Á sừng là một bệnh lý da liễu phổ biến, gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y và Đông y để điều trị, nhiều người bệnh lựa chọn các chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 13 bài thuốc dân gian từ nguyên liệu dễ kiếm.
Bệnh á sừng có chữa khỏi được không?
Bệnh á sừng có thể gặp ở mọi độ tuổi và đối tượng, phổ biến nhất là ở phụ nữ, trả em, những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Triệu chứng bệnh khá dễ nhận biết:
- Da ở đầu ngón tay, ngón chân, gót chân trở nên dày sừng, khô ráp, dát đỏ.
- Vào mùa hè, vùng da bị bệnh có thể đỏ, ngứa, nổi mụn như tổ đỉa. Lâu ngày các móng trở nên lỗ chỗ, xù xì.
- Mùa đông, da khô nứt nẻ, rớm máu, đau đớn và khó chịu.
- Bệnh bùng phát nặng hơn khi tiếp xúc với bột giặt, hóa chất tẩy rửa,…
Nhiều người cho rằng bệnh á sừng không thể chữa khỏi và dễ tái phát. Thực tế hiện nay đã có thể chữa dứt điểm bệnh á sừng nhờ dùng thuốc điều trị kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý.
Với các trường hợp bệnh á sừng thể nhẹ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian. Điểm chung của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, dễ kiếm, dễ làm, có hiệu quả tương đối tốt và lành tính.
Tổng hợp 13 cách chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian
Lá trà xanh
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh trà xanh có thể chữa bệnh á sừng, vảy nến, gàu… Tinh chất trà xanh có khả năng chống oxy hóa cực tốt, giúp làm chậm sự sản xuất các tế bào da bằng cách ổn định hoạt động của enzyme caspase 14 (1 loại enzym liên quan đến quá trình tái tạo da). Trà xanh cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, làm dịu da, giúp da phục hồi nhanh hơn.
Đây là bài thuốc dân gian chữa á sừng vừa rẻ, vừa an toàn, ai cũng có thể làm được.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Vò nhẹ lá trà, sau đó cho vào ấm hoặc nồi để nấu nước.
- Nước lá trà thu được sẽ để uống hoặc dùng để tắm, rửa vùng da bị á sừng.
- Thực hiện hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên tránh uống nước lá trà vào buổi tối vì có thể khiến bạn khó ngủ.
Ngải dại
Ngải dại có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, sát trùng và kích thích sự tái tạo da. Sau một thời gian kiên nhẫn sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng bệnh cải thiện khá nhiều.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 năm lá ngải dại tươi, rửa sạch với nước.
- Cho lá ngải dại vào nồi, nấu chung với 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
- Phần nước thu được dùng để ngâm rửa để vùng da bị bệnh.
Cây vòi voi
Theo y học cổ truyền, cây vòi voi có tính mát, vị hơi the, có chút đắng, với công dụng giảm đau, tiêu độc và chống viêm. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng cây vòi voi có chứa nhiều hoạt chất tốt có khả năng kháng khuẩn, ức chế và tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh á sừng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, cây vòi voi chỉ được dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống. Bởi vì trong cây vòi voi có chứa hợp chất alcaloid pyrolizidin – 1 chất gây hại đến gan, thận, không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm cây vòi voi, ngâm trong nước khoảng 10 phút để dễ dàng rửa sạch đất và bụi bẩn bám trên cây.
- Cho vòi voi vào máy xay nhuyễn hoặc dùng cối để giã nát. Thêm một vài hạt muối biển sẽ giúp gia tăng hiệu quả chữa á sừng.
- Sau khi đã vệ sinh làn da sạch sẽ và lau khô, hãy trực tiếp đắp hỗn hợp này lên trên da. Sử dụng một vải màn sạch để bọc lại, cố định thuốc.
- Nên để như vậy qua đêm, tới sáng hôm sau rửa sạch lại với nước như bình thường.
Lá lốt
Trong y học, lá lốt là vị thuốc có khả năng giúp vết thương nhanh lành, sát khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Việc sử dụng lá lốt thường xuyên sẽ giúp triệu chứng bệnh á sừng nhanh chóng thuyên giảm, không còn ngứa ngáy, phòng ngừa được tình trạng bội nhiễm và hạn chế tối đa các tổn thương mới.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm lá lốt tươi, cho vào ngâm với nước muối rồi rửa cho sạch hết bụi bẩn.
- Giã nát hoặc xay nhuyễn lá lốt, rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị á sừng đã được rửa sạch sẽ.
- Bạn giữ lá lốt cố định trên da bằng băng gạc y tế hoặc vải sạch, đợi sau 20 – 30 phút thì rửa sạch da với nước mát.
- Nên áp dụng cách chữa á sừng bằng lá lốt 4 lần/tuần để cảm nhận sự thay đổi của làn da.
CHỮA MẸO DÂN GIAN MÃI KHÔNG KHỎI MÀ CÒN NẶNG HƠN?
CHIA SẺ NGAY BÁC SĨ DA LIỄU TƯ VẤN CÁCH CHỮA KHỎI Á SỪNG
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Thạc sĩ, bác sĩ
- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh
Chanh tươi
Chanh tươi có hàm lượng vitamin C rất cao, và chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp sát trùng, giảm sưng viêm rõ rệt. Trong điều trị á sừng, chanh tươi giúp làm sạch vùng da bị bệnh, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả chanh và rửa sạch.
- Cắt chanh thành những lát mỏng, rồi đắp từng lát lên vùng da bị bệnh.
- Để chanh trên da vài phút rồi rửa lại với nước sạch, thấm khô.
- Lưu ý không đắp chanh trên những vùng da có vết thương hở.
Cây sài đất và rau răm
Cây sài đất có khả năng cầm máu và giảm đau cực kỳ hiệu quả. Sài đất và rau răm giúp cải thiện bệnh á sừng tốt, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Trong sài đất có chứa các chất kích thích sự phục hồi của làn da, giúp các tế bào tổn thương tái tạo nhanh hơn, an toàn hơn, nhanh chóng trả lại làn da mềm mịn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 50g cây sài đất và 50g lá rau răm non.
- Ngâm rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, rồi vo nát, sau đó cho vào nồi.
- Đun sôi lá cùng 1,5 lít nước trong 10 phút rồi tắt bếp. Nước thu được đẻ nguội bớt ròi dùng ngâm rửa vùng da bị á sừng.
- Dùng mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lá trầu không
Lá trầu không có vị cay nồng, lành tính, có chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất như acid amin, tanin, allylcatechol, eugenol, chavicol, carvacrol, caryophyllene… Trầu không có tác dụng kháng viêm, ngừa nhiễm trùng, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng hiệu quả. Rõ rệt nhất tình trạng ngứa và bong tróc da thuyên giảm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 20 lá trầu không tươi, lưu ý chọn lá bánh tẻ. Sau đó ngâm lá trầu không với nước muối loãng ít nhất 15 phút.
- Rửa sạch lá rồi vò nát, đun cùng 2-3 lít nước, giữ sôi trong vòng 15 phút.
- Nước thu được để cho nguội bớt rồi để tắm rửa hàng ngày.
Cây lược vàng
Cây lược vàng cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa, giảm bớt tình trạng da bong tróc vảy sừng, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm. Do vậy, bệnh nhân bị á sừng có thể lựa chọn sử dụng bài thuốc này để điều trị.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 6 cây lược vàng, rửa sạch với nước.
- Cho cây lược vàng vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi để lấy nước uống.
- Nước lược vàng nên dùng trước khi ăn khoảng 30 phút để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Cây đinh lăng, lá huyết dụ
Đinh lăng và huyết dụ là 2 vị thuốc được dùng nhiều trong chữa bệnh ngoài da. Theo y học cổ truyền, đinh lăng có vị ngọt, hơi nhãn, tính mát có công dụng giải độc, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương, chống nhiễm khuẩn, nâng cao cường sức đề kháng giúp người bệnh khỏi nhanh hơn. Kết hợp với huyết dụ có vị nhạt, tính mát, có công dụng bồi bổ khí huyết, cầm máu, tan máu, giảm đau, trị thổ huyết ra máu, tiểu tiện ra máu.
Kết hợp 2 vị thuốc dân gian này với nhau sẽ tạo nên bài thuốc chữa á sừng hiệu quả. Các triệu chứng á sừng như đau nhức, khô da, nứt nẻ, chảy máu… thuyên giảm nhanh chóng.
Cách làm:
- Chuẩn bị khoảng 50g lá đinh lăng, 40g lá huyết dụ khô, đem rửa sạch.
- Đun 2 loại lá cùng với 1.3 lít nước. Khi nước bắt đầu sôi thì vặn lửa nhỏ để cho các dược tính được chiết xuất ra ngoài nước. Nấu cho đến khi nước cạn còn khoảng 250ml thì chắt ra, chia thuốc thành 3 lần uống, sử dụng sau bữa ăn.
Lá sung, lá đu đủ, khoai tây, lá trà xanh
Lá sung, lá đu đủ, lá trà xanh và khoai tây là một bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng vô cùng đơn giản, ít tốn kém và đơn giản. Bài thuốc này là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tự nhiên.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 nắm lá sung, 1 nắm lá đu đủ, 1 nắm lá trà xanh và 2 củ khoai tây.
- Nấu một nắm trà xanh trong khoảng 10 phút, nước thu được để qua ngày cho thiu.
- Khoai tây đem luộc chín, lột vỏ, rồi giã nhỏ cùng lá sung, lá đu đủ.
- Rửa qua vùng da bị á sừng bằng nước trà thiu rồi lau sạch.
- Đắp hỗn hợp lá sung, lá đu đủ và khoai tây đã chuẩn bị lên da, dùng băng gạc sạch bọc lại để yên qua đêm.
- Sáng hôm sau gỡ băng ra, rửa sạch lại với nước trà xanh còn ấm. Làm như vậy liên tục 1 tuần.
CHỮA ĐỦ CÁCH KHÔNG KHỎI Á SỪNG?
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN GIẢI PHÁP TRỊ BỆNH MIỄN PHÍ!
Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị nấu ăn mà còn là bài thuốc dân gian chữa á sừng hiệu quả. Trong tỏi có chứa khá nhiều allicin – một loại hoạt chất được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm cực mạnh, sát khuẩn, tăng sức đề kháng và giảm đau rất tốt.
Không những vậy, trong tỏi còn chứa vitamin C và selen có khả năng đẩy mạnh quá trình tái tạo và phục hồi da. Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh á sừng sẽ giúp các tổn thương trên da nhanh chóng phục hồi hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ, rửa cho sạch rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn hoặc giã nát. Khi xay nên thêm một chút nước ấm.
- Lấy hỗn hợp thu được để thoa đều lên vùng da đang bị á sừng, sau đó dùng băng gạc hoặc khăn sạch để bọc lại.
- Sau khoảng 8 – 10 phút thì rửa sạch lại với nước.
Dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều vitamin và có hàm lượng tocotrienol cao – một dạng vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm tốt hơn các dạng vitamin E thông thường. Dầu dừa có khả năng làm ẩm, làm mềm da, giúp da tăng độ đàn hồi, chống lão hoá và giảm tình trạng nứt nẻ, khô ngứa, bong tróc. Không chỉ vậy, dầu dừa còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn, giảm tình trạng nhiễm trùng da.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da sạch sẽ rồi thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị bệnh.
- Dùng các đầu ngón tay để massage nhẹ nhàng giúp dưỡng chất trong dầu dừa thẩm thấu tốt hơn.
- Dùng khăn sạch để lau đi lớp dầu còn dư lại trên bề mặt da, không cần phải rửa lại với nước.
Nha đam
Nha đam được dùng để chữa á sừng khá phổ biến vì có tác dụng giảm viêm sưng, làm dịu làn da, cung cấp độ ẩm giúp cho da mềm mịn hơn. Người bệnh có thể tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nhà này để cải thiện, phục hồi làn da nhanh chóng và an toàn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 bẹ nha đam, rửa sạch, gọt hết phần vỏ và ngâm nước để loại bỏ lớp nhựa vàng.
- Cắt thành các miếng nhỏ vừa phải rồi cho vào máy để xay nhuyễn cùng với vài hạt muối trắng.
- Sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ và thấm khô, bạn dùng hỗn hợp thu được thoa đều lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu.
- Sau 10 phút rửa lại với nước sạch.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang - Chấm dứt bệnh á sừng dai dẳng, không tái phát
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền trong điều trị bệnh á sừng, viêm da tự miễn. Bài thuốc do Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương và các bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc và các bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu.
Nền tảng phát triển của bài thuốc là bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, cốt thuốc bí truyền của người Tày - Tây Bắc và hàng chục các bài thuốc cổ phương.
ĐỌC THÊM: Bài thuốc thảo dược bí truyền chữa á sừng giúp hàng nghìn người khỏi bệnh
Bài thuốc kết hợp hài hòa hơn 30 dược liệu tạo thành 3 nhóm thuốc nhỏ điều trị tận gốc bệnh á sừng:
- THUỐC UỐNG: Tập trung giải độc, tiêu viêm, bồi bổ gan thận, tăng sức đề kháng và ngăn chặn tái bệnh trong nhiều năm.
- THUỐC NGÂM RỬA: Chú trọng làm sạch, sát khuẩn da, kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
- THUỐC BÔI: Sát khuẩn, làm mềm da, phục hồi làn da khỏe mạnh.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên. Nguồn nguyên liệu được nuôi trồng, chọn lọc kỹ lưỡng, thu hái trực tiếp tại các vườn dược liệu theo chất lượng cao chuẩn GACP - WHO.
Sở hữu nhiều ưu điểm mà ít phương pháp nào có được, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 đưa tin là giải pháp chữa á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn từ thảo dược tự nhiên.
XEM CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐÂY.
Từ khi ứng dụng điều trị đến nay, Trung tâm Thuốc dân tộc chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng bài thuốc.
Có đến 95% người thoát khỏi bệnh á sừng, phục hồi làn da sau liệu trình 1 - 3 tháng điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Số ít còn lại cần thêm thời gian để điều trị do cơ địa chậm tiếp thu hoặc do chưa tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi có triệu chứng bệnh á sừng, người bệnh vui lòng liên hệ với Trung tâm theo thông tin dưới đây để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa liệu trình điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
- Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, P. Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P. 2, Q. Phú Nhuận
- Hotline: 0983 059 582
- Zalo: https://zalo.me/0983059582
- Website: thuocdantoc.org
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
HOẶC LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN, ĐẶT LỊCH KHÁM
XEM THÊM: Thoát bệnh á sừng dai dẳng nhiều năm nhờ bài thuốc quý của Trung tâm Thuốc dân tộc
Nhất Nam An Bì Thang trị dứt khô da, ngăn ngừa á sừng tái phát dài lâu
Đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu và hoàn thiện Nhất Nam An Bì Thang theo cơ chế tác động kép: TIÊU ĐỘC DƯỠNG BÌ và ỔN ĐỊNH MIỄN DỊCH. Cơ chế này vừa LOẠI BỎ TRIỆU CHỨNG bên ngoài, vừa GIẢI QUYẾT CĂN NGUYÊN bên trong cơ thể. Nhờ vậy, phương pháp sẽ mang lại hiệu quả lâu bền, hạn chế tối đa tình trạng bệnh quay trở lại.
Về thành phần:
- Sài đất, Hoàng bá nam, Bồ Công Anh, Diệp hạ châu, Tơ hồng xanh, Đơn đỏ, Kim ngân cành,... và nhiều thảo dược khác. Đây đều là những vị thuốc được chắt lọc từ các công thức điều trị viêm da do các ngự y triều Nguyễn dâng tiến lên vua Gia Long.
- Nguồn thảo dược sạch, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, được Nhất Nam y Viện trồng và phát triển theo công nghệ sinh học, cũng như nghiên cứu kiểm nghiệm về dược tính cẩn thận.
Về công dụng:
Với một liệu trình kết hợp đa dạng thuốc (thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa), Nhất Nam An Bì Thang đem lại hiệu quả điều trị bệnh á sừng toàn diện.
- Thuốc uống: Tăng cường chức năng của hệ cơ quan giải độc và bồi bổ khí huyết giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
- Thuốc ngâm rửa: Sát khuẩn, vùng da bị viêm và ngăn ngừa bệnh lan ra các tế bào khỏe mạnh xung quanh.
- Thuốc bôi: Phục hồi vùng da bị tổn thương, kích thích sự phát triển của biểu bì da mới, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, đau rát, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Đặc biệt, với phác đồ điều trị cá nhân hóa bài thuốc bám sát với từng thể trạng cơ địa, mức độ diễn tiến bệnh của từng người, tối ưu hóa thời gian hiệu quả điều trị. Bởi vậy, rất nhiều người bệnh đã gửi những phản hồi tích cực về Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam - Đơn vị độc quyền của Nhất Nam Y Viện:
Nếu đang tìm kiếm một phương thuốc chữa á sừng hiệu quả, quý độc giả có thể liên hệ theo thông tin sau:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 - 024.8585.1102
- Zalo: https://zalo.me/0964045616
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Lời khuyên của bác sĩ
- Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị á sừng ở giai đoạn nhẹ. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, lan rộng, xuất hiện vết viêm nhiễm, thậm chí có vết thương hở thì bạn nên đi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thời gian phát huy công dụng của các bài thuốc dân gian lâu hơn so với các loại thuốc khác nên người bệnh cần kiên trì áp dụng. Tuy nhiên nếu thời gian dài sử dụng mà không thấy bệnh thuyên giảm, bạn nên lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
- Các bài thuốc dân gian đều khá lành tính. Tuy nhiên không nên kết hợp đồng thời nhiều bài thuốc vì có thể phản tác dụng, gây kích ứng da, khiến á sừng ngày một nặng.
- Bên cạnh áp dụng bài thuốc dân gian, bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp khác nếu được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về việc dùng bài thuốc dân gian tại nhà để bác sĩ đánh giá khả năng tương tác thuốc.
- Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, tránh tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm có tính tẩy rửa mạnh, chất gây kích ứng da.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, vải mềm mịn, thoáng mát, thấm hút tốt. Không mặc đồ quá bó, khó thấm hút mồ hôi, mặc đi mặc lại đồ chưa được giặt vì sẽ khiến bí lỗ chân lông, bệnh nặng hơn do mồ hôi và bụi bẩn tích tụ.
- Cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu, vitamin, chất xơ và nước. Điều này giúp duy trì độ ẩm trên da, nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp bệnh không phát triển mạnh hơn.
- Luyện tập thể thao, giữ tinh thần thoải mái, giảm tải căng thẳng mệt mỏi trong công việc và cuộc sống.
- Thăm khám thường xuyên, nhất là khi xuất hiện triệu chứng bất thường để có hướng điều trị kịp thời.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Bạn nên đi khám ngay nếu trên da có dấu hiệu của bệnh á sừng để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
- Khi dùng các bài thuốc dân gian chữa á sừng tại nhà mà trên da xuất hiện các biểu hiện bất thường như: sưng tấy, phồng rộp, nổi mẩn, ngứa dữ dội,… hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác thì bạn cần báo cho bác sĩ ngay.
- Với trường hợp da nhạy cảm hoặc triệu chứng bệnh á sừng nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian.
Chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian là phương pháp an toàn cho nhiều bệnh nhân, nhưng đồng thời không phải ai cũng thích hợp để sử dụng. Người bệnh nên tham khảo kỹ, xin sự tư vấn từ bác sĩ, đồng thời tuân thủ nghiêm túc các phác đồ chữa trị do bác sĩ chỉ định để sớm khỏi bệnh, ngừa tái phát.
ĐỪNG BỎ LỠ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH
XEM CHI TIẾT:
- Chuyên gia và người bệnh nói gì về bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang chữa á sừng?
- Bài thuốc Nam đệ nhất “đánh bay” bệnh á sừng từ gốc
Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng hầu hết khá lành tính. Tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Như:
- Kích ứng da: Phát ban, ngứa, đỏ da,...
- Tương tác dược học: Nếu người bệnh sử dụng bài thuốc dân gian song song với thuốc điều trị khác thì có thể xuất hiện tình trạng tương tác thuốc, gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Phản ứng dị ứng: Xảy ra khi ngời bệnh dị ứng với các thành phần trong thuốc, biểu hiện điển hình như khó thở, sưng mô, hoặc nguy cơ sốc dị ứng. Tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra.
Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào, tốt nhất bạn vẫn nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.
- Người có tiền sử dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng với các loại dược liệu trong bài thuốc thì nên tránh sử dụng.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Nếu chưa có đủ thông tin về tính an toàn của bài thuốc đối với thai nhi và trẻ sơ sinh thì mẹ nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người đang sử dụng thuốc khác: Cần xin ý kiến của bác sĩ trước để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc.
Người có vết thương: Nếu vùng da bị tổn thương không lành thì việc sử dụng bài thuốc có thể gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm bệnh á sừng trầm trọng hơn.
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bài thuốc, tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh. Một số bài thuốc có thể đem lại hiệu quả ngay từ lần sử dụng đầu tiên, giúp giảm các triệu chứng nhẹ, làm dịu da tạm thời. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả rõ rệt thì thường cần thời gian và sự kiên nhẫn.
DÀNH CHO BẠN