Đau dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh nhanh nhất?

Chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng đối với những người đang bị đau dạ dày. Chủ đề này hiện nay đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những đồ nên ăn và không nên ăn để cải thiện bệnh đau dạ dày nhanh nhất.

Chế độ ăn uống quan trọng với người đau dạ dày không?

Theo các nghiên cứu, chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày. Chính vì vậy, với người bệnh dạ dày, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG

Việc ăn những thực phẩm không tốt, có thể kích thích tiết axit dạ dày, hình thành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm, loét và gây đau. Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể gặp tình trạng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón). 

Chính vì vậy, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cân nhắc đau dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì là rất cần thiết.

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, hợp lý để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất

Đối với các bệnh lý dạ dày, muốn chữa trị hiệu quả, không tái phát cần xử lý bệnh từ triệu chứng đến căn nguyên, đồng thời đảm bảo cơ chế dự phòng,... >> XEM NGAY GIẢI PHÁP

Đau dạ dày nên bổ sung thực phẩm nào?

Ăn gì để giảm đau dạ dày? Bạn có thể cung cấp các loại thực phẩm dưới đây để cải thiện triệu chứng cũng như hạn chế làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

1. Các loại thực phẩm dễ hấp thu

Khi bị đau dạ dày, đây là nhóm thực phẩm cần được ưu tiên lên hàng đầu. Thức ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp cơ thể hấp thụ được dưỡng chất tốt hơn mà không gây hại cho dạ dày.

Các thực phẩm bạn nên ăn khi bị đau dạ dày là củ quả có nhiều chất xơ, cháo loãng, đồ ăn được hầm mềm, dễ nuốt,…

2. Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid dịch vị

Dư thừa acid dạ dày chính là nguyên nhân gây trào ngược và viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm có khả năng trung hòa acid là rất cần thiết.

Bạn có thể tăng cường bổ sung:

  • Gừng: Có tính nóng, giúp kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả.
  • Chuối: Trung hòa axit dạ dày, làm giảm nguy cơ viêm, sưng đường ruột.
  • Đu đủ: Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm táo bón, khó tiêu và giảm đau dạ dày.

3. Thực phẩm chứa Probiotic

Bổ sung nhiều lợi khuẩn sẽ góp phần giúp dạ dày chống lại các vi khuẩn có hại. Các thực phẩm chứa nhiều probiotic là lựa chọn tốt nhất.

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Sữa chua: Mỗi ngày bệnh nhân có thể dùng 50 – 100ml sữa chua để tăng lợi khuẩn.
  • Men vi sinh: Giúp cải thiện chứng trào ngược, ợ chua, giảm buồn nôn hiệu quả.

Nên bổ sung probiotic trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút để cơ thể hấp thu được tốt nhất.

Sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa

4. Thực phẩm chứa nhiều pectin

Bị đau dạ dày nên ăn gì? Các thực phẩm chứa nhiều pectin là lựa chọn tốt. Hoạt chất pectin giúp cơ thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.

Bạn có thể bổ sung pectin bằng cách ăn các loại quả như ổi, nho, lê, táo,… Ngoài pectin, hoa quả còn chứa vitamin và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe người bệnh.

5. Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa góp phần bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các vi khuẩn có hại. Đồng thời, chất này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương ở dạ dày. 

Các thực phẩm chống oxy hóa bạn có thể bổ sung là đu đủ, cà rốt, cà chua, bông cải xanh,…

Đau dạ dày nên uống gì?

Ngoài những loại thực phẩm nên ăn để giảm đau dạ dày, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại nước uống dưới đây:

  • Uống nước ấm: Ngoài bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, người bệnh có thể uống nước ấm mỗi khi thấy đau dạ dày để giảm đau.
  • Nước gừng: Gừng giúp chống viêm, giảm đau và hạ huyết áp hiệu quả.
  • Nghệ và mật ong: Đây là bộ đôi nổi tiếng với người đau dạ dày, có khả năng làm lành vết loét ở dạ dày và trung hòa nồng độ axit hiệu quả.
  • Trà hoa cúc: Giải nhiệt, chống viêm và chống co thắt dạ dày.
  • Nước ép lá bạc hà: Giúp đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm đau, khó tiêu hiệu quả.

Song song với việc bổ sung các loại nước trên, người bệnh đau dạ dày nên chú ý tránh một số loại đồ uống như:

  • Rượu bia, đồ uống có cồn
  • Caffeine
  • Đồ uống có ga
  • Nước ép trái cây có vị chua như cam, quýt, xoài, cóc,..

Thực phẩm cần tránh khi bị đau dạ dày

Ngoài những loại thực phẩm nên ăn, người đau dạ dày cũng cần chú ý kiêng một số thực phẩm để bảo vệ dạ dày, tránh bị tổn thương. 

1. Thực phẩm có tính axit cao

Các thực phẩm như dưa muối, cà muối, kim chi, chanh, quýt, bưởi,… có chứa nhiều axit nên có thể gây kích thích niêm mạc và làm tổn thương dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo người có tiền sử đau dạ dày không nên bổ sung các thực phẩm này, nhất là khi đang đói hoặc triệu chứng bệnh đang bùng phát.

2. Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng

Gia vị cay nóng có thể gây gián đoạn việc tiêu hóa, khiến tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Đây là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh lý như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

3. Thực phẩm khó tiêu

Các loại thực phẩm cứng, nhiều dầu mỡ,… thường khó tiêu. Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng co bóp, nhào trộn thức ăn của dạ dày. Đồng thời, có thể khiến cho các vết thương ở niêm mạc dạ dày khó lành hơn.

4. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Thức ăn để lạnh hoặc nóng quá đều có thể làm viêm loét dạ dày. Chúng có thể gây kích thích các tổn thương sẵn có ở trong niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét nặng, thậm chí là chảy máu dạ dày.

Lưu ý gì về chế độ ăn kiêng hàng ngày

1. Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không?

Mặc dù mướp hương có giá trị dinh dưỡng cao, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhuận tràng và làm giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, người có dạ dày kém, thường xuyên đau bụng, tiêu chảy lại không nên ăn mướp hương.

Nguyên nhân là vì mướp hương có tính mát, thanh nhiệt nên có thể làm sức khỏe người bệnh thêm tệ hơn.

2. Đau dạ dày ăn sữa chua được không?

Người đau dạ dày vẫn có thể ăn được sữa chua.

Nhiều người băn khoăn không biết đau dạ dày có ăn được sữa chua không vì trong sữa chua có tính axit. Tuy nhiên, nồng độ axit này thấp hơn với axit có trong dịch vị. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều công dụng khác:

  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do HP.
  • Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý ăn sữa chua đúng cách:

  • Chỉ ăn sữa chua nguyên chất.
  • Không kết hợp ăn sữa chua cùng các loại hoa quả giàu axit khác.
  • Không ăn sữa chua có chất béo cao.

3. Đau dạ dày ăn xôi được không?

Đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi. Vì gạo nếp chứa hàm lượng amilopectin cao, khiến cho xôi khó tiêu hóa khi ăn vào.

Khi ăn xôi, dạ dày sẽ phải tiết một lượng axit dịch vị cao để tiêu hóa được lượng xôi đã thu nạp. Do đó, có thể gây ảnh hưởng xấu đến lớp niêm mạc dạ dày của người bệnh.

4. Tại sao đau dạ dày không nên ăn cháo?

Cháo là thực phẩm mềm, dễ tiêu nhưng lại không được khuyến cáo nhiều đối với người đau dạ dày, đặc biệt là người bị trào ngược axit và ợ nóng. Nguyên nhân vì cháo có thể làm chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược trở nên nặng hơn.

5. Đau dạ dày ăn bánh mì được không?

Khi bị đau dạ dày, bạn có thể ăn bánh mì. 

Bánh mì có tính khô, dễ tiêu hóa nên có thể giúp hút dịch vị dư thừa, giảm các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu hiệu quả.

Có thể ăn bánh mì bất cứ lúc nào trong ngày khi bạn muốn ăn.

6. Đau dạ dày ăn phở được không?

Đau dạ dày không nên ăn phở.

Phở được làm từ tinh bột đã lên men, có vị chua nên không tốt cho người đau dạ dày. Nếu ăn nhiều phở có thể gây khó tiêu, đầy bụng và tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

7. Đau dạ dày ăn trứng được không?

Có thể ăn trứng khi bị đau dạ dày.

Trứng có độ lành tính cao, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và có nhiều công dụng tốt với dạ dày:

  • Giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày bằng chất béo và cholesterol.
  • Hạn chế tăng tiết axit dịch vị nhờ thành phần enzym, photpho, canxi, vitamin A,…
  • Khôi phục niêm mạc dạ dày bằng thành phần chống oxy hóa, axit amin,…

8. Đau dạ dày có ăn được cao ngựa không?

Người đau dạ dày có thể dùng cao ngựa. Tuy nhiên, cần dùng đúng cách và đúng liều lượng.

Trong cao ngựa có đến 17 loại axit amin khác nhau, giúp:

  • Chống oxy hóa.
  • Tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày.

9. Đau dạ dày ăn yến được không?

Đau dạ dày có thể ăn yến. Trong tổ yến có nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng chữa đau dạ dày như:

  • Threonine giúp kháng viêm và giảm đau.
  • Leucine giúp phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
  • Protein, vitamin giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
  • Hoạt chất Phenylalanine giúp tăng ham muốn ăn uống của người bệnh.

10. Đau dạ dày ăn yến mạch được không?

Người bệnh dạ dày có thể ăn yến mạch. Trong yến mạch có:

  • Nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe. 
  • Có các chất acid ferulic, Avennanthramides, phytics,… giúp chống oxy hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Chất beta glucan giúp ức chế và loại bỏ vi khuẩn có hại trong dạ dày.

Bạn có thể chế biến một số món ăn từ yến mạch như cháo gà yến mạch, cháo tôm yến mạch,…

Các phương pháp kết hợp điều trị khác

Ngoài việc chú ý đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cần có biện pháp can thiệp điều trị chuyên sâu hơn để loại bỏ tình trạng bệnh sớm. Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác. Qua đó, các bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp.

Một số phương pháp hiện nay có thể kể đến như dùng thuốc tây y và đông y. Tuy nhiên, dù là cách nào cũng cần được hướng dẫn bởi người có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Lưu ý chế độ ăn uống cho người đau dạ dày

Bên cạnh chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh đau dạ dày cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

  • Không nên ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh đồng nghĩa nhai thức ăn không kỹ, khi thức ăn chưa được nhai nhỏ có thể khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Đồng thời, các chất dinh dưỡng cũng không được hấp thu triệt để.
  • Ăn đúng bữa và đúng giờ: Hay bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ có thể khiến nhịp độ sinh học của dạ dày bị rối loạn, gây viêm loét dạ dày.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Không hoạt động mạnh hoặc nằm luôn sau khi ăn.

Câu hỏi thường gặp

Như đã có nhắc đến ở trên. Người đau dạ dày không nên ăn các loại rau muối chua, lên men như cà muối, dưa muối,... Vì trong các loại rau này có nồng độ axit cao, có thể gây những tổn thương trong niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn rau sống vì có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Câu trả lời là CÓ.

Ăn đêm trước khi đi ngủ là hành động khiến dạ dày phải làm việc quá tải. Lúc này, dịch vị acid dạ dày sẽ tiết ra quá mức và gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Đồng thời, thức ăn khi thu nạp vào ban đêm nếu không được tiêu hóa kịp thời sẽ bị phân hủy và lên men trong dạ dày. Đây là nguyên nhân dẫn đến đầy bụng và đau dạ dày.

Người đau dạ dày thường bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể và chán ăn, sụt cân. Do đó, có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp để tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng mà cần có tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh dùng sai, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Dạ dày là nơi tiếp nhận và xử lý thức ăn nên việc ăn uống kiêng khem cẩn thận là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi dạ dày đã có những tổn thương trước đó, nếu chỉ kiêng khem không thể chữa được khỏi bệnh hoàn toàn.

Song song với việc điều chỉnh chế độ ăn, người bệnh cần có phương án điều trị bệnh chuyên sâu. Có như vậy, các tổn thương ở dạ dày mới có thể được khôi phục.

Nếu các triệu chứng đau dạ dày đang xảy ra lúc dạ dày rỗng, bạn có thể bổ sung một chút thực phẩm dễ tiêu để làm đầy dạ dày. Ví dụ như rau xanh, hoa quả,... Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều để tránh dạ dày phải co bóp, lúc này có thể gây đau nặng hơn.

Nếu trong lúc nhịn ăn gián đoạn, khi dạ dày trống, bạn sẽ thấy có hiện tượng co bóp nhẹ như một lời nhắc nhở để chúng ta đi tìm thức ăn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục nhịn đói lâu hơn, dạ dày co bóp nhiều hơn sẽ gây đau và ảnh hưởng đến dạ dày.

Nhịn đói quá lâu chính là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì. Chế độ ăn đặc biệt quan trọng với người bệnh dạ dày nên bạn tuyệt đối không được chủ quan nhé. Chúc bạn sớm vượt qua bệnh!

Tham khảo: https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-food-stomach-upset 

Cập nhật lúc: 9:15 AM , 02/03/2024

Tin liên quan

Thực đơn cho người đau dạ dày cải thiện bệnh nhanh chóng

Điều quan trọng để cải thiện bệnh đau dạ dày là thay đổi chế độ ăn uống và thực đơn ăn uống hàng ngày. Vì thực đơn ăn hàng ngày...

Bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối từ nghệ

Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày hiệu quả nhất

Tinh bột nghệ, còn được biết đến như curcumin, là một chất có trong củ nghệ rất tốt cho việc điều trị đau dạ dày. Những chưa chắc bạn đã...

10 bài tập yoga cho người đau dạ dày hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều người không biết về công dụng của các bài tập yoga với bệnh đau dạ dày. Yoga là một bộ môn mang lại rất nhiều sức khỏe...

Cách dùng thuốc đau dạ dày chữ Y và lưu ý sử dụng

Những người đang bị đau dạ dày chắc không còn quá xa lạ gì với thuốc đau dạ dày chữ Y nữa. Thuốc chữ Y là thuốc đặc trị bệnh...

Thuốc sulpiride có công dụng gì? Cách sử dụng trị đau dạ dày

Thuốc sulpiride là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị một số tình trạng tâm thần như loạn thần kinh và hội chứng tăng prolactin. Tuy nhiên, ngoài...

Bị đau dạ dày nên uống gì giảm đau nhanh chóng nhất

Khi ăn hoặc uống thì thức ăn sẽ đi qua dạ dày trước khi tiêu hóa thức ăn ở ruột. Vì thế khi uống gì sẽ rất quan trọng khiến...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *