Tình trạng nổi mề đay sưng môi có mau khỏi bệnh không?

Nổi mề đay sưng môi là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn trong hệ miễn dịch. Các nốt mẩn ngứa tuy được đánh giá không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng về lâu dài sẽ để lại tổn thương khó lành trên da. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về cách nhận diện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Nổi mề đay sưng môi là gì?

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho biết, bị nổi mề đay là căn bệnh ngoài da phổ biến ở mọi lứa tuổi. Người mắc có thể cảm nhận thấy sự ngứa ngáy và các nốt mẩn ngứa ngoài da bằng mắt thường. Mề đay có xu hướng tồn tại lâu trong cơ thể. Mặc dù các biểu hiện sẽ tự động lặn mất chỉ sau 24h nhưng lại có nguy cơ tái phát thường xuyên nếu không được điều trị đúng cách.

Nổi mề đay sưng môi là một trong những dạng phổ biến của bệnh lý da liễu này. Ngoài ra, các triệu chứng có thể phát triển ở một hoặc nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, tạo thành nổi mề đay ở cổ, nổi mề đay ở mặt, nổi mề đay khắp người.. Thông thường, dựa vào đặc điểm và thời gian phát bệnh, nổi mề đay được chia thành: Dạng cấp tính (diễn biến trong 6 tuần đầu), dạng mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần, thậm chí 3 – 10 năm)

Bệnh có thể khởi phát ở nhiều đối tượng ở độ tuổi và giới tính khác nhau. Phổ biến nhất là các nhóm sau:

  • Phụ nữ có thai: Nổi mề đay ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ. Sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong cơ thể và quá trình giãn mao mạch ở bụng là những nguyên nhân chính khiến bệnh bùng phát.
  • Phụ nữ sau sinh: Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ vẫn chưa thực sự làm quen với những thay đổi bên trong. Bên cạnh đó, chế độ kiêng cữ và những hiểu lầm trong việc vệ sinh cá nhân cũng là yếu tố xúc tác gây nên nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh.
  • Trẻ nhỏ: Nổi mề đay ở trẻ nhỏ chủ yếu khởi phát do sức đề kháng yếu, hệ cơ quan chưa hoàn thiện và da đặc biệt mẫn cảm.

Nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay sưng môi

Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh phổ biến nhất mà người bệnh nên đặc biệt chú ý

  • Rối loạn kháng thể: Đây được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính khiến nổi mề đay phù môi bùng phát. Sự rối loạn trong hoạt động của hệ miễn dịch dẫn tới tăng sinh IgE, kích thích sản xuất chất histamin cùng một số chất trung gian gây viêm tại mao mạch, gây tích nước dưới da, tạo thành nốt sẩn phù. Đồng thời, histamin cũng là lý do gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thời tiết giao mùa: Khi thời tiết thay đổi kéo theo sự xáo trộn trong nhiệt độ, độ ẩm và sức gió, ánh nắng. Chính những diễn biến bất thường của thời tiết đã gây nên hiện tượng nổi mề đay vật lý, lâu dần dẫn tới phù môi.
  • Bệnh di truyền: Bị mề đay phù môi là dạng bệnh tự miễn, thường có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ đã từng có tiền sử điều trị mề đay sẽ có khả năng di truyền cho thế hệ sau lên tới 25%.
  • Yếu tố dị ứng: Người tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, khói bụi hoặc lạm dụng rượu bia, chất kích thích, dị ứng phấn hoa, lông chó mèo.
  • Dị ứng thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc trong thời gian dài đôi khi không những làm giảm hiệu quả trong điều trị bệnh mà còn gây nên một số tác dụng phụ như nổi mề đay, dị ứng mẩn ngứa. Trong đó, aspirin và corticoid là hai sản phẩm có nguy cơ dị ứng hàng đầu nếu dùng trong thời gian dài.

Bác sĩ Phương cũng khuyến cáo người bệnh cần lưu ý cơ chế sinh bệnh của mề đay rất phức tạp, tuy nhiên có hai điểm quan trọng nhất mà người bệnh cần lưu ý là sự tích tụ của độc tố và sự suy yếu của hệ miễn dịch. Cơ thể tích tụ nhiều độc tố thông qua quá trình ăn uống và sinh hoạt. Nhưng nếu hệ cơ quan giải độc (gan, thận, máu, ruột, da) đều bị quá tải thì cơ thể sẽ bị ứ tích độc tố, biểu hiện chính là phát mẩn đỏ, ngứa ngáy tại da. Khi cơ thể được giải độc và làm sạch, các phản ứng viêm tại da cũng biến mất.

Mất cân bằng hệ miễn dịch có thể làm hệ miễn dịch hoạt động sai cách, dẫn đến nhận nhầm các dị nguyên “vô hại” thành “có hại” và hình thành phản ứng dị ứng. Chỉ khi hệ miễn dịch hoạt động đúng cách thì tình trạng “nhận nhầm” mới không xảy ra, người bệnh mới không bị tái phát dị ứng và đạt được hiệu quả điều trị bền vững nhất. Bởi vậy, giải quyết căn nguyên của mề đay cũng chính là đào thải độc tố, làm sạch cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch, ổn định cơ địa.

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay phù môi là gì?

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh và mức độ diễn biến, nổi mề đay sưng môi sẽ cho các biểu hiện khác nhau. Việc nhận diện chính xác sẽ giúp người bệnh đưa ra những chẩn đoán lâm sàng chính xác nhất, áp dụng kịp thời biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh:

  • Phù môi trên: Đa số người bệnh có hiện tượng phù môi trên. Da môi sưng phồng, gia tăng kích thước và nóng rát, có thể đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Nổi mẩn ngứa trên da: Dưới sự tác động của các chất gây viêm tại tầng trung bì nông, da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ngứa, kích thước nhỏ, không đều nhau. Chủ yếu hình thành tại các vùng như tay chân, cổ, lưng, bụng. Một số trường hợp các nốt mề đay liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, dẫn tới nổi mề đay toàn thân. 
  • Đỏ nóng: Một số trường hợp ghi nhận cảm giác nóng đỏ hoặc rát da. Các nốt mề đay mẩn ngứa sẽ có màu hồng nhạt hoặc trắng.
  • Ngứa ngáy khó chịu: Cảm giác ngứa tăng dần về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Càng gãi hiện tượng sẩn phù càng gia tăng, đồng thời kéo theo nguy cơ nhiễm trùng do vết thương hở.
  • Sốt nhẹ: Thường thấy ở những người bệnh sốt nổi mề đay đi kèm với bệnh lý hô hấp hoặc dị ứng thực phẩm, thời tiết…
  • Quấy khóc, bỏ bú: Đây là những dấu hiệu phổ biến gặp của bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ.

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ

Nổi mề đay phù môi – Khi nào cần gặp bác sĩ

Mặc dù được đánh giá là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan để lâu hoặc áp dụng sai cách, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, đau quặn bụng, phù đường thở, đột quỵ, ngất xỉu, nguy cơ sinh non ở bà mẹ mang thai,… Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng đó, bạn cần chủ động thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Đặc biệt trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Phù mi mắt: Phù môi là triệu chứng cho thấy bệnh đã tiến triển được một thời gian và có khả năng chuyển biến sang thể mãn tính.
  • Khó thở, thở hụt hơi hoặc rối loạn nhịp thở
  • Trên da xuất hiện vết thương hở
  • Tần suất tái phát ngày càng thường xuyên và đợt sau kéo dài hơn so với các đợt trước
  • Nổi mề đay toàn thân
  • Trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ bú nhiều ngày
  • Ngứa da vào ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe thần kinh

Cách điều trị bệnh nổi mề đay sưng môi

Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với cơ địa và thể bệnh của mình hoặc tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia để có phác đồ điều trị chuẩn nhất. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp loại bỏ hoàn toàn bệnh mề đay, nhưng nếu áp dụng đúng thời điểm, đúng phương pháp, các biểu hiện có thể được đẩy lùi và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp điều trị nổi mề đay tại nhà mà bác sĩ Lê Phương gợi ý cho người bệnh: 

  • Dự đoán nguyên nhân gây bệnh: Cần xác định xem mề đay sưng môi có phải do thuốc, lông, thực phẩm, phấn hoa,… hay không. Nếu nguyên nhân do một trong các yếu tố trên cần tránh tiếp xúc để không làm gia tăng triệu chứng của bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu bị mề đay khi trời nắng nóng, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Nếu phải ra ngoài thì cần che chắn kỹ càng, luôn đeo khẩu trang và đội mũ.
  • Chườm lạnh: Đây là một trong những cách trị nổi mề đay tại nhà vô cùng hiệu quả. Chỉ cần dùng túi đá chườm lên vùng da tổn thương, triệu chứng ngứa ngáy, co mao mạch giảm hẳn. Tuy nhiên, chỉ nên chườm khoảng 15-20 phút sau đó cho da nghỉ, tránh chườm lâu vì có thể gây bỏng lạnh.
Các biện pháp xử lý tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng
  • Dùng nha đam: Nha đam là nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp và cũng là cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà vô cùng hiệu quả. Loại cây này có thành phần giàu vitamin, hoạt chất glycoprotein, acid cinnamic, acid folic… có tác dụng chống viêm nhiễm, chữa lành vết thương, tăng cường thải độc. Người bệnh có thể dùng phần nhựa trong lá rồi bôi trực tiếp lên vùng môi bị sưng, kết hợp cùng các động tác massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào da, mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Dùng lá bạc hà: Lá bạc hà có hàm lượng menthol dồi dào, giúp gây tê, làm mát, giảm đau và kháng khuẩn, giảm các triệu chứng ngứa tại chỗ. Người bệnh có thể dùng lá bạc hà đem rửa sạch, để ráo nước rồi vò cho hơi nát, sau đó cho vào nước để tắm và thoa rửa nhẹ nhàng lên vùng môi bị sưng do mề đay.
  • Bột yến mạch: Nguyên liệu này được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý ngoài da như dị ứng, nổi mề đay, vảy nến, mẩn ngứa… nhờ vào thành phần giàu các dưỡng chất thiết yếu có khả năng giữ độ ẩm cho da, kháng viêm và giảm ngứa. Chỉ cần dùng một thìa yến mạch hoà cùng với nước rồi thoa đều lên vùng môi bị mề đay trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước là đã có thể giảm các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng thuốc Tây

Trong trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay sưng môi với những triệu chứng nặng cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám. Căn cứ vào tình trạng mề đay, các triệu chứng người bệnh đang gặp phải,… cán bộ y tế sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị nổi mề đay gây sưng môi gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế tế bào giải phóng histamin, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Các bác sĩ thường coi đây là thuốc đặc trị mề đay, được dùng để giảm sưng, loại bỏ cơn ngứa ngáy do mề đay gây nên.
  • Thuốc kháng viêm: Khi bệnh nhân bị mề đay kèm phù nề ở môi, mí mắt bác sĩ có thể chỉ định sử dụng corticosteroid liều thấp nhằm chống viêm. Loại thuốc này cũng có tác dụng giảm sưng đỏ và ngứa ngáy hiệu quả.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu bệnh nhân không đáp ứng thuốc kháng sinh, kháng viêm, bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, nhóm thuốc này ít khi được sử dụng và không được khuyến khích do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

TRAO ĐỔI TÌNH TRẠNG – NHẬN TƯ VẤN NGAY TỪ CHUYÊN GIA

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Sử dụng thuốc Đông y 

Bác sĩ Lê Phương cho biết, theo quan niệm của YHCT, bệnh mề đay còn được gọi là chứng Phong chẩn khối hoặc Tẩm ma chẩn, xuất hiện do yếu tố phong hàn (không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể). Khi cơ thể nhiễm phong hàn quá  lâu sẽ khiến can thận bị ảnh hưởng, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đây độc tố tích tụ và bùng phát qua da, gây ra các biểu hiện bệnh.

Dựa trên căn nguyên đó, YHCT điều trị bệnh mề đay từ gốc tới ngọn, tác động sâu vào căn nguyên sinh ra bệnh. Đồng thời, phương pháp chữa bệnh bằng YHCT chú trọng đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng ngũ tạng, cải thiện hệ miễn dịch, làm tốt nhiệm vụ “vừa chữa vừa phòng bệnh”.

Chính bởi vậy, cách chữa bệnh mề đay bằng bài thuốc YHCT đang là xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn. Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo đó là: 

  • Bài 1: Chuẩn bị: 10g lá đơn, 10g lộc cửu, 10g liên kiều, 10g địa hoàng, 10g bèo cái, 10g lá cây đại thanh (đại thanh diệp ), 10g ngưu bàng, 10g nhẫn đông, 6g phòng phong, 6g xác ve sầu (thuyền thoái), 6g kinh giới, 6g quốc lão. Sắc tất cả trên lửa nhỏ với 500ml nước cho cạn còn 3 bát. Gạn nước sắc, chia đều uống vào các buổi sáng, trưa, tối mỗi ngày 1 thang.
  • Bài 2: Chuẩn bị: 20g ngưu tâm thảo, 20g tầm tang, 20g nhẫn đông hoa, 12g bạch thược, 12g đỗ phụ, 12g sài hồ, 12g quốc lão, 16g thạch xương bồ, 16g tang ký sinh, 16g thương nhĩ (quả ké). Sắc kỹ mỗi ngày 1 thang chia uống 2 – 3 lần.
  • Bài 3: Chuẩn bị: Quả ké đầu ngựa. Ké đầu ngựa phơi khô, nghiền bột mịn. Mỗi lần lấy từ 1 – 2 gram bột thuốc hòa cùng nước đun sôi để nguội uống. Ngày dùng 3 lần cho đến khi mề đay khỏi hặn.
  • Bài 4: Chuẩn bị: 12g sơn dược, 9g mã đề nước, 12g sơn thù, 9g đan bì, 24g địa hoàng thán, 9g bạch linh. Cho dược liệu vào cối giã nhuyễn, rây lấy bột mịn. Trộn bột thuốc chung với lượng mật ong vừa đủ vo thành viên hoàn nhỏ cất vào hũ dùng dần. Để trị mề đay, mỗi ngày uống 8 – 12g với nước muối nhạt. Ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Bài 5: Chuẩn bị: 10g địa phu tử, 15g bạch tiễn bì, 10g tiêu tân lang, 12g ngân hoa, 6g chỉ xác, 10g lúc mạch, 10g màng mề gà (kê nội kim), 10g cúc hoa, 10g bạch phục linh. Sắc thuốc với 1/2 lít nước. Đun sôi kỹ khoảng 20 phút rồi gạn ra chia uống 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi chữa mề đay gây sưng môi

Bệnh cạnh sử dụng biện pháp điều trị, bạn nên lưu ý những điều sau giúp bệnh nhanh khỏi và không tái phát:

  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông thú, chất độc hại.
  • Hạn chế đô ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, thực phẩm giàu Omega 3.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng nước lọc hoặc các loại nước nước ép chứa nhiều vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, bảo vệ môi khỏi chất độc hại, hạn chế viêm nhiễm.
  • Người bệnh không nên cắn môi, chà xát gây xây xước, dễ gây nhiễm trùng trên da.
  • Khi có dấu hiệu bệnh nên đi thăm khám và điều trị theo theo chỉ định bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hay kết hợp điều trị đông y và tây y tránh tác dụng phụ đáng tiếc

Như vậy, khi bị nổi mề đay gây sưng môi người bệnh không nên chủ quan, cần đi thăm khám và lựa chọn biện pháp điều trị an toàn. Bên cạnh đó cần cần biện pháp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng tránh bệnh chuyển sang mãn tính, khó điều trị.

Cập nhật lúc: 1:16 PM , 26/09/2023

Tin liên quan

Hình ảnh người bị nổi mẩn đỏ ở lưng do mắc bệnh zona thần kinh

Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa Là Bệnh Gì, Chữa Thế Nào, Ở Đâu? [TÌM HIỂU NGAY]

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là tình trạng nhiều người gặp phải. Hiện tượng này có thể khởi phát đột ngột sau đó tự hết sau vài giờ...

Lá đơn đỏ chữa mề đay hiệu quả

5 Cách Dùng Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay Cực Hiệu Quả, An Toàn

Dùng lá đơn đỏ chữa mề đay đã được lưu truyền trong dân gian suốt bao đời nay. Phương pháp trị mề đay này được nhiều người áp dụng vì...

Bệnh phong ngứa là gì và nguy hiểm ra sao?

Bệnh Phong Ngứa Là Gì? Có Lây Không Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Bệnh phong ngứa là một vấn đề da liễu thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ trước và sau khi sinh nở. Bệnh có...

Chuyên gia giải đáp vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không

Người bị nổi mề đay có kiêng gió không và lưu ý những gì?

Nổi mề đay có kiêng gió không vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân hiện nay nhất là khi thời tiết nắng nóng 39, 40 độ. Thực...

Nổi mày đay da sẽ bị phát ban với giới hạn rõ ràng với vùng da thường

Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân, Phương pháp điều trị an toàn

Nổi mề đay sau sinh không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cũng như sức khỏe của người phụ nữ trong quá trình nuôi con. Tuy nhiên, các bà mẹ...

Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Hiệu Quả, Nhanh Khỏi

Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Hiệu Quả, Nhanh Khỏi

Bị mẩn ngứa khắp người gây ra nhiều bất tiện và rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Tham khảo các cách chữa mẩn ngứa khắp...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *