Thoái Hóa Khớp: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp không chỉ gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế khả năng vận động mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nếu như không được chú ý chăm sóc và điều trị kịp thời. Vì thế người bệnh cần áp dụng ngay các phương pháp điều trị thoái hóa khớp khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Thoái hóa khớp là gì?

Sụn khớp là một mô trơn láng, cứng chắc, cho phép khớp chuyển động trơn tru, giảm ma sát, có chức năng bảo vệ bề mặt xương. Khi bị thoái hóa khớp, bề mặt sụn trở nên sần sùi, thô ráp, hao mòn, làm tổn thương sụn và các mô quanh khớp. Nếu sụn bị hao mòn hoàn toàn, xương sẽ cọ xát vào nhau gây viêm, đau nhức, sưng tấy, cản trở khả năng vận động.

Triệu chứng của thoái hóa khớp 

Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm và tăng nặng theo thời gian. Đôi khi người bệnh chủ quan và không dự đoán được tình hình bệnh. Thoái hóa khớp có các biểu hiện như:

  • Đau trong và sau khi vận động, nhức sâu bên trong.
  • Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc liên tục, thường biến mất khi không hoạt động.
  • Bệnh thoái hoá khớp thường bắt đầu với một hoặc một vài khớp.
  • Cứng khớp, ấn vào thấy đau, khớp kêu lộc cộc, lách cách khi di chuyển.
  • Sưng tấy, nóng ran làm biến dạng các khớp và vùng cơ quanh khớp.
  • Nếu không vận động trong thời gian dài sẽ bị teo cơ, đầu gối lệch khỏi trục,…
  • Phì đại sụn, phản ứng xương, gân, dây chằng, bao khớp, tràn dịch khớp, viêm màng hoạt dịch,…

Vị trí thường bị thoái hóa khớp

  • Thoái hóa khớp vùng hông, thắt lưng. 
  • Khớp bàn tay, ngón tay và cổ tay.
  • Cột sống cổ, vai.
  • Khớp bàn chân, ngón chân cái
  • Khớp háng, khớp gối.
  • Thái dương hàm.

Nguyên nhân 

  • Di truyền từ gia đình hoặc bị thoái hóa do tổn thương sụn, xương bẩm sinh.
  • Tuổi tác cao khiến sụn khớp yếu đi, làm tăng nguy cơ sưng, viêm khớp. 
  • Ảnh hưởng bởi những bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp, bệnh gout,…
  • Cơ thể dư thừa sắt hoặc các hormone tăng trưởng.
  • Dị tật cấu trúc bẩm sinh như bàn chân bẹt, chân vòng kiềng, chân chữ bát, sụn khớp biến dạng và lệch khỏi trục.
  • Thừa cân, béo phì khiến khớp phải chịu áp lực trọng lượng lớn, gây tổn thương, tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Có tiền sử chấn thương xương khớp gây sưng viêm, tổn thương và phá hủy sụn khớp.
  • Làm những nghề nghiệp phải thường xuyên lao động nặng với tần suất cao, tính chất công việc lặp đi lặp lại : Thợ may, công nhân, vận động viên,…
  • Trẻ em phải lao động nặng từ quá sớm khi hệ thống xương đang trong giai đoạn phát triển.
  • Đi giày cao gót nhiều, ngồi sai tư thế.
  • Ngồi xổm, leo cầu thang, đi bộ nhiều khiến sụn khớp hoạt động quá tải.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh. 
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. 

Biến chứng 

Thoái hóa khớp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Bệnh gout, vôi hóa sụn khớp.
  • Gãy xương, hoại tử xương.
  • Tổn thương dây chằng quanh khớp, gân.
  • Tăng cân, mất ngủ, trầm cảm, lo âu.
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Giảm khả năng vận động, thậm chí tàn phế, bại liệt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của thoái hóa khớp. Nhất là khi cơn đau không thuyên giảm sau vài ngày hoặc nếu các triệu chứng tái phát thường xuyên, nghiêm trọng hơn trước khi điều trị.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp

Bệnh thường được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng và phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán là: 

  • Khám lâm sàng: Quan sát biểu hiện, hỏi bệnh sử, triệu chứng của bệnh nhân.
  • Chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi khớp, xét nghiệm máu và sinh hóa.

Tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Biện pháp điều trị tại nhà

Chườm nóng hoặc lạnh: Dùng 1 chai nước hoặc lấy khăn vải bọc đá chườm trực tiếp lên vùng bị đau giúp làm giảm cơn đau và thuyên giảm các triệu chứng sưng viêm. 

Kiểm soát cân nặng: Giúp giảm áp lực chèn ép lên sụn khớp, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi khoa học: Khi bị đau, người bệnh cần nghỉ ngơi để giảm áp lực lên khớp. Khi tình trạng đau nhức thuyên giảm, có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng hoặc làm những việc không đòi hỏi nhiều sức lực.

Tập thể dục, thể thao: Người bệnh nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao với cường độ phù hợp để nâng cao sức mạnh của khớp, cải thiện các triệu chứng đau cứng khớp. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về các bài tập xây dựng cơ bắp, điều chỉnh tư thế trước khi bắt đầu tập luyện. Tránh tập sai làm ảnh hưởng xấu hơn đến các khớp.

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc kê đơn

Các loại thuốc khắc phục các triệu chứng đau nhức và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp được bác sĩ chỉ định bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol. Ibuprofen, diclofenac, naproxen.
  • Các chất ức chế COX – II như celecoxib và etoricoxib.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Cyclooxygenase-2 (COX-2),  coxib.
  • Thuốc tiêm khớp chứa Corticoid.
  • Tiêm steroid.
  • Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, metaxalone, methocarbamol liều thấp.
  • Corticosteroid nội khớp (đường uống).
  • Axit hyaluronic tiêm nội khớp.
  • Thuốc Glucosamine.

Lưu ý: 

  • Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn bác sĩ về thời gian sử dụng, liều lượng.
  • Không tự ý ngừng thuốc ngay khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm. 
  • Không tự ý đổi thuốc khi thấy tình trạng thoái hóa khớp không được cải thiện.
  • Thông báo ngay với bác sĩ khi gặp bất kỳ tác dụng phụ, biểu hiện bất thường. 

Phương pháp khác

  • Dùng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.
  • Sử dụng giày chuyên dụng, nẹp chân, gậy, nạng, thiết bị hỗ trợ vận động.
  • Liệu pháp trị liệu thủ công: Xoa bóp, massage, châm cứu.
  • Phẫu thuật điều trị chỉ được cân nhắc sử dụng trong một số trường hợp đã trị liệu bằng các biện pháp khác nhưng không đạt hiệu quả hoặc phần khớp gặp tổn thương nghiêm trọng.
  • Thay khớp: Có thể được áp dụng với hầu hết các khớp như gối, ngón tay, háng,… Tuổi thọ của khớp nhân tạo từ 15-20 năm hoặc hơn.

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một phần tất yếu của quá trình lão hóa, đặc biệt khi chúng ta già đi. Tuy nhiên bạn có thể lưu ý một số cách ngăn ngừa bệnh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh sau:

  • Sắp xếp công việc hợp lý, tránh lặp lại một tư thế trong thời gian dài vì có thể làm sụn khớp tổn thương.
  • Kiểm soát cân nặng bằng cách vận động phù hợp và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
  • Với người lao động trí óc như nhân viên văn phòng, nên hạn chế đứng, ngồi, nằm lâu ở một chỗ. 
  • Mang giày vừa vặn.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng việc tập luyện thể dục, thể thao điều độ để nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp.
  • Khởi động kỹ trước khi tham gia các môn thể thao hoặc hoạt động thể lực.
  • Khi nhảy nên tiếp đất với đầu gối cong.
  • Không uốn cong đầu gối quá 90 độ khi thực hiện các động tác.
  • Giữ bàn chân bằng phẳng trong khi duỗi để tránh chấn thương đầu gối.
  • Nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên để tránh tập sai động tác, chấn thương.
  • Tập luyện trên bề mặt mềm, có ma sát, hạn chế vận động trên bề mặt cứng như đường nhựa, sân bê tông.
  • Nếu bị chấn thương, cần điều trị kịp thời để tránh tổn thương thêm.
  • Ăn uống khoa học, sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, lo âu.
  • Thăm khám định kỳ thường xuyên.

Thoái hóa khớp là một quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau sẽ tăng nặng, kéo dài dai dẳng hơn. Khi phát hiện các triệu chứng, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị, hạn chế tối đa hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Câu hỏi thường gặp

Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính, không thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể làm chậm tiến trình thoái hóa, xoa dịu, ngăn chặn cơn đau bằng cách chủ động đi khám sớm.

  • Theo các chuyên gia, những người trên 50 tuổi sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng thoái hóa khớp.
  • Dưới 40 tuổi, hầu hết thoái hóa khớp xảy ra ở nam giới và thường do bị chấn thương.
  • Người bị dị tật bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát.
  • Người có tiền sử chấn thương.
  • Người phải làm việc tay chân thường xuyên.
  • Người chơi thể thao cường độ cao.
  • Người thừa cân, béo phì.

Vận động thường xuyên giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn, xây dựng cơ bắp săn chắc và xương khớp chắc khỏe. Đây cũng là cách làm tăng tiết dịch nhầy ở các khớp, giúp lưu thông khí huyết, tốt cho sức khỏe. 

Bạn nên chọn các bài tập thể dục có cường độ vừa phải như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu dưới nước,...

  • Thực phẩm giàu axit béo Omega 3: Cá thu, cá hồi, cá ngừ,quả óc chó, đậu nành,...
  • Thực phẩm giàu Magie: Quả bơ, đậu Hà Lan, chuối, cải xoăn, rau chân vịt,...
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Việt quất, mâm xôi, dâu tây, súp lơ xanh,...
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều Vitamin D, canxi.
  • Thực phẩm nhiều giàu mỡ, đồ chiên rán: Khoai tây chiên, thịt chiên, gà rán,...
  • Đồ hộp, đồ ăn đóng gói sẵn, thực phẩm có nhiều chất bảo quản, hương liệu, phụ gia.
  • Thức uống nhiều cồn, thuốc lá, cà phê,...

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 9:00 AM , 26/02/2024

Tin liên quan

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? [Gợi ý 11 thuốc tốt nhất]

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì điều trị tốt?

Với người bệnh thoái hóa khớp gối, việc chọn lựa đúng loại thuốc có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Người...

Tổng Hợp Các Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Nhất

Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Giảm Đau Hiệu Quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp, tiến triển theo độ tuổi. Giai đoạn đầu bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến người bệnh, có thể điều...

Top 10 thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất được chuyên gia khuyên dùng

Top 10 thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất được khuyên dùng

Trên thị trường có nhiều loại thuốc thoái hóa khớp, bao gồm dạng bôi, dạng uống và dạng tiêm. Vậy đâu là thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *