Sâu răng là một bệnh lý gây nên nhiều hệ lụy về sức khỏe răng miệng. Một trong số đó là tình trạng hôi miệng. Tuy không gây đau đớn và quá ảnh hưởng đến các tổ chức trong miệng nhưng sâu rănghôi miệng lại khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày.
Tại sao sâu răng lại hôi miệng?
Hôi miệng có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây nên, trong đó sâu răng là nguyên nhân bệnh lý thường gặp nhất.
Khi bị sâu răng, tức trong khoang miệng đang tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại. Thêm vào đó, khi men răng bị phá hủy, các lỗ sâu răng đào sâu vào cấu trúc răng khiến mùi hôi khó chịu hình thành.
Các vi khuẩn gây hại chủ yếu sẽ tập trung ở các lỗ sâu, phát triển nhanh chóng và khiến viêm nhiễm lan rộng ra các vùng khác như lợi, nướu,… và toàn khoang miệng. Đó là lý do hôi miệng trở nên nặng nề và khó kiểm soát hơn.
Ngoài ra, nhiều trường hợp sau khi trám lỗ sâu răng vẫn khiến miệng có mùi hôi do lớp trám không tương thích với răng thật khiến vi khuẩn không được loại bỏ triệt để.
Hôi miệng gây nên những vấn đề gì?
Không phải là chứng bệnh nguy hiểm, nhưng hôi miệng sẽ gây nên một ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với tâm lý của người bệnh. Hầu hết những ai bị hôi miệng đều cảm thấy đặc biệt tự ti khi tiếp xúc với những khác. Họ luôn trong trạng thái không tự tin về bản thân, đặc biệt là những người có tính chất công việc thường xuyên phải trao đổi với khách hàng, đối tác.
Nhiều người gặp phải vấn đề hôi miệng còn hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác. Do vậy tâm lý bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, mối quan hệ xã giao, quan hệ kinh doanh đều bị ảnh hưởng.
Với những người xung quanh, việc tiếp xúc với những người bị hôi miệng cũng là một vấn đề khá khó nói. Thường theo phản ứng tự nhiên, người đó sẽ có phản ứng né tránh, xa lánh người bệnh.
Trong gia đình, nếu vợ hoặc chồng bị hôi miệng cũng sẽ khiến người còn lại không có cảm xúc khi gần gũi, lâu dần sẽ khiến đối phương lạnh nhạt, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình rất nhiều.
Lâu dần những người bị hôi miệng sẽ trở nên khép kín và có nguy cơ bị tự kỷ, trầm cảm và luôn cảm thấy lo lắng khi đối diện với người khác.
Xem thêm: Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn sâu răng có mủ
Cách trị sâu răng hôi miệng
Hôi miệng do sâu răng gây nên cần được khám và điều trị tại nha khoa để được điều trị đúng nguyên nhân nhất. Dưới đây là một vài phương pháp đang được áp dụng gần đây, mang lại hiệu quả khá tốt.
Mẹo trị sâu răng hôi miệng cho các trường hợp bệnh nhẹ
Việc dùng mẹo dân gian đa phần là sử dụng các thảo dược, cây thuốc nam dễ tìm thấy trong vườn nhà. Những mẹo này mang lại hiệu quả ở mức tương đối, tuy nhiên cũng giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn với hơi thở của mình. Hơn nữa, các phương pháp này đều khá tiết kiệm nên ai cũng có thể thực hiện được.
- Sử dụng đinh hương: Là cách trị sâu răng hôi miệng được rất nhiều người tin tưởng. Lượng tinh dầu thơm trong đinh hương vừa giúp cải thiện mùi hơi thở, vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh mẽ. Người bệnh có nhai trực tiếp một vài nhánh đinh hương trong vòng 3 – 5 phút sau đó nuốt. Nên kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 lần đều đặn.
- Dùng nước cốt chanh: Acid trong chanh cũng là một cách giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng khá tốt. Sử dụng nước cốt chanh pha loãng để súc miệng mỗi tối trước khi đi ngủ để làm sạch các vùng bị sâu răng tốt hơn.
- Dùng trà gừng: Ai cũng biết gừng có tính kháng khuẩn rất tốt, trà gừng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn sâu răng và cải thiện mùi hơi thở, mang lại tự tin cho người bệnh. Bạn có thể nhai trực tiếp 2 – 3 lát gừng mỗi ngày và duy trì từ 7 – 10 ngày để thấy sự thay đổi rõ rệt.
Điều trị tại nha khoa
Những trường hợp hôi miệng do sâu răng nặng, bạn cần đến nha khoa để xử lý triệt để lỗ sâu răng. Dưới đây là các phương pháp thường được sử dụng để điều trị sâu răng chuyên biệt:
- Điều trị bằng Florua: Dành cho những trường hợp men răng bị tổn thương nhẹ, nha sĩ sẽ sử dụng gel florua, bọt florua hoặc dung dịch florua để phủ lên toàn bộ bề mặt răng. Lớp florua này có tác dụng bảo vệ răng tương tự như lớp men răng.
- Trám răng sâu: Các lỗ sâu tổn thương trên răng không thể phục hồi lại như cũ, vậy nên để đảm bảo lỗ sâu không lan rộng ra, nha sĩ sẽ sử dụng các chất liệu nha khoa để trám vào lỗ sâu. Trước khi trám răng sâu, bác sĩ phải tiến hành nạo bỏ hoàn toàn phần men răng đã bị hư hại. Nếu phần làm sạch này không cẩn thận, răng dù đã trám vẫn có thể tiếp tục bị sâu và chứng hôi miệng vẫn không thể khắc phục.
- Bọc sứ: Với những răng có hố sâu quá lớn, chân răng cũng có dấu hiệu yếu đi sẽ được chỉ định bọc mão sứ để ngăn chặn các tổn thương sâu hơn. Tuy nhiên, phương pháp bọc sứ này sẽ chỉ phù hợp với những trường hợp sâu răng chưa ăn sâu vào tủy phía trong.
- Nhổ răng: Những trường hợp sâu răng nặng, ăn sâu vào tủy và gây chết tủy bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ và nạo sạch ổ sâu. Nếu tiếp tục để lai răng sâu sé khiến chân răng bị viêm và xương răng cũng bị ảnh hưởng.
Liệu nhổ răng sâu có hết hôi miệng?
Đây cũng là một câu hỏi được đặt ra bởi nhiều người bệnh. Nếu bệnh hôi miệng do sâu răng gây ra, vậy sau khi nhổ răng sâu liệu có hết hôi miệng được không?
Như đã đề cập từ đầu, hôi miệng ban đầu do các vi khuẩn từ ổ sâu răng gây nên. Tuy nhiên sau một thời gian không được điều trị dứt điểm, các vi khuẩn này sẽ lan rộng ra các tổ chức khác trong miệng. Lúc này hơi thở có mùi sẽ đến từ nhiều vị trí khác, không chỉ là vùng răng sâu. Đây là lý do nhiều người dù đã nhổ răng vẫn không thể loại bỏ hết mùi hơi thở khó chịu.
Hướng dẫn phòng ngừa sâu răng hôi miệng
Trẻ bị sâu răng hôi miệng nguy hiểm hơn ở người lớn, vì răng của trẻ rất dễ bị phá hủy, các bé cũng chưa có nhận thức đúng đắn trong việc vệ sinh răng miệng. Do vậy, việc tạo dựng thói quen để phòng ngừa sâu răng hôi miệng là rất cần thiết với mọi đối tượng.
- Học cách chải răng đúng cách: Mặc dù đây là việc ngày nào cũng thực hiện nhưng có nhiều người vẫn chưa thực hiện đúng. Trước hết, bạn cần tuân thủ chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, lựa chọn đúng loại bàn chải phù hợp với tình trạng răng. Khi chải răng, nên chải theo thứ tự mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, hàm trên xuống hàm dưới để không bỏ sót khu vực nào. Đặt bàn chải nghiêng góc 45 độ so với mặt răng, hướng lông bàn chải về phía lợi. Đưa bàn chải theo hướng từ dưới lên trên, hoặc xoay tròn, không nên chải theo chiều ngang.
- Dùng các dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng: Bên cạnh bàn chải thường, bạn nên dùng thêm các dụng cụ làm sạch khác như bàn chải điện, bàn chải kẽ chuyên dùng cho người niềng răng, tăm nước, chỉ nha khoa,… Các dụng cụ này sẽ sử dụng cho từng mục đích khác nhau, chúng có công dụng làm sạch nhanh hơn và hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng bàn chải.
- Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng có khả năng loại bỏ vi khuẩn rất tốt, thêm vào đó, các loại nước súc miệng sẽ có chứa thành phần flouride vừa sát khuẩn vừa bảo vệ răng rất tốt. Đồng thời, việc sử dụng nước súc miệng cũng loại bỏ mùi hôi miệng nhanh chóng hơn.
- Ăn uống theo chế độ riêng: Đối với bệnh nhân bị sâu răng hôi miệng, việc ăn uống cũng cần chú ý để không khiến vi khuẩn có nguy cơ lan rộng. Các loại thực phẩm nhiều đường và nhiều tinh bột cần được hạn chế vì đây chính là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn. Ngoài ra, các loại thực phẩm có mùi nồng như mắm, tỏi, hành,.., cũng cần tránh xa.
- Trám răng sâu: Trám răng không chỉ đợi đến lúc răng có lỗ mới thực hiện. Ngay khi phát hiện có đốm trắng hay các vết nứt trên răng cần tiến hành trám răng luôn. Phương pháp này sẽ giúp phòng ngừa sâu răng sớm ở nhiều người.
- Khám răng định kỳ: Các bác sĩ khuyến cáo người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiến hành khám răng miệng định mỗi 6 tháng 1 lần. Việc này giúp dự phòng sớm bệnh sâu răng có phương án điều trị kịp thời. Sâu răng được điều trị càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả cao.
Sâu răng hôi miệng không chỉ là hệ lụy duy nhất của bệnh sâu răng, bệnh còn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với những biểu hiện của sâu răng, cũng như hôi miệng. Hãy có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.
Cập nhật lúc: 9:07 AM , 16/03/2023Dành cho bạn: