Thấp khớp là bệnh lý nguy hiểm, nếu không chữa khỏi hoàn toàn có thể gây ra dính khớp, bại liệt. Chính vì vậy, việc nắm rõ thông tin về bệnh, phương pháp phòng ngừa và điều trị cực kỳ quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh.
Thấp khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh
Thấp khớp (phong thấp) là bệnh lý xương khớp xảy ra do hệ thống tự miễn dịch suy yếu hoặc rối loạn nên tấn công vào cơ quan trong cơ thể. Bệnh gồm 2 dạng cơ bản là:
- Thấp khớp có liên quan tới khớp: Hệ xương khớp bị phá hủy và tổn thương.
- Thấp khớp không liên quan tới khớp: Tình trạng viêm chỉ xảy ra ở cơ và mô mềm.
Theo thống kê, cứ 100 người trưởng thành thì có khoảng 1 – 5 người bị thấp khớp. Bệnh phổ biến ở những người từ 20 – 40 tuổi. Trong đó nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Người bệnh phải trải qua 4 giai đoạn bệnh thấp khớp triệu chứng khác nhau như:
- Giai đoạn I: Xuất hiện những cơn đau, vùng khớp bị sưng viêm, lượng tế bào trong dịch khớp tăng cao.
- Giai đoạn II: Sụn khớp dần dần bị phá hủy khiến khớp thu hẹp lại. Mức độ đau và tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn.
- Giai đoạn III: Đây là giai đoạn bệnh đã trở nặng, sụn khớp mất đi làm lộ xương dưới sụn. Người bệnh không chỉ đau nhức, sưng tấy mà còn xảy ra hiện tượng cứng khớp, khó vận động. Thêm vào đó, một số trường hợp bị teo cơ, mệt mỏi, suy nhược, sốt nhẹ và xuất hiện nốt sần dị dạng.
- Giai đoạn IV: Khi bệnh bước vào giai đoạn cuối, tình trạng viêm giảm đi. Mô xơ và xương chùng hình thành khiến khớp không thể hoạt động được.
Nguyên nhân gây thấp khớp
Thấp khớp là bệnh tự miễn, do vậy nguyên nhân chính gây bệnh là viêm nhiễm mãn tính dịch khớp. Một số yếu tố tác động gây ra tình trạng này là:
- Độ tuổi: Những người tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh lý xương khớp. Bởi hệ xương khớp trở nên yếu đi, dễ bị tấn công theo độ tuổi.
- Di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền cũng là một nhân tố tăng nguy cơ bị thấp khớp.
- Giới tính: Chị em phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh thấp khớp hơn phái mạnh.
- Hút thuốc lá: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những người hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc tự động thường xuyên có nguy cơ mắc thấp khớp cao hơn 21% so với người bình thường.
- Nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại dễ bị thấp khớp hơn. Cụ thể như xăng dầu, hóa chất, làm móng tay,…
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo, thiếu vitamin, canxi, chất khoáng khiến cơ thể thừa cân tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thấp khớp nguy hiểm không? Biến chứng có thể xảy ra
Thấp khớp có diễn biến phức tạp và cực kỳ nguy hiểm. Nếu không chú ý phát hiện sớm, người bệnh phải đối mặt với những biến chứng sau:
- Tình trạng nhiễm trùng ở xương khớp lan sang các bộ phận khác.
- Người bệnh bị loãng xương, xuất hiện nang dạng thấp.
- Khô mắt và miệng.
- Khó khăn khi vận động, có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.
- Bệnh xơ cứng động mạch, tắc nghẽn
- Nguy cơ bị viêm túi bao tim.
- Bệnh ung thư hạch bạch huyết hoặc bệnh lý bệnh phổi.
- Bại liệt vĩnh viễn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh thấp khớp
Để việc điều trị dễ dàng hơn cũng như tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu nghi ngờ.
Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những thông tin cá nhân. Cụ thể là họ tên, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, triệu chứng gặp phải, cách xử lý, tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình. Tiếp theo, người bệnh được kiểm tra dấu hiệu bên ngoài khớp và thực hiện vận động theo chỉ dẫn.
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có những chẩn đoán đầu tiên về nguyên nhân, giai đoạn bệnh. Để chắc chắn hơn, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu gồm:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra tỉ lệ kết tủa hồng cầu, phản ứng protein. Ngoài ra còn tìm kiếm kháng thể anti-CCP để xem xét người bệnh có đang mắc thấp khớp hay không.
- Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, MRI hoặc siêu âm): Qua hình ảnh, bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương xương khớp và mô mềm.
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Việc điều trị tích cực ngay từ đầu giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Tùy vào mong muốn cá nhân, từng người sẽ lựa chọn phương pháp khác nhau. Trong khi đó các loại thuốc mới đã cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh
Cách điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là biện pháp phổ biến nhất hiện nay do đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự thông dụng và tiện lợi khi uống thuốc cũng là 2 yếu tố được nhiều người đánh giá cao.
Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen Natri,… Thuốc có tác dụng giảm tình trạng sưng đau và viêm khớp.
- Thuốc corticosteroid phổ biến nhất là như Prednisone không chỉ giảm nhanh triệu chứng mà còn ngăn chặn phá hủy khớp.
- Nhóm thuốc DMARDs chẳng hạn như Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine,…. Công dụng là bảo vệ mô khớp và sụn khỏi sự tấn công.
- Thuốc sinh học giúp sửa đổi phản ứng sinh học, hình thành lớp DMARD. Chúng gồm Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B hoặc T. Thuốc thường được sử dụng khi các nhóm thuốc khác không hiệu quả, bệnh đã trở nặng.
Những loại thuốc kể ra trên đây có tác dụng giảm triệu chứng một cách nhanh chóng. Đồng thời còn có tác dụng hạn chế phá hủy mô khớp. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc Tây y là dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, mỗi người bệnh cần ý thức việc tuân thủ đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
Nếu điều trị bằng thuốc không cho kết quả khả quan do bệnh đã nặng, có nguy cơ xảy ra biến chứng, người bệnh cần phẫu thuật. Cụ thể là:
- Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ mổ nội soi để loại bỏ lớp lót đang bị viêm nhiễm.
- Sửa chữa gân: Khi bị thấp khớp, lớp gân bị vỡ hoặc lỏng. Bác sĩ sẽ tiến hành sửa chữa những tổn thương.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Người bệnh được nối cầu chì giúp giảm đau, điều chỉnh và ổn định khớp.
- Thay thế khớp: Phương pháp này để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ khớp và thay thế bằng vật liệu nhân tạo.
Sau khi thực hiện, chức năng hoạt động của khớp được khôi phục. Người bệnh không còn đau nhức, cứng khớp và có thể vận động như bình thường.
Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật rất dễ xảy ra rủi ro nguy hiểm. Người bệnh cần cân nhắc có nên thực hiện không, thực hiện ở đâu và bởi bác sĩ nào để đảm bảo an toàn nhất.
Chữa thấp khớp bằng Đông y
Một trong những phương pháp hữu hiệu, được đánh giá tốt trong việc điều trị thấp khớp là bài thuốc Đông y. Triệu chứng bệnh không chỉ được cải thiện nhanh chóng mà còn giúp triệt tiêu nguyên nhân, ngăn ngừa tái phát.
Tuy nhiên, do chỉ sử dụng dược liệu tự nhiên nên việc chữa bệnh xương khớp bằng Đông y mang lại hiệu quả chậm. Người bệnh phải thật sự kiên trì uống thuốc, kết hợp châm cứu, bấm huyệt. Thời gian điều trị trong khoảng 2 – 3 tháng thì mới khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng bù lại, bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng, không ghi nhận tác dụng phụ sau khi dùng thuốc.
Khi bước thăm khám và chẩn đoán hoàn tất, lương y sẽ gia giảm thảo dược phù hợp. Một số bài thuốc Đông y chữa thấp khớp phổ biến là:
- Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm thạch cao (30g), tri mẫu (9g), quế chi và ngạch mễ (mỗi loại 6g), cam thảo (4g) đem sắc thành thuốc uống.
- Bài thuốc 2: Người bệnh tiến hành sắc thuốc từ đông đằng (20g), sinh địa, bạch thược, xích thược (mỗi loại 15g), hải đồng bì (12g), tri mẫu (10g), phòng phong (9g) và bột linh dương (0,6g).
- Bài thuốc 3: Sắc thảo dược gồm tang chi, hải phong đằng (mỗi loại 30g), đương quy, quế chi, khương hoạt, độc hoạt, tần giao (mỗi loại 12g), mộc hương, nhũ hương, cam thảo (mỗi loại 6g).
Bên cạnh đó, lương y sẽ tiến hành châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Phương pháp này thúc đẩy quá trình điều trị thấp khớp nhanh chóng hơn. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này bởi hiệu quả khá tốt và rất an toàn.
Mẹo dân gian phổ biến
Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh cũng có thể dùng thuốc Nam trị viêm đa khớp. Đây là những mẹo dân gian thực tế đã cho hiệu quả nên được truyền lại từ đời xa xưa. Điển hình như:
- Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt là thảo dược chứa hoạt chất giảm đau, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Tiến hành sắc 20g lá lốt tươi thành nước để uống mỗi ngày.
- Bột quế: Tác dụng giảm đau, sưng viêm tức thời khiến bột quế được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Người bệnh uống nước pha 1 thìa bột quế, 2 thìa mật ong trong nước ấm.
- Ngải cứu: Đây là thảo dược kháng viêm, diệt khuẩn cực kỳ tốt. Các món ăn hoặc uống nước nấu từ lá ngải cứu có thể chữa thấp khớp hiệu quả.
- Chữa thấp khớp bằng rượu tỏi: Phương pháp này cho hiệu quả cao nên được nhiều người thực hiện. Người bệnh làm sạch 300g tỏi, phơi khô, cắt mỏng hoặc đập dập. Sau đó ngâm với 600ml rượu 40 – 42 độ trong 2 tuần rồi dùng rượu tỏi xoa bóp xương khớp mỗi ngày.
Những bài thuốc chữa thấp khớp trên chỉ dùng nguyên liệu đơn giản, thực hiện nhanh và chi phí rẻ. Tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa nên không khó hiểu khi nhiều người vẫn dè chừng khi thực hiện. Hãy xin ý kiến bác sĩ nên tiến hành không và thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách giảm đau thấp khớp không dùng thuốc
Người bệnh cần kết hợp điều trị bằng một trong những cách trên và các biện pháp sau để bệnh nhanh khỏi hơn:
- Chườm nóng/lạnh: Tiến hành chườm nóng hoặc lạnh bằng túi chườm lên vị trí bị tổn thương giúp giãn cơ, dịu cơn đau, giảm co thắt.
- Bài tập vật lý trị liệu: Người bệnh nên tìm đến chuyên gia để được hướng dẫn những bài yoga hoặc thể dục để giảm viêm, tăng độ linh hoạt và sức mạnh xương khớp.
Bệnh thấp khớp nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục xương khớp. Bệnh thấp khớp nên ăn gì, các chuyên gia cho biết nên bổ sung các nhóm chất sau:
- Thực phẩm chứa Omega 3 như cá mòi, có hồi, cá thu,,…
- Acid béo Omega-6 có nhiều trong dầu mè, oliu, hướng dương,…
- Vitamin có trong hoa quả và rau xanh, cụ thể như bắp cải, rau bina, việt quất, dâu tây,…
- Protein có nhiều trong thực phẩm như trứng, hạnh nhân, yến mạch,…
- Canxi nhiều trong ngũ cốc, đậu bắp, cá mòi,…
- Gia vị tốt cho xương khớp là tỏi và gừng.
Bên cạnh đó, “bệnh thấp khớp kiêng ăn gì” cũng là vấn đề được quan tâm. Mỗi người hãy chủ động hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm sau:
- Không nấu quá mặn, quá ngọt hoặc cay.
- Nước uống có gas, đồ ngọt đều không tốt cho người bệnh.
- Ít uống cafe, bia rượu.
- Giảm ăn thịt đỏ, đồ muối chua và đồ hộp.
Phòng ngừa bệnh thấp khớp
Thấp khớp là bệnh lý tự miễn nên quá trình điều trị rất khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, khả năng vận động.
Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động phòng tránh thấp khớp bằng những biện pháp sau:
- Nắm rõ thông tin để phát hiện, thăm khám sớm đồng thời nghiêm túc thực hiện chỉ dẫn điều trị bác sĩ đưa ra.
- Không vận động mạnh, quá sức, mang vác nhiều đồ làm khớp tổn thương.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe cũng như tâm lý.
- Chăm chỉ vận động thể dục, thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Giảm stress, thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trên đây là thông tin chi tiết, tổng quát nhất về bệnh thấp khớp. Người bệnh cần chú ý hơn đến sức khỏe bản thân, hãy chủ động chia sẻ với bác sĩ những vấn đề đang gặp phải để được tư vấn hướng xử lý phù hợp.
Cập nhật lúc: 8:48 AM , 21/12/2023