Hiện nay có những cách chữa đau khớp gối nào cho hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Bởi nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời chính xác và chi tiết nhất về vấn đề này.
Cách chữa đau khớp gối theo Tây y
Sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến cách chữa đau khớp gối bằng Tây y. Đây là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn thực hiện nhất hiện nay.
Điều trị bằng thuốc Tây
Sau khi thăm khám xong, nếu tình trạng đau gối ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc. Thuốc Tây y chữa viêm khớp gối có một số ưu nhược điểm sau:
- Hiệu quả nhanh: Thuốc có thể cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì và sưng viêm gần như tức thì. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu sau thời gian dài mệt mỏi.
- Dễ sử dụng: Thuốc Tây chữa đau khớp gối gần như đều ở dạng viên nén hoặc gel bôi. Do vậy có thể trực tiếp sử dụng mà không cần qua chế biến như thuốc Đông y hay mẹo dân gian.
- Tác dụng phụ: Thuốc Tây nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Trường hợp nhẹ có thể bị đau đầu, buồn ngủ, chán ăn,… Nghiêm trọng sẽ khiến dạ dày, thận, tim mạch bị tổn thương.
- Tác dụng không lâu dài: Có khá nhiều người bệnh dù đã được khỏi chứng đau khớp gối bằng thuốc Tây y nhưng lại bị tái phát sau một thời gian. Bởi thuốc chỉ làm giảm triệu chứng mà không đi sâu điều trị nguyên nhân.
Một số loại thường được kê đơn chữa đau khớp gối là:
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng cắt đứt cơn đau cấp tính một cách nhanh chóng. Cụ thể như Paracetamol, Codein, Tramadol…
- Thuốc kháng viêm không steroid: Ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn giúp làm dịu tình trạng sưng viêm ở khớp gối. Điển hình như Naproxen, Diclofenac, Celecoxib….
- Thuốc tiêm nội khớp: Thuốc giảm đau và kháng viêm khớp đầu gối cực kỳ hiệu quả. Có thể kể đến như Corticoid hay Hyaluronic Acid có tác dụng giảm đau, kháng viêm cực mạnh, giảm đáng kể các triệu chứng bệnh viêm khớp.
- Nhóm thuốc làm giảm triệu chứng chậm: Đây là nhóm thuốc giúp giảm đau, tê bì, sưng viêm đầu gối nhưng có tác dụng khá chậm so với những thuốc khác. Phổ biến là Methotrexate, Cyclophosphamid, Azathioprin,…
- Thuốc hỗ trợ điều trị đau khớp gối: Nhóm thuốc có công dụng kích thích tiết dịch và tăng cường sức mạnh xương khớp. Một số loại thông dụng là Glucosamin sulfat, Diacerein, Piascledine,…
Phẫu thuật chữa đau khớp gối
Sau khi dùng thuốc một thời gian nhưng tình trạng đau không thuyên giảm, khớp gối tổn thương nặng nề hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này được đánh giá là cho hiệu quả rất tốt.
Phẫu thuật điều trị viêm khớp gối phổ biến là:
- Mổ nội soi khớp gối: Người bệnh bị rách sụn, đứt dây chằng hay trật xương bánh chè. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi để sửa chữa những tổn thương.
- Thay khớp một phần: Bác sĩ tiến hành thay thế một phần khớp gối bị tổn thương bằng vật liệu nhân tạo.
- Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối: Trong trường hợp đau khớp gối nặng, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế, bác sĩ thay khớp gối mới để phục hồi chức năng vận động.
Tuy nhiên, các ca phẫu thuật vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần cân nhắc trước khi quyết định có phẫu thuật hay không. Hãy lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và bác sĩ giỏi để tiến hành thực hiện.
Đông y chữa đau khớp gối hiệu quả
Điều trị đau khớp gối bằng Đông y chưa phổ biến nhưng lại được các chuyên gia đánh giá tích cực. Người bệnh sẽ uống bài thuốc từ thảo dược 100% tự nhiên. Kết hợp thực hiện các phương pháp hỗ trợ khác như châm cứu, bấm huyệt, diện chẩn thì dấu hiệu viêm đa khớp, đau khớp gối sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Bài thuốc Đông y
Nguyên tắc chung chữa bệnh theo Đông y là triệt tiêu tận gốc nguyên nhân gây bệnh bằng thảo dược từ thiên nhiên. Tuy hiệu quả chậm nhưng bù lại, phương pháp này cho hiệu quả lâu dài và rất an toàn. Gần như không có trường hợp gặp phải tác dụng phụ hoặc tái phát sau điều trị.
Bài thuốc PT5
- Nguyên liệu: Cỏ xước, thổ phục linh (mỗi loại 16g), hà thủ ô, trinh nữ, sinh địa (mỗi loại 12g), lá lốt (10g) và quế chi (8g).
- Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc từ các nguyên liệu trong 60 – 90 phút. Sau đó lọc bỏ bã, chia thuốc thành 2 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc Độc Hoạt Tang Ký Sinh
- Nguyên liệu: Tang ký sinh (16g), độc hoạt, sinh địa, đẳng sâm, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng (mỗi loại 12g). Phục linh (10g), tần giao, xuyên khung (mỗi loại 8g), tế tân và quế chi (mỗi loại 4g).
- Cách thực hiện: Người bệnh sắc 1 thang thuốc/ngày, chia nước thuốc thành 2 lần uống.
Hai bài thuốc trên chỉ mang tính chất cho bệnh nhân tham khảo. Bởi mỗi trường hợp, lương y sẽ gia giảm thảo dược phù hợp riêng. Vì thế, người bệnh không nên tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Bắt buộc phải thăm khám, kê đơn tại cơ sở Y học cổ truyền.
Liệu pháp Đông y hỗ trợ điều trị viêm khớp gối
Ngoài cách dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo và thực hiện 1 trong 3 phương pháp hỗ trợ điều trị đau khớp gối sau:
- Diện chẩn: Lương y tác động lên huyệt đạo trên mặt bệnh nhân. Việc này giúp khai thông khí huyết, cải thiện triệu chứng đau nhức và tình trạng co cứng khớp.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là cách chữa viêm khớp gối rất lâu đời và thực tế đã cho hiệu quả tốt. Lực ấn ngón tay, bàn tay lên huyệt đạo. Từ đó giúp khí huyết lưu thông, đồng thời giảm sưng đau ở đầu gối.
- Châm cứu: Phương pháp này sử dụng kim chuyên dụng châm vào huyệt đạo, kích thích tiết morphin nội sinh giúp giảm đau hiệu quả.
Người bệnh tuyệt đối không tự thực hiện cho bản thân tại nhà. Bởi chỉ khi được lương y có chuyên môn và tay nghề cao mới đạt hiệu quả tốt. Chỉ cần bấm sai huyệt hoặc châm cứu không đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng, tai biến, liệt chi,…
Cách chữa đau đầu gối theo dân gian
Nếu tình trạng đau khớp gối ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Mẹo dân gian được khá nhiều người bệnh ưa chuộng. Lý do là nguyên liệu dễ tìm, thực hiện đơn giản và chi phí thấp. Dưới đây là một số cách trị bệnh viêm khớp gối, đau khớp gối tại nhà phổ biến:
Bài thuốc từ lá lốt:
- Tác dụng: Trong lá lốt chứa nhiều hoạt chất giảm đau, chống viêm. Do vậy thường được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp.
- Nguyên liệu: 200 lá lốt.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt rồi đun cùng 2 lít nước để uống hàng ngày.
Bài thuốc từ ngải cứu:
- Tác dụng: Tinh chất trong ngải cứu có thể giảm đau, diệt khuẩn, kích thích lưu thông máu. Thêm vào đó còn hỗ trợ làm lành tổn thương, rất tốt cho người bị đau khớp gối.
- Nguyên liệu: 1 nắm ngải cứu, muối hạt.
- Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch rồi sao nóng với muối. Sau đó dùng vải sạch bọc lại và đắp trực tiếp lên đầu gối bị đau.
Bài thuốc từ cây cỏ xước:
- Tác dụng: Đây là thảo dược phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Cỏ xước có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm mạnh.
- Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (40g), cây hy thiêm (30g), thổ phục linh và cỏ mực (mỗi loại 20g), ngải cứu và ké đầu ngựa (mỗi loại 12g).
- Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch các thảo dược trên rồi cho vào ấm đun sôi. Thuốc thu được uống hết ngay trong ngày, tuyệt đối không được để qua đêm.
Hiệu quả điều trị của cách chữa đau khớp gối tại nhà phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa từng người. Người bệnh trước khi thực hiện vẫn nên thăm khám và xin ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Những phương pháp điều trị viêm khớp gối cấp bằng vật lý trị liệu có tác dụng thúc đẩy phục hồi sụn khớp, từ đó cải thiện chứng năng vận động. Cụ thể là:
- Sử dụng sóng ngắn: Bác sĩ chiếu tia sóng ngắn có bước sóng phù hợp lên đầu gối. Nhiệt lượng sinh ra giúp ức chế truyền dẫn cảm giác đau, làm giãn mạch và tăng lưu thông máu. Từ đó, những cơn đau và tình trạng sưng viêm thuyên giảm nhanh chóng.
- Chiếu hồng ngoại: Tia hồng ngoại có tác dụng làm nóng khớp gối, giãn mạch, tăng cường lưu thông máu. Hiện tượng co cứng cơ và đau nhức theo đó mà giảm dần.
- Điện trị liệu: Các dòng điện cường độ thấp chạy xuyên qua da giúp giảm đau đầu gối và sưng viêm. Đồng thời cải thiện khả năng vận động.
- Chiếu laser: Việc chiếu tia laser có bước sóng rộng và mạnh thúc đẩy tái tạo mô khớp và giảm đau.
- Đai khớp gối: Người bệnh đeo đai khớp gối để cố định vùng bị chấn thương. Từ đó tạo điều kiện cho xương khớp phục hồi và hỗ trợ giảm đau tạm thời.
Bài tập chữa đau khớp gối
Những bài tập chữa đau khớp gối không chỉ thúc đẩy phục hồi tổn thương mà còn tăng cường sức khỏe. Do đó, các chuyên gia và bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh thực hiện mỗi ngày. Một số bài tập phổ biến, cho hiệu quả tốt với người bệnh là:
Bài tập tư thế gập người
Tác dụng: Cơ đùi và mông được kéo căng, từ đó giảm căng thẳng cho đầu gối và ngăn ngừa cứng khớp.
Cách thực hiện:
- Người bệnh đứng thẳng, 2 chân bắt chéo nhau, mắt cá chân phải chạm mắt cá chân trái, khuỵu gối.
- Từ từ cúi gập người về trước, ngón tay chạm sàn và thực hiện thở ra,
- Tiếp theo đưa 2 tay về bên phải thảm, đẩy hông sang trái đến khi có cảm giác căng cơ.
- Hít vào thở ra đều đặn 8 nhịp rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
- Bên còn lại tiến hành thực hiện tương tự.
Tư thế móc câu hẹp
Tác dụng: Giảm đau khớp gối, kích thích tiết dịch nhờn, tăng cường lưu thông máu đến xương khớp.
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi thẳng, co 2 chân lại để lòng bàn chân chạm vào nhau.
- Cố gắng di chuyển 2 gót chân càng sát háng càng tốt nhưng tay, đầu và vai vẫn giữ thẳng.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi thả lòng như ban đầu.
- Mỗi ngày, người bệnh nên lặp lại bài tập khoảng 8 – 10 lần.
Bài tập nâng chân
Tác dụng: Căng cơ đầu gối, kích thích lưu thông máu giúp cải thiện chức năng vận động.
Cách thực hiện:
- Người bệnh đứng thẳng, lưng dựa vào tường.
- Nâng 1 chân sang ngang, mũi chân hướng về trước, từ từ đưa lên cao.
- Giữ tư thế trong vài giây rồi thực hiện đổi bên.
- Người bệnh duy trì tập đều đặn khoảng 20 lần/ngày.
Lưu ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người bị đau khớp gối
Khi thực hiện một trong những cách chữa đau khớp gối đã đề cập ở trên, người bệnh còn phải tuân thủ một số lưu ý sau để bệnh nhanh khỏi hơn:
- Nghiêm túc thực hiện đúng chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị chính.
- Không di chuyển nhiều, vận động mạnh và tác dụng lực lên đầu gối.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực lên đầu gối.
- Thay đổi những tư thế không khoa học khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, thả lỏng cơ thể, luôn giữ tâm trạng thoải mái.
- Tham khảo thực đơn cho người bị đau khớp gối, tăng cường bổ sung thực phẩm chứa omega 3, canxi, vitamin,… Bên cạnh đó cần hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm chứa chất béo bão hòa, bột tinh luyện, đồ muối chua, chất kích thích,…
- Thực hiện tập thể dục đều đặn mỗi ngày để xương khớp nhanh phục hồi.
- Tái khám thường xuyên, đặc biệt cần gặp bác sĩ nếu xảy ra dấu hiệu bất thường.
Trên đây là chi tiết các cách chữa đau khớp gối cũng như một số lưu ý người bệnh cần biết. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã hiểu rõ hơn từng phương pháp và có thể cân nhắc, đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp với bản thân.
Cập nhật lúc: 9:52 AM , 21/12/2023