Thun niềng răng là một trong những khí cụ nha khoa quan trọng, góp phần không nhỏ vào kết quả của quá trình niềng răng thẩm mỹ. Tuy nhiên, dây thun niềng răng không phải luôn được chỉ định thực hiện với mọi trường hợp. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về mục đích sử dụng và những lưu ý quan trọng của thun niềng trong nha khoa thẩm mỹ.
Thun niềng răng là gì?
Thực hiện niềng răng thẩm mỹ là một kỹ thuật có độ phức tạp cao, mỗi bệnh nhân sẽ có những chỉ định riêng biệt. Bên cạnh việc sử dụng mắc cài và dây thun, có nhiều loại khí cụ khác phục vụ niềng răng phù hợp với mỗi cấu tạo hàm răng của người bệnh. Trong niềng răng truyền thống, người bệnh buộc phải sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung với mục đích đưa răng di chuyển vào vị trí mong muốn nhờ tác dụng lực từ khí cụ.
Dây thun niềng răng hay còn được biết đến là dây thun liên hàm, một dạng khí cụ đồng hành cùng dây cung và mắc cài. Các sợi thun này có độ đàn hồi rất cao được gắn trên các mắc cài, mắc răng từ hàm này qua hàm đối diện tương ứng nhằm tạo lực kéo chỉnh răng. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều được chỉ định sử dụng thun niềng mà phụ thuộc vào đặc điểm của răng và theo yêu cầu của bác sỹ chuyên môn.
Khi sử dụng các sợi thun niềng, người bệnh sẽ gặp phải những khó khăn và bất tiện trong quá trình ăn uống, cần phải tháo ra khi ăn hoặc khi vệ sinh răng. Ngoài ra thun niềng răng cũng cần được được thay thế thường xuyên theo ngày bởi vì chất liệu dễ mài mòn.
Ngoài ra, trong niềng răng còn sử dụng cả thun kẽ, loại thun đặt vào khu vực kẽ răng, thường là răng hàm để tạo khoảng trống cần thiết để lắp đặt dây cung và mắc cài. Các loại thun với cấu tạo khác nhau được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau giúp hoàn thiện tính thẩm mỹ và giảm thời gian cho quá trình niềng răng.
Có các loại thun niềng răng nào? Mục đích
Trong quá trình chỉnh nha thẩm mỹ, có 2 loại dây thun được áp dụng phổ biến, tuy nhiên mục đích sử dụng của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Thun liên hàm (thun kéo)
Các loại thun liên hàm còn được biết đến với tên gọi khác là thun kéo. Đây là loại thun có độ đàn hồi tương đối tốt được thực hiện móc từ hàm này sang hàm đối diện nhằm mục đích tạo lực kéo cho răng, kéo các răng khểnh, răng mọc lệch hẳn lên trên xương hàm hoặc răng không nằm trên cung đường răng chuẩn.
Ngoài mục đích gắn vào móc trên mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới để kéo răng về đúng vị trí mong muốn, thun kéo còn có tác dụng gắn vào vít Implant để điều chỉnh thế răng.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định thực hiện sử dụng dây thun chỉnh nha. Việc đeo dây thun hay không phụ thuộc phần lớn vào sự liên kết hàm hiện tại của người bệnh và chỉ được thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ. Thông thường để kéo răng khểnh, răng mọc lệch, chếch trên xương hàm và răng mọc tự do qua quá trình đánh giá phim chụp và mức độ riêng sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp các dây thun.
Đối với trường hợp răng hô, răng vẩu thì dây thun niềng được đặt vào phần móc phía trước hàm trên và móc vào phía sau hàm dưới để tạo lực kéo các răng trên về phía sau và ngược lại kéo các răng dưới về phía trước.
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ hay còn gọi là chun tách kẽ có cấu trúc là một vòng cao su khép kín với đường kính khoảng 1cm. Thun tách kẽ khác với thun niềng là chúng không mềm dẻo mà hơi cứng, độ đàn hồi thấp hơn, có nhiều màu sắc khác nhau. Thun tách kẽ đặc biệt an toàn khi dùng trực tiếp trong khoang miệng của bệnh nhân.
Vị trí khi đặt thun tách kẽ là đặt giữa các răng hàm số 5 và số 6, số 6 và số 7 hoặc đặt 1 trong 2 vị trí. Nhiệm vụ chính của các sợi thun màu sắc này là giúp các răng dịch chuyển ra xa nhau, tạo khoảng trống cần thiết cho việc đặt khâu niềng.
Những khâu niềng có tác dụng giữ cố định chắc dây cung và chịu lực để kéo chỉnh răng sai vị trí. Thời gian để đặt thun kẽ là từ khoảng 5 – 7 ngày hoặc cho đến khi răng tạo được những kẽ hở cần thiết đủ để thực hiện các thủ thuật tiếp theo.
Lưu ý khi sử dụng các loại thun trong chỉnh nha
Mỗi loại thun chỉnh nha đều có những đặc điểm riêng biệt, người sử dụng cần chú ý để bảo đảm quá trình niềng răng diễn ra đúng tiến độ và an toàn hiệu quả nhất.
Thun liên hàm
Bởi vi thun liên hàm là loại khí cụ niềng răng cần phải được làm mới mỗi ngày, do đó sau khi được bác sĩ hướng dẫn sử dụng lần đầu tiên, người bệnh cần biết cách thay đổi mỗi khi sử dụng.
Cách dùng loại thun này cũng khá đơn giản. Khi đeo thun niềng răng liên hàm, người dùng nên đứng trước gương, mở miệng và xác định vị trí xem thun liên hàm trước bác sĩ đã gắn vào răng số mấy, nằm tại vị trí nào. Sau đó, dùng hai tay kéo thun căng ra và đặt lại đúng vị trí cần được sử dụng. Một số lưu ý quan trọng người dùng cần chú ý, đó là:
- Nên thay dây thun thường xuyên, thời gian tối đa khi sử dụng của thun liên hàm là 12 tiếng, mỗi ngày nên thay từ 2-3 lần để đảm bảo độ đàn hồi tốt, và hãy luôn mang theo những chiếc thun bên mình để thay khi cần thiết.
- Tháo dây thun khi ăn uống và khi vệ sinh răng.
- Bảo quản và vệ sinh thun niềng răng cẩn thận, tránh để ở nơi ẩm ướt làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Nên rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện đeo thun niềng chỉnh nha.
- Tuyệt đối không tự ý dùng 2 hoặc nhiều thun hơn cùng một lúc mà không có chỉ định đặc biệt của nha sĩ vì hành động này có thể gây hại cho chân răng.
- Không cố gắng kéo thun quá căng hoặc há miệng quá to để đeo thun sẽ gây ảnh hưởng tới độ co giãn, đàn hồi giảm tác dụng của việc sử dụng thun.
Thun kẽ
Đối với thun tách kẽ sử dụng trong niềng răng, việc thực hiện sẽ hoàn toàn được các bác sĩ nha khoa thực hiện và người dùng không cần thiết phải thay mới hoặc tự ý gỡ bỏ thun. Tuy nhiên, việc tác động của thun vào kẽ răng sẽ gây ra những đau nhức khó chịu, người bệnh có thể lưu ý tới những điều sau để giảm những vấn đề khi sử dụng thun:
- Để giảm đau nhức khi đặt thun kẽ, người bệnh nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt và được hầm nhừ như: cháo, chè, súp, sinh tố, khoai nghiền,…hạn chế tối đa việc nhai cắn để giảm đau và tác dụng không mong muốn.
- Bổ sung dưỡng chất và canxi bằng việc uống sữa. Đồng thời hạn chế ăn những thức ăn để lại vụn hoặc quá dài, dính dễ khiến rớt thun tách kẽ hoặc mắc lại thức ăn.
- Có thể làm thun giãn nở và giảm bớt thời gian đeo thun tách kẽ bằng cách ngậm nước ấm hàng ngày, mẹo này cũng có tác dụng làm dịu đi cảm giác đau nhức.
- Sau khi đặt thun tách kẽ người bệnh cũng nên chải răng quá mạnh hoặc chà xát vào vùng đặt thun. Thêm vào đó hạn chế việc sử dụng chỉ nha khoa trong các trường hợp không thực sự cần thiết vì các tác động này rất dễ thun bị tuột khỏi kẽ răng.
Khi gặp bất cứ vấn đề nào về răng như cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài, hoặc các sự cố xô lệch răng, tuột thun bất thường, người bệnh nên đến nha khoa gần nhất để được giải quyết. Hy vọng với những chia sẻ trên, người đọc sẽ có thêm cho mình kiến thức về khí cụ thun niềng răng cũng như cách sử dụng đúng và hiệu quả, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chỉnh nha.
Cập nhật lúc: 11:07 AM , 15/03/2023