Đau nhức xương khớp tê bì chân tay: Nguyên nhân và phòng tránh

Đau nhức xương khớp kèm tê bì ở chân và tay là một hiện tượng phổ biến. Nếu tê bì là do yếu tố sinh lý, thường sẽ tự giảm và biến mất sau một vài phút. Tuy nhiên, nếu tê bì kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác, cần cẩn trọng vì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là gì? Nguy hiểm không?

Tê chân tay là cảm giác không thể bỏ qua khi các ngón tay, ngón chân bị tê buốt, lạnh lẽo như kiến bò. Nguyên nhân thường liên quan đến sự chèn ép mạch máu và thần kinh, gây cản trở lưu thông máu và làm mất cảm giác, khó khăn trong việc vận động.

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Mặc dù tê chân tay không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên và lặp lại, nó có thể là tín hiệu cho những bệnh lý nguy hiểm khác như teo cơ, bại liệt hay ảnh hưởng đến tim mạch. Ngoài ra, tình trạng tê bì có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Tình trạng này là phản ứng bình thường của cơ thể, hiện tượng này xảy ra do các chi không được cung cấp đủ máu. Tê bì chân tay là biểu hiện của nhiều bệnh lý dưới đây:

Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột gây ra đau nhức xương khớp và tê bì chân tay một cách trầm trọng. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này liên quan đến sự thay đổi độ nhớt của dịch khớp và máu, cũng như kết tủa muối và nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể. Những biến đổi này khiến cho việc vận động các khớp trở nên khó khăn, dẫn đến cảm giác đau nhức và tê bì

Đặc thù công việc

Một số người có công việc đặc thù như phải ngồi lâu hoặc đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, thu ngân viên, tài xế lái xe … nên các khớp xương và cơ căng cứng, mệt mỏi, lâu ngày gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp tê bì chân tay.

Tuổi tác

Khi tuổi tác gia tăng, quá trình tổng hợp sụn trong cơ thể bị suy giảm. Tế bào sụn mất đi khả năng tái tạo và sinh sản, dẫn đến sụn khớp bị mòn, mỏng đi và bong tróc. Áp lực từ trọng lượng cơ thể tác động lên những khớp sụn đã lão hoá, gây ra cảm giác đau khớp và khó khăn khi thay đổi tư thế và di chuyển.

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Những triệu chứng đau nhức và tê bì có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như khớp cổ chân, bàn chân, khớp cổ tay, và bàn tay. Hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này là rất quan trọng để tìm kiếm biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe hiệu quả, giúp giảm thiểu tác động của quá trình lão hoá lên hệ thống xương khớp.

Thừa cân, béo phì

Đau nhức xương khớp chân tay thường gặp ở người bị thừa cân và béo phì. Vì trọng lượng cơ thể cao nên sẽ tăng áp lực lên các khớp xương, nhất là những khớp ở chân, tác động này khiến cho phần sụn khớp nhanh bị bào mòn, tổn thương. Và hiện tượng đau nhức tê bì chân tay sẽ thường xuyên xảy ra hơn ở đối tượng này.

Bệnh lý

  • Thoái hóa xương khớp: Các bệnh lý xương khớp như bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp…hay ở bất kỳ vùng xương khớp nào trên cơ thể thì đều có thể là thoái hóa do quá trình lão hóa. Qua tuổi 35, các sụn khớp bắt đầu bị lão hoá, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, các dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức tê bì xương khớp ở chân tay hay khắp cơ thể.
  • Đa xơ cứng: Đa xơ cứng xảy ra khi hệ thống tự miễn của cơ thể bị rối loạn, tấn công nhầm hệ thần kinh trung ương gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tình trạng tê tay chân, đau nhức, co thắt cơ bắp khiến bạn mệt mỏi, khó chịu.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường khiến cholesterol tăng cao gây ra triệu chứng xơ vữa khiến tắc nghẽn lượng máu lưu thông đến tay và chân. Nếu để lâu ngày sẽ làm cho các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì ở các khớp tay hoặc chân.

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

  • Thiếu vitamin D: Các cơ quan quan trọng của cơ thể như cơ bắp, thận dựa vào canxi để hoạt động nên khi canxi trong máu thấp hoặc không đủ canxi có thể là do thiếu vitamin D. Nếu k có vitamin D cơ thể không thể hấp thu canxi và thiếu canxi sẽ làm tình trạng đau nhức tê bì xảy ra.

Những triệu chứng tê bì đau nhức chân tay 

Một số biểu hiện của chứng đau nhức xương khớp tê bì chân tay bao gồm:

  • Cảm giác đau mỏi lan xuống cổ, vai, và gáy, đi kèm với tê bì ở một bên cơ thể.
  • Tê và dị cảm mặt trong cánh tay, lan xuống các ngón tay (thường là ngón 4 và 5), đặc biệt khi giữ tay chân ở vị trí cố định trong một thời gian dài, cảm giác râm ran như kiến bò.
  • Tê kiểu châm chích và cảm giác nóng bỏng tứ chi, có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường hoặc tổn thương đa rễ dây thần kinh.
  • Mất cảm giác trong tay chân, đặc biệt khi triệu chứng tê kéo dài, thường xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm.
  • Tê buốt lan dọc cánh tay và cẳng chân, gây hạn chế vận động và khó chịu.
  • Có thể gặp các triệu chứng tê đau liên quan đến hội chứng ống cổ tay hoặc dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu.
  • Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và tổn thương thần kinh sọ.
  • Chuột rút ở tay chân, cơ đột ngột co thắt gây đau nhức âm ỉ trong bắp tay và bắp chân.

Ban đầu triệu chứng của người bệnh chỉ biểu hiện nhẹ nhàng tê rần nhức mỏi một vài nơi, thi thoảng có thể bị chuột rút. Càng về sau thì mức độ đau nhức tê bì càng mạnh, người bệnh thường xuyên bị tê buốt mất cảm giác, mất khả năng kiểm soát hoạt động của tay và chân.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay nếu do nguyên nhân thông thường thì sẽ mất đi nhanh chóng sau thời gian ngắn, nhưng nếu do nguyên nhân bệnh lý thì sẽ kéo dài liên tục trong thời gian dài gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt.

Những bệnh lý đi kèm do đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Với thắc mắc tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì, câu trả lời như sau: Tê bì chân tay có thể là một triệu chứng bệnh nhưng cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý khác nhau.Cụ thể: 

Thoát vị đĩa đệm 

Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm thường gặp phải tình trạng chèn ép dây thần kinh trong cột sống, dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay. Không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, triệu chứng này còn có thể gây ra biến chứng teo cơ, thậm chí là bại liệt toàn thân.

Bệnh tiểu đường 

Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu có thể bị tổn thương, đồng thời giảm lưu thông máu và dẫn tới tê bì tay chân. 

Đau dây thần kinh tọa

Vì những bệnh lý về cột sống hay do thói quen lười vận động, vận động sai cách sẽ khiến cho dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau nhức và tê bì từ vùng thắt lưng tới mông, đùi, bắp chân.

Bệnh lý về cột sống 

Những bệnh lý về cột sống như hẹp ống sống, trật đốt sống, viêm khớp cột sống sẽ khiến cho các dây thần kinh đi qua những vị trí này bị chèn ép, rễ thần kinh bị viêm nhiễm, tổn thương,… từ đó người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và tê bì chân tay. Những bệnh nhân này thường phải thay đổi tư tế liên tục vì nếu giữ lâu một tư thế họ sẽ rất dễ bị khó chịu, tê bì chân tay. 

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Thiếu máu não

Nhiều trường hợp thiếu máu não là do bẩm sinh nhưng cũng nhiều trường hợp thiếu máu não là do thói quen ăn uống không khoa học, thiếu chất dẫn đến thiếu máu não. Khi bị thiếu máu não, cũng có thể dẫn đến tình trạng mạch máu bị chèn ép và lưu thông kém và khiến cho người bệnh bị tê bì tay chân. 

Chuyên gia đưa lời khuyên phòng tránh

Để phòng tránh tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Massage và xoa bóp các chi: Massage nhẹ nhàng và xoa bóp các chi giúp cải thiện lưu thông máu, giảm tê bì và cung cấp dưỡng chất cho các cơ và tế bào.
  • Chườm nóng lạnh: Áp dụng chườm nóng và lạnh có thể giúp giảm tê bì chân tay. Tuy nhiên, cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp và tránh tiếp xúc trực tiếp với da.
  • Dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ: Bổ sung đủ vitamin B, calci, kali và duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng điều độ để hỗ trợ sự phục hồi của tổn thương thần kinh.
  • Hạn chế uống rượu bia: Giảm thiểu việc tiêu thụ rượu bia giúp giảm nguy cơ tê bì chân tay, đồng thời tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện lưu thông máu và thể lực, giảm tê bì chân tay. Hạn chế ngồi lâu ở cùng một vị trí, thường xuyên nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng để duy trì sự lưu thông máu hiệu quả.

Những cách chữa đau nhức xương khớp tê bì chân tay 

Để chữa bệnh tê bì chân tay người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể tham khảo thêm các thông tin sau:

Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

Để điều trị tê bì chân tay bằng tân dược, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một trong các nhóm thuốc sau đây. Nhưng hãy nhớ rằng các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và không nên tự ý sử dụng.

  • Thuốc kháng viêm và giảm đau: Các loại thuốc này giúp giảm đau nhức và hạn chế tình trạng viêm khớp. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau không steroid kết hợp với paracetamol, Bonlutin,… để đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Thuốc giãn cơ: Đối với những trường hợp cơ cứng bắp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc giãn cơ như Myonal, Mydocalm,… để thúc đẩy giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến cơ dễ dàng hơn.

  • Vitamin và khoáng chất: Nếu tê bì chân tay do cơ thể thiếu dưỡng chất, bổ sung đầy đủ vitamin B và khoáng chất là cần thiết. Hai dưỡng chất này có tác dụng cải thiện hệ thần kinh bị tổn thương và tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể. Hãy tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Sử dụng các bài thuốc nam

Người bệnh, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây y, cũng có thể tìm hiểu về các bài thuốc Nam dân gian. Đây là những phương pháp từ thiên nhiên, sử dụng lá cây có tác dụng hỗ trợ giảm đau và giải quyết tình trạng tê tay một cách hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Ngải cứu kết hợp muối hột: Hãy đổ một chậu nước ấm và cho lá ngải cứu vào để lá mềm, sau đó hòa tan muối hột vào chậu. Sau khi hỗn hợp đã sẵn sàng, sử dụng miếng vải sạch bọc ngải cứu và đắp lên vùng bị đau nhức. Phương pháp này giúp giãn nở mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm tình trạng tê tay chân.
  • Lá lốt: Lá lốt được coi là một loại dược liệu quý có tác dụng khắc phục tê tay chân. Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt tươi và 2 bát nước. Đun cho đến khi nước còn khoảng ½ bát rồi uống. Tiếp tục uống trong khoảng 10 ngày để giúp giảm tình trạng tê bì chân tay.
  • Nước gừng ngâm muối: Hòa gừng tươi và muối vào nước nóng 50-60 độ để ngâm tay, chân. Nước gừng và muối sẽ giúp giảm tình trạng tê tay chân một cách hiệu quả.

Sử dụng bài tập khắc phục tê bì chân tay

Để giảm tình trạng tê bì chân tay, người bệnh cần rèn luyện các bài tập nhẹ nhàng và thực hiện việc đứng dậy, đi lại, và vận động một cách nhẹ nhàng. Các bài tập này có thể giúp hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng. Một trong những tư thế yoga hữu ích là tư thế chim bồ câu, thường xuyên thực hiện tư thế này sẽ giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông và kích thích các dây thần kinh ở thân và lưng, từ đó tránh tình trạng ứ trệ gây ra tê bì chân tay.

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Những phương pháp trên đều có tác dụng giảm tác động của đau nhức xương khớp tê bì chân tay, nhưng thường chỉ phù hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc khắc phục tạm thời. Hiện chưa có phương pháp loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa tái phát về sau.

Tóm lại, đau nhức xương khớp tê bì chân tay là một bệnh lý gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để giảm tình trạng này, hãy chủ động tìm hiểu về bệnh và áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cập nhật lúc: 3:20 PM , 25/07/2023

Tin liên quan

Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết: nguyên nhân và cách chữa

Trên những ngày thời tiết chuyển mùa, những cơn đau và sự khó chịu từ bệnh xương khớp trở nên rõ rệt, gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày....

đau nhức xương khớp chân

Đau Nhức Xương Khớp Chân Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau nhức xương khớp chân thường xảy ra khi trời lạnh, lạm dụng tay chân hoặc gây áp lực lên các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình...

Đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là gì? Cảnh báo, nguyên nhân, cách chữa trị

Đau nhức xương khớp là một bệnh lý thường gặp chủ yếu ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên phải chịu đựng...

Đau nhức xương sống lưng: Biểu hiện và phòng tránh an toàn

Đau nhức xương sống lưng thường xuất phát từ những tổn thương tại vùng đốt cột sống L1 - L2, nơi phải chịu sức nặng và áp lực lớn từ...

Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và cách chữa

Đau nhức xương khớp toàn thân là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Hiện tượng bào...

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp ở người già là gì? Cách điều trị hiệu quả

Sự lão hóa của xương và sụn khớp ở người già dẫn đến tình trạng đau nhức dai dẳng, suy giảm khả năng vận động và khó khăn trong việc...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *