Thoát Vị Đĩa Đệm Tê Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Tê mỏi, đau nhức tay chân là những triệu chứng của các bệnh về xương khớp, trong đó phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm gây tê chân không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn có thể gây ra các biến chứng nặng nề về sau. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!

Thoát vị đĩa đệm tê chân do đâu?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí mặc định, chèn ép lên các rễ thần kinh, gây hội chứng đau thắt lưng và hông điển hình. Ngoài cảm giác đau buốt tại vị trí thoát vị, người bệnh còn phải đối mặt với hiện tượng tê bì một bên chân. Vậy nguyên nhân gây ra điều này là gì?

nguyen-nhan-thoat-vi-dia-dem-gay-te-chan.webp 

Thường thì tê chân chỉ xuất hiện khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Dây thần kinh hông to bắt đầu từ thắt lưng, kéo xuống hông, mông, mặt sau đùi, chân và bàn chân. Chính vì thế, khi khối thoát vị đủ lớn, rễ thần kinh tọa sẽ bị chèn ép, dẫn tới đau buốt, châm chích, tê bì chân.

Nếu tình trạng tê chân không kịp thời chữa trị sớm thì người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng phức tạp khác có thể xảy ra. Nhẹ thì khả năng truyền tín hiệu từ dây thần kinh đến các cơ quan sẽ bị suy giảm. Nặng thì mất hạn chế khả năng cử động của chân, teo chân, thậm chí tàn phế suốt đời.

Mục tiêu của việc điều trị thoát vị đĩa đệm tê chân là phải giải quyết ngay các triệu chứng, sau đó giải phóng chèn ép để dây thần kinh không bị tổn thương. Lúc này, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc tây, thuốc nam và vật lý trị liệu theo một phác đồ hoàn chỉnh.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có nguy hiểm hay không?

Dưới đây là một số nguy hiểm từ tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây đau chân, bệnh nhân cần phải biết.

Hạn chế khả năng vận động, không thể vận động

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây đau chân trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động. Tình trạng tê buốt ở chân xuất hiện thường xuyên làm cho bệnh nhân không thể đi lại, cũng như thực hiện các sinh hoạt bình thường khác.

Giải thích vấn đề này, các chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể làm giảm khả năng truyền tín hiệu thần kinh giao cảm đến cơ quan vận động của chân. Tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài sẽ khiến chân bị tê mỏi, dẫn đến việc người bệnh không thể duỗi hay gấp bàn chân. Đó là lí do vì sao, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường xuyên trong tình trạng đi lại không vững, dễ bị ngã và thường xuyên bị vấp té, thậm chí là không thể vận động.

Đau Lưng Không Cúi Được Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?

Dẫn đến hiện tượng yếu cơ, teo cơ

Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây đau chân kéo dài có thể khiến cho người bệnh phải đối diện với hiện tượng yếu cơ, teo cơ. Khi bị tê nhức chân trong một khoảng thời gian quá dài sẽ khiến các dây thần kinh ở chân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, các cơ ở chân sẽ dần bị yếu đi và teo dần, khiến người bệnh dễ bị mất khả năng vận động.

Bệnh nhân có thể bị bại liệt, tàn phế suốt đời

Bại liệt, tàn phế suốt đời là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho các dây thần kinh tay, chân trở nên bị tê liệt, không hoạt động, khiến cho các cơ khớp của người bệnh bị cứng dần. Nếu bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở cổ thì nguy cơ bệnh nhân bị tàn phế là rất cao.

Riêng bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép ở vùng thắt lưng sẽ rất dễ gặp phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Đôi khi người bệnh bị bí tiểu, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

Như vậy, thoát vị đĩa đệm gây tê chân là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân bị tàn phế suốt đời nếu không được tiến hành điều trị kịp thời. Chính vì thế, khi mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng có triệu chứng thoát vị đĩa đệm  thắt lưng, bệnh nhân nên hết sức thận trọng. Tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phải làm sao khi thoát vị đĩa đệm lan xuống chân?

Các phương pháp điều trị trước hết là khắc phục triệu chứng tê chân do thoát vị đĩa đệm gây ra, sau đó giải phóng khối thoát vị chèn ép dây thần kinh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ khác nhau.

Một số cách điều trị mọi người có thể tham khảo dưới đây:

Chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân bằng mẹo dân gian

Theo phương pháp dân gian, có một số loại thảo dược vườn nhà có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm hiệu quả người bệnh thoát vị có thể tham khảo như: 

  • Xương rồng rang cám: Dùng 2 – 3 đọt xương rồng ba chia, gọt bỏ gai, thái nhỏ rồi đâm nát với cám gạo và giấm nuôi. Đem tất cả nguyên liệu rang nóng, sang đó bọc vào miếng lá chuối và nằm lên trên
  • Ngải cứu nhồi ống tre: Nhồi ngải cứu, lá lốt đã giã nát cùng chút rượu trắng vào trong ống tre rồi nướng lên. Chắt lấy phần nước cốt và bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng thì lấy đun nóng hỗn hợp và xoa bóp vùng bị thoát vị, cơn đau buốt, tê bì chân sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
  • Trinh nữ: Dùng khoảng 50g trinh nữ (cây xấu hổ) khô, đem sắc với 1 lít nước và uống trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Mẹo Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu, Giảm Đau Nhanh

Thuốc tây

Một số loại thuốc thoát vị đĩa đệm bằng Tây Y được bác sĩ chỉ định giúp giảm đau nhanh và ngăn bệnh phát triển xấu bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Giúp giảm cảm giác đau buốt do dây thần kinh bị chèn ép. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là paracetamol.
  • Thuốc chống viêm: Bao gồm meloxicam, diclofenac,… giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm nếu có.
  • Thuốc giãn cơ: Trường hợp bệnh nhân bị co cứng cơ, hạn chế vận động thì có thể sử dụng myonal hoặc mydocalm,…
  • Vitamin: Tùy vào thể trạng mà bệnh nhân có thể sử dụng một số loại vitamin để hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Vật lý trị liệu

Phương pháp này thường được chỉ định điều trị trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ hoặc sử dụng kết hợp với dùng thuốc để gia tăng hiệu quả. Khi bị tê bì chân do thoát vị đĩa đệm bạn có thể áp dụng:

  • Châm cứu bấm huyệt: Từ ngàn xưa, người ta coi bấm huyệt là phương pháp trị bệnh rất hữu hiệu, chữa thoát vị đĩa đệm cũng dùng cách này. Bấm huyệt làm thư giãn gân cốt, giải phóng chèn ép, từ đó giảm triệu chứng tê chân do thoát vị.
  • Kéo giãn cột sống: Sử dụng máy kéo giãn cột sống có tác dụng mở rộng thể tích giữa các khoang đốt sống, giải phóng dây thần kinh chèn ép, từ đó giảm triệu chứng tê chân hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ teo chân.

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân sử dụng các biện pháp nêu trên không hiệu quả, các triệu chứng có xu hướng nặng hơn, tổn thương trở nên nghiêm trọng, không thể sinh hoạt hay vận động, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Việc can thiệp ngoại khoa sẽ giúp làm lành khu vực đang chịu tổn thương, nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau nhức khó chịu và phục hồi chức năng của hệ xương khớp.

  • Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi: Đối với biện pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở khu vực bị tổn thương, sau đó đưa ống nội soi có gắn camera siêu nhỏ ở đầu vào trong cơ thể. Lúc này tất cả thao tác loại bỏ vùng đĩa đệm bị thoát bị được trình chiếu trên màn hình máy tính.
  • Mổ mở: Bác sĩ tiến hành mổ một đường nhỏ ở vị trí bị thoát vị rồi cắt hoặc điều chỉnh bao nhân xơ thoát ra bên ngoài sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Mổ mở giúp bác sĩ nhìn rõ những gì đang diễn ra tại vùng chịu tổn thương, từ đó đưa ra nhận định chính xác và có phương án điều trị lâu dài để phòng tránh bệnh tái phát.
  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống: Khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ hết những đĩa đệm bị hỏng và tổn thương trước tiên, sau đó hợp nhất 2 đốt sống lại để ổn định cột sống cho người bệnh. Sau khi phẫu thuật, khả năng vận động không bị ảnh hưởng, ngược lại còn giúp giảm hẳn tình trạng đau nhức, tê bì chân tay và tránh cảm giác khó chịu khi sinh hoạt.
  • Thay thế đĩa đệm: Hình thức này được hiểu là việc loại bỏ đĩa đệm cũ bị hỏng và thay bằng đĩa đệm nhân tạo để ổn định cột sống, phục hồi khả năng vận động và tránh đĩa đệm cũ gây nguy hại cho những khu vực đang khỏe mạnh cũng như sức khỏe tổng thể.

Bị thoát vị đĩa đệm tê chân cần lưu ý điều gì?

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày, tạo tâm lý ức chế, khó chịu và có thể trở thành biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.

Trong quá trình điều trị, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần chú ý:

  • Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ tránh căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng quá trình điều trị
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất để hồi phục sức khỏe, tăng cường độ chắc khỏe cho xương khớp
  • Tập luyện vừa phải, nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị tránh chấn thương, khiến vị trí thoát vị lan rộng và phát triển xấu.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc để cân bằng với việc nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác nặng nề.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy có bất cứ vấn đề nào trong quá trình điều trị để có phương án can thiệp kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm gây tê chân hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh. Bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Cập nhật lúc: 11:03 AM , 08/05/2023

Tin liên quan

Thoát Vị Đĩa Đệm Chèn Dây Thần Kinh: Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý thường gặp do đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí và chèn ép lên các dây thần kinh xung...

Các Giai Đoạn Thoát Vị Đĩa Đệm: Cách Nhận Biết Và Khắc Phục

Thoát vị đĩa đệm là một chứng bệnh gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của nhiều đối tượng. Mọi người cần tìm hiểu...

Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Khi Nào? Chi Phí

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương án được bác sĩ chỉ định khi đĩa đệm bị tổn thương nặng nề và không có khả...

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản Không? Cách Khắc Phục

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh. Bởi thoát vị đĩa đệm gây ra không ít khó...

Chăm Sóc Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Sau Mổ Đúng Cách [XEM NGAY]

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm có vai trò quan trọng không kém so với điều trị thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy bệnh nhân...

Chụp MRI Thoát Vị Đĩa Đệm Thực Hiện Khi Nào? Chi Phí Đắt Không?

Thay vì chụp X-quang, CT, phương pháp MRI thoát vị đĩa đệm là một cách chẩn đoán hình ảnh hiệu quả nhất giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *