Rối loạn cương dương ở người trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng theo từng năm, tuy nhiên nhiều nam giới chọn cách im lặng hoặc cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ nỗi niềm của mình. Vì vậy việc hiểu đúng bệnh, cũng như lựa chọn cách điều trị kịp thời sẽ giúp người trẻ sớm lấy lại phong độ trong chuyện giường chiếu.
Thực trạng về bệnh rối loạn cương dương ở người trẻ
Trong một nghiên cứu với sự tham gia của hơn 27.000 nam giới từ 8 quốc gia cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn cương dương là 8% ở nam giới từ 20–29 tuổi và 11% ở những người ở độ tuổi 30–39. Cũng có một số trường hợp được ghi nhận các ca mắc rối loạn cương dương tuổi dậy thì, ở trẻ em, thiếu niên 17 tuổi đến 19 tuổi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe tình dục nam giới cho biết rất khó để xác định có bao nhiêu người trẻ mắc rối loạn cương dương. Do phần lớn nam giới cảm thấy khó khăn, tự ti khi phải phàn nàn thực tế tình trạng của mình.
Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn cương dương cũng ở mức tương đương, và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Triệu chứng bệnh
Rối loạn cương dương ở người trẻ thường có các triệu chứng, biểu hiện điển hình sau đây:
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương cứng không đủ lâu để thỏa mãn hoạt động tình dục.
- Một số trường hợp khác, dương vật có cương cứng nhưng khi đưa vào âm đạo thì mất khả năng cương cứng, dẫn đến mất ham muốn nhanh chóng.
Nguyên nhân gây bệnh
Đầu tiên, sự cương cứng của dương vật hoạt động theo cơ chế phản ứng sinh lý phức tạp liên quan đến não, hệ thống các dây thần kinh, các hormone, lưu lượng máu trong cơ thể,…. Khi một yếu tố bất kỳ bị ảnh hưởng sẽ gây ra rối loạn cương dương.
Mặc dù rối loạn cương dương ở người trẻ thường được xác định là do tâm lý, nhưng trong nhiều trường hợp người trẻ bị rối loạn cương dương cũng là do chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sinh lý diễn ra trong cơ thể.
Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân sinh lý bao gồm:
- Nội tiết tố bị rối loạn.
- Rối loạn hệ thần kinh, hệ mạch mạch máu.
- Mắc phải các bệnh lý gia tăng tình trạng mắc rối loạn cương dương như tiểu đường, suy sinh dục bẩm sinh, cường giáp, suy giáp, Testosterone suy giảm, hội chứng Klinefelter.
- Các tình trạng thần kinh như động kinh , bệnh đa xơ cứng và chấn thương tủy sống.
- Các bệnh về mạch máu như bệnh Peyronie, bệnh động mạch ngoại biên (PAD) và bệnh động mạch vành sớm (CAD).
- Gặp tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa các thành phần gây nghiện như cocaine, heroin và methamphetamine.
Nguyên nhân tâm lý
Cảm xúc và tâm trạng được đánh giá là yếu tố quan trọng góp phần gia tăng sự cương cứng dương vật ở nam giới. Lý do là chúng chịu sự chi phối điều khiển bởi hệ thần kinh, não, hormone và hệ tuần hoàn. Khi tâm lý cảm xúc bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm sẽ khiến nam giới khó khăn trong việc cương cứng, không được kích thích khi hoạt động tình dục.
Trong nhiều trường hợp nặng, tâm lý có thể là nguyên nhân chính khiến nam giới gặp phải tình trạng rối loạn cương dương. Và đối với người trẻ thì càng không thể tránh khỏi, khi khả năng kiểm soát tâm lý cảm xúc của họ hầu như rất bồng bột, bản năng, rất dễ khiến tình trạng trở nên khó khăn hơn.
Thông thường, nguyên nhân tâm lý gây ra rối loạn cương dương ở người trẻ bao gồm:
- Trầm cảm
- Áp lực gia đình hoặc xã hội
- Lòng tự trọng thấp
- Gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như tâm thần phân liệt
- Chấn thương tâm lý
- Vấn đề về mối quan hệ
Mối liên hệ giữa bệnh và đối tượng mắc
Rối loạn cương dương thường xuất hiện nhiều ở nam giới 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên theo các nghiên cứu gần đây xu hướng trẻ hóa bệnh ngày càng gia tăng. Lý do là bởi lối sống chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Chưa kể xã hội hóa công nghiệp hóa cũng là 1 trong những yếu tố khiến các đối tượng nam giới trẻ tuổi mắc chứng áp lực, sợ hãi, lo lắng cho tương lai phía trước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, gây ra tình trạng rối loạn cương dương.
Biến chứng của bệnh
Mặc dù rối loạn cương dương không gây hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể, tuy nhiên nó ảnh hưởng trực tiếp tâm lý của người bệnh, bao gồm:
- Căng thẳng, lo lắng sợ hãi khi thực hiện hoạt động tình dục.
- Tự ti, mất tự tin, trầm cảm
- Không giữ được phong độ, khó khăn trong việc bày tỏ tinh thần, trạng thái của bản thân với đối tác.
- Khiến chất lượng tinh trùng suy giảm, dẫn đến tỷ lệ khả năng thụ thai thấp.
Ngoài ra, rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Trong đó có bệnh tim, tiểu đường, huyết áp thấp,…
Chẩn đoán bệnh
Rối loạn cương dương ở người trẻ thường được chẩn đoán lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Trong đó, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám xem xét bệnh sử và tiền sử của gia đình, nhằm kiểm tra và và xác định các yếu tố nào gây ra bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về các loại thuốc mà bạn có sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn (OTC) hay các loại thuốc chứa các chất kích thích.
Song song với đó, bạn cũng sẽ được hỏi về tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng, tần suất xảy ra như nào trong quá trình hoạt động tình dục. Điều này có vai trò quan trọng giúp bác sĩ biết được bạn bị rối loạn dương dương là do tâm lý hay sinh lý.
Tiếp đến, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp khám cận lâm sàng để chẩn đoán tình trạng rối loạn cương dương. Cụ thể:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Mục đích là để phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh tim, tiểu đường, bệnh tuyến giáp,…
- Siêu âm dương vật: Nhằm xác định các vấn đề về lưu lượng máu động mạch và tĩnh mạch có dấu hiệu nào bất thường, ảnh hưởng đến quá trình cương dương ở nam giới hay không.
- Chụp động mạch bằng X-quang
- Thử nghiệm kết hợp tiêm và kích thích vào trong các thể hang (CIS): Đây là 1 thử nghiệm đơn giản để đánh giá chất lượng cương cứng của dương vật.
- Thử nghiệm tem phát triển dương vật về đêm (NPT): Đây cũng là một thử nghiệm đơn giản để để kiểm tra xem dương vật có cương cứng vào ban đêm hay không (bằng chứng là tem bị rách hoặc vỡ).
- …
Cách điều trị bệnh hiệu quả
Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để cải thiện khả năng cương cứng, kéo dài thời gian cương cứng cho hoạt động tình dục, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, nam giới cần có những thay đổi về lối sống sinh hoạt như sau:
- Thực hiện một chế độ ăn dinh dưỡng: Bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe sinh lý và hạn chế các nhóm thực phẩm làm giảm ham muốn ở nam giới như đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…
- Tập thể dục thường xuyên nhằm rèn luyện sức khỏe, sức bền, cải thiện tinh thần (đi bộ, chạy, bơi, thực hiện các bài tập Kegel,…)
- Bỏ hút thuốc lá (do thuốc lá chứa thành phần giảm lưu thông máu khiến máu không đi đến được các hang vật của dương vật gây ra rối loạn cương dương)
- Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước lọc mỗi ngày
- Tránh căng thẳng, lo âu, không làm việc quá sức
Điều trị tâm lý
Điều trị chứng rối loạn cương dương ở người trẻ bằng biện pháp tâm lý phổ biến nhiều hơn ở các nước ngoài. Tuy nhiên, riêng ở Việt Nam bạn cũng có thể tìm cho mình một chuyên gia tâm lý nhằm hỗ trợ trong việc điều chỉnh cân bằng cảm xúc, cũng như nhận sự tư vấn khoa học để bệnh được đẩy lùi nhanh chóng.
Dùng thuốc
Dựa vào nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương ở người trẻ, mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Các chất ức chế Phosphodiesterase loại 5 (PDE5) bao gồm: Cialis (tadalafil), Levitra (vardenafil), Stendra (avanafil) và Viagra
- Alprostadil là thuốc giãn mạch dùng để gây cương cứng dương vật, phát huy tác dụng sau 5 – 20 phút sử dụng. Có hai loại phổ biến là dạng thuốc tiêm (Caverject) và dạng thuốc đặt trong niệu đạo (MUSE).
- Tiêm testosterone: Cách thức này chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc chứng suy sinh dục (khi cơ thể không sản xuất đủ testosterone).
Khi nào cần đi khám?
Người trẻ khi mắc chứng rối loạn cương dương nên đi khám nếu:
- Lo lắng về sự cương cứng ảnh hưởng đến các vấn đề tình dục khác bao gồm yếu sinh lý, xuất tinh sớm, chậm xuất tinh,…
- Nghi ngờ bản thân mắc phải các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim,… Bởi đây là những bệnh có liên quan đến rối loạn cương dương.
- Rối loạn cương dương đi kèm với các triệu chứng bệnh lý khác.
Biện pháp phòng ngừa
Rối loạn cương dương ở người trẻ hay già đều là vấn đề cần được lưu tâm, tránh ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục. Để phòng ngừa tình trạng chức năng cương dương bị rối loạn, mất kiểm soát, nam giới cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:
- Xây dựng và thực hiện thói quen lối sống lành mạnh.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, các chất có cồn
- Cân bằng trạng thái cảm xúc hàng ngày
- Cân bằng công việc và thời gian nghỉ ngơi
- Rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và thể chất mỗi ngày. Ít nhất nên dành 30 phút mỗi ngày để chạy bộ.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc
- Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, tuy nhiên cần tránh các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Không xem các thể loại phim khiêu dâm.
Trên đây là toàn bộ nội dung giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về chủ đề chữa rối loạn cương dương ở người trẻ. Có thể thấy bất kỳ nam giới ở độ tuổi nào, dù là người trẻ, trung niên hay người già nếu muốn nâng cao chất lượng đời sống tình dục bền vững cần có sự điều chỉnh lối sống, sinh hoạt lành mạnh càng sớm càng tốt.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthymale.org.au/news/erectile-dysfunction-young-men-emerging-problem
- https://www.verywellhealth.com/erectile-dysfunction-in-teens-5198104
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5313296/
Câu hỏi thường gặp
Theo các nghiên cứu khác nhau trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì tình trạng rối loạn cương dương dưới 40 tuổi chiếm hơn 26% (bao gồm các mức độ nhẹ, vừa và nặng). Một số nghiên cứu khác mức độ phổ biến của bệnh chiếm khoảng 8% ở nam giới độ tuổi 20 - 29 và 11% ở nam giới có độ tuổi từ 30 - 39.
Như đã đề cập ở đầu bài viết, nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương ở người trẻ đa phần xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, lối sống sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy việc chữa khỏi bệnh sẽ dễ hơn so với các trường hợp bệnh xuất phát từ các bệnh lý diễn ra trong cơ thể. Cụ thể, người trẻ cần có những điều chỉnh thói quen sinh hoạt, áp dụng chế độ ăn lành mạnh kết hợp rèn luyện thể chất bệnh sẽ tự lui.
Trong trường hợp bệnh xuất phát do nguyên nhân sinh lý, nam giới nên chủ động đến tham vấn, khám và sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện chưa có con số cụ thể, tuy nhiên theo một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy có 29% trường hợp nam giới mắc chứng rối loạn cương dương đã điều trị khỏi nhờ áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp.
Ở tuổi dậy thì trẻ chưa hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần, nên việc đánh giá trẻ ở tuổi dậy thì có gặp phải tình trạng rối loạn cương dương hay không là rất khó. Do vậy để đảm bảo trẻ bước qua tuổi dậy thì phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Bố mẹ nên rèn luyện cho con về lối sống sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống hợp lý để ngăn ngừa bệnh có thể xảy ra khi bước sang tuổi thanh niên.
Rối loạn cương dương ở trẻ em không nguy hiểm, tuy nhiên có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng đời sống tình dục sau này của trẻ như suy giảm ham muốn, tinh trùng ít hoặc kém chất lượng,... Đặc biệt, nó còn tác động không nhỏ đến tư duy, tích cách, sự phát triển về thể chất của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động giúp trẻ có những thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh ngay từ bây giờ.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: