Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Với tính chất nguy hiểm, diễn biến khó lường cùng nguy cơ trẻ hóa căn bệnh này đang trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết những kiến thức cơ bản về cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng bị lệch đĩa đệm ở các đốt sống cổ, khiến cho bao xơ bị rách và các đốt sống phình to, rỉ dịch ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm cổ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó tập trung nhiều nhất ở độ tuổi trung niên từ 30-50 tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Liệt nửa người, hội chứng giao cảm cổ sau,…

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ

Theo các chuyên gia thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra nhiều nhất tại các đốt sống C5 -C6, C6-C7, C4-C5. Khi các đĩa đệm bị trệch ra khỏi vị trí ban đầu, sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình vận động ở các chi và cổ.

Các giai đoạn và cấp độ của bệnh thoát vị đốt sống cổ

Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm cổ thường diễn tiến theo 4 giai đoạn chính gồm.

  • Giai đoạn 1- Phình lồi đĩa đệm: Trong giai đoạn này lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm chưa có dấu hiệu bị tổn thương nhưng bắt đầu sưng tấy và tạo sức ép lên hệ thống thần kinh xung quanh.
  • Giai đoạn 2- Sa đĩa đệm: Dưới tác động của nhân nhầy, lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, gây ra những cơn đau nhức từng đợt nhưng chưa rõ ràng.
  • Giai đoạn 3- Thoát vị đĩa đệm: Ở giai đoạn này, lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách hoàn toàn, tạo cơ hội cho nhân nhầy tràn ra, đè ép lên dây chằng và hệ thần kinh xung quanh, khiến cơn đau trở nên dữ dội, khó kiểm soát.
  • Giai đoạn 4- Thoát vị mảnh rời: Đây là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cổ. Bởi nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ liệt nửa người trên vĩnh viễn. Dấu hiệu để nhận biết thoát vị mảnh rời là phần nhân nhầy thoát ra xuất hiện mảng nhỏ và tách rời nhau.

Dựa trên diễn biến và mức độ tổn thương, các nhà khoa học đã chia thoát vị đĩa đệm cổ thành các cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện ở vùng cổ. Sau một thời gian thì lan sang vùng vai, gáy và thắt lưng. Tần suất và mức độ cơn đau sẽ gia tăng khi người bệnh phải làm việc và hoạt động bằng cổ.
  • Cấp độ 2: Ở cấp độ này, cơn đau bắt đầu lan lên đỉnh đầu, đi sâu vào hốc mắt và vùng tai hai bên. Một số người bệnh thậm chí đã xuất hiện dấu hiệu vẹo cổ.
  • Cấp độ 3: Bệnh nhân thường có triệu chứng đau vùng chẩm, trán và vai gáy. Đồng thời khả năng cầm, nắm, cử động bàn tay trở lên rất khó khăn. Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mắt, đau đầu, mất tập trung,…
  • Cấp độ mãn tính: Ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, thoát vị đĩa đệm cổ có thể diễn tiến sang mãn tính. Gây cản trở hoạt động thường ngày và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng cao.
Ở cấp độ nặng các cơn đau sẽ lan rộng sang các bộ phận bên cạnh
Ở cấp độ nặng các cơn đau sẽ lan rộng sang các bộ phận bên cạnh

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Là căn bệnh phổ biến chỉ sau các bệnh về hô hấp nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây thoát vị đĩa đệm cổ. Dưới đây là những yếu tố khách quan và chủ quan thúc đẩy sự phát triển của bệnh.

  • Thói quen lao động, sinh hoạt: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường bị ảnh hưởng bởi những thói quen và tư thế làm việc sai lệch. Bệnh phổ biến hơn cả ở những người làm việc với máy tính, thường xuyên khom lưng, cúi người, ngồi vẹo sang một bên.
  • Tuổi tác: Theo thời gian, các đĩa đệm sẽ bị hao mòn dẫn đến tình trạng thiếu linh hoạt, dễ bị tổn thương. Tình trạng này nếu để lâu ngày sẽ khiến việc vặn hoặc xay cổ gặp rất nhiều khó khăn, tăng nguy cơ lệch và thoát vị đĩa đệm. Ở những người lớn tuổi, giai đoạn từ 40 -50, chỉ một lực tác động vừa phải cũng có thể gây lệch hoặc vỡ đĩa đệm cổ.
  • Chấn thương, tai nạn: Những vụ va chạm do tai nạn hoặc các chấn thương do phẫu thuật, đi lại đều có thể ảnh hưởng đến chức năng của đốt sống cổ. Khiến các đĩa đệm bị rách hoặc rời khỏi vị trí ban đầu, gây ra thoát vị
  • Do di truyền: Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu gia đình có người bị mắc xương khớp thì con cháu sinh ra có khả năng bị di truyền căn bệnh này rất cao.

Ngoài những yếu tố chủ quan và khách quan kể trên, các nhà khoa học cũng chỉ ra khả năng bị bệnh cao hơn người bình thường ở những đối tượng sau:

  • Những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ thoát vị đĩa đệm nói chung và đĩa đệm đĩa đệm cổ nói riêng.
  • Những người ít rèn luyện thể chất, ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng có thể bị bệnh do hệ xương khớp bị thiếu vitamin và canxi cần thiết.
  • Những người bị rối loạn mô liên kết hoặc cột sống đã bị dị tật bẩm sinh có khả năng bị bệnh cao gấp nhiều lần người bình thường.
Thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra ở những trung niên, cao tuổi
Thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra ở những trung niên, cao tuổi

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ

Tùy vào vị trí và mức độ bị thoát vị mà các triệu chứng của từng người là khác nhau. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể nhận biết ra căn bệnh này thông qua những triệu chứng phổ biến dưới đây.

Triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm cổ

  • Đau nhức diện rộng: Ban đầu người bệnh sẽ có biểu hiện đau mỏi và tê bì vùng cổ và vùng vai gáy. Cơn đau có thể khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ và cũng có thể lan rộng khắp vùng bả vai, cánh tay, sau đầu và hốc mắt.
  • Tê ngứa tay, chân: Khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và khiến người bệnh xuất hiện cảm giác tê ngứa tại cổ, sau đó lan rộng xuống chân, tay.
  • Cứng cổ: Các đĩa đệm có vai trò kết nối các đốt sống cổ và cho phép cơ thể thực hiện các hoạt động uốn cong, vặn cổ. Vì vậy khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, thì hoạt động ngửa và cúi đầu của người bệnh sẽ không được thoải mái. Khi đó, người bệnh thường xuyên đau nhức, cứng cổ nhất là khi sáng sớm thức dậy.
  • Vận động khó khăn: Không những cổ và cánh tay bị hạn chế mà người bệnh còn có thể gặp khó khăn khi đi bộ hoặc leo cầu thang do các dây thần kinh liên kết với chi dưới bị tổn thương.
  • Yếu cơ: Dấu hiệu yếu cơ do thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi nhân nhầy bị rỉ ra và chèn ép vào tủy sống. Ban đầu, bệnh nhân sẽ thấy yếu cơ bắp tay sau đó là cơ bắp chân, khiến việc đi lại trở lên không vững vàng, dáng đi xiêu vẹo. Đặc biệt nếu tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy các thớ cơ đùi rung lên mỗi khi vận động quá sức.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm do ảnh hưởng rễ thần kinh

Ngoài các dấu hiệu nhận biết phổ biến, các nhà khoa học còn chỉ ra các triệu chứng riêng biệt cho từng trường hợp thoát vị đĩa đệm ở các đốt cột sống khác nhau. Cụ thể

  • Thoát vị đĩa đệm cổ tại đốt sống C3- C4: Nếu bị thoát vị đĩa đệm cổ cột sống C3-C4, người bệnh sẽ thường có cảm giác đau, ngứa rát hoặc tê ở vùng cổ. Ngoài ra các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng theo.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ tại đốt sống C5- C6: Người bệnh sẽ đau, ngứa rát và tê ở các ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái. Ngoài ra một số người còn cảm thấy căng cơ khi duỗi hoặc dơ cánh tay lên cao.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ tại đốt sống C6- C7: Ngoài ngứa, đau và tê ở bàn tay, ngón tay, trường hợp này còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi chuyển động do hệ thống dây chằng và thần kinh bị chèn ép.
  • Thoái hóa đĩa đệm tại cột sống C7-T1: Người bệnh cảm thấy khó khăn khi cử động tay, các hoạt động cầm, nắm đồ vật bằng tay cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thoát vị đĩa đệm tại cột sống C5- C6 người bệnh sẽ gặp khó khăn khi cử động tay chân
Thoát vị đĩa đệm tại cột sống C5- C6 người bệnh sẽ gặp khó khăn khi cử động tay chân

Triệu chứng ít gặp

Nếu tình trạng thoát vị trở nên nghiêm trọng và bắt đầu gây ảnh hưởng đến tủy sống thì người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng sau đây:

  • Đi đứng xiêu vẹo, dễ té ngã.
  • Xuất hiện cảm giác đau nhói hoặc có cảm giác bị điện giật khắp người.
  • Gặp khó khăn khi cầm, nắm đồ vật bằng cánh tay, bàn tay.
  • Mất thăng bằng và sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể bị ảnh hưởng.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể không giống nhau ở từng người. Vì vậy, ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể bắt gặp những trường hợp khác. Do đó, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng lạ, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh tương đối nguy hiểm. Bởi không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà bệnh còn có thể phát triển thành nhiều biến chứng liên quan như: Ảnh hưởng đến hệ tim mạch, huyết áp, thần kinh,…

Đặc biệt nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời, người bệnh còn có thể phải đối mặt với nguy cơ teo cơ, bại liệt. Một số biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ như:

  • Ảnh hưởng đến chi: Khi lớp nhân nhầy đĩa đệm thoát ra, chèn ép lên hệ thần kinh tại các chi thì tay, chân sẽ không nhận  đủ máu cũng như các chất dinh dưỡng hàng ngày. Lâu dần sẽ dẫn đến tê bì, suy giảm chức năng.
  • Gây thiểu năng tuần hoàn não: Triệu chứng chèn ép và sai lệch cột sống  cổ có thể khiến hệ thần kinh bị rối loạn. Điều này khiến quá trình lưu thông máu từ tim lên não bị gián đoạn, mất cân bằng, lâu ngày gây rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.
  • Teo chi: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ có thể bị dị cảm, rối loạn cảm giác ở hai tay thậm chí là bị teo cơ ở một hoặc cả hai chi.
  • Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm cổ. Người bệnh có khả năng bị bại liệt chi, liệt nửa người do bị tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn.
Nếu không được điều trị sớm, thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây rối loạn tiền đình
Nếu không được điều trị sớm, thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây rối loạn tiền đình

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh nên đến các bệnh viện uy tín để được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm cao. Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ gồm:

Kiểm tra lịch sử y tế:

Các bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin y tế của người bệnh bao gồm các bệnh lý mãn tính, tiền sử chấn thương, đau lưng, mỏi cổ hoặc các yếu tố di truyền,…

Khám thực thể:

Dựa vào quan sát, sờ cổ và các khu vực sưng đau các các sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sưng đỏ và phình to bất thường. Một số hành động kiểm tra khả năng vận động của người bệnh như quay cổ, dơ tay, di chuyển cũng có thể được yêu cầu thực hiện.

Xét nghiệm hình ảnh:

Một số xét nghiệm hình ảnh giúp kiểm tra chính xác tình trạng và vị trí tổn thương của đĩa đệm bên trong.

  • X quang: Phương pháp này sẽ phản ánh chính xác tình trạng lệch, vẹo cột sống dựa trên phim thẳng. Từ hình ảnh X- Quang các bác sĩ có thể đưa ra các đánh giá bất thường ở những đốt sống cổ bị thoát vị.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm có thoái hóa xương. Nhưng không đánh giá được cấu trúc đĩa đệm và mức độ thoát vị.
  • Chụp cộng hưởng: Là phương pháp được đánh giá cao nhất khi chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Không những giúp chẩn đoán tình trạng thoát vị mà còn giúp theo dõi được những ảnh hưởng từ bên trong tủy sống khi có dấu hiệu chèn ép.

Các cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Theo các chuyên gia, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng thuốc, điều trị vật lý trị liệu, phẫu thuật, dùng mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y. Cụ thể:

Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gồm:

  • Thuốc giảm đau: Ở giai đoạn bệnh nhẹ, các cơn đau chưa xuất hiện nhiều người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như: Acetaminophen, Ibuprofen : hoặc Naproxen Natri… để giảm nhanh triệu chứng.
  • Thuốc giãn cơ: Bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giãn cơ như: Mydocalm, Decontractyl, Myonal…. Tác dụng của các loại thuốc này là giãn cơ và giảm áp lực lên các dây thần kinh.
  • Cortisone dạng tiêm: Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không thể kiểm soát bằng các loại thuốc đường uống, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Cortisone dạng tiêm. Tuy nhiên phương pháp này rất phức tạp và ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Nên người bệnh cần lựa chọn thực hiện ở những địa chỉ khám chữa uy tín.
  • Thuốc giảm đau Opioids: Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, Opioids lại mang rất nhiều tác dụng phụ như gây buồn nôn, táo bón, đau dạ dày và an thần. Việc sử dụng lâu dài loại thuốc này có thể dẫn đến tình trạng nghiện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy,  người bệnh chỉ nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm này khi thực sự cần thiết.
Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm sẽ được cân nhắc chỉ định
Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm sẽ được cân nhắc chỉ định

Việc dùng thuốc Tây có thể giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng tiến triển của bệnh. Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua dùng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ

Mặc dù là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên việc phẫu thuật chỉ được chỉ định cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Do điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh chuyển biến xấu và bắt đầu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như:

  • Cắt bỏ đĩa đệm bị hỏng và hợp nhất cột sống: Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đĩa đệm hư tổn và hợp nhất hai đốt sống bị ảnh hưởng thông qua một vết cắt nhỏ tại cổ.
  • Phẫu thuật thay thế đĩa đệm cổ: Mục đích của phương pháp này là thay thế đĩa đệm hư tổn bằng các đĩa đệm nhân tạo để gia tăng sự ổn định và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
  • Phẫu thuật đĩa đệm cổ từ phía sau: Phương pháp phẫu thuật này sẽ giúp khắc phục ảnh hưởng tại các dây thần kinh do bị đĩa đệm chèn ép.

Nhìn chung các phương pháp phẫu thuật này không được khuyến khích sử dụng nhiều. Bởi chúng có thể gây đau đớn cho người bệnh và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu sau mổ,… Mặt khác, chi phí phẫu thuật lại khá cao và không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện.

Điều trị dân gian

Ngoài Tây y và các phương pháp phẫu thuật hiện đại người bệnh có thể áp dụng cho mình một số mẹo chữa đơn giản tại nhà sau đây.

  • Sử dụng lá ngải cứu: Sử dụng lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Bởi nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản mà hiệu quả lại cao. Người bệnh chỉ cần lấy 10 đến 20g lá ngải cứu, rửa sạch rồi thái nhỏ, đem sao khô trên chảo cùng ít muối trắng. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để đắp lên vùng bị đau nhức, cố định lại bằng băng hoặc gạc. Để khoảng 15 phút rồi tháo bỏ.
  • Sử dụng lá lốt: Trong thành phần lá lốt có các hoạt chất chống viêm, giảm đau. Vì vậy nếu dùng dược liệu này thường xuyên các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ sẽ được cải thiện đáng kể. Chỉ cần lấy 8-10 lá lốt, đem rửa sạch sau đó xay nhuyễn, lấy nước cốt, đun sôi cùng 100ml nước rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Duy trì thực hiện từ 2-3 tuần sẽ thấy hiệu quả cải thiện.
  • Gừng: Gia vị này có tính ấm, vị cay, tác dụng giảm đau các cơ, điều trị viêm khớp, thấp khớp và thoát vị đĩa đệm rất tốt. Người bệnh chỉ cần lấy gừng rửa sạch, thái lát thành từng miếng rồi dùng khăn bọc lại. Chuẩn bị một nồi nước sôi, vặn lửa nhỏ, cho bọc gừng vào trong, sau đó nhấc lên, vắt khô rồi chườm lên vùng bị đau. Thời gian thực hiện là từ 25- 30 phút/ lần, ngày làm 3 lần, liên tục trong vài ngày, cơn đau sẽ giảm.
Lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm đau thoát vị rất tốt
Lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm đau thoát vị rất tốt

Khác với Tây y, các mẹo vặt dân gian này tuy an toàn, lành tính nhưng đòi hỏi thời gian điều trị dài. Ngoài ra hiệu quả của từng người là dài, ngắn khác nhau vì còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng bệnh.

Đông y trị thoát vị đĩa đệm cổ

Cùng với mẹo vặt dân gian, Đông y cũng là một trong những cách trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Phương pháp này vừa an toàn, không gây tác dụng lại cho hiệu quả lâu dài, phù hợp với chi phí của đại đa người bệnh.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm cổ mà người bệnh có thể tham khảo.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị Ô tiêu xà, Phục linh, Thổ miết trùng, Cẩu tích, Tang ký sinh, Sài hồ, Chi dưới tê, Ngô công. Nguyên liệu trên sau khi rửa sạch thì cho vào bình sắc khoảng 45 phút. Phần nước thuốc sau khi thu lại thì chia làm 3 phần rồi uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Xích thược, Nhũ hương, Xuyên ô, Can khương, Phụ tử, Thương truật sau khi rửa sạch thì sắc cùng 4 bát nước. Đun lửa nhỏ cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 3 bát nước thì chắt ra để nguội. Sử dụng bài thuốc 2 lần trong ngày, trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Bài thuốc 3: Nguyên liệu cần thiết gồm có Phòng phong, Địa hoàng, Ý dĩ nhân, Quế chi, Tần giao, Hoàng bá, Rễ cỏ xước, Uy linh tiên. Sắc các vị thuốc trên với 6 bát nước, đun lửa nhỏ từ 30-45 phút. Sử dụng ngày 1 thang.

Vật lý trị liệu

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông, mẹo vặt dân gian thì các bài tập trị liệu cũng là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm cổ.

Tuy nhiên trước khi thực hiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để xây dựng bài tập phù hợp theo tình trạng bệnh lý của mỗi người. Một số bài tập thoát vị đĩa đệm cổ được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay là:

  • Bài tập cơ gập cổ: Từ từ ngửa đầu về phía sau và giữ nguyên tư thế trong khoảng 8 -10s. Sau đó lại đưa đầu về phía trước và nguyên tư thế trong khoảng thời gian tương tự. Lặp đi lặp lại động tác này từ 5- 7 lần cho một lần điều trị.
  • Bài tập vận động cổ: Bệnh nhân ngồi thẳng lưng. Cằm cúi xuống dưới, đầu hơi nghiêng sang trái và giữ nguyên tư thế khoảng 10 -15s. Sau đó từ từ đưa người về vị trí ban đầu và lặp lại thao tác trên sang chiều bên phải. Thực hiện liên tục 3- 5 lần để cơ cổ giảm đau nhức.
  • Bài tập khớp vai: Người bệnh ngồi thẳng đứng, từ từ nâng vai lên cao,  xoay vai hình vòng tròn, hướng xuống dưới sàn Thực hiện đảo bên và đều đặn 15 lần.
  • Chạy bộ: Thói quen chạy bộ từ 30 – 45 phút mỗi ngày cũng góp phần cải thiện tích cực các triệu chứng của bệnh.
  • Yoga: Các động tác yoga sẽ giúp khớp cổ và phần thắt lưng được linh hoạt, kéo giãn, hạn chế quá trình lão hóa.
Một số bài tập vận động cổ sẽ được chỉ định cho người bệnh
Một số bài tập vận động cổ sẽ được chỉ định cho người bệnh

Bị thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Một chế độ dinh hướng hợp lý không những giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng tổn thương cột sống mà còn góp phần cải thiện các triệu chứng đau, tê, khó chịu. Do đó khi bị bệnh, người thoát vị đĩa đệm cổ nên tăng cường bổ sung và hạn chế những nhóm thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm nên ăn:

  • Protein thực vật: Các loại hạt như đậu đỗ, đậu lăng, hạt chia… chứa rất nhiều Protein cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương xương khớp và thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nên tăng cường bổ sung cá hồi, hạt lanh, rong biển giàu Omega 3 để ngăn chặn quá trình lão hóa tự nhiên.
  • Canxi và chất xơ: Sữa và các chế phẩm của sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp xương chắc khỏe, tăng khả năng chống viêm hiệu quả.
  • Vitamin D: Bổ sung nấm, cá hồi, lòng đỏ trứng và các loại ngũ cốc nguyên hạt để quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể được tốt hơn.
  • Vitamin C: Một số thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng độ bền xương khớp, hỗ trợ làm lành vết thương như cải xanh, kiwi, khoai lang, rau bina,…

Thực phẩm nên hạn chế:

Ngoài những nhóm thực phẩm cần tăng cường, người thoát vị đĩa đệm cổ còn phải hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây.

  • Hạn chế nhóm ăn nhiều đạm: Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng có thể làm tăng lượng acid uric trong cơ thể, khiến quá trình viêm nhiễm đĩa đệm trầm trọng hơn.
  • Hạn chế đồ ăn sẵn: Những đồ ăn sẵn, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, sandwich,… có thể khiến người bệnh tăng cân, tạo thêm áp lực cho xương khớp và đĩa đệm.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Nhóm thực phẩm này không chỉ tác động xấu đến sức khỏe và còn gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Thực phẩm chứa Purin: Cà muối, dưa muối, nội tạng động vật là những thực phẩm không tốt cho người thoát vị đĩa đệm cổ. Bởi khả năng gây đau và kích thích viêm nhiễm.
Rượu bia và các chất kích thích có thể làm quá trình viêm nhiễm trở nặng
Rượu bia và các chất kích thích có thể làm quá trình viêm nhiễm trở nặng

Làm gì để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ?

Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cổ người bệnh nên chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để hỗ trợ sức bền và sự dẻo dai cho cơ bắp và các đốt sống cổ.
  • Duy trì tư thế học tập và làm việc khoa học, nhằm giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm cổ. Giữ thẳng lưng, đầu và cổ đặc biệt là khi phải ngồi trong một khoảng thời gian dài.
  • Nên đứng lên đi lại và tập các bài tập vận động cổ sau từ 15- 20 phút ngồi im.
  • Duy trì cân nặng vừa phải, tránh gây quá nhiều áp lực lên cột sống cổ và đĩa đệm. Bởi chúng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiến hành kiểm tra ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể, tránh tâm lý chủ quan.

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm và khó phục hồi tổn thương. Vì vậy để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, bạn đọc nên trang bị cho mình những phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.

Cập nhật lúc: 8:31 AM , 21/12/2023

Tin liên quan

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả và thực hiện như thế nào?

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ tính hiệu quả. Phương pháp không chỉ giúp giảm...

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Nói Gì?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Là vấn đề mà những người đang gặp phải tình trạng này vô cùng quan tâm. Cùng theo dõi bài viết này...

7 Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Giúp Bệnh Nhanh Khỏi

Bài tập thoát vị đĩa đệm l4 l5 có khả năng hỗ trợ điều trị và phục hồi bệnh lý. Khi người bệnh tập đúng kỹ thuật với tần suất...

Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nguy hại là căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, gặp...

TOP 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Tốt Nhất

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển và vận động của người bệnh. Do...

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà – Top 10 Cách Hiệu Quả Nhất

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được nhiều người áp dụng nhờ ưu điểm lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ. Phương pháp này thường có hiệu...

Gần 6 năm ròng chạy chữa khắp mọi nơi với đủ các phương pháp từ Đông y tới Tây y, cuối cùng tôi cũng đã tìm ra giải pháp giúp chấm dứt những cơn đau đớn hành hạ ngày đêm.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *