Thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 là bệnh lý xương khớp mãn tính, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, làm giảm khả năng vận động và có thể để lại nhiều biến chứng lâu dài. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh, nhận biết các triệu chứng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Thoái hoá đốt sống cổ C5-C6 là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 là tình trạng các đốt sống cổ ở vị trí này xuất hiện gai xương, sụn và đĩa đệm tổn thương, dần suy yếu.
Bệnh gây đau, cứng khớp và dễ dẫn đến mãn tính, hạn chế khả năng vận động vùng cổ vai gáy nhất là khi cúi, xoay hoặc ngửa cổ.
Dấu hiệu nhận biết
Phần lớn người mắc bệnh này thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Nếu có, các triệu chứng sẽ phát triển dần dần từ nhẹ đến nặng hoặc diễn ra đột ngột khi có tác động nhất định.
Nhận biết bệnh thoái hoá đốt sống cổ C5-C6 từ sớm là cách giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Nhiều người phát hiện muộn dẫn đến bệnh tổn thương nghiêm trọng, làm mất khả năng vận động của các đốt sống cổ.
Các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 bao gồm:
- Đau vùng trán, quanh khu vực xương bả vai, dọc theo cánh tay đến các ngón tay.
- Đau ê ẩm vùng gáy hoặc mảng sau đầu.
- Cơn đau tăng lên khi quay đầu, ngửa cổ về phía sau, ngồi, đứng, ho, hắt hơi,…
- Ngứa ran tê nhức ở vai, cánh tay hoặc chân.
- Khó cầm nắm đồ vật, nhấc cánh tay, mất cảm giác.
- Tê bì, đau nhức mãn tính, cứng khớp.
- Triệu chứng Lhermitte: Cảm thấy như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, lan đến các ngón tay, ngón chân. Hiện tượng diễn ra đột ngột và nặng hơn khi cúi cổ về phía trước.
- Mất thăng bằng và không thể kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
- Hoa mắt, ù tai, nấc, ngáp, chóng mặt, nhức hốc mắt, đau tức ngực.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 khá đa dạng, cụ thể:
- Trong gia đình có người mắc bệnh cơ xương khớp.
- Lão hóa đốt sống theo thời gian.
- Mắc bệnh lý đốt sống cổ: Mất nước đĩa đệm, hư hại đĩa đệm, gai xương, thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng,…
- Xương phát triển quá mức, đè lên cột sống, tủy sống, dây thần kinh.
- Từng bị ngã, chấn thương tai nạn lao động, giao thông hoặc chơi thể thao.
- Nhân viên văn phòng, nhân viên may, công nhân xây dựng, người tập thể thao,… thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc tạo áp lực cho cột sống.
- Sinh hoạt không khoa học, ngủ sai tư thế, lười vận động.
- Lạm dụng chất kích thích.
- Béo phì, chế độ ăn thiếu hụt Canxi, Magie, Vitamin D.
Biến chứng nguy hiểm
Nếu bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 không được chữa trị kịp thời, khả năng gây biến chứng là khá cao. Những biến chứng nguy hiểm người bệnh cần chú ý là:
- Thiếu máu não, rối loạn tiền đình với các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và dễ bị ngã.
- Thoát vị đĩa đệm cổ lâu ngày gây rối loạn cảm giác, mất kiểm soát đại tiểu tiện hay bại liệt.
- Tê bì, teo cơ, yếu chi, mất cảm giác.
- Hẹp ống sống làm tăng nguy cơ gây bệnh về tủy sống.
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ C5-C6
Việc chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả của quá trình khám lâm sàng và xét nghiệm, cụ thể:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ khai thác triệu chứng, hỏi bệnh sử, kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ, phạm vi chuyển động của cổ,…
- Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), điện cơ (EMG),…
Nguyên tắc điều trị
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một tiến trình thoái hóa tự nhiên, không thể đảo ngược hay phục hồi đốt sống đã thoái hóa. Các phương pháp điều trị hiện nay có mục đích chủ yếu nhằm:
- Làm giảm triệu chứng khó chịu.
- Tăng cường khả năng vận động của cột sống cổ.
- Ngăn bệnh tái phát.
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ C5-C6
Việc xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống cổ được dựa trên các giai đoạn và mức độ ảnh hưởng của bệnh lý. Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị như sau:
Mẹo chữa tại nhà
Chườm nóng/ lạnh: Phương pháp này giúp kích thích tuần hoàn máu, khắc phục cơn đau ở cổ. Người bệnh nên chườm nóng trước rồi mới đến chườm lạnh. Không chườm liên tục ở vị trí sưng đau và các khu vực lưu thông máu kém.
Sử dụng bột quế: Trộn bột quế và mật ong theo tỷ lệ 1:2 rồi hòa chung với 250ml nước uống hàng ngày. Bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm dần, khả năng di chuyển, vận động trở nên dễ dàng hơn.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 bằng ngải cứu: Đun nóng nước ngải cứu đã giã nhuyễn rồi lấy khăn thấm đắp lên cổ giúp làm giảm đau nhanh chóng. Thực hiện hàng ngày cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý:
- Các mẹo chữa chỉ giúp làm giảm triệu chứng nhất thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh.
- Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Dừng áp dụng và đến gặp bác sĩ ngay khi gặp các dấu hiệu sức khỏe bất thường.
- Hiệu quả của phương pháp này sẽ cao nếu người bệnh kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Dùng thuốc Tây y
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5-C6, bao gồm:
- Thuốc giãn cơ chứa Cyclobenzaprine.
- Các loại thuốc giảm đau.
- Tiêm steroid.
- Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID)
- Thuốc chống động kinh.
Thực tế, nguyên nhân gây đau nhức, thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 là do cấu trúc cột sống bị sai lệch. Các loại thuốc giảm đau chỉ có công dụng hỗ trợ lành bệnh tạm thời, không thể chữa tận gốc bệnh.
Châm cứu
Đây là liệu pháp điều trị triệu chứng đau lưng, đau đầu và các bệnh cơ xương khớp. Châm cứu giúp giảm đau, khai thông khí huyết, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Tùy theo triệu chứng, mức độ bệnh, các bác sĩ tiến hành châm các kim mỏng tại các huyệt đạo 20 – 40 phút (mỗi vị trí).
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Các liệu pháp như xoa bóp, kéo giãn, điện xung,… giúp tăng cường sức mạnh cơ cổ và vai, cải thiện tình trạng đau nhức, ngăn nguy cơ té ngã, tàn tật.
Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chỉ định và thực hiện đúng kỹ thuật trị liệu, an toàn, đem lại hiệu quả cao.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:
- Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 vẫn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc cử động cánh tay.
- Không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn đốt sống.
Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ gai xương, phần đĩa đệm thoát vị để giải phóng áp lực của tủy sống và các dây thần kinh.
Biện pháp phòng tránh
Người bệnh có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng và phòng tránh tình trạng thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 nếu thực hiện các biện pháp sau:
- Đứng thẳng, không chùng vai, khom lưng, mang vác nặng, bật dậy đột ngột khi đang nằm,…
- Xoa bóp và chăm sóc vùng cổ vai gáy sau khi phải làm việc trong thời gian dài.
- Phân bổ thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh tạo áp lực cho vùng cột sống cổ.
- Đứng lên đi lại, vươn vai sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc liên tục.
- Ngồi thẳng lưng, đặt 2 vai ngang bằng, 2 cánh tay song song với nền nhà khi làm việc.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục bằng các bài tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng.
- Đeo đai an toàn khi chơi thể thao, dùng giá đỡ khi tập gym,…
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, dưỡng chất để giúp xương chắc khỏe.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, uống rượu bia.
Thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh hãy đi khám và tiếp nhận điều trị theo lời khuyên của chuyên gia.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các biện pháp chữa trị hiện nay chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng đau nhức, tăng cường khả năng vận động và bảo tồn tối đa đốt sống.
Người bệnh nên kiêng ăn gì?
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng: Khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, đồ cay, các loại sốt,...
- Đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản: Giăm bông, thịt hộp, pate,...
- Các loại thịt nhiều đạm: Thịt dê, thịt bò, thịt chó,…
- Đồ ăn nhiều đường: Đường trắng, bánh kẹo, nước ngọt,...
- Bột mì trắng hoặc đồ ăn làm từ gạo nếp, bột mì: Bánh quy, bánh mì trắng, bánh ngọt,...
- Rượu bia, thuốc lá.
Người bệnh nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu canxi: Cua, tôm, ốc, sữa, các loại rau, trái cây.
- Vitamin B: Thịt, cá, gan, gia cầm, sữa tươi, trứng, phomai, sữa chua.
- Vitamin A: Khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, gan bò, gà, sữa, bê, bơ, trứng, phomai, rau chân vịt.
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Cà chua, kiwi, dâu tây, ổi, cam, khoai tây.
- Thực phẩm giàu sắt: Súp lơ xanh, cải xoăn, thịt đỏ, đậu nành, các loại hạt, cá, sò.
- Tôm hùm, đường nâu, quả hạnh, chuối, ngũ cốc,...