Nổi mề đay ở lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay ở lưng là tình trạng bệnh lý da liễu thường gặp, trên vùng da lưng xuất hiện mẩn đỏ, nổi cục sần và ngứa ngáy. Bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của làn da. Do đó, người bệnh cần sớm phát hiện các nguyên nhân, triệu chứng để có phương pháp điều trị kịp thời.

Nổi mề đay ở lưng là gì? Nguyên nhân do đâu?

Mề đay là một trong những bệnh lý ngoài da rất phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có cơ địa nhạy cảm,… Bệnh có xu hướng tái phát và gia tăng trong những thời điểm giao mùa hoặc thời tiết nắng nóng.

Nổi mề đay ở lưng cũng là một trong những vị trí thường gặp và rất phổ biến. Ngoài ra các triệu chứng nổi mẩn ngứa, sưng sần do mề đay còn có thể xuất hiện ở các vùng da tay, ngực, bụng, mặt, cổ,… Nguyên nhân gây nổi mề đay ở lưng thường gặp có thể kể đến như:

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng nổi mề đay ở lưng
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng nổi mề đay ở lưng
  • Vệ sinh da ở vùng lưng không sạch sẽ, cặn bẩn và bọt xà phòng đọng lại trong lỗ chân lông gây ngứa ngáy, nổi mẩn, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh.
  • Thời tiết nắng nóng, thay đổi thất thường khiến tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh gây viêm nhiễm.
  • Do mặc trang phục bó sát, không thấm mồ hôi khiến da bị trầy xước, ngứa ngáy.
  • Do tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, dị ứng nổi mề đay như: lông động vật, phấn hoa,…
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng
  • Cơ địa nhạy cảm, dị ứng dễ bị kích ứng, nổi mề đay ở lưng
  • Thường xuyên làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp, các bệnh suy giảm chức năng gan, thận,…

Các nguyên nhân gây nổi mề đay ở lưng có thể xuất phát do yếu tố bên trong cơ thể hoặc những tác động từ bên ngoài môi trường. Do đó, người bệnh cần lưu ý và chủ động phòng tránh các tác động dễ dẫn đến tình trạng bệnh. 

Triệu chứng bị mề đay ở lưng điển hình

Ngay khi các dấu hiệu nổi mề đay ở lưng xuất hiện người bệnh có thể cảm nhận được ngay các tình trạng bất thường trên cơ thể. Một số triệu chứng lâm sàng xuất hiện ngay có thể kể đến như:

Ngứa ngáy khó chịu là dấu hiệu điển hình của bệnh
Ngứa ngáy khó chịu là dấu hiệu điển hình của bệnh
  • Trên vùng da lưng xuất hiện các nốt mẩn ngứa giống côn trùng cắn, tạo thành các mảng sần và đỏ trên da
  • Vùng da nổi mề đay có màu đỏ hoặc hơi hồng nhạt khác với các vùng da khác
  • Diện tích các nốt mẩn đỏ lan nhanh khắp vùng lưng và sang các bộ phận khác
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ngày càng tăng
  • Vùng da mề đay có thể bị khô, bong tróc vảy trắng và có cảm giác nóng, khó chịu

Các triệu chứng nổi mề đay ở lưng sẽ tăng nhanh và ngày càng khó chịu, có thể diễn tiến sang mãn tính, tái phát thường xuyên nếu không được xử lý sớm, đúng cách. Đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai các dấu hiệu của bệnh sẽ diễn tiến nặng và ảnh hưởng nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần sớm phát hiện triệu chứng bất thường và tiến hành điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Bị nổi mề đay ở lưng có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Nổi mề đay ở lưng không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chủ động điều trị sớm để kịp thời ngăn ngừa bệnh diễn tiến sang mãn tính cũng như gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Nổi mề đay ở lưng của trẻ em có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ làn da của bé
Nổi mề đay ở lưng của trẻ em có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ làn da của bé

Với những trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1, 2 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý tốt nhất:

  • Dấu hiệu nổi mề đay lan rộng sang các vùng da bụng, lưng, cổ…
  • Triệu chứng bệnh kéo dài trên 6 tuần và tái phát thường xuyên
  • Người bệnh có triệu chứng khó thở, đau bụng, sốt khi bị nổi mề đay
  • Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng gây mất ngủ, ăn không ngon, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt
  • Nổi mề đay ở lưng dẫn đến các vết thương hở, nổi mụn nước, mưng mủ,…

Ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu này, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh bệnh kéo dài dai dẳng và gây nên những biến chứng nghiêm trọng hơn.

XEM THÊM: 6 SAI LẦM dẫn đến mề đay mãn tính, khiến bệnh mãi không khỏi

 Một số cách chữa nổi mề đay ở lưng thường được sử dụng có thể kể đến như:

Mẹo chữa mề đay ở lưng bằng dân gian

Với những trường hợp bị nổi mề đay trên lưng giai đoạn nhẹ, các mẹo dân gian có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa mề đay tại nhà bằng dân gian như:

  • Tắm nước lá trà xanh: Dùng khoảng 50g lá trà xanh tươi, rửa sạch, cho vào đun với 1 ít muối hạt. Sau đó hòa với nước sạch cho nguội và tắm. Đắp phần bã lên vùng lưng bị mề đay, sau khoảng 5 phút thì tắm lại bằng nước sạch.
  • Tắm nước lá khế: Lá khế tươi đem đun với nước, để nguội bớt dùng khăn sạch xoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Phần nước còn lại hòa với nước sạch dùng để tắm.
Đun nước là khế tươi tắm có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng
Đun nước là khế tươi tắm có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng trà gừng, trà mật ong uống để điều trị từ bên trong, nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, các cách chữa dân gian chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, giảm triệu chứng tạm thời, trong trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Thuốc chữa nổi mề đay trên lưng

Sử dụng thuốc tây y trong điều trị nổi mề đay ở lưng có thể cho hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Nhiều trường hợp nhẹ bệnh có thể dứt ngay sau khi uống. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng giải quyết tình trạng cơ thể bị kích ứng với các tác nhân gây nổi mề đay, dị ứng. Bác sĩ có thể kê đơn các loại như  Desloratadine, Loratadin,… trong từng trường hợp.
  • Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc thường dùng là Corticoid, giúp phục hồi nhanh chóng hệ miễn dịch của cơ thể.

Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần lưu ý có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc đông y chữa nổi mề đay ở vùng lưng

Các bài thuốc Đông y chữa mề đay sử dụng thảo dược thiên nhiên, kết hợp nguyên lý điều trị từ gốc loại bỏ bệnh từ căn nguyên giúp mang lại hiệu quả tốt, nhanh chóng.

Phòng tránh bị nổi mề đay ở lưng như thế nào?

Để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng nổi mề đay trên lưng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt và chế độ ăn uống như:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để da được thông thoáng
  • Không gãi khi có dấu hiệu nổi mề đay
  • Mặc quần áo rộng, dễ thấm mồ hôi
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm, xà bông có chứa hóa chất, chất gây kích ứng,d ị ứng
  • Tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước hàng ngày
  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nổi mề đay ở lưng là triệu chứng thường gặp, phổ biến và có thể xử lý hoàn toàn nếu được chăm sóc và điều trị sớm. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và được điều trị đúng cách, hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến Nhất Nam Y Viện để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ những chuyên gia đầu ngành:

Cập nhật lúc: 2:30 PM , 28/01/2024

Tin liên quan

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu cảnh lý nhiều căn bệnh tiềm ẩn

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng thường gặp trên da. Khi gặp tình trạng này, đa số mọi người thường chủ quan vì nghĩ...

Nổi mề đay kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Bị nổi mề đay nên kiêng gì và ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Khi bị nổi mề đay, bạn nên kiêng một số thứ để giảm nguy cơ tái phát triệu chứng và giúp tình trạng da hồi phục nhanh chóng. Một chế...

Lupus ban đỏ nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa, Phòng Bệnh

Da bị nổi mẩn đỏ là tình trạng có nhiều nốt mẩn màu đỏ nổi trên da gây ngứa hoặc không. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều...

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị ra sao?

Da bị nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý ngoài da. Người bệnh cần sớm nhận biết tình trạng này, đi khám và điều...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *