Chữa mề đay bằng mẹo dân gian có tác dụng giảm ngứa ngáy, kháng viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Dưới đây là TOP 16 cách chữa mề đay đơn giản bằng mẹo dân gian mà bạn có thể áp dụng.
TOP 16 cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian hiệu quả
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, Đông y, người bệnh có thể tự chữa bệnh mề đay tại nhà bằng các mẹo dân gian. Các bài thuốc dân gian sẽ giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng và cung cấp dưỡng chất giúp phục hồi làn da.
Các nguyên liệu dân gian thường rất dễ tìm, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là các cách chữa mề đay bằng dân gian phổ biến nhất:
Mẹo trị mề đay từ lá trầu không
Trầu không là một loại dược liệu có chứa các chất kháng viêm, chất chống oxy hóa. Các dưỡng chất này có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Công dụng chính của chúng là hỗ trợ giảm ngứa ngáy và chống lại các tác nhân gây mề đay trên da.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không vừa đủ, rửa sạch với nước muối pha loãng.
- Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước trong nồi.
- Bạn lấy nước thuốc pha với một ít nước lạnh rồi dùng để tắm.
- Người bệnh có thể sử dụng bã lá trầu không chà nhẹ lên da để giảm ngứa hiệu quả.
- Áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp tình trạng nổi mẩn ngứa thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa mề đay bằng mẹo từ lá khế
Lá khế là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh mề đay. Theo Đông y, lá khế có vị chua, tính bình, có tác dụng giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Do đó, lá khế thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da như dị ứng, mề đay, mẩn ngứa…
Sử dụng lá khế chữa bệnh mề đay sẽ giúp đào thải độc tố, kháng viêm và làm dịu vùng da bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá khế vừa đủ, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng.
- Bạn cho lá khế vào nồi, đun sôi với 2 lít nước.
- Bạn đợi cho nước nguội hoặc pha thêm một ít nước lạnh để tắm. Dùng bã lá khế chà nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm đều lên da.
- Sau khi tắm, bạn lau khô vùng da bị nổi mề đay.
- Người bệnh nên tắm nước lá khế 2 ngày 1 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mẹo chữa mề đay từ lá trà xanh
Trà xanh có chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho làn da, phải kể đến như tanin, vitamin, flavonoid… Các khoáng chất này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm rất hiệu quả . Vì vậy, lá trà xanh thường được sử dụng để chữa trị các bệnh lý ngoài da như nổi mề đay, chàm…
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch với muối để loại bỏ bụi bẩn gây hại.
- Cho lá trà xanh vào nồi và đun với 3 lít nước.
- Sau khi nước sôi, bạn cho nước ra thau, pha thêm một ít nước lạnh rồi tắm.
- Bã lá trà xanh dùng để chà nhẹ lên vùng da bị mề đay cần điều trị.
Ngoài việc dùng lá trà xanh để tắm, bạn có thể pha nước trà uống mỗi ngày để thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da.
Rau má – Mẹo trị nổi mề đay hiệu quả
Trong Đông y, rau má có tính mát, vị đắng và là một loại dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Rau má có tác dụng mát gan, tiêu viêm, giải độc và trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả. Do đó, người ta thường sử dụng rau má để điều trị các căn bệnh da liễu gây ngứa ngáy, khó chịu.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị cả phần rễ và lá rau má, rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
- Cho rau má vào cối xay nhuyễn và lọc lấy nước uống. Bạn có thể cho thêm một ít đường vào nước để dễ uống.
- Uống nước rau má mỗi ngày vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa giảm nhanh các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.
Cách chữa mề đay bằng mẹo với nghệ
Củ nghệ có tác dụng kháng viêm sát khuẩn và làm lành vết thương ở da nhanh chóng. Vì nghệ có chứa hoạt chất curcumin – đây là chất polyphenol tự nhiên có khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, tinh chất trong nghệ còn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn trú ẩn trên da.’
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da cần điều trị trước khi thoa nghệ.
- Bạn dùng bột nghệ tươi bôi lên vùng da bị mề đay.
- Sau 15 – 20 phút, bạn rửa sạch da lại với nước.
Cách chữa mề đay bằng mẹo từ lá đinh lăng
Dân gian lưu truyền rằng lá đinh lăng là một trong những vị thuốc chữa nổi mề đay được nhiều người áp dụng. Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình và mùi thơm đặc trưng. Nhờ đặc tính sát khuẩn cao nên lá đinh lăng thường được dùng để điều trị tình trạng mề đay, mẩn ngứa trên da.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm sả, đinh lăng. Rửa sạch hai nguyên liệu trên với nước muối pha loãng.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nấu cùng 2 – 3 lít nước. Đun sôi trong khoảng 20 phút, bạn cho nước ra chậu, để nguội và tắm.
- Phần bã lá đinh lăng và sả bạn có thể dùng để chà nhẹ lên da nhằm tăng hiệu quả điều trị.
Cách tắm nước đinh lăng là biện pháp hiệu quả đối với những người bị mề đay toàn thân. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da.
Mẹo chữa nổi mề đay từ ngải cứu
Ngải cứu là một loại dược liệu có thể chữa được nhiều bệnh như cảm cúm, đau khớp, mề đay, mẩn ngứa… Tinh dầu trong lá ngải cứu có chứa các chất kháng khuẩn và chất giảm đau tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch một ít lá ngải cứu và để cho ráo nước.
- Rang lá ngải cứu với một ít muối hột trong khoảng 10 phút.
- Bạn cho hỗn hợp lá ngải cứu và muối vào một mảnh vải nóng.
- Chườm vải lên vùng da bị mề đay.
Mẹo chữa nổi mề đay từ lá kinh giới
Các hoạt chất menthol, racemic, d-limonene… trong lá kinh giới có khả năng khử trùng từ bên trong. Theo Đông y, lá kinh giới có tác dụng giải độc, sát khuẩn và kháng viêm cao. Do đó, kinh giới là một mẹo dân gian chữa bệnh mề đay mà bạn không nên bỏ qua.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá kinh giới vừa đủ, rửa sạch lá bằng nước muối pha loãng.
- Vò nhẹ lá rồi cho lên bếp đun cùng 3 – 4 lít nước. Đun sôi nước lá kinh giới trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Bạn đổ nước ra chậu và cho thêm 1 thìa muối vào nước. Pha thêm một ít nước lạnh hoặc đợi nước nguội rồi dùng để tắm.
- Bạn có thể sử dụng lá kinh giới chà xát nhẹ lên vùng da bị nổi mẩn đỏ.
Hết ngứa ngáy với bài thuốc chữa mề đay bằng lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, sát trùng ở những bệnh nhân bị nổi mề đay, viêm da… Ngoài ra, lá hẹ còn chứa rất nhiều thành phần tốt cho làn da như vitamin C, E, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này có công dụng làm dịu da, giảm ngứa và hạn chế tổn thương lan rộng.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch một nắm lá hẹ tươi rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước.
- Đun sôi nước trong khoảng 5 phút, cho thêm 2 thìa muối ăn vào khuấy đều.
- Bạn cho nước ra chậu, thêm vào một ít nước lạnh để giảm nhiệt độ.
- Người bệnh sử dụng nước lá hẹ để vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương.
Chữa mề đay từ lá bạc hà
Mẹo khi bị nổi mề đay mà bạn có thể tham khảo đó là áp dụng bài thuốc từ lá bạc hà. Lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu mentol và các hợp chất như limonen, camphen… Các chất này có tác dụng khử khuẩn, kháng viêm và chuyên trị các bệnh lý dị ứng ngoài da.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch lá bạc hà rồi để cho ráo nước.
- Giã nát lá và đắp lên vùng da bị nổi mề đay.
- Bạn có thể vừa đắp vừa chà xát lá lên da để dịch tiết thấm sâu vào bên trong làn da.
Nha đam chữa mề đay hiệu quả
Khoáng chất và vitamin dồi dào trong nha đam luôn được tận dụng để chăm sóc và nuôi dưỡng làn da. Vì thế, dân gian thường dùng cây nha đam để điều trị mụn nhọt, tàn nhang, giảm tình trạng thô ráp và ngứa ngáy trên da.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch một 1 bẹ nha đam, bỏ vỏ và rửa sạch mủ bên trong.
- Dùng thìa cạo lấy phần gel của lá rồi thoa trực tiếp lên da.
- Sau 15 phút, bạn rửa sạch da lại với nước rồi lau khô.
Gừng tươi giúp giảm mề đay trên da
Gừng tươi có vị nồng, tính ấm, có công dụng kháng viêm và ngăn ngừa dị ứng trên da. Thảo dược này thường được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm lạnh như đau họng, ho, rát họng… Ngoài ra, gừng tươi còn được nhiều người sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh mề đay trên da.
Cách thực hiện:
- Bạn đun sôi 2 lít nước, cho 2 củ gừng tươi đã cắt nhỏ vào nồi.
- Bạn đun thêm 3 phút nữa thì tắt lửa, cho 2 thìa muối vào cùng.
- Đợi đến khi nước nguội thì ngâm rửa vùng da bị mề đay để giảm ngứa.
- Bạn có thể dùng nước gừng để tắm trong trường hợp tổn thương ở da lan rộng.
Chữa mề đay bằng mẹo từ cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại cỏ dại thường mọc ven đường ở các vùng quê. Ít ai biết rằng loại cỏ này mang đến nhiều tác động tích cực cho sức khỏe của con người. Dân gian lưu truyền cỏ mần trầu có thể chữa được bệnh sốt rét, thải độc, mát gan. Hơn nữa, một số nghiên cứu hiện đại đã chứng minh cỏ mần trầu còn có công dụng chữa bệnh viêm da, mề đay…
Cách thực hiện:
- Bạn sử dụng cỏ mần trầu khô hoặc tươi sắc cùng nước sạch.
- Đun nước đến khi sôi, bạn hạ thấp lửa còn liu riu để các dược chất trong cỏ tiết ra hết.
- Người bệnh chia nước thuốc thành hai lần uống hết trong ngày.
Tắm bột yến mạch chữa bệnh mề đay
Bệnh nhân có thể áp dụng cách trị mề đay bằng cách tắm bột yến mạch tại nhà. Bột yến mạch có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, bột yến mạch còn giúp cấp ẩm và tăng cường dưỡng chất bảo vệ làn da tránh khỏi các tác nhân gây hại.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị bồn tắm lớn, cho 1 chén bột yến mạch vào hoà tan.
- Người bệnh ngâm mình trong nước khoảng 5 – 10 phút.
- Các tinh chất trong yến mạch sẽ thấm đều vào da và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Dầu dừa giúp giảm nổi mề đay
Từ lâu, dầu dừa đã được biết đến với nhiều công dụng làm đẹp cho làn da như dưỡng da, cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng loại bỏ tế bào chết và tăng cường mô biểu bì dưới da. Từ đó, nguyên liệu này sẽ bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn và virus.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch vùng da cần điều trị rồi lau thật khô.
- Dùng bông gòn tẩm một ít dầu dừa và bôi lên vùng da cần bị bệnh.
- Massage nhẹ nhàng làn da và rửa lại với nước sạch sau 20 phút.
- Thực hiện cách này 2 – 3 lần mỗi ngày khi bị nổi mề đay trên tay, chân, lưng. Ở mặt, bạn chỉ nên áp dụng 1 lần trong ngày.
Chữa mề đay bằng mẹo từ mật ong
Mật ong là một trong những dưỡng chất tự nhiên rất tốt cho làn da. Vitamin, khoáng chất, axit amin có trong mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, giảm sẹo và chữa lành vết thương trên da. Ngoài ra, mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn, giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên da.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch vùng da cần điều trị bằng nước ấm và dùng khăn lau khô.
- Lấy một muỗng mật ong nguyên chất xoa đều giữa hai tay.
- Sau đó, bạn thoa lên vùng da bị tổn thương.
- Massage nhẹ nhàng trong vài phút, chờ đến khi mật ong khô rồi rửa lại với nước.
Giải pháp chữa mề đay TẬN GỐC, DỨT ĐIỂM nhờ Tiêu Ban Hoàn Bì Thang
Thay vì áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc Đông Y với thành phần thảo dược, được nghiên cứu bài bản, đảm bảo đồng thời tính AN TOÀN - HIỆU QUẢ về lâu dài.
Trong đó, Tiêu ban hoàn bì thang của Nhất Nam Y Viện đang là bài thuốc nam nổi tiếng, đáp ứng tốt các tiêu chí trên. Cụ thể:
Về nguồn gốc:
- Bài thuốc được đội ngũ chuyên gia bác sĩ Nhất Nam Y Viện nghiên cứu từ các phương dược chữa mẩn ngứa cho vua Gia Long của danh y triều Nguyễn.
- Là thành quả được hoàn thiện từ đề tài “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa”.
Về thành phần:
- Chắt lọc ra 27 nam dược quý, có hàm lượng dược chất cao, không chứa độc tính như: Bồ công anh, Ngưu bàng tử, Xuyên khung, Hạ diệp châu, Cát cánh, Tang diệp, Phòng phong, Sài đất, Sinh địa, Kim ngân cành…
- 100% thành phần thuốc là các loại nam dược quý, lành tính, có độ tương thích cao với cơ địa người Việt.
Về công dụng:
Hoạt động theo nguyên lý Bổ Chính - Khu tà, bài thuốc giúp xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời nâng cao chính khí, dưỡng gan bổ thận ngăn ngừa bệnh tái phát. Theo đó, bài thuốc phát huy:
- Thanh nhiệt giải độc, tiêu trừ mẩn ngứa dị ứng da.
- Bổ gan thận, tăng cường dưỡng khí, dưỡng huyết, nâng cao sức đề kháng
- Tăng cường khử độc gan, thải độc thận, giúp da khỏe từ bên trong.
Để bài thuốc phát huy công dụng nhanh chóng, đẩy lùi bệnh toàn diện trong thời gian ngắn, bác sĩ cũng dựa trên bệnh cảnh của từng người xây dựng phác đồ điều trị tương ứng. Hơn hết, với những ưu điểm nêu trên, bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng ngay cả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,....
>>XEM THÊM: Chữa mề đay bằng phương thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang bao lâu thì khỏi?
Rất nhiều người bệnh cũng từng đưa ra các đánh giá, phản hồi tích cực về bài thuốc trên các trang diễn đàn, mạng xã hội:
Tìm hiểu thông tin chi tiết về bài thuốc cũng nhận tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, bạn liên hệ qua:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 - 024.8585.1102
- Zalo: https://zalo.me/0964045616
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang - Điều trị nổi mề đay không lo bị lại
Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu giá trị của hàng chục phương thuốc cổ truyền, đội ngũ Trung tâm Thuốc dân tộc đã phát triển thành công bài thuốc chữa mề đay hiệu quả toàn diện, phù hợp với thể trạng người Việt hiện thời
Trong đó bài thuốc chữa ngứa da của dân tộc Mường - Hòa Bình, y pháp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông được lấy làm nền tảng phân tích, nghiên cứu chính.
ĐỌC THÊM: Tiêu ban Giải độc thang – Giải pháp “vàng” cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa
Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang kết hợp hài hòa 2 nhóm thuốc nhỏ: GIẢI ĐỘC HOÀN và BỔ THẬN HOÀN tạo nên tác động từ trong ra ngoài. Công dụng chính của 2 nhóm thuốc là:
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, giảm sưng đỏ, hành huyết, loại bỏ các triệu chứng, điều trị căn nguyên gây nổi mề đay.
- Bổ gan, ích thận, ổn định cơ địa, nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa tái phát bệnh.
LÁ TẮM MỀ ĐAY được bác sĩ kê đơn thêm để kiểm soát triệu chứng ban đỏ, sẩn phù da và hỗ trợ gia tăng công dụng của 2 nhóm thuốc chính.
Bài thuốc được tạo thành bởi hơn 30 vị thuốc Nam quý hiếm trong đó có nhiều chủ dược như: Kim ngân cành, Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ, Phòng phong,...
Tất cả dược liệu có trong bài thuốc đều được kiểm định chất lượng khắt khe, thu hoạch từ vườn thuốc Nam của Trung tâm Thuốc dân tộc. Vì vậy bài thuốc vừa đem lại hiệu quả cao vừa an toàn, không tác dụng phụ.
Hiệu quả của bài thuốc được chứng minh dựa trên phản hồi thực tế của người bệnh. Theo thống kê tại Trung tâm Thuốc dân tộc, hơn 95% bệnh nhân dứt hẳn các triệu chứng mề đay và hầu như không tái phát trở lại.
VTV2 lựa chọn bài thuốc Tiêu ban giải độc thang để đưa tin trong phóng sự về công tác điều trị mề đay.
VTV2 đưa tin về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
Người bệnh mề đay có thể đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây để được bác sĩ tư vấn chi tiết:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
- Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, P. Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P. 2, Q. Phú Nhuận
- Hotline: 0983 059 582
- Zalo: https://zalo.me/0983059582
- Website: thuocdantoc.org
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
HOẶC LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN, ĐẶT LỊCH KHÁM
TÌM HIỂU THÊM:
Lưu ý khi áp dụng chữa mề đay bằng mẹo dân gian
Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian rất đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý một số điều như sau:
- Các bài thuốc dân gian sẽ không mang lại hiệu quả ngay lập tức. Người bệnh phải kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.
- Người bệnh nên lựa chọn các loại lá cây không sâu bệnh, không chứa chất bảo quản. Bạn phải rửa sạch lá bằng nước muối trước khi sử dụng.
- Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ viêm nhiễm của người bệnh.
- Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì bạn nên ngưng điều trị và đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Người bệnh mề đay nên chủ động thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Các cách chữa mề đay bằng mẹo thường an toàn, lành tính và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đối với tình trạng mề đay kéo dài, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Sử dụng các bài thuốc dân gian là cách xử lý mề đay tiết kiệm, đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp lâu dài, vì chúng chỉ có thể tác động ngoài da, làm giảm nhẹ triệu chứng tạm thời. Khi căn nguyên, gốc rễ gây bệnh chưa được xử lý, tình trạng mề đay sẽ thường xuyên tái phát, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Khó thở, phù mạch, tiêu chảy, sốc phản vệ,…
XEM NGAY: