi tổ đỉa?

Bạn có thể kiểm soát bệnh tổ đỉa bằng cách dùng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và cơ địa của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định loại thuốc phù hợp với mỗi người.

Trong trường hợp mới chớm bị bệnh hay bệnh không quá nặng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi trị tổ đỉa. Đó đều là những loại thuốc được dùng khá phổ biến trong y học và bán nhiều trên thị trường. Chúng có tác dụng chung là giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa viêm nhiễm, ổn định tình trạng bệnh, thúc đẩy làn da nhanh phục hồi, ngừa tái phát.

Top 16 thuốc bôi tổ đỉa hiệu quả hiện nay

Xanh methylen 1%

Xanh methylen 1% là loại thuốc bôi trị tổ đỉa thể nhẹ. Thuốc có tác dụng liên kết với axit nucleic giúp tiêu diệt virus, cho hiệu quả sát khuẩn, giảm viêm nhiễm. Xanh methylen 1% được dùng để điều trị nhiều bệnh ngoài da như tổ đỉa, vảy nến, viêm da mủ, thủy đậu, chàm, herpes simplex,…

Đây cũng là một loại thuốc bôi khá lành tính, an toàn, có lỡ uống cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Sản phẩm dùng được cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai và người đang cho con bú không nên dùng loại thuốc này.

Công dụng:

  • Chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
  • Giúp làm dịu bề mặt da, giảm bớt triệu chứng bỏng rát, ngứa ngáy.
  • Loại bỏ mụn nước nhanh chóng.
  • Thuốc dùng cho những trường hợp bị bệnh tổ đỉa cấp tính, mới chớm phát bệnh.

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn.
  • Nhỏ dung dịch xanh methylen vào tăm bông rồi thấm nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
  • Mỗi ngày thực hiện 1-3 lần đến khi khỏi bệnh.

Tác dụng phụ: Một số ít trường hợp có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc:

  • Buồn nôn, chóng mặt, đau bụng.
  • Sốt, đau đầu, nhức đầu, da có màu xanh.
  • Có tương tác với thuốc iodid, chất oxy hóa, dicromat, chất kiềm,…

Giá bán: Khoảng 4.000đ.

CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG TỔ ĐỈA – BÁC SĨ TƯ VẤN CHI TIẾT CÁCH CHỮA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Thuốc tím pha loãng

Thuốc tím pha loãng chính là kali pemanganat được pha loãng theo tỉ lệ 1/10.000. Đây là một loại thuốc không mùi, màu tím, thường dùng để điều trị tổ đỉa, chàm, viêm da, mụn trứng cá, nấm ngứa, rôm sảy, để sát khuẩn, khử trùng, ngừa nhiễm trùng,…

Công dụng:

Sát trùng, làm sạch vùng da bị bệnh, sát khuẩn.

Nhanh chóng làm khô tổn thương trên da.

Giảm ngứa ngáy khó chịu.

Cách dùng:

  • Pha loãng thuốc tím theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa vào dung dịch thuốc tím đã pha loãng, thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.
  • Chỉ ngâm trong khoảng từ 15 – 20 phút, rồi để da khô tự nhiên.
  • Không được băng kín vùng da đang điều trị

Tác dụng phụ: Có thể gây kích ứng niêm mạc.

Giá bán: Khoảng 10.000đ.

Cồn thuốc BSI 1 – 3%

Cồn thuốc BSI 1 – 3% thuộc nhóm thuốc trị nấm, được sử dụng điều trị tổ đỉa trong trường hợp mụn nước chưa bị vỡ. Dung dịch có chứa iot, giúp khử trùng và sát khuẩn. Không sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thành phần: Benzoic acid 1g, Iodide 0,3g, Salicylic acid 1g.

Công dụng:

  • Thuốc có khả năng sát khuẩn nhẹ, kích thích bong lớp sừng da.
  • Hạn chế tình trạng tiết bã nhờn trên da, giảm đau rát, ngứa ngáy khó chịu.
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh, ngừa nhiễm trùng.

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da bị bệnh, lau khô rồi bôi 1 lớp mỏng lên da. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
  • Tránh bôi nhiều lần lên vùng da bị tổn thương để hạn chế kích ứng.

Tác dụng phụ:

  • Kích ứng da nhẹ, châm chích da.
  • Chóng mặt, nhịp thở nhanh, đau đầu.

Giá bán: Khoảng 5.000đ.

Eumovate

Eumovate là loại kem bôi da thường được dùng trong điều trị các bệnh về viêm nhiễm ngứa ngáy, trong đó có bệnh tổ đỉa. Thuốc này có dược tính khá mạnh. Vì vậy trẻ em và phụ nữ mang thai nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Chống chỉ định với người dị ứng với thành phần của thuốc.

Công dụng:

  • Ức chế và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh ngoài da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ngăn chặn cơ thể sản xuất protein để vi khuẩn có điều kiện phát triển.
  • Chống viêm, giảm ngứa, viêm đỏ, giảm phù nề, sưng tấy.
Eumovate Cream là sản phẩm bôi ngoài da
Eumovate Cream là sản phẩm bôi ngoài da

Cách dùng:

  • Rửa sạch tay và vùng da bị tổ đỉa trước khi bôi thuốc.
  • Bôi thuốc lên vị trí bị bệnh 2-3 lần/ngày.

Tác dụng phụ:

  • Nhiễm trùng cơ hội.
  • Nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy, nổi ban đỏ, bỏng rát.
  • Ức chế trục dưới tuyến đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận.
  • Thay đổi sắc tố da, rậm lông.

Giá bán: Khoảng 22.000đ.

Tacrolimus

Tacrolimus là thuốc mỡ được tạo ra từ vi khuẩn Streptomyces Tsukuba Ensis, có hoạt tính kháng sinh. Đây là thuốc kê đơn, thường được bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân tổ đỉa từ thể nhẹ đến nặng. Thuốc có chứa hoạt chất tacrolimus monohydrate nồng độ 0,03% hoặc 0,1%.

Công dụng: Điều trị và phòng ngừa bệnh tổ đỉa.

  • Có khả năng ức chế hoạt động của tế bào lympho T, làm giảm khả năng sinh kháng thể IgE, phục hồi những tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra.
  • Làm giảm tình trạng ngứa ngáy, châm chích hiệu quả.
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm.

Cách dùng:

  • Rửa sạch tay và vùng da bị tổ đỉa, rồi lấy 1 lượng thuốc vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh, bôi ngày 2 lần.
  • Sử dụng liên tục trong vòng 1-2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ:

  • Nóng rát, đỏ da, đau nhói, ngứa ngáy, viêm nang lông, mụn trứng cá tại vùng da bôi thuốc.
  • Tăng cảm giác trên da, nhất là cảm giác nóng – lạnh.
  • Thuốc phản ứng với các loại đồ uống có cồn.

Giá bán: Khoảng 250.000đ.

Milian

Thuốc Milian có thành phần chính là xanh methylen và tím gentian, được dùng để điều trị tình trạng tay chân nổi mụn nước, chảy dịch, lở loét, nhiễm trùng da. Hiện chưa có nhiều thông tin về tính tương tác thuốc khi dùng cho trẻ nhỏ nên cha mẹ hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.

Công dụng: Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus, chống viêm nhiễm hiệu quả. Giảm cảm giác khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách dùng:

  • Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa rồi dùng tăm bông bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương.
  • Mỗi ngày bôi từ 2-3 lần, sử dụng liên tục 3-5 ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Tác dụng phụ: Kích ứng da, viêm loét niêm mạc.

Giá bán: Khoảng 5.000đ.

Gentamicin

Gentamicin có thành phần chính là Gentamicin base được sản xuất dưới dạng thuốc mỡ bôi ngoài da. Sản phẩm này thường được bác sĩ chỉ định điều trị trường hợp da bị chốc lở, chàm, mụn nhọt, vảy nến, viêm da, viêm nang lông, côn trùng cắn, vết trầy xước, tiểu phẫu,…

Có thể sử dụng Gentamicin cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Công dụng:

  • Loại bỏ vi nấm và vi khuẩn gây bệnh, cảm trở quá trình tổng hợp protein, ngăn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị bội nhiễm, giảm ngứa ngáy tại vùng da bị tổ đỉa hiệu quả.

Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh rồi bôi 1 lớp thuốc mỏng trên da, thoa đều nhẹ nhàng cho đến khi thuốc thấm hết.
  • Sử dụng 3-4 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy tại vùng da bôi thuốc.

Giá bán: Khoảng 20.000đ.

Kobayashi Apitoberu

Kobayashi Apitoberu có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhiều người bệnh đánh giá cao. Thuốc có thành phần chính là Acid ascorbic 2-glucoside, Stearyl Glycyrrhetinate và Tocopheryl Acetate,… giúp điều trị tổ đỉa, phát ban, chàm, các bệnh viêm da,… hiệu quả.

Lưu ý không dùng Kobayashi Apitoberu cho những bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 

Công dụng: Giảm ngứa ngáy khó chịu, ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, dưỡng ẩm da hiệu quả.

thuoc-boi-viem-da-co-dia-Kobayashi-Apitoberu
Dùng Kobayashi Apitoberu 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả cáo nhất

Cách dùng:

  • Vệ sinh da và thoa 1 lượng kem vừa đủ lên vùng da bị tổ đỉa, xoa đều.
  • Mỗi ngày dùng 2-3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Tác dụng phụ: Kích ứng, mẩn đỏ, nổi mụn, ngứa rát, da bị viêm.

Giá bán: Khoảng 350.000đ.

Dermovate cream

Dermovate cream là loại kem bôi ngoài da, được dùng trong điều trị nhiều chứng bệnh da liễu như tổ đỉa, vảy nến, viêm da, lichen phẳng, lupus ban đỏ,… Sản phẩm dùng được cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Thành phần chính: Clobetasol propionate 0,0525%, Propylene Glycol, Cetostearyl Alcohol và chlorocresol. 

Công dụng:

  • Giảm ngứa da, chống viêm đỏ bằng cách ức chế sự tổng hợp của các chất trung gian gây dị ứng.
  • Cấp ẩm, làm mềm da, hỗ trợ loại bỏ lớp sừng.
  • Ngăn ngừa vết thương lan rộng, ngừa nhiễm trùng.
  • Làm khô miệng vết thương và phục hồi da nhanh chóng.

Cách dùng:

Làm sạch da và bôi 1 lớp thuốc thật mỏng lên vùng da bị tổ đỉa, thực hiện từ 2-4 lần/ngày.

Lưu ý không dùng thuốc quá 2 tuần, liều lượng không vượt quá 50mg/tuần.

Tác dụng phụ: Ngứa da, đau da, bỏng tại chỗ.

Giá bán: Khoảng 90.000-110.000đ.

THUỐC BÔI CHỈ GIẢM TRIỆU CHỨNG NGOÀI DA – BÁC SĨ TƯ VẤN CÁCH CHỮA TẬN GỐC

Bactroban

Bactroban là một trong những loại thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất hiện nay, được bác sĩ chỉ định dùng cho những trường hợp như: Tổ đỉa, viêm nang lông, mụn đinh, loét da,… 

Thành phần chính: Polyethylene glycol 400, 20mg Mupirocin và Polyethylene glycol 3350. 

Công dụng: Có khả năng kháng viêm tại chỗ, ngăn ngừa nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn trên da. Giảm bớt triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách dùng:

  • Vệ sinh tay và vùng da cần điều trị rồi bôi thuốc trực tiếp lên da.
  • Sử dụng thuốc khoảng 3 lần/ngày và dùng không quá 10 ngày.

Tác dụng phụ:

  • Phát ban, ngứa ngáy, mẩn đỏ, tê rát, khô da.
  • Sưng mắt môi, lưỡi, phù mặt, khó thở.

Giá bán: Khoảng 80.000đ.

Tempovate

Tempovate được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da với thành phần chính là Clobetasol. Thuốc được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý về da như tổ đỉa, chàm, vảy nến, lupus ban đỏ, lichen phẳng, viêm da,…

Thuốc phù hợp dùng cho người lớn và trẻ nhỏ lớn hơn 12 tuổi. Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc, người bị nhiễm trùng da, mụn trứng cá, viêm da quanh miệng.

Công dụng: Kháng viêm, ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ gây viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Cách dùng:

  • Lấy một lượng thuốc Tempovate vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh.
  • Sử dụng ngày 4 lần và trong tối đa 2 tuần.

Tác dụng phụ: Nóng da, ngứa ngáy, châm chích, viêm nang lông, teo da.

Giá bán: Khoảng 40.000đ.

Flucinar

Thuốc Flucinar được điều chế dưới dạng thuốc mỡ, dùng để bôi trực tiếp lên da. Thành phần chính trong Flucinar chính là Fluocinolone – 1 loại corticosteroid tổng hợp. 

Công dụng:

  • Có khả năng kháng viêm mạnh, giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ, phù nề trên bề mặt da.
  • Cải thiện ngứa ngáy hiệu quả.
  • Kích thích quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương do chứng bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách dùng: Rửa sạch tay và vùng da bị bệnh rồi thoa thuốc lên. Sử dụng ngày 2-4 lần cho tới khi khỏi bệnh.

Tác dụng phụ:

  • Nổi ban xuất huyết, nổi mụn trứng cá hoặc bị teo mô dưới da.
  • Ức chế sự phát triển của biểu mô, rụng tóc, khô da, giãn mạch, đổi màu da.
  • Nổi mề đay, ban dát sần.
  • Phù mạch, suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp.

Giá bán: Khoảng 40.000 – 50.000đ.

Hope’s relief

Thuốc bôi ngoài da trị tổ đỉa Hope’s relief có nguồn gốc từ Úc. Đây là dòng sản phẩm an toàn, lành tính, phù hợp để điều trị bệnh tổ đỉa cho cả trẻ em và người lớn.

Thành phần chính: Nha đam, cam thảo, rau má, mật ong.

Công dụng:

  • Làm giảm tình trạng khô ngứa, bám vảy, bong tróc trên da.
  • Kháng khuẩn tự nhiên, trị nấm ngứa, phục hồi và tái tạo các tế bào da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa gây nên.
  • Xoa dịu vết thương, cấp ẩm và làm mềm da.
  • Kích thích sản sinh collagen giúp làn da luôn mềm mại và đàn hồi.
Hope’s relief là thuốc bôi tổ đỉa được sản xuất từ Úc có các thành phần từ thảo dược tự nhiên
Hope’s relief là thuốc bôi tổ đỉa được sản xuất từ Úc có các thành phần từ thảo dược tự nhiên

Cách dùng:

  • Rửa sạch vùng da cần điều trị, sau đó bôi một lượng kem Hope’s relief vừa đủ trên da, dùng mỗi ngày 2-3 lần.
  • Có thể dùng để điều trị bệnh tổ đỉa trên mặt và toàn thân.

Tác dụng phụ: Không có báo cáo ghi nhận về tác dụng phụ cả thuốc.

Giá bán: Khoảng 330.000đ.

Protopic

Thuốc bôi trị tổ đỉa Protopic là một trong những loại thuốc bôi tổ đỉa được ưa chuộng nhất hiện nay. Không khuyến khích sử dụng thuốc bôi Protopic cho các trường hợp có tiền sử quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ mang thai cũng cần thận trọng khi dùng loại thuốc này.

Công dụng:

  • Có khả năng ức chế sự hoạt động của các tế bào lympho T.
  • Cung cấp độ ẩm cần thiết cho vùng da bị tổ đỉa, giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ vảy sừng trên da.
  • Giúp làm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
  • Được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa, chàm thể tạng.

Cách dùng:

  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì bôi thuốc Protopic trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
  • Thuốc chỉ nên dùng cho người từ 16 tuổi trở lên.
  • Người lớn có thể dùng thuốc mỡ tacrolimus 0,03% hoặc 0,1%.
  • Dùng tối đa trong vòng 1-2 tuần, không khuyến khích bôi thuốc dài hạn vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Tác dụng phụ: Viêm da, kích ứng, ban đỏ, phù nề, bỏng rát, mọc mụn trứng cá, ngứa ngáy toàn thân.

Giá bán: Khoảng 650.000đ.

Keratinamin

Keratinamin là loại thuốc do Nhật Bản sản xuất, có thành phần chính là Ureioio Urea. Loại thuốc này khá được yêu thích bởi có mùi hương tự nhiên thoang thoảng, dễ chịu.

Công dụng:

  • Giúp điều trị các bệnh về da như tổ đỉa, viêm da, chàm, mề đay, mẩn ngứa, phát ban, nứt nẻ ở tay, chân, khuỷu tay, da thô ráp, xỉn màu,…
  • Có tác dụng dưỡng ẩm da, khắc phục tình trạng khô da.
  • Phục hồi làn da bị tổn thương, nhanh chóng chữa lành vùng da bị thương tổn.
  • Ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh, tránh nhiễm trùng, bội nhiễm.

Cách dùng:

  • Người bệnh bôi một lượng thuốc  Keratinamin mỏng lên vùng da bị bệnh sau khi đã rửa sạch sẽ.
  • Để kem khô tự nhiên, không cần phải rửa lại với nước.
  • Mỗi ngày bôi thuốc từ 3-4 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Tác dụng phụ: Châm chích, nóng rát, bong tróc, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau nhức, phát ban.

Giá bán: Khoảng 170.000đ.

Almeta

Thuốc bôi tổ đỉa Almeta là sản phẩm của Nhật có dược tính vô cùng mạnh. Thành phần chính của thuốc này là corticosteroid tổng hợp (steroid) thường được dùng trong điều trị tổ đỉa, chàm, vảy nến, viêm da cơ địa,…

Công dụng:

  • Điều chỉnh gen trong nhân tế bào, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein lipocortin, làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa gây ra.
  • Tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Làm sạch và làm mềm vùng da bị bệnh, hạn chế bong tróc.
Thuốc bôi trị tổ đỉa Almeta
Thuốc bôi trị tổ đỉa Almeta

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da đang bị tổ đỉa rồi bôi Almeta trực tiếp lên da, mỗi ngày bôi 2 lần.
  • Sử dụng đều đặn hàng ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với người bị quá mẫn với các thành phần của Almeta.
  • Không bôi Almeta lên các vùng da nhạy cảm như mắt, môi,…
  • Trẻ em, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú nên xin tư vấn từ bác sĩ chuyên môn trước khi dùng.

Giá bán: Khoảng 175.000đ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi tổ đỉa

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên để bạn có thể sử dụng thuốc bôi tổ đỉa một cách hiệu quả nhất:

  • Vệ sinh da sạch, thấm khô nước trước khi bôi thuốc để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp thuốc thẩm thấu tốt hơn.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc, tránh gặp phải tác không mong muốn.
  • Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đúng thời gian quy định.
  • Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc điều trị cùng lúc để tránh tình trạng tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả và gây tác dụng phụ.
  • Nên hạn chế sử dụng thuốc Corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch nếu có dấu hiệu bội nhiễm.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi bôi thuốc thì cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, không cào gãi mạnh, tránh tiếp xúc với hóa chất gây hại hoặc chất có tính tẩy rửa mạnh, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng,…
  • Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi da.

Trên đây là 16 loại thuốc bôi tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay, được nhiều bác sĩ sử dụng để điều trị cho bệnh nhân. Lưu ý thuốc bôi cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nên bạn hãy đi thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc điều trị phù hợp.

ĐỪNG BỎ LỠ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH

XEM THÊM:

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay các loại thuốc bôi tổ đỉa được bán khá phổ biến ở các hiệu thuốc trên toàn quốc, đặc biệt là thuốc bôi điều trị tổ đỉa thể nhẹ. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp.

Không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, nhất là các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Hành vi này có thể khiến tình trạng tổ đỉa của bạn nặng lên, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Các loại thuốc bôi tổ đỉa khác nhau có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, tùy thuộc vào thành phần thuốc. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Kích ứng da: Đỏ da, ngứa da, sưng, ngứa ngáy, châm chích tại vị trí bôi thuốc.
  • Dị ứng: Nổi mẩn, khó thở, sưng môi, phù mặt.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng: Da dễ bị cháy nắng.
  • Da dễ bị nổi mụn, đặc biệt là khi dùng những loại thuốc có thành phần dầu.
  • ….

Thời gian dùng thuốc bôi trị tổ đỉa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Loại thuốc sử dụng, tình trạng bệnh của bạn và mức độ đáp ứng của cơ thể. Mỗi loại thuốc đều có quy định rõ về liều lượng tối đa và khoảng thời gian tối đa được sử dụng.

Chính vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Nếu quá thời gian quy định mà bệnh vẫn chưa khỏi thì bạn nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để đổi phương pháp điều trị phù hợp hơn.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 5:54 PM , 28/01/2024

Tin liên quan

Tổ Đỉa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm lớp thượng bì của da, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, lâu dài gây gầy sút cân, ảnh hưởng...

Bệnh tổ đỉa

Bệnh Tổ Đỉa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Tổ đỉa là một tình trạng viêm da đặc biệt với triệu chứng điển hình là những mụn nước nhỏ phát triển ở ngón tay, bàn tay, bàn chân gây...

Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Cho Nhanh Khỏi?

Với người bệnh tổ đỉa, các loại thức ăn không phù hợp sẽ rất dễ gây kích ứng, làm tăng nặng triệu chứng viêm nhiễm, ngứa rát. Bài viết dưới...

Tổ Đỉa Ở Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh

Tổ đỉa ở chân là một trong những bệnh viêm da gây ám ảnh. Bệnh gây tổn thương da dưới dạng những mụn nước nhỏ, ngứa dữ dội, ảnh hưởng...

Tổ Đỉa Ở Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả Nhất

Tổ đỉa ở tay là bệnh lý da liễu thường gặp ở những nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Tình trạng này thường là kết quả của...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *