Cách chữa đau răng hàm nào vừa hiệu quả vừa an toàn chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Điều này là do những cơn đau nhức răng hàm gây cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số phương pháp để giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Tổng hợp các cách chữa đau răng hàm hiệu quả
Theo các bác sĩ chuyên khoa, răng số 4,5,6, 7 và 8 ở người trưởng thành được gọi là răng hàm. Khu vực răng hàm có rất nhiều dây thần kinh, do vậy khi đau nhức sẽ gây ra cảm giác khó chịu và phiền toái. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau răng hàm nhưng chủ yếu là do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu.
Vậy bị đau răng hàm nên làm gì, tùy vào tình trạng đau bạn có thể lựa chọn các phương pháp khắc phục phù hợp. Hiện nay, cách chữa đau răng hàm phổ biến nhất bao gồm sử dụng các biện pháp tại nhà, dùng thuốc Đông y và Tây y.
Cách chữa đau răng hàm tại nhà
Đau răng hàm phải làm sao, bạn có thể áp dụng một số cách chữa sử dụng các nguyên liệu tại nhà như đá lạnh, lá trầu không, tỏi, trà xanh. Các phương pháp này sẽ hiệu quả với trường hợp đau nhẹ và không quá nghiêm trọng.
Chữa đau răng hàm tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không được biết đến với công dụng kháng khuẩn, chống viêm và chữa đau răng, ê buốt răng vô cùng hiệu quả. Cách chữa răng hàm với lá trầu không gồm có các bước như sau:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không tươi, rửa sạch và thái nhỏ.
- Đun sôi lá trầu không với khoảng 1 lít nước sạch trong vòng khoảng 20 phút.
- Sau khi đun, để nguội và chắt lấy nước cốt lá trầu không để súc miệng.
- Khi dùng nước lá trầu không để súc miệng, hãy ngậm nước này trong miệng khoảng từ 5 – 10 phút, sau đó nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch.
- Có thể súc miệng 3 lần/ngày, trường hợp đau buốt liên tục có thể dùng nhiều hơn.
Chườm đá giúp giảm đau răng hàm
Chườm đá là phương pháp đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả giảm đau rất nhanh. Bạn chỉ cần sử dụng ngay những viên đá trong tủ lạnh nhà mình để làm dịu cơn đau răng hàm ngay tức thì, cách làm như sau:
- Chuẩn bị: 2 – 3 viên đá, một miếng vải mỏng, 1 túi ni lông sạch.
- Thực hiện: Bọc đá vào túi ni lông, sau đó dùng khăn mỏng bọc bên ngoài, chườm nhẹ viên đá lên khu vực bên ngoài vùng răng bị đau nhức. Hơi lạnh từ đá sẽ gây tê tạm thời các dây thần kinh và làm dịu cơn đau nhức răng một cách hiệu quả.
Cách chữa đau răng hàm với bài thuốc từ tỏi
Trong tỏi có các thành phần giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn cực kỳ tốt. Chính vì vậy mà tỏi có công dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bên trong khoang miệng, đồng thời giảm các triệu chứng đau nhức răng hàm hiệu quả. Cách sử dụng tỏi để chữa đau răng hàm bao gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị: Vài tép tỏi tươi cùng với một chút muối.
- Cách thực hiện: Tỏi bóc vỏ, đập dập, bỏ thêm vài hạt muối rồi ngậm tại vị trí răng đau. Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần để giảm đau nhức răng.
Chữa đau răng hàm tại nhà bằng gừng tươi
Gừng có vị cay nóng, khả năng kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Đây cũng là một vị thuốc mẹo chữa đau răng hàm được nhiều người áp dụng, cách là rất đơn giản như sau:
- Sử dụng 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ và rửa sạch.
- Cắt lát gừng, cắn vào vị trí răng bị đau, giữ trong khoảng 3 – 5 phút để tinh chất gừng tiết ra và tác động đến dây thần kinh bên trong để làm dịu cảm giác đau nhức.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Sử dụng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây đem lại hiệu quả giảm đau nhanh, tiện lợi, dễ sử dụng. Trong trường hợp bị đau răng hàm chưa rõ nguyên nhân hoặc chưa đến nha khoa điều trị ngay được, bạn cũng có thể tới hiệu thuốc gần nhất để mua các loại thuốc không kê đơn dưới đây về sử dụng.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau đã rất quen thuộc, sử dụng được trong nhiều trường hợp, dùng cho cả người lớn và trẻ em. Hiệu quả giảm đau của thuốc khá nhanh, thường là sau khoảng 15 – 30 phút, kéo dài trong khoảng 4 – 6 tiếng. Bạn cũng có thể dùng paracetamol cho các bé mọc răng hàm bị đau nhưng cần tuân thủ đúng theo liều lượng được khuyến cáo.
Thuốc Paracetamol khá an toàn, không gây tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây độc tính có hại cho gan. Chính vì vậy, khi sử dụng Paracetamol bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, cụ thể như sau:
- Đối với trẻ em: 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng, liều lượng dùng trong ngày không vượt quá 4000mg.
- Đối với người lớn: 500 – 1000mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng, liều dùng trong ngày không được vượt quá 4000mg.
Thuốc chữa đau răng Dorogyne
Thuốc Dorogyne thường được chỉ định cho các trường hợp đau răng hàm, điều trị các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính như viêm nha chu, áp xe răng.
Đồng thời, nó cũng mang lại tác dụng điều trị đau răng hàm cấp tốc, liều dùng cụ thể như sau:
- Trẻ em từ 6 – 10 tuổi: Dùng 1 viên/lần, mỗi ngày dùng tối đa 2 lần, uống cùng với nước ấm vào buổi sáng và buổi tối.
- Trẻ từ từ 10 – 15 tuổi: Dùng 1 viên/lần, mỗi ngày tối đa 3 lần.
- Người lớn: Dùng mỗi ngày 4 -6 viên, chia làm 2 – 3 lần, trường hợp nặng có thể uống 8 viên/ngày.
Chống chỉ định dùng thuốc Dorogyne cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, người mãn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
Thuốc Franrogyl chữa đau răng hàm
Franrogyl là thuốc điều trị các triệu chứng nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính, trường hợp đau răng khôn, răng hàm,…, viêm, sưng tấy, giúp giảm nhanh các cơn đau. Thuốc được nhiều bác sĩ chuyên khoa sử dụng và nhận được đánh giá tốt. Lưu ý, thuốc chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn, liều dùng cụ thể như sau:
- Trẻ em 6 – 10 tuổi: Uống 1 viên/lần, ngày 2 lần.
- Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: 1 viên/lần, ngày 3 lần.
- Người lớn: 2 viên/lần, ngày từ 2 – 3 lần.
Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Thuốc có khả năng gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt nên không sử dụng thuốc nếu bạn phải lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thuốc Rodogyl chữa đau răng hàm
Rodogyl là một dạng kháng sinh có chứa hai thành phần hoạt tính là là Spiramycin và Metronidazol được chỉ định để đặc trị các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng, viêm nha chu, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt. Lưu ý, chỉ dùng thuốc khi được kê đơn từ bác sĩ, sử dụng theo đúng liều lượng quy định, cụ thể như sau:
- Trẻ em 6 – 10 tuổi: Uống 2 viên/ngày, chia làm 2 lần
- Trẻ em 10 – 15 tuổi: Uống 3 viên mỗi ngày, chia 3 lần.
- Người lớn: Uống 4 – 6 viên/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần uống, trường hợp nặng có thể tăng lên 8 viên/ngày.
Thời gian dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời nên uống uống thuốc vào các khung giờ nhất định trong này để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa đau răng hàm bằng phương pháp Đông y
Bên cạnh các loại thuốc Tây y, các bài thuốc y học cổ truyền cũng được nhiều người sử dụng khi gặp phải tình trạng đau răng hàm. Ưu điểm của việc điều trị bằng Đông y là các dược liệu đều lành tính, không gây tác dụng phụ đến sức khỏe. Đau răng hàm phải làm sao, người bệnh có thể tham khảo một trong các bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc uống Đông y chữa đau răng hàm
- Bài thuốc 1: Đại táo 5 quả, sinh khương 3 lát, thạch cao 12g, phòng phong 12g, hoàng liên 10g, thăng ma 12g, đơn bì 12g, sinh địa 12g, quy vĩ 12g, bạch chỉ 10g, liên kiều 8g, sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Hoàng liên 10g, thăng ma 15g, thạch cao 20g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc dùng tại chỗ chữa đau răng hàm
- Bài thuốc 1 (Bảo nha tán): Hoa tiêu 40g, thảo ô chế 40g, xuyên ô chế 40g, thạch cao 40g, tán thành bột mịn. Xát thuốc vào chân răng, để trong vòng khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ đi, không được nuốt.
- Bài thuốc 2: Phòng phong 4g, xuyên tiêu 4g, hương phụ 4g, xuyên tiêu 4g, tất bát 4g, cao lương khương 4g, tế tân 4g, bạch chỉ 4g. Các vị sao giòn rồi tán bột và xát thuốc vào chỗ đâu, giữ khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ đi.
Điều trị tại cơ sở nha khoa
Đến với các cơ sở nha khoa, người bệnh sẽ được thăm khám và xác định nguyên nhân dẫn đến đau răng và có biện pháp điều trị phù hợp. Cách xử lý các trường hợp đau răng cũng không giống nhau, tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, cụ thể như sau:
- Đau răng hàm do sâu răng: Các bác sĩ sẽ làm sạch khu vực răng bị sâu, sau đó hàn trám răng để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập một lần nữa.
- Đau răng do viêm tủy: Phương pháp thường được áp dụng là nạo sạch phần tủy bị viêm và hàn trám lại lỗ sâu.
- Đau răng hàm do mọc răng khôn: Răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm gây ra cảm giác đau nhức cho khu vực răng hàm. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, các bác sĩ thường sẽ tiến hành nhổ bỏ răng khôn.
- Đau răng hàm do các vấn đề về nướu: Thông thường các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, thường sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức. Đối với trường hợp này, các bác sĩ sẽ lấy thực hiện lấy cao răng, làm sạch răng miệng để ngăn không cho vi khuẩn tấn công.
Một số lưu ý để phòng tránh đau răng hàm
Để phòng chống triệu chứng đau răng hàm cũng như các bệnh lý răng miệng khác, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, chải răng 2 lần mỗi ngày, buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa sau khi đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch.
- Hạn chế ăn các đồ ăn vặt, thức ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh lý để có biện pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những cách chữa đau răng hàm phổ biến được áp dụng nhiều nhất. Tùy vào tình trạng răng miệng của mình, bạn có thể lựa chọn ra phương pháp phù hợp cho mình.
Cập nhật lúc: 3:51 PM , 30/05/2023