Dấu hiệu bị mất ngủ mãn tính và cách điều trị phù hợp

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó ngủ hoặc không thể ngủ sâu quá ba lần một tuần và kéo dài từ 3 tháng trở lên. Nếu không điều trị và xử lý phù hợp, mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính khác.

Tin mới: VTV2 đưa tin đã có bài thuốc thảo dược giúp người mất ngủ “ngủ ngon từ tối đến sáng”

Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ hơn 3 lần mỗi tuần và kéo dài hơn 3 tháng

Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến với các đặc trưng như khó ngủ, ngủ không sâu hoặc không thể ngủ đủ giấc, ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Mất ngủ là tình trạng phổ biến, theo một số thống kê, có khoảng 2/3 người trưởng thành mắc chứng mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ được phân thành cấp tính và mãn tính. Mất ngủ cấp tính thường liên quan đến stress, căng thẳng, áp lực công việc gây ra và có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Mất ngủ cấp tính thường không nghiêm trọng và có xu hướng được cải thiện sau khi các tác nhân được giải quyết.

Mất ngủ được xem là mãn tính khi tình trạng này xuất hiện nhiều hơn ba lần mỗi tuần và kéo dài hơn 3 tháng liên tục. Trong một số trường hợp, mất ngủ mãn tính được xem là điều kiện y tế cần điều trị để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Về cơ bản, mất ngủ mãn tính được phân thành hai loại cơ bản bao gồm:

  • Mất ngủ mãn tính tiên phát: Là tình trạng mất ngủ do sự thay đổi các hóa chất bên trong não, không liên quan đến bệnh lý, điều kiện y tế hoặc thuốc. Hiện tại nguyên nhân chính xác dẫn đến mất ngủ mãn tính tiên phát vẫn chưa được xác định rõ ràng.
  • Mất ngủ mãn tính thứ phát: Là tình trạng mất ngủ liên quan đến một số bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc hoặc các thủ thuật điều trị y tế gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể liên quan đến các chấn thương, tâm trạng và lối sối thiếu khoa học.

Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính

Mất ngủ có thể được gây ra bởi các điều kiện tâm thần và y tế nhất định. Ngoài ra, thói quen ngủ không lành mạnh và thay đổi một số yếu tố sinh học ở não cũng có thể dẫn đến mất ngủ.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân và điều kiện y tế như:

1. Nguyên nhân y tế

Có nhiều điều kiện y tế (nhẹ hoặc nghiêm trọng) có thể dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính. Trong hầu hết các trường hợp, các tình trạng y tế gây ra tình trạng mất ngủ, tuy nhiên đôi khi các triệu chứng của các bệnh lý này gây khó chịu và khiến người bệnh không ngủ được.

Phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính
Viêm xoang và một số bệnh lý đường hô hấp khác có thể tăng nguy cơ mất ngủ

Thông thường, các bệnh lý và điều kiện y tế phổ biến bao gồm:

  • Dị ứng mũi hoặc viêm xoang
  • Các vấn đề về tiêu hóa bao gồm ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản
  • Các vấn đề về nội tiết như bệnh cường giáp
  • Viêm khớp
  • Hen suyễn
  • Có các bệnh lý về thần kinh như bệnh parkinson
  • Đau nhức cơ thể mãn tính
  • Đau lưng dưới hoặc thoái hóa đa khớp

Bên cạnh đó, mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý thần kinh hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc được dùng để điều trị dị ứng, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, chống hen suyễn cũng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.

Trong một số trường hợp, mất ngủ mãn tính có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

2. Trầm cảm

Các rối loạn về tâm lý có thể gây thay đổi tâm trạng, hormone và sinh lý trong cơ thể. Tất cả các nguyên nhân này đều có thể dẫn đến khó ngủ và mất ngủ mãn tính.

Theo các chuyên gia, mất ngủ có thể là triệu chứng trầm cảm hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân đã bệnh trầm cảm. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần xác định các triệu chứng trầm cảm và mất ngủ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trầm cảm liên kết với mất ngủ là một tình trạng y tế nghiêm trọng. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.

Mất ngủ mãn tính cách chữa
Mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

3. Thuốc gây mất ngủ

Trong một số trường hợp, mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một loại thuốc như:

  • Thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc chống dị ứng có chứa hoạt chất Pseudoephedrine
  • Thuốc chống lo âu, trầm cảm
  • Thuốc kháng Histamine
  • Thuốc hóa trị, xạ trị và các loại thuốc điều trị ung thư khác
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc nhuận tràng kích thích

4. Chất kích thích gây mất ngủ

Một số chất kích thích có thể góp phần gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính bao gồm:

  • Rượu là một chất kích thích có tác dụng an thần nhẹ. Người bệnh có thể ngủ thiếp đi sau khi uống rượu nhưng có thể tỉnh dậy lúc nửa đêm và không thể ngủ lại. Những những nghiện hoặc thường xuyên sử dụng rượu có thể kích thích não bộ và gây mất ngủ kéo dài.
  • Caffeine là một chất kích thích và tốt cho mọi người với liều lượng phù hợp. Theo một số nghiên cứu, sử dụng 4 cốc đồ uống chứa caffeine mỗi ngày có thể tăng nguy cơ mất ngủ kinh niên.
  • Nicotine cũng là một chất kích thích và có thể gây mất ngủ. Nicotin thường có trong thuốc là và các sản phẩm thuốc lá, có thể gây kích thích thần kinh và mất ngủ.

5. Lối sống không phù hợp

Mất ngủ mãn tính có thể được kích hoạt bởi một lối sống hoặc duy trì một thói quen ngủ không lành mạnh, bao gồm:

Phác đồ điều trị bệnh mất ngủ mạn tính
Làm việc tại nhà vào ban đêm trên giường ngủ có thể gây mất ngủ kinh niên
  • Làm việc tại nhà vào buổi tối: Điều này có thể khiến đầu óc người bệnh khó thư giãn và gây căng thẳng khi đi ngủ. Ngoài ra, ánh sáng từ màn hình máy tính có thể khiến não bộ cảm thấy tỉnh táo và không nhận thức được thời gian ngủ phù hợp.
  • Thói quen ngủ trưa: Đôi khi mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến thói quen ngủ trưa, kể cả giấc ngủ trưa ngắn. Các giấc ngủ vào buổi trưa có thể mang lại lợi ích cho một số người nhưng có thể khiến một số khác bị mất ngủ vào ban đêm.
  • Thói quen ngủ bù: Một số người có thói quen ngủ bù vào ban ngày hoặc ngày cuối tuần. Điều này có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học và khiến người bệnh khó ngủ vào ban đêm.
  • Làm việc theo ca: Các giờ làm việc phi truyền thống khiến người bệnh cần ngủ vào nhiều giờ khác nhau. Điều này có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học và tăng nguy cơ mất ngủ kéo dài.
  • Ăn gần giờ đi ngủ: Một số người có thói quen ăn đêm, ăn gần giờ đi ngủ, điều này có thể gây rối loạn và gián đoạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, ăn gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể thiếu ổn định và tăng nguy cơ mất ngủ.

Có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh có thể mất ngủ kéo dài trong nhiều năm mà không rõ lý do. Điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện, thực hiện kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Dấu hiệu nhận biết mất ngủ mãn tính

Các dấu hiệu mất ngủ mãn tính có thể xuất hiện vào ban đêm và cả ban ngày. Trong một số trường hợp, các dấu hiệu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Kinh nghiệm chữa mất ngủ
Mất ngủ mãn tính dẫn đến tình trạng khó ngủ vào ban đêm và mệt mỏi vào ban ngày

Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ sâu
  • Thường xuyên thức dậy vào giữa đêm và không thể ngủ lại
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng, kể cả khi chỉ vừa ngủ được một vài giờ
  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên kể cả khi ngủ đủ vào ban đêm
  • Thường xuyên thay đổi tâm trạng
  • Suy giảm trí nhớ hoặc mất khả năng tập trung

Nên đọc: Bà ngoại 63 tuổi chia sẻ kinh nghiệm thoát mất ngủ trên VTV2

Phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính

Có nhiều phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể các biện pháp điều trị thường bao gồm:

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng mất ngủ mãn tính hoặc ngăn ngừa tình trạng này tại nhà. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

điều trị mất ngủ
Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích, đặc biệt là trước khi đi ngủ
  • Hạn chế sử dụng caffeine, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác, đặc biệt là trước khi đi ngủ
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục và rèn luyện thể chất phù hợp
  • Hạn chế ngủ trưa
  • Không ăn quá nhiều vào bữa tối
  • Đi ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian nhất định, kể cả cuối tuần và các ngày nghỉ
  • Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại, TV hoặc các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ
  • Giữ phòng ngủ tối hoặc mang mặt nạ che mắt khi ngủ
  • Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ thoải mái
  • Vệ sinh giường, chiếu, chăn gối để đảm bảo vấn đề vệ sinh cho giấc ngủ

2. Sử dụng thuốc ngủ

Trong hầu hết các trường hợp, mất ngủ mãn tính không được đề nghị điều trị bằng thuốc ngủ. Sử dụng thuốc thường xuyên có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm, tăng nguy cơ mộng du, đãng trí và gặp các vấn đề về thăng bằng, dễ té ngã.

Thuốc ngủ thường được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng và trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm chức năng bảo vệ giấc ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài.

thuốc trị mất ngủ
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn

Các loại thuốc có tác dụng an thần nhẹ, không cần kê toa như:

  • Doxylamine succinate
  • Diphenhydramine
  • Melatonin
  • Chiết xuất hoa cúc hoặc rễ cây Valerian

Nếu các triệu chứng không được cải thiện, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị mất ngủ như:

  • Eszopiclone
  • Zolpidem
  • Zaleplon
  • Doxepin
  • Temazepam
  • Suvorexant
  • Ramelteon

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không lạm dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

3. Trị liệu hành vi nhận thức

Một số nghiên cứu cho biết, trị liệu hành vi nhận thức có thể mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chứng mất ngủ mãn tính. Trị liệu hành vi nhận thức là phương pháp cải thiện hành vi và xây dựng thói quen hỗ trợ giấc ngủ. Một số biện pháp trị liệu phổ biến bao gồm:

thiền chứa mất ngủ
Dành thời gian thư giãn trước khi ngủ để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ
  • Kỹ thuật đánh giá nhận thức: Đây là biện pháp yêu cầu người bệnh ghi lại các lo lắng trước khi ngủ. Điều này có thể giúp người bệnh an tâm, hạn chế lo lắng về các rủi ro trước khi ngủ.
  • Liệu pháp hạn chế giấc ngủ: Đây là liệu pháp hạn chế thời gian ngủ không cần thiết, bao gồm các giấc ngủ trưa. Mục đích này nhằm mục đích khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vào ban đêm và đi ngủ dễ dàng hơn.
  • Liệu pháp kiểm soát kích thích: Đây là liệu pháp thay đổi một số hành vi có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Giường chỉ dành để ngủ và hoạt động tình dục. Người bệnh không nên đọc sách, xem TV, sử dụng điện làm hoặc làm việc trên giường. Ngoài ra, nếu không thể ngủ được, người bệnh nên ra khỏi giường vài phút, đến một gốc khác trong nhà và thư giãn trước khi quay lại giường ngủ.
  • Áp dụng kỹ thuật thư giãn: Các bài tập thư giãn như thiền định, hít thở sâu hoặc tập yoga có thể kiểm soát nhịp thở, hạn chế tình trạng căng cơ và điều trị tình trạng mất ngủ kéo dài.
  • Liệu pháp nghịch lý: Trong liệu pháp này, người bệnh không nên cố gắng tạo áp lực và mong muốn đi ngủ. Theo các chuyên gia, điều này có thể giúp não thư giãn và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ.

4. Điều trị các bệnh lý liên quan

Nếu tình trạng mất ngủ mãn tính liên quan đến các bệnh lý hoặc điều kiện y tế như trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm đau khớp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị và cải thiện các triệu chứng.

nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính
Trao đổi với bác sĩ và điều trị các bệnh lý có thể gây mất ngủ mãn tính

5. Điều trị mất ngủ mãn tính bằng liệu pháp Đông y kết hợp

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, mất ngủ mãn tính hay còn gọi là kinh niên, dài hạn thuộc chứng thất miên – bất mị. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến sự suy yếu của các tạng phủ như tâm, tỳ, vị, can, thận. Đồng thời, đây cũng là vấn đề khi tâm căn suy nhược, tinh huyết không đủ, thần trí bị nhiễu loạn bởi các yếu tố tỳ khí bên ngoài.

Để điều trị mất ngủ, Đông y nhắm vào căn nguyên gây bệnh kể trên, bệnh hình thành từ đâu thì giải quyết từ đó. Đồng thời kết hợp hài hòa với công dụng bồi bổ toàn trạng của thảo dược để cải thiện và phục hồi giấc ngủ trọn vẹn.

Bài thuốc ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG đặc trị mất ngủ mãn tính hiệu quả và an toàn được VTV2 giới thiệu

Đứng đầu trong các bài thuốc Y học cổ truyền đặc trị mất ngủ hiện nay là bài thuốc Định tâm An thần thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được nghiên cứu bài bản, kế thừa và phát triển hàng chục bài thuốc cổ truyền. Nổi bật nhất là bài thuốc ngủ ngon của người Tày – Bắc Kạn, bộ 4 bài thuốc trị mất ngủ kinh điển Y học cổ truyền là Dưỡng tâm thang, Toan táo nhân thang, Thiên vương bổ tâm đơn và Quy tỳ thang của Hải Thượng Lãn Ông.

Định tâm An thần thang công thức thuốc trị mất ngủ ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT kết hợp 2 nhóm TRỪ TÀ (đặc trị) và PHỤC CHÍNH (hoạt huyết, dưỡng não). Sự kết hợp này tạo TÁC ĐỘNG KÉP loại bỏ căn nguyên gây nhiễu loạn thần trí, tổn thương thần kinh, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, dưỡng tâm, an thần, phục hồi sức khỏe thần kinh toàn diện, loại bỏ đau đầu, hồi hộp, đánh trống ngực, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi để dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon và sâu giấc tự nhiên.

Bài thuốc chữa mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp đặc trị và phục hồi giúp điều trị mất ngủ từ gốc, duy trì hiệu quả lâu dài. Giấc ngủ đến tự nhiên theo cơ chế sinh học, không phụ thuộc thuốc, không nghiện thuốc. Ngủ dậy tỉnh táo, tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh.

Mới đây VTV2 chương trình Vì sức khỏe người Việt giới thiệu bài thuốc thảo dược Định tâm An thần thang của Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp điều trị mất ngủ HOÀN CHỈNH, phù hợp thể trạng người Việt hiện thời.

Xem chi tiết qua Video dưới đây:

Bài thuốc Định tâm An thần thang có tính cá nhân hóa điều trị, thành phần được bác sĩ gia giảm dựa theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người. Không chỉ điều trị mất ngủ cấp – mãn tính, rối loạn giấc ngủ, bài thuốc còn hiệu quả với các chứng suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình…

Định tâm An thần thang kết hợp hơn 30 vị thuốc tốt bậc nhất cho giấc ngủ được phối chế TỶ LỆ VÀNG. 100% thảo dược sạch quy chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ, không nhờn thuốc hay nghiện thuốc như các nhóm thuốc ngủ khác. [Xem chi tiết bài thuốc Định tâm An thần thang TẠI ĐÂY]

Chữa mất ngủ bằng 100% thảo dược thiên nhiên
Chữa mất ngủ bằng 100% thảo dược thiên nhiên

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được thăm khám, tư vấn và đồng hành trong điều trị bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành và chất lượng dịch vụ y tế hàng đầu. Liệu pháp Đông y kết hợp sử dụng thuốc thảo dược, bấm huyệt dễ ngủ, trị liệu tâm lý, tư vấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều trị mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng triệu bệnh nhân có được giấc ngủ ngon trọn vẹn.

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung và hàng triệu bệnh nhân mất ngủ đã tin tưởng lựa chọn bài thuốc Định tâm An thần thang. Tỷ lệ khỏi bệnh lên trên 95% sau 1 liệu trình từ 1 – 3 tháng sử dụng.

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang

Để được tư vấn phác đồ điều trị mất ngủ hiệu quả nhất, quý bạn đọc và người bệnh vui lòng liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc qua kênh thông tin sau:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT:  0979 509155.

Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: 0961 825 886.

Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Xem ngay: Bài thuốc Định tâm An thần thang có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nhất Nam Bình Vị Khang – Chấm dứt nỗi lo mất ngủ từ bài thuốc của Vua Gia Long

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ mãn tính, để điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh cần phải lựa chọn giải pháp toàn diện và an toàn. Nhất Nam Định Tâm Khang là một trong những bài thuốc đặc trị mất ngủ được nhiều chuyên gia đầu ngành YHCT khuyên dùng. 

Bài thuốc được ứng dụng YHHĐ trong nghiên cứu và phục dựng từ bài thuốc chữa mất ngủ của Vua Gia Long bởi đội ngũ y bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện kết hợp cùng Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Nhất Nam Định Tâm Khang gồm 4 bài thuốc nhỏ được kết hợp linh hoạt đem lại hiệu quả điều trị gấp 3 – 4 lần so với những bài thuốc thông thường giúp Tăng chất lượng giấc ngủ sinh học, Nâng cao sức khỏe hệ thần kinh: 

  • Bài thuốc chính điều trị mất ngủ: Nhất Nam Định Tâm Hoàn
  • Mất ngủ thể tâm thận âm hư: Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận  +  Nhất Nam Định Tâm Hoàn
  • Mất ngủ thể khí huyết hư: Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết + Nhất Nam Định Tâm Hoàn
  • Mất ngủ thể can khí uất kết: Nhất Nam Dưỡng Tâm Can + Nhất Nam Định Tâm Hoàn

Xem thêm: Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang – Giải pháp vàng cho người mất ngủ

Đặc biệt, Nhất Nam Định Tâm Khang còn được sử dụng tới hơn 30 loại dược liệu quý hiếm tự nhiên gia giảm theo TỶ LỆ VÀNG tốt cho sức khỏe, không ảnh hưởng đến cơ quan khác. Mỗi loại dược liệu đều có công dụng bổ khí huyết, an thần, lấy lại trạng thái cân bằng cho cơ thể. Một số dược liệu chính được kể đến như: 

Thành phần dược liệu sử dụng trong bài thuốc
Thành phần dược liệu sử dụng trong bài thuốc

Kể từ khi ứng dụng điều trị mất ngủ, bài thuốc đã giúp hơn 10.000 người bệnh tìm lại giấc ngủ ngon, chấm dứt nhanh chóng các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…. Do đó, hàng ngàn người bệnh sau khi sử dụng Nhất Nam Định Tâm Khang đã có phản hồi tốt về bài thuốc này.

Gợi ý xem thêm: Hơn 10 năm chiến đấu với mất ngủ kinh niên, tôi đã thoát khỏi sau 3 tháng với loại thảo dược cung đình này!

Ngoài ra, Nhất Nam Bình Vị Khang còn được nhiều trang báo lớn đưa tin về hiệu quả điều trị mất ngủ như báo Dân chí, báo Lao động,…

LINK ĐẶT MUA NHẤT NAM ĐỊNH TÂM KHANG TẠI ĐÂY

Quý khách hàng có nhu cầu khám chữa bệnh hoặc tìm hiểu về bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang có thể liên hệ theo thông tin: 

  • Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh – Hotline:  02862791102
  • Website: www.nhatnamyvien.com
  • Facebook: Nhất Nam Y Viện

Biện pháp phòng ngừa mất ngủ

Thực hiện một số thói quen ngủ lành mạnh có thể cải thiện tình trạng mất ngủ mãn tính. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

  • Suy nghĩ tích cực, tránh đi ngủ với suy nghĩ tiêu cực hoặc lo lắng vì mất ngủ.
  • Cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Không ngủ trưa và không ngủ vào ban ngày để tăng sự mệt mỏi và buồn ngủ vào ban đêm.
  • Tránh chất caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày để hạn chế tình trạng kích thích não bộ và cản trở giấc ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên không tập thể dục gần giờ đi ngủ, điều này có thể gây kích thích cơ thể và khó ngủ. Theo các chuyên gia, thời gian đi ngủ tốt nhất là cách giờ đi ngủ ít nhất 4 giờ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tắm, hoặc bất cứ hoạt động nào mà người bệnh cảm thấy thư giãn thoải mái.
  • Nếu bạn không thể ngủ và không cảm thấy buồn ngủ, hãy đứng dậy ra khỏi giường, đọc sách hoặc làm điều gì đó không quá kích thích cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
  • Dừng đồng hồ hoặc không xem đồng hồ, người bệnh chỉ nên sử dụng đồng hồ để báo thức.
  • Ngủ với giường thoải mái, phòng ngủ yên tĩnh, tối, không quá ấm hoặc không quá lạnh.

Mất ngủ mãn tính là tình trạng có thể điều trị và cải thiện bằng cách kết hợp nhiều liệu pháp. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống và thói quen ngủ có thể cải thiện các triệu chứng. Nếu mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Cập nhật lúc: 11:31 AM , 05/05/2023

Tin liên quan

Top Các Loại Thuốc Ngủ Thảo Dược Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc ngủ thảo dược được điều chế từ các nguyên liệu tự nhiên có khả năng an thần, định tâm và hoạt huyết một cách hiệu quả. Sự...

Thuốc Ngủ Liều Mạnh Có Tốt Không? Top Các Loại Thuốc Liều Cao

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, nhiều bệnh nhân đã tìm đến cách dùng thuốc ngủ liều mạnh. Bài viết này giới thiệu các loại thuốc ngủ...

Dùng Thuốc Ngủ Liều Nhẹ Có Gây Hại Không?

Thuốc ngủ liều nhẹ có mang lại tác dụng phụ, tác hại cho sức khỏe hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, bạn...

Cây xấu hổ có vị ngọt và tính hàn nhẹ, giúp an thần trị mất ngủ

TOP 3 Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Hiệu Quả, Có Ngay Trong Vườn Nhà

Mất ngủ kinh niên không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn làm suy giảm sức khỏe, gây nhiều bệnh lý nguy hại. Vậy, làm thế nào...

Trị Mất Ngủ Bằng Lá Đinh Lăng Mang Lại Hiệu Quả Không Tưởng? Xem Ngay Để Có Giấc Ngủ Ngon

Trị mất ngủ bằng lá đinh lăng được không? Trong y học, lá đinh lăng được sử dụng làm nhiều bài thuốc chữa bệnh cực tốt. Tuy nhiên, ít ai...

Đau đầu mất ngủ ở nữ giới nguyên nhân do đâu? | TCI Hospital

Đau Đầu Mất Ngủ Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Điều Trị Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất

Trước đây, chứng đau mấu mất ngủ thường gặp nhiều ở những người cao tuổi. Nhưng với nhịp sống hiện đại ngày càng nhiều áp lực thì các chứng bệnh...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *