Đau Răng Khôn: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Trí

Một người trưởng thành có thể sở hữu đến 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng hàm mọc cuối cùng gọi là răng khôn (hay răng số 8). Răng khôn khác với răng thường là thường mọc khi đến tuổi trưởng thành là trên 18 tuổi, cũng có những trường hợp không mọc răng khôn. Tuy nhiên, phần nhiều răng khôn mọc ngầm, nghiêng lệch nên dễ gây đau nhức khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống. Vậy nguyên nhân, hậu quả và cách xử trí khi bị đau răng khôn như thế nào, hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng đau răng khôn

Đau răng khôn có thế phát triển từ từ trong một thời gian hoặc xuất hiện đột ngột bởi nhiều lý do. Răng khôn mọc là hành động răng hàm trong cùng “phá vỡ” bề mặt nướu để trồi lên. Tình trạng này thường xảy ra với người trưởng thành từ 18 – 35 tuổi, trong đó một số trường hợp đến 40 tuổi vẫn có thể mọc và bị đau răng khôn.

Một số người răng khôn mọc thẳng như các răng hàm bình thường và không chèn ép các răng đã mọc trước đó vì vậy họ mọc răng khôn không đau. Tuy nhiên, không may mắn khi có những người mọc răng khôn lại gây đau nhức và cực kỳ khó chịu trong khoang miệng.

Đau răng không dễ dàng xảy ra ở độ tuổi từ 28 - 35
Đau răng không dễ dàng xảy ra ở độ tuổi từ 28 – 35

Răng khôn mọc lệch thường nghiêng về một phía, chèn ép răng số 7 bên cạnh, khiến điều chỉnh cơ hàm vốn đã ổn định với 28 chiếc răng trước đó. Hoặc trường hợp răng khôn mắc kẹt ở nướu sẽ làm cơ quan này dễ bị thương tổn hơn. Khi đó, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng và vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ tấn công dễ dàng dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như: Các bệnh về nướu răng, áp xe, nhiễm trùng cấp, u nang,…

Một số dấu hiệu mọc răng khôn bị đau để bạn nhận biết như: Sưng lợi làm lệch hàm nhai khiến khi ăn dễ bị cắn vào lưỡi và má, nặng hơn là gây sưng lan ra cả má, nhiễm trùng dẫn đến sốt, áp xe mủ khi bị vi khuẩn từ thức ăn dắt vào tấn công, hôi miệng, nhức đầu. Có một số người sẽ bị sốt theo chu kỳ nếu không nhổ răng khôn.

Đau răng khôn có nguy hiểm không? Hậu quả là gì?

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc rằng đau răng không có nguy hiểm như lời đồn và gây ra hậu quả xấu nào? Câu trả lời từ các bác sĩ, nha sĩ đầu ngành răng mọc răng khôn bị đau thường gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Sâu răng: Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng lại mọc lệch nên rất dễ làm chỗ tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh sẽ làm răng số 7 bị mài mòn dần và cũng khiến hỏng luôn cả 2 răng.
  • Viêm lợi, viêm nha chu: Chính sự tích tụ của vi khuẩn gây hại nên không chỉ sâu răng mà tình trạng viêm lợi, viêm nha chu cũng diễn biến khó lường hơn. Nếu để tình trạng viêm lợi tái phát nhiều lần mà không được chữa trị thì mức độ nguy hiểm càng tăng lên.
  • Viêm lợi trùm răng khôn: Khi răng khôn mọc lệch sẽ dẫn tới sưng tấy vùng lợi xung quanh răng.
  • Phá hủy cấu trúc xương hàm răng: Răng khôn mọc chen chỗ của các răng lân cận khiến đẩy toàn bộ hàm răng phải điều chỉnh theo. Nếu vùng răng khôn bị viêm nhiễm, sâu hỏng thì có thể lây lan sang các khu vực má, mang tai, mắt và cổ xung quanh gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phát triển u nang xương hàm: Đau răng khôn có thể thoái hóa thành u nang – một bệnh lý xương hàm có thể tác động xấu đến các dây thần kinh quan trọng quanh răng số 8.
  • Rối loạn cảm giác và phản xạ: Do vị trí răng khôn mọc tập trung rất nhiều dây thần kinh chi phối nên nó có thể chèn ép dây thần kinh, gây mất cảm giác ở vùng da, môi, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm, gây ra hội chứng giao cảm đau một bên mặt và đỏ quanh mắt.

Đau răng khôn có nên nhổ không?

Theo thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ có tới 85% người mọc răng khôn phải nhổ đi thay vì để nó tồn tại suốt đời. Răng khôn phát triển muộn và gần như không có chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ nên nếu đã bị đau răng khôn thì bạn nên nhổ ngay.

Đau răng khôn có nên nhổ
Đau răng khôn có nên nhổ

Nhổ răng khôn sẽ giúp loại bỏ triệu chứng đau nhức răng khôn, bảo vệ các răng lân cận cũng như tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm của tình trạng này. Nếu nhổ răng khôn trong điều kiện y tế đảm bảo, bác sĩ có tay nghề cao thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cơ thể bạn có thể hồi phục nhanh chóng và loại bỏ được một mối lo lớn khi nhổ răng khôn.

Các trường hợp nên nhổ răng khôn có thể kể đến như:

  • Kiểm tra răng qua hình ảnh chụp X – quang răng và phát hiện răng khôn mọc lệch.
  • Xung quanh răng khôn có xuất hiện các u nang gây ra các tổn thương liên quan cho hàm răng.
  • Đau răng khôn thường xuyên dẫn đến nhức răng, sưng đau vùng miệng, số hay sâu răng, viêm nướu, viêm xoang,…
  • Răng khôn mọc lệch khiến xô dịch các răng xung quanh.

Tuy nhiên, một số trường hợp răng khôn mọc thẳng và không gây ảnh hưởng tới những răng bên cạnh thì không cần thiết phải nhổ bỏ. Hay những người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, rối loạn đông máu và phụ nữ đang trong thai kỳ thì không nên nhổ răng khôn.

Vì vậy, nếu đã bị đau khi mọc răng khôn thì tốt nhất bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và đánh giá tình. Từ đó các bác sĩ, nha sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể từng trường hợp.

Răng khôn bị đau nên ăn gì? Kiêng gì?

Nếu bạn đang bị đau nhức răng khôn thì nên ăn gì và kiêng gì để hạn chế bệnh tình tăng nặng. Dưới đây là những hướng dẫn về ăn uống cho người bị đau răng khôn bạn có thể tham khảo:

Nên sử dụng các loại thức ăn mềm kho răng khôn gặp vấn đề
Nên sử dụng các loại thức ăn mềm kho răng khôn gặp vấn đề
  • Thực phẩm nên ăn khi đau răng khôn: Các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, soup, canh, thực phẩm được xay nhuyễn. Ngoài ra, bạn còn cần bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả như ăn các loại rau xanh non, hoa quả có tính mát và giúp loại bỏ tốt các mảng bám như nước rau má, nước cam ép,… để tăng sức đề kháng.

Bạn cũng có thể dùng sữa tươi hay các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… để bổ sung vitamin. Tuy nhiên, cần lưu ý là hãy súc miệng thật sạch với nước ấm để loại bỏ cặn sữa, tránh sữa lên men làm bào mòn răng.

  • Thực phẩm nên kiêng ăn khi đau răng khôn: Bạn nên tránh những loại thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng răng lợi như các chất kích thích bia rượu, nước có gas, ớt cay, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, rau muống, thịt gà và đồ nếp (xôi, cơm nếp, bánh từ bột nếp,…). Ngoài ra còn nên tránh những món ăn quá cứng, dai dẻo, khó nhai dễ bám vào chân răng.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Các cách giảm đau răng khôn hiệu quả

Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày và chưa nhổ răng khôn thì bạn nên sử dụng một số cách chữa đau răng khôn như: Dùng thuốc tây hay áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để thuyên giảm các cơn đau hiệu quả.

Dùng thuốc tây

Một số loại thuốc Tây sử dụng khi bị đau răng khôn được các nha sĩ khuyên dùng như:

  • Trường hợp đau răng nhẹ, lợi hơi sưng: Bạn có thể dùng thuốc Spiramycin với liều lượng 6 viên/ngày và chia đều thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh khác để giúp ngừa viêm, tiêu sưng như: Amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin hay spiramycin,…
  • Trường hợp răng đau nặng hơn và lợi sưng nhiều hơn, lan ra cả má: Bạn nên uống thuốc Ibuprofen để giảm đau tức thời. Thuốc Ibuprofen này được bày bán ở nhiều hiệu thuốc Tây và bạn có thể dễ dàng mua nó. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua các loại thuốc giảm đau, giảm viêm nhiễm thay thế khác như như: Paracetamol, aspirin,…
  • Đau răng khôn kèm sốt nhẹ: Trong trường hợp này bạn nên dùng thuốc Spiramycin 6 viên/ngày kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol 3 viên/ngày và chia đều thành 3 lần uống. Bạn nên dùng thuốc trong vòng 2 tuần để có thể hạn chế tái phát liên tục và sốt theo chu kỳ lặp lại.
  • Đau răng khôn kèm sốt cao và nổi hạch: Đây là những biến chứng nặng của đau răng khôn và báo hiệu tình trạng đã nguy hiểm hơn. Lúc này, các loại thuốc giảm đau chỉ là giải pháp điều trị tạm thời và hạ sốt, chống co giật. Tốt nhất là bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa để được tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị hữu hiệu nhất. Phương pháp cuối cùng chính là nhổ răng khôn để tránh răng bên cạnh bị  lung lay và tránh mất răng vĩnh viễn.
Các loại thuốc giảm đau cho hiệu quả rất nhanh chóng
Các loại thuốc giảm đau cho hiệu quả rất nhanh chóng

Mẹo tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây thì bạn có thể sử dụng một số mẹo tại nhà được nhiều người áp dụng và có khả năng thuyên giảm tình trạng mọc răng khôn đau nhức. Đó là các mẹo nhỏ sau:

  • Dùng gel gây tê răng: Các chuyên gia về răng miệng trên thế giới đã điều chế ra một loại gel nha khoa có chứa hoạt chất chính là benzocaine. Loại gel này có tác dụng gây tê, làm giảm bớt cảm giác đau buốt răng hoặc nướu. Sản phẩm gel gây tê răng này được bôi trực tiếp vào vùng nướu răng số 8 và cả nướu răng số 7 bên cạnh. Bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì của gel gây tê răng này. Lưu ý rằng không nên dùng gel gây tê răng cho những người từng bị dị ứng với benzocaine.
  • Chườm nước lạnh: Nhiệt độ thấp từ nước lạnh sẽ làm răng bị tê và mất cảm giác đau đớn. Do đó, bạn có thể áp túi chườm nước lạnh lên khu vực ngoài má răng bị đau khoảng 15 phút, cơn đau sẽ tạm thời được đẩy lùi. Không nên dùng đá lạnh để ngậm trực tiếp sẽ phản tác dụng, làm ê buốt răng hơn.
  • Súc miệng với dung dịch nước muối loãng: Cách làm này sẽ rất hiệu quả để tiêu diệt các loại vi khuẩn xâm nhập vào vùng nướu bị nứt do răng khôn mọc lệch. Vì vậy, bạn cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng để diệt khuẩn vùng răng này.
Chườm nước lạnh là cách hiệu quả để đẩy lùi các cơn đau răng
Chườm nước lạnh là cách hiệu quả để đẩy lùi các cơn đau răng

Mỗi ngày nên súc miệng ít nhất 2 lần, hoặc súc miệng mỗi khi cơn đau mạnh mẽ hơn. Dung dịch nước muối súc miệng có thể tự pha bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối natri clorua vào một cốc nước đun sôi để nguội hoặc để đảm bảo độ tinh khiết tối đa, không lẫn tạp chất thì bạn nên mua nước muối sinh lý được pha sẵn tại các hiệu thuốc.

  • Dùng thảo dược đinh hương: Loại thảo dược này được dùng như một loại thuốc giảm đau tại chỗ do có tác dụng gây tê tạm thời. Và để sử dụng mẹo giảm đau răng khôn này, bạn có thể sử dụng tinh dầu được chiết xuất từ chồi hoa đinh hương nhỏ giọt vào bông gòn y tế hoặc dùng nguyên chồi hoa đặt vào vị trí răng đau và ngậm để tiết tinh dầu. Ngậm nguyên bông gòn thấm tinh dầu hoặc nguyên chồi hoa đinh hương đến khi cơn đau thuyên giảm thì nhổ đi.
  • Nhai một lát hành tây sống: Hành tây có khả năng kháng viêm và sát khuẩn tốt, giúp giảm nhanh cơn đau răng khôn. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một lát hành tây cắt mỏng. Sau đó, nhai vào vị trí răng khôn bị đau trong khoảng 3 – 5 phút đến khi cơn đau giảm thì nhổ miếng hành ra. Hành nhai sẽ giải phóng các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm. Vị hành sống có thể hơi the nhưng hãy cố gắng vì “thuốc đắng giã tật” bạn nhé!
  • Sử dụng túi trà: Trong trà xanh có chứa chất tannin giúp chống viêm nhiễm mạnh, làm dịu các cơn đau răng khôn. Bạn cần pha ấm túi trà lọc, sau đó lấy túi trà khi còn ấm cho vào miệng, đúng vị trí răng đau. Lưu ý, chỉ nên dùng riêng trà mà không cho thêm đường hay kem, sữa.

Các lưu ý trong sinh hoạt cho người bị đau răng khôn

Một số lưu ý cho người bị đau răng khôn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày như:

  • Súc miệng thật sạch bằng nước lọc và sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Không nên dùng tăm lớn để xỉa răng ở những vị trí răng hàm trong cùng, hay chọc xuyên qua kẽ răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho răng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho răng
  • Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày với kem đánh răng chứa Flo và bàn chải có lông mềm để ngừa sâu răng, hạn chế tình trạng sâu răng, gia tăng các cơn đau đớn.
  • Khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện những bệnh lý, tổn thương răng miệng sớm, hay phát hiện sớm tình trạng răng khôn mọc lệch để xử trí kịp thời. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ phòng nha uy tín hay đến khoa Răng – Hàm – Mặt tại các bệnh viện.
  • Không nên tự xử lý răng khôn bị đau bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, liệu pháp điều trị thiếu cơ sở khoa học.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân, hậu quả các cách điều trị cho tình trạng đau răng không thường gặp. Mong rằng, bạn đã nắm bắt rõ các thông tin và tự ý thức cho bản thân cũng như nhắc nhở người thân, bạn bè hiểu đúng về đau răng khôn. Chúc các bạn luôn có một hàm răng mạnh khỏe!

Cập nhật lúc: 3:51 PM , 30/05/2023

Tin liên quan

Hôi Miệng Sâu Răng Là Gì Và Những Vấn Đề Cơ Bản Cần Biết

Sâu răng là bệnh lý nha khoa nhiều người gặp phải, nó không chỉ gây ra cảm giác đau nhức, ảnh hưởng tới chất lượng sống mà còn là nguyên...

Đau dạ dày trong đêm - Nguyên nhân và các phương pháp xử lý

Điều Trị Áp Xe Răng Như Thế Nào? TOP 3 Cách Hiệu Quả Nhất 2023

Áp xe răng khởi phát do một số bệnh lý về răng miệng, phổ biến nhất là sâu răng, viêm nướu. Do vi khuẩn lúc này đã xâm nhập vào...

Viêm Tủy Răng Có Hồi Phục Là Gì, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm tủy răng có hồi phục là một bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh có thể khởi phát do những thói quen sinh hoạt không...

Chữa Viêm Chân Răng Hiệu Quả Bằng Tây Y, Đông Y Và Mẹo Dân Gian

Viêm chân răng là bệnh lý rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay, bệnh được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dù nguyên nhân là...

Áp Xe Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Áp xe răng khôn là tình trạng mọc răng nguy hiểm, cần được điều trị áp xe răng kịp thời. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng rất lớn...

Áp Xe Răng Số 7 Là Gì? Cách Chữa Trị Thế Nào? [Giải Đáp Chi Tiết]

Áp xe răng số 7 là bệnh lý viêm nhiễm khá nguy hiểm đối với răng. Tình trạng này gây ra các ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *