Thấp Khớp Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Thấp khớp cấp là bệnh lý nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm. Tuy bệnh khá ít gặp nhưng mỗi người cần trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức để phòng tránh, phát hiện và biết cách xử lý nếu không may mắc bệnh. 

Thấp khớp cấp là gì? Các cấp độ bệnh

Thấp khớp cấp (thấp tim) là bệnh lý xảy ra khi liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococus pyogenes) xâm nhập vào họng hầu. Theo thống kê, căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối tượng thường gặp nhất là thấp khớp cấp ở trẻ em 6 – 15 tuổi. Bệnh thấp khớp cấp thường xuất hiện vào mùa thu, cuối mùa đông, khi thời tiết lạnh ẩm và khí hậu thay đổi đột ngột. Khi trẻ bị viêm họng, viêm phế quản hoặc viêm đường hô hấp, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Bệnh gây tổn thương các khớp, tim, tổ chức liên kết dưới và nguy hiểm nhất là tổn thương não. Quá trình giải phẫu thấp khớp cấp diễn biến theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn phù niêm: Đây là giai đoạn đầu, tình trạng bệnh còn nhẹ và có thể phục hồi nhanh chóng. Người bệnh bị tổn thương do sự thâm nhiễm những tế bào viêm đặc hiệu phức hệ collagen của tổ chức liên kết.
  • Giai đoạn biến đổi dạng fibrin: Ở giai đoạn này, nội mạc mạch máu bị tổn thương. Khi đó, protein huyết tương và fibrinogen dễ dàng thoát ra tổ chức gian bào. Người bệnh bị viêm xuất tiết, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân, tế bào lympho,…
  • Giai đoạn tăng sinh khu trú: Tổn thương khu trú gồm hoại tử dạng fibrin ở trung tâm, tăng sinh các tế bào liên kết quanh vùng hoại tử và phía ngoài gồm tế bào lympho, bạch cầu đa nhân, tương bào và tế bào sợi.
  • Giai đoạn xơ-sẹo: Quá trình xơ – sẹo kéo dài gây ra những tổn thương co kéo xơ hóa, nhất là màng trong tim.

Dấu hiệu nhận biết thấp khớp cấp

Người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết bệnh thấp khớp cấp qua những triệu chứng lâm sàng sau:

Biểu hiện ở tim

Viêm tim là triệu chứng bệnh lý khá nghiêm trọng của bệnh thấp khớp cấp. Theo thống kê, có đến 41 – 83% số người bệnh có biểu hiện viêm tim. Người bệnh bị viêm màng trong, ngoài tim hoặc viêm cơ tim.

Khi đó, người bệnh thường gặp phải tình trạng nhịp tim đập nhanh, rối loạn nhịp, khó thở, có áp lực đè lên ngực. Bên cạnh đó còn nghe thấy tiếng thổi tâm thu và tiếng rung tâm trương,… Một số trường hợp, người bệnh bị hở hoặc hẹp van tim có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Biểu hiện ở khớp

Có đến 80% người bệnh thấp khớp cấp bị bệnh viêm khớp. Phần khớp sưng đỏ lên, đau nhức, tê bì, có xuất hiện chảy dịch. Tình trạng viêm có thể xuất hiện ở nhiều khớp, không có tính đối xứng.

Biểu hiện đường hô hấp

Người bệnh bị thấp khớp thường gặp phải tình trạng viêm họng, sốt cao, ho khan, ho có đờm lâu ngày không khỏi. Nếu không nhanh chóng điều trị, sau 2 – 4 tuần, người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều kèm theo thiếu máu, da xanh xao, nhịp tim đập nhanh.

Biểu hiện ngoài da

Người bệnh xuất hiện những hạt Meynet dưới da dính vào xương có đường kính 0,5 – 2cm. Các hạt này cứng, hầu như không đau và di động. Chúng thường chỉ xuất hiện trong vài ngày và tự biến mất.

Bên cạnh đó, một số trường hợp còn xuất hiện hồng ban vòng (erythema marginatum). Đây là loại ban trên da, có hình tròn đường kính 1 – 3 cm. Chúng không gây hoại tử và cũng biến mất sau vài ngày như hạt Meynet.

Múa giật Sydenham

Đây là tình trạng vận động không mục đích, không tự chủ ở các chi và cơ mặt. Tình trạng này khiến người bệnh khó nói, khó viết, khó đi lại.

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Sốt nhẹ.
  • Khớp đau nhưng không viêm, sưng, nóng đỏ.
  • Đau bụng, tiểu ra máu, tràn dịch màng phổi, viêm động mạch,…

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP PHẢI TRIỆU CHỨNG XƯƠNG KHỚP NÀO DƯỚI ĐÂY?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Triệu chứng thường gặp của bệnh thấp khớp cấp

Triệu chứng của bệnh thấp tim được biểu hiện tùy theo mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của người bệnh.

Biểu hiện ở đường hô hấp

Khoảng 50 – 70% bệnh nhân mắc bệnh thấp tim có triệu chứng tương tự như viêm họng liên cầu khuẩn. Biểu hiện cụ thể của bệnh như viêm họng, sốt cao, mệt mỏi ho có đờm, ho khan, khó nuốt kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày. Trường hợp nặng người bệnh có thể bị sưng viêm amidan. 

Sau 2 đến 4 tuần, triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp sẽ rõ ràng hơn với các biểu hiện nhịp tim nhanh, da xanh xao, đổ mồ hôi nhiều, thiếu máu, chảy máu cam… 

Biểu hiện ở khớp

Bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng viêm ở khớp như viêm khớp gối, viêm khớp cổ chân, khuỷu tay, vai và rất hiếm khi xuất hiện ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân. 

Khi bị viêm khớp dạng này, tình trạng viêm sẽ xuất hiện hết khớp này đến khớp khác và không có tính chất đối xứng giữa hai bên cơ thể. Các khớp bị viêm thường sưng to, nóng đỏ, đau và có chảy dịch. 

Biểu hiện ở tim

Khi ảnh hưởng đến tim, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Nhịp tim yếu dần, đau ngực, khó thở, xuất hiện âm thanh ở tim, có áp lực đè lên ngực, chóng mặt đến ngất xỉu, sưng mắt cá chân, bàn chân, tăng cân. 
  • Một số trường hợp xảy ra tình trạng hở van tim khiến máu chảy sai hướng hoặc bị hẹp van tim khiến lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm. Từ đó, người bệnh sẽ bị tổn thương van tim và ảnh hưởng đến tính mạng. 

Biểu hiện ở da

Các biểu hiện ở da của bệnh thấp khớp cấp thường rất hiếm gặp. Da sẽ xuất hiện những hạt Meynet là những hạt cứng, đường kính 0,5 – 2cm, không dính vào da mà dính vào nền của xương. Vị trí hạt thường xuất hiện là đầu gối và ấn vào không đau.

Đôi khi, da xuất hiện các nốt ban màu hồng nhạt hay vàng nhạt, đường kính 1 – 3 cm, hình tròn, có bờ viền cao hơn mặt da. Vị trí thường xuất hiện là ở thân, chi và không xuất hiện ở mặt. Các hạt Meynet và nốt ban khởi phát một vài ngày đến vài tuần rồi biến mất. 

Biểu hiện khác

Bệnh thấp khớp cấp còn gây ra một số dấu hiệu như tiểu ra máu, tràn dịch màng phổi, xuất huyết dưới da, viêm động mạch, tĩnh mạch… 

Mắc bệnh thấp khớp cấp có nguy hiểm không?

Thấp khớp cấp là một bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng nặng nề ở khớp, tim, não nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Căn bệnh này có thể để lại những hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Nhồi máu: Viêm nội tâm mạc tại tim sẽ tạo ra các mảnh cục sùi gây ra hiện tượng nhồi máu não thận và các chi. 
  • Nhiễm trùng cấp và bán cấp tính: Bệnh có thể tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Hở van tim: Hở van hai lá, hở van động mạch chủ, hở van ba lá và van động mạch phổi. Hở van tim sẽ khiến tim giãn và suy tim.
  • Hẹp van tim: Hẹp van tim sẽ khiến tâm thất trái bị teo và nhỏ hơn bình thường hoặc gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim.
  • Viêm đa khớp: Bệnh nhân sẽ bị đau, nóng và sưng đỏ ở các khớp. Khả năng di chuyển của người bệnh sẽ trở nên hạn chế, vận động khó khăn. 
  • Tổn thương não: Rối loạn hệ thống thần kinh khiến bệnh nhân không tự chủ được toàn thân, nửa người hoặc các chi. 

Tóm lại, bệnh thấp khớp cấp có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào thời gian phát hiện và phương pháp điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám và chữa bệnh sớm nhất. 

Biện pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Kết quả thăm khám tổng thể cho biết mức độ nghiêm trọng của thấp khớp cấp, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp sao cho hiệu quả nhanh chóng nhất.

Phương pháp Tây y

Hiện nay, biện pháp điều trị thấp khớp cấp phổ biến nhất là dùng các loại thuốc Tây sau:

  • Thuốc kháng sinh như Penicillin để tránh nhiễm trùng và biến chứng ảnh hưởng đến tim. Tuy nhiên, người bệnh cần uống trong vòng vài năm.
  • Thuốc trị viêm khớp điển hình như Aspirin, Naproxen hoặc Ibuprofen. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng cho đến khi triệu chứng giảm hoàn toàn.
  • Các loại thuốc như NSAIDs, Corticoid và IVIG để chữa viêm tim.

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc đơn thuốc cho hiệu quả cao và an toàn nhất. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi nếu không được sự cho phép. Thuốc Tây y có dược tính mạnh, nhiều tác dụng phụ nên rất nguy hiểm nếu sử dụng sai.

Điều trị thấp khớp cấp tại nhà

Khi điều trị bằng Tây y hoặc Đông y, người bệnh có thể kết hợp thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Những cách này thực hiện khá đơn giản, có thể thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hơn. Cụ thể như:

  • Mẹo dân gian: Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc từ những cây cỏ tự nhiên giúp chữa thấp khớp và viêm đa khớp. Tuy nhiên, hiệu quả không cao và chưa được kiểm chứng. Người bệnh nên xin ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ cách thực hiện để làm theo.
  • Massage: Để giảm những cơn đau nhức khó chịu, thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, người bệnh nên thường xuyên massage tại nhà.
  • Bài tập vật lý trị liệu: Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và đến các trung tâm vật lý trị liệu để được hướng dẫn. Những bài tập này khá đơn giản nhưng có thể mang đến hiệu quả bất ngờ.

Phương pháp Đông y

An toàn và lành tính như các bài thuốc dân gian, thuốc đông y (Y học cổ truyền) có ưu điểm vượt trội hơn là được kết hợp từ nhiều cây thuốc, có nguyên tắc phối chế, định lượng và cơ chế điều trị rõ ràng. Các bài thuốc đông y không chỉ có tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, giải quyết các triệu chứng thấp khớp cấp mà còn bồi bổ tạng phủ nhất là gan, thận giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường chức năng xương khớp, nâng cao sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát.

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa thấp khớp cấp sau:

  • Bài thuốc 1: Sắc thuốc từ thảo dược gồm thạch cao (40g), tri mẫu, bồ công anh, xích thược, đan bì, sinh địa, tang chi (mỗi loại 12g), quế chi (9g), cam thảo (6g).
  • Bài thuốc 2: Người bệnh uống thuốc được sắc từ mạch môn, huyền sâm, đan bì, đan sâm, tri mẫu, ngũ vị, hoài sơn, liên kiều, sơn thù, trạch tả, bạch linh (mỗi thảo dược dùng 12g).
  • Bài thuốc 3: Thực hiện tương tự 2 bài thuốc trên với các nguyên liệu gồm hoàng kỳ (30g), hà thủ ô (20g), tang ký sinh (16g), ý dĩ, quy đầu, hy thiêm, độc hoạt, xích thược (mỗi vị 12g) và ai giao (8g).

Phòng ngừa thấp khớp cấp hiệu quả nhờ những cách sau

Thấp khớp cấp là bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng tai, mũi, họng.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Chú ý giữ ấm cổ, ngực, mũi, họng khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là vào mùa đông.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.
  • Bố mẹ cần chú ý tiêm phòng tái phát thấp khớp cấp ở trẻ em theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Khi bị viêm họng, amidan, viêm xoang kèm theo đau nhức xương khớp, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

Hy vọng những thông tin về thấp khớp cấp, dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ chi tiết. Đây là bệnh lý, mỗi người cần chủ động tìm hiểu và bảo vệ sức khỏe bản thân.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 10:02 AM , 04/04/2023

Tin liên quan

Viêm Khớp Dạng Thấp: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Phòng Tránh

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính, hình thành do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh thường gây ra hiện tượng sưng đỏ, đau...

Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Không? [Giải Đáp Của Chuyên Gia]

Hiện nay cứ 100 người trưởng thành thì sẽ có khoảng 5 người mắc viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không là thắc mắc của...

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả, an toàn

Trên thực tế, việc điều trị viêm khớp dạng thấp không thể đảm bảo chữa khỏi căn bệnh này hoàn toàn. Tuy nhiên, tập trung vào việc điều trị một...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *