Cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả [Lời khuyên vàng từ bác sĩ]

Thoái hóa cột sống gây đau nhức, cứng cơ cổ, vai gáy, lưng, tê bì chân tay. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây biến dạng cột sống và ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Dưới đây là những cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả, an toàn do Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Công nghệ cao Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tư vấn.

Thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?

Bệnh thoái hóa cột sống có các triệu chứng điển hình như: 

  • Đau nhức từng cơn, căng cứng cổ vai gáy, cơ lưng vào buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Đau lưng, cổ đột ngột hoặc âm ỉ trong vài giờ hoặc vài ngày.
  • Cảm thấy đau hơn khi vận động, cúi, ngửa, ngồi lâu, đứng một chỗ. 
  • Tê bì tay chân, yếu hoặc liệt bả vai, cánh tay, ngón tay, mất thăng bằng khi di chuyển.

Thoái hóa cột sống là bệnh lý cơ xương khớp mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các cách chữa thoái hóa cột sống hiện tại chủ yếu tập trung:

  • Làm giảm đau.
  • Cải thiện chức năng vận động.
  • Làm chậm tiến trình thoái hóa.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn khuyên người bệnh nên điều trị từ sớm và đúng cách để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tổng hợp các cách chữa thoái hóa cột sống

Có khá nhiều cách chữa thoái hóa cột sống. Bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố về bệnh sử, mức độ thoái hóa,.. để đề xuất phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng người. Để biết bản thân phù hợp với cách chữa nào, bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Một số biện pháp điều trị thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay bao gồm:

Cách chữa thoái hóa cột sống tại nhà

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Lấy khăn lạnh hoặc túi nóng chườm lên cột sống giúp giảm đau nhức, sưng. 
  • Tắm suối khoáng: Phương pháp này giúp giải độc, thư giãn, xoa dịu triệu chứng đau nhức, giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Uống nước bột quế: Trộn bột quế cùng mật ong theo tỷ lệ 1:2 rồi hòa thêm 250ml nước dùng uống mỗi ngày. Thực hiện thường xuyên bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm dần, lưu thông máu tốt, vận động, di chuyển dễ dàng hơn.
  • Ngải cứu: Rang ngải cứu với muối hạt rồi dùng khăn vải bọc lại. Chườm khăn lên những vị trí bị đau nhức giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.
  • Dùng xương rồng: Chườm hoặc đắp xương rồng đã giã nát và xào nóng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu sưng viêm, làm dịu đau nhức do thoái hóa cột sống.
  • Uống nước lá lốt: Đun sôi nửa lít nước với 15 – 30 lá lốt tươi trong 15 phút, uống 2 – 3 lần/ ngày giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, làm lành tổn thương.
  • Đắp đu đủ: Giã nát đu đủ rồi bọc trong một chiếc khăn vải sạch, đắp lên vùng cột sống trong 30 phút. Thực hiện cách này 1 lần/ ngày có thể làm mềm cơ, kháng viêm, tiêu sưng và giảm đau nhức hiệu quả.

Lưu ý: 

  • Hiệu quả của các cách chữa thoái hóa cột sống tại nhà chưa được kiểm chứng.
  • Các mẹo chữa trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thuốc chữa bệnh.
  • Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xương khớp trước khi áp dụng.
  • Khi sử dụng nếu gặp các dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng thêm trầm trọng cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Dùng thuốc Tây y

Tùy mức độ bệnh và thể trạng bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ phù hợp cho bệnh nhân. Một số loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể kể đến như: 

  • Thuốc giảm đau nhức Paracetamol, Acetaminophen: Thích hợp dùng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cấp tính.
  • Nhóm thuốc giảm đau sưng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen.
  • Thuốc Opioid thường chỉ dành cho người bệnh bị đau nhức dữ dội hoặc không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau khác.
  • Nhóm thuốc Steroid: Làm giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống.
  • Các loại thuốc giảm đau tại chỗ dạng gel, xịt, kem, miếng dán.
  • Thuốc giãn cơ (Baclofen, Carisoprodol, Cyclobenzaprine, Metropole): Khắc phục tình trạng co cứng cơ, kiểm soát nhanh các cơn đau.
  • Nhóm thuốc ức chế thần kinh: Thường được chỉ định dùng kết hợp với thuốc giảm đau để kiểm soát triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống.

Lưu ý:

  • Cách chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây y có khả năng khắc phục nhanh chóng triệu chứng đau nhức nhưng không thể hồi phục cột sống bị thoái hóa.
  • Lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn liều lượng của bác sĩ.

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng châm cứu, xoa bóp

Châm cứu: Dùng kim châm nhỏ tác động vào các huyệt vị trên cơ thể giúp khai thông khí huyết, giải phóng một số chèn ép lên cột sống, giảm đau nhức rất tốt.

Phương pháp này chỉ có công dụng làm giảm đau trong thời gian ngắn, không thể giải quyết căn nguyên gây bệnh. Một số phòng khám không khử trùng kim châm đúng cách có thể làm lây nhiễm chéo nhiều bệnh lý giữa các bệnh nhân. 

Xoa bóp: Đây là cách chữa thoái hóa cột sống dùng tay, chân, dụng cụ hỗ trợ thực hiện các động tác đấm vỗ, massage, bấm chặt, nhào nặn,… giúp người bệnh thoái hóa cột sống giảm tê cứng, đau đớn, tê cứng, hỗ trợ lưu thông máu.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những cách chữa thoái hóa cột sống không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh. Tập luyện với cường độ thích hợp và đều đặn giúp tăng cường độ dẻo dai và sức mạnh của các cơ, hỗ trợ duy trì chức năng cột sống, giảm bớt áp lực lên các khớp đốt sống.

Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên tập luyện với chuyên gia vật lý trị liệu chuyên nghiệp để được xây dựng chương trình luyện tập giúp nâng cao sức bền và cải thiện sức khỏe tổng thể. Người bệnh cũng nên duy trì thói quen tập luyện ở nhà sau khi kết thúc quá trình tập vật lý trị liệu.

Một số biện pháp vật lý trị liệu phổ biến có thể kể tới bao gồm:

  • Kích điện: Dùng một thiết bị nhỏ truyền xung điện phù hợp lên khu vực cột sống bị thương tổn, làm giảm đau nhức cho người bệnh.
  • Sóng ngắn: Tạo kích thích làm tăng tuần hoàn máu trong các mô, nuôi dưỡng và phục hồi các đốt sống thoái hóa.
  • Laser cường độ cao: Có khả năng đẩy nhanh quá trình tái tạo mô cơ, giảm đau nhức nhanh chóng.
  • Kéo giãn cột sống bằng máy: Đây là cách chữa thoái hóa cột sống giúp làm lành cơ, đưa đĩa đệm và cột sống về đúng vị trí, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Nắn chỉnh cột sống: Được chỉ định cho bệnh nhân bị cong vẹo cột sống, gù lưng, thoát vị đĩa đệm thể nhẹ.
  • Một số phương pháp vật lý trị liệu khác như sử dụng nhiệt độ, sóng âm, sóng điện từ,… 

Một số biện pháp điều trị nội khoa khác

Bệnh nhân cũng có thể áp dụng các cách chữa thoái hóa cột sống dưới đây để kiểm soát và cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu, cụ thể: 

  • Kích thích thần kinh xung điện qua da.
  • Trị liệu thần kinh cột sống.
  • Tiêm khớp (tế bào gốc, corticosteroid,huyết tương giàu tiểu cầu PRP,…).

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống là can thiệp trực tiếp để loại bỏ, thay những đốt sống đã bị tổn thương. Đây là phương pháp điều trị được chỉ định cho các trường hợp: 

  • Có triệu chứng thoái hóa cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
  • Người bệnh thoái hóa cột sống không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác sau 3 tháng. 
  • Có tình trạng thoái hóa cột sống nặng, tiến triển phức tạp. 
  • Trường hợp bị chèn ép dây thần kinh, tủy sống gây tê liệt chân tay.
  • Biến dạng cột sống.

Phẫu thuật cột sống không thể chữa tận gốc và giải quyết hoàn toàn cơn đau. Nhiều trường hợp bị tái phát bệnh sau một thời gian thực hiện phẫu thuật. 

Có những người đã từng phẫu thuật cột sống nếu tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật mới có thể gặp nhiều di chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, rối loạn đông máu, tổn thương não, đau tim dẫn đến đột quỵ.

Lưu ý trong điều trị thoái hóa cột sống

  • Chú ý điều chỉnh tư thế, tránh tạo áp lực lên cột sống.
  • Nếu phải ngồi nhiều hãy thường xuyên thay đổi tư thế và đứng lên đi lại sau mỗi 60 phút để cột sống được thư giãn.
  • Dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc đúng giờ. 
  • Tránh mang vác nặng hoặc làm các công việc nặng nhọc, phải dùng sức nhiều.
  • Thiết lập chế độ tập luyện, vận động vừa sức, tránh các môn thể thao vận động mạnh hay các bài tập có động tác khó.
  • Nên tập yoga, đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu, thể dục dưỡng sinh, bơi lội,… để tăng năng lượng,cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt và sức bền của các khớp xương.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp để giảm bớt áp lực lên cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, canxi từ rau xanh và sữa.
  • Tránh sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia, cafe,…
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực.
  • Không tự ý mua, sử dụng hoặc ngừng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. 
  • Khám cột sống định kỳ hàng năm hoặc bất kỳ khi nào có biểu hiện đau cổ và lưng.

Tuy không thể điều trị hoàn toàn thoái hóa cột sống nhưng nếu sớm phát hiện bệnh và tiếp nhận điều trị có thể làm chậm tốc độ tiến triển và hạn chế phát sinh biến chứng. Vì vậy nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đau nhức cột sống cổ, lưng, ngực, người bệnh cần đến gặp bác sĩ Cơ Xương Khớp để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Thoái hóa cột sống có thể điều trị và dự phòng bệnh bằng cách tập luyện và vận động. Các bài tập dành cho người bị thoái hóa cột sống được chuyên gia khuyến khích bao gồm:

  • Bài tập kéo giãn cơ bụng, cơ lưng, di động cột sống,... 
  • Bài tập kegel.
  • Tư thế rắn hổ mang.
  • Bài tập xoay cổ.

Lưu ý khi luyện tập: 

  • Tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về loại bài tập và hướng dẫn tập luyện cụ thể.
  • Chú ý tập luyện đúng tư thế, điều chỉnh mức độ căng và giãn cơ phù hợp.
  • Nên bắt đầu tập luyện từ mức độ nhẹ nhàng rồi nâng cao dần khi cơ thể đã thích ứng.
  • Dừng luyện tập và đi khám ngay khi thấy cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?

  • Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích: Thuốc lá, cà phê, bia, rượu,...
  • Thức ăn nhanh, đồ hộp, món ăn cay nóng,…
  • Món ăn nhiều đường xấu, nước ngọt có ga, chất béo bão hòa, carbs tinh luyện.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu Canxi, vitamin C, D: Đậu nành, sữa, tôm, cua,... 
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá thu, cá hồi, cá mòi,...
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây tươi.
  • Quả bơ, ngũ cốc nguyên hạt, ớt chuông.
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Rau lá xanh, trái cây họ cam quýt,… 

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 10:54 AM , 14/07/2023

Tin liên quan

Top 11 bài thuốc Đông y trị thoái hóa cột sống hiệu quả nhất

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính, cần điều trị trong thời gian dài. Thuốc Đông y là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống...

Chuyên Gia Cảnh Báo Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Thiếu Máu Não Nguy Hiểm Thế Nào?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là một bệnh lý khá nguy hiểm. Bệnh tác động tới chức năng hoạt động của não bộ và tuần...

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Tê Tay: Nguyên Nhân, Cần Làm Gì

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một biến chứng thường gặp của người bệnh bị thoái hóa đốt sống. Triệu chứng này là lời cảnh báo...

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng tại nhà đơn giản và hiệu quả

Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết về các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống lưng tại nhà, đơn giản và dễ áp dụng. Điều quan trọng là...

15 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống hiệu quả, dễ thực hiện

Thoái hóa cột sống khiến người bệnh đau nhức và khó khăn khi vận động. Thường xuyên thực hiện các bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống giúp tăng...

Các loại thuốc thoái hóa cột sống Hàn Quốc phổ biến hiện nay

Thuốc thoái hóa cột sống Hàn Quốc đang trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân, nhờ hiệu quả điều trị và thành phần an toàn cho người...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *