Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Không Dùng Thuốc Hiệu Quả

Đau dạ dày là tình trạng mà không ít người gặp phải và càng để lâu bệnh càng trở nặng và nguy hiểm tới sức khỏe. Một vài mẹo chữa đau dạ dày tại nhà sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt những cơn đau nhức khó chịu.

Đau dạ dày có thể tự khỏi không?

Đau dạ dày có thể tự khỏi nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm.

Với trường hợp đau dạ dày nhẹ do các yếu tố từ bên ngoài như: chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tác dụng phụ của thuốc, áp lực tâm lý,… thì có thể khỏi bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Trường hợp đau dạ dày xuất hiện do viêm loét hay vi khuẩn HP thì bệnh không thể tự khỏi. Để khỏi bệnh, cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện và tuân thủ theo liệu trình đã được bác sĩ kê đơn.

Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Không Dùng Thuốc

Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể xử lý đau dạ dày tại nhà bằng các mẹo dân gian hữu ích. Dưới đây là những lá cây chữa đau dạ dày có thể áp dụng:

Nhất Nam Y Viện được ví như “Thái Y Viện” thu nhỏ ngay giữa lòng thủ đô. Và được cộng đồng đánh giá là đơn vị uy tín, có chất lượng cao trong điều trị và nghiên cứu thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh dạ dày.

Xạ đen chữa đau dạ dày

Công dụng của Xạ đen:

Theo Đông y, Xạ đen có tính hàn, vị đắng chát, có khả năng tiêu viêm hiệu quả. Ngoài ra, xạ đen còn giúp ức chế giảm tiết dịch vị dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng đau dạ dày rõ rệt.

Theo Y học hiện đại, xạ đen có chứa các hoạt chất:

  • Tanin và flavonoids: Chống oxy hóa, kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp các vết loét, tổn thương tại niêm mạc mau lành.
  • Polyphenol, Quinone: Trung hòa acid dạ dày, ức chế vi khuẩn HP.
  • Saponin triterpenoid: Tăng cường hàng rào bảo vệ.
  • Acid amin: Tăng cường đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể mau hồi phục.
Cây xạ đen giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Cách dùng

Nấu nước xạ đen

  • Rửa sạch khoảng 25gr cành, lá xạ đen nhiều lần với nước, sau đó ngâm nước muối loãng, để ráo.
  • Cho vào ấm, sắc cùng với 1,5l nước, đậy kín nắp, đun sôi đến khi còn khoảng 800ml thì tắt bếp.
  • Để nguội uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng

  • Một số tác dụng phụ thường gặp như: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, chướng bụng, đầy hơi, buồn ngủ, ngủ gà gât,…
  • Ban đầu mới dùng chưa quen nên dùng lượng nhỏ trước rồi tăng dần liều lên.
  • Khi dùng xạ đen cần uống với thật nhiều nước.
  • Không sử dụng khi có dấu hiệu dị ứng, mẫn cảm.
  • Không sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh thận.
  • Không uống nước xạ đen để qua đêm.
  • Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Rau diếp cá chữa đau dạ dày

Công dụng của rau diếp cá

Rau diếp cá chữa đau dạ dày hiệu quả là bởi:

  • Chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp diệt vi khuẩn, chống viêm, ngăn viêm nhiễm mới hình thành. Từ đó, giảm các triệu chứng viêm loét, phục hồi tổn thương ở dạ dày.
  • Có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, cung cấp chất xơ giúp tiêu hóa thuận lợi, giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày.
Rau diếp cá chữa đau dạ dày

Cách dùng

Cách 1: Ăn sống

Rửa sạch diếp cá với nước, rồi đem ngâm nước muối loãng 15 phút để loại bỏ hết vi khuẩn, ký sinh trùng trên rau. Sau đó, vớt ra để ráo và ăn sống.

Cách 2: Nước rau diếp

  • Lấy một mớ rau diếp rửa sạch với nước, ngâm nước muối rồi để ráo.
  • Xay rau diếp với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước cốt.
  • Thêm 300-400ml nước đun sôi để nguội vào nước cốt rồi uống hàng ngày.

Cách 3: Nấu canh rau diếp

  • Nếu không thể áp dụng 2 phương pháp trên vì sợ mùi tanh của diếp cá, có thể nấu loại rau này thành canh và sử dụng.
  • Lấy một mớ rau diếp cá rửa sạch với nước, ngâm muối để ráo.
  • Đun sôi nước, cho rau diếp cá vào nồi. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa khoảng 5-10 phút thì tắt bếp.
  • Có thể nấu canh rau diếp cá với thịt băm hoặc thịt bò để dễ ăn hơn.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên sử dụng cho người đang sử dụng thuốc nhuận tràng, người có bụng dạ yếu, phụ nữ mang thai, trẻ em.
  • Trong quá trình sử dụng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, nên nếu dùng trong khoảng thời gian dài không đỡ, người mắc nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Những triệu chứng ĐAU DẠ DÀY bạn đang gặp phải?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Cách dùng lá mơ trị đau dạ dày

Công dụng

Theo YHCT, sử dụng lá mơ chữa đau dạ dày là biện pháp được áp dụng từ lâu. Bởi lá mơ có vị đắng, chát, tính mát và có khả năng sát khuẩn, giải độc và cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi.

Theo Y học hiện đại, lá mơ được biết tới với những hoạt chất có công dụng nổi bật như:

  • Sulfur dimethyl disulphide: Tương tự như kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
  • Các hoạt chất kháng viêm: Chống viêm, giúp trung hòa dịch vị dạ dày, thúc đẩy các tổn thương ở niêm mạc mau lành.
  • Alkaloid: Chống oxy hóa, ngăn cản sự hình thành các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Lá mơ trị đau dạ dày

Cách sử dụng:

Cách 1: Dùng trực tiếp

Rửa sạch một nắm lá mơ rồi đem ngâm muối khoảng 10-15 phút. Sau đó ăn sống.

Cách 2: Uống nước ép

  • Chuẩn bị khoảng 40g lá mơ lông, đem rửa sạch và ngâm muối loãng.
  • Để ráo, xay nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt, chia đều thành 2 lần uống vào buổi sáng, tối.

Ngoài ra, có thể hầm dạ dày lợn với lá mơ hoặc rán trứng gà lá mơ cũng giúp giảm đau dạ dày hiệu quả mà nhiều người áp dụng.

Lưu ý:

  • Cần áp dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả. Nhưng hiệu quả cũng thay đổi mỗi người một khác, phụ thuộc vào cơ địa của người mắc.
  • Một số trường hợp có thể dị ứng với lá mơ dẫn tới phát ban, nổi mề đay, sưng lưỡi, sưng môi,…

Rau mương chữa đau dạ dày

Công dụng

Theo Đông y, rau mương từ lâu đã là một vị thuốc dân gian có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cải thiện triệu chứng kiết lỵ, tiêu chảy. Loại rau này khá lành tính, và được sử dụng để cải thiện hệ tiêu hóa.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào cụ thể về thành phần hóa học và công dụng của loại rau này. Nhưng dân gian có sử dụng cây rau mương để cải thiện đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.

Cây rau mương chữa đau dạ dày

Cách dùng:

Cách 1: Nước rau mương tươi

  • Rau mương rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi xay nát với một ít nước lọc.
  • Chắt lấy nước cốt, chia làm 2 phần để sử dụng trong ngày.

Cách 2: Nước sắc rau mương

  • Rau mương sau khi đã rửa sạch, đem sao vàng trên bếp nóng.
  • Sau đó, cho rau mương đã sơ chế vào sắc với lượng nước vừa phải trong vòng 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước, chia thành nhiều phần sử dụng trong ngày.

Cách 3: Ngâm rượu cây rau mương chữa đau dạ dày

  • Rau mương rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành khúc nhỏ, tráng sơ qua với rượu rồi cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ rượu ngập rau mương, đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát
  • Sau 15 ngày ngâm lấy ra sử dụng, mỗi lần dùng khoảng 15ml rượu, ngày dùng khoảng 2 lần.

Lưu ý

  • Trước khi dùng cần làm sạch rau mương bằng cách rửa sạch sẽ, ngâm muối để sát khuẩn, tránh vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày.
  • Sử dụng ở liều vừa phải, không nên quá lạm dụng có thể gây hại cho cơ thể.
  • Cần kiên trì thực hiện mới thấy hiệu quả, và hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh của từng người.
  • Nếu sau một thời gian sử dụng tình trạng đau dạ dày không đỡ mà còn chuyển nặng thì nên tới bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và kê phác đồ điều trị phù hợp.

Chữa đau dạ dày tại nhà bằng cách thay đổi lối sống

Bên cạnh việc sử dụng các mẹo điều trị kể trên thì để việc chữa đau dạ dày hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với việc thay đổi lối sống khoa học hơn

Thói quen ăn uống

  • Ăn vào khung giờ cố định, theo định lượng vừa phải, không quá no, nhưng cũng không để bị đói.
  • Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng với lượng vừa phải, không quá nhiều hoặc quá ít.
  • Nên tránh các đồ ăn lạnh, hoa quả có tính hàn (dưa chuột, dưa hấu), quả có chứa nhiều acid và enzym tiêu protein (dứa),…
  • Tránh thức ăn quá nhiều gia vị, đồ chiên, nướng,…
  • Tránh các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, chất kích thích,…
  • Nên uống một vài tách trà ấm để giúp dạ dày dễ chịu hơn.

Thói quen sinh hoạt

  • Cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi, kiểm soát được căng thẳng, áp lực.
  • Mát xa bụng trước khi ngủ để ổn định dạ dày tốt hơn.
  • Tránh tập thể dục, vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, dậy muộn.

Khi nào người bị đau dạ dày cần gặp bác sĩ

Theo các chuyên gia y tế, những trường hợp cần đi khám bệnh dạ dày đó là:

  • Người thường xuyên đau bụng âm ỉ ở vùng thượng vị, đau tăng khi đói hoặc khi ăn đồ chua cay.
  • Hay gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng, chán ăn,…
  • Cảm thấy khó ăn, uống hay nuốt.
  • Tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài.
  • Người bị sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Người thân trong gia đình có tiền sử nhiễm Hp hay có vấn đề về đường tiêu hóa
  • Người có thói quen ăn uống thất thường, không có giờ giấc cụ thể, lượng thức ăn mỗi lần không cố định.
  • Người thường xuyên tiêu thụ đồ uống có cồn, thuốc lá, người bị thừa cân, béo phì.

Lời khuyên khi xử lý đau dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian

  • Mẹo dân gian thường không đem lại hiệu quả cố định, phụ thuộc vào cơ địa từng người, có người hợp người không.
  • Thường các mẹo cần sử dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Nếu đã sử dụng trong thời gian dài mà không thấy hiệu quả, cơn đau tăng, người mắc cần tới bệnh viện để sử dụng thuốc điều trị.
  • Trường hợp đau vùng thượng vị dùng mẹo không đỡ, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay các thuốc NSAIDs (ibuprofen, indomethacin,…) vì có thể khiến bệnh thêm nặng hay bỏ lỡ triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm.
  • Khi dùng mẹo điều trị đau dạ dày, cần tránh các yếu tố đã gây ra hiện tượng đau dạ dày trước đó như dùng thuốc, áp lực tâm lý,…

Câu hỏi thường gặp

Những nguyên liệu sử dụng trong mẹo điều trị đau dạ dày tại nhà đều là những dược liệu quen thuộc, dễ kiếm nên chi phí điều trị thường rẻ, tiết kiệm.

Tại sao có nhiều người chữa mãi không khỏi?

Bởi mỗi người lại có những đáp ứng khác nhau với các dược liệu khác nhau. Nên có trường hợp dùng mẹo có hiệu quả nhưng cũng có người không khỏi.

Hơn nữa, với những trường hợp nặng, có kèm theo viêm loét hay vi khuẩn HP thì cần sử dụng thuốc điều trị, chứ áp dụng các mẹo không đủ để có thể chữa khỏi.

Hiệu quả của các phương pháp điều trị đau dạ dày tại nhà thường không cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tình trạng bệnh của người mắc: Dùng mẹo thường chỉ hữu ích với những trường hợp đau nhẹ, mới chớm. Trường hợp nặng phương pháp này không mang lại hiệu quả cao.
  • Cơ địa người bệnh: Hiệu quả của các mẹo ở mỗi người một khác, phụ thuộc vào khả năng hấp thu, mức độ tương thích giữa nguyên liệu sử dụng với cơ thể người bệnh.
  • Hoạt tính có trong các lá trị đau dạ dày: Tùy vào điều kiện sinh trưởng mà hàm lượng hoạt tính của các lá sử dụng có sự thay đổi khác nhau. Theo đó, hiệu quả cũng có sự thay đổi.

Nhiều người có thói quen kết hợp các mẹo chữa đau dạ dày lại với nhau với hy vọng một cách không đỡ thì dùng nhiều cách sẽ có hiệu quả. Nhưng không nghĩ rằng các thảo dược khi dùng chung với nhau có thể gây ra những tương tác hay phản ứng bất lợi.

Do vậy, nếu thấy dùng riêng lẻ từng phương pháp không có hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Hạn chế những tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp phải.

Áp dụng các mẹo sử dụng lá cây chữa đau dạ dày tại nhà kể trên là những biện pháp được đánh giá an toàn, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi áp dụng, cần lưu ý để sử dụng các mẹo này an toàn và hiệu quả, sớm phục hồi tình trạng đau nhức dạ dày.

Cập nhật lúc: 9:38 AM , 22/03/2024

Tin liên quan

Top 15 thuốc dạ dày được người bệnh tin dùng hiện nay

10 Thuốc Chữa Trị Đau Dạ Dày Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Đau dạ dày uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hiểu được điều này, bài viết hôm nay sẽ thông tin đến quý vị một số...

Công dụng thuốc Esomeprazole là gì? Thành phần và lưu ý sử dụng

Esomeprazole là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày và dạ dày-tiêu hóa. Với công dụng trong việc...

Bị đau dạ dày nên uống gì giảm đau nhanh chóng nhất

Khi ăn hoặc uống thì thức ăn sẽ đi qua dạ dày trước khi tiêu hóa thức ăn ở ruột. Vì thế khi uống gì sẽ rất quan trọng khiến...

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất là ở trẻ em, phụ nữ mnag thai hoặc người có thói quen xấu trong sinh hoạt

Bệnh Đau Dạ Dày: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Phòng Ngừa

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Bệnh có thể hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện qua các triệu...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *