Axit dạ dày: Khái niệm, Nguyên Nhân và Cách khắc phục hiệu quả

Axit dạ dày là yếu tố không thể thiếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Trường hợp nồng độ axit dạ dày dư thừa so với mức bình thường sẽ da tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,… Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng dư axit dạ dày, hướng điều trị ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu ngay bài viết sau.

Hiểu đúng về axit dạ dày

Acid dạ dày là acid Clohydric (HCL) hình thành bởi tế bào Oxyntic thuộc niêm mạc dạ dày. Bình thường ở trạng thái cân bằng, dịch vị dạ dày có nồng độ khoảng 0.0001 – 0.001 mol/l. 

Trường hợp acid dạ dày vượt lên hoặc hạ thấp hơn khoảng trên sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. 

Trong đó, acid dạ dày và enzyme pepsin có chức năng tiêu hóa thức ăn và xúc tác cho các enzyme khác hoạt động. Song song với đó, nó hỗ trợ dạ dày giúp co bóp , tiêu hóa và tiêu thụ thức ăn , từ đó hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, nhờ acid có bên trong dạ dày mà giúp cho đường ruột luôn khỏe mạnh, tránh được các vi khuẩn tấn công.

Triệu chứng của việc dư axit dạ dày

Một trong những triệu chứng điển hình của việc bị dư axit dạ dày như:

Đối với các bệnh lý dạ dày, muốn chữa trị hiệu quả, không tái phát cần xử lý bệnh từ triệu chứng đến căn nguyên, đồng thời đảm bảo cơ chế dự phòng,... >> XEM NGAY GIẢI PHÁP
  • Đau dạ dày, cảm giác nóng rát vùng thượng vị và buồn nôn;
  • Thường xuyên có triệu chứng đầy hơi, miệng hôi, ợ chua;
  • Hay bị tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu hay sẫm màu;
  • Da khô, nhiều mụn;
  • Thường xuyên mất ngủ, suy nhược cơ thể;
  • luôn trong trạng thái thần kinh căng thẳng, khó tập trung.

Hình ảnh bệnh axit dạ dày

Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa axit dạ dày

Nguyên nhân khiến nồng độ axit dạ dày tăng cao so với mức bình thường là 0,001 mol/l và độ pH nhỏ hơn 3.5 có thể kể đến như: 

  • Lạm dụng rượu, bia: Việc uống nhiều rượu bia sẽ khiến chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mỏng dần, tạo cơ hội kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị làm tổn thương dạ dày, gây viêm viêm loét dạ dày, nặng hơn nữa có thể gây ung thư dạ dày;
  • Ăn uống thất thường: Như ăn quá no, quá muộn, hoặc hay bỏ bữa, hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng gây dư axit dạ dày.
  • Căng thẳng thần kinh: Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng co bóp của dạ dày, làm cho axit tiết nhiều hơn so với bình thường, gây ra tình trạng đau dạ dày.
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Dạ dày có sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng tiết axit, gây nên các bệnh lý dạ dày.
  • Thiếu ngủ: Ngủ quá khuya, hoặc ngủ không đủ giấc cũng khiến dạ dày tăng tiết axit.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Những triệu chứng DƯ AXIT DẠ DÀY bạn đang gặp phải?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguy cơ rủi ro khi dư axit dạ dày

Mức độ axit trong dạ dày vừa đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tuy nhiên khi thừa axit dạ dày sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Lâu dần nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Đau dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày và ung thư dạ dày

Ngoài ra, thừa axit dạ dày còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh, gây nên nhiều bệnh lý khác như loãng xương, gút, sỏi thận,…

Phân loại giai đoạn bài tiết axit dạ dày

Đầu tiên, cấu tạo của dạ dày gồm 3 phần: phần đáy, phần thân và phần hang. Bên trong dạ dày là lớp niêm mạc, đây là nơi diễn ra hoạt động co bóp tiêu hóa thức ăn. Theo đó quá trình bài tiết axit dạ dày diễn ra theo 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu (diễn ra ở hệ thần kinh): Khi đồ ăn vào miệng và xuống hệ tiêu hóa, mùi vị thức ăn kích thích não bộ chỉ đạo hệ tiêu hóa bài tiết khoảng 30% lượng axit dạ dày để bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Giai đoạn thứ hai (diễn ra ở dạ dày): Dạ dày co bóp và nghiền nhỏ thức ăn, cũng như tiếp tục bài tiết 60% lượng axit dạ dày còn lại nhằm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
  • Giai đoạn thứ ba (diễn ra ở ruột): Lúc này thức ăn đã được nghiền hết và đưa xuống ruột, dạ dày tiếp tục bài tiết 10% lượng axit còn lại.

Như vậy, trong suốt quá trình tiêu hóa thức ăn, axit dạ dày được bài tiết phù hợp nhằm đảm bảo cân bằng môi trường dịch vị.

Đối tượng nguy cơ mắc dư thừa axit dạ dày

Hầu hết những đối tượng có nguy cơ bị dư thừa axit dạ dày gồm:

  • Người có thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh,
  • Người hay uống rượu bia, hút thuốc lá
  • Người béo phì
  • Người hay bỏ bữa sáng

Chẩn đoán, xét nghiệm

Để biết chính xác bản thân có bị dư axit dạ dày hay không, khi bạn đến các cơ sơ y té hoặc phòng khám sẽ được chẩn đoán bệnh theo 2 phương thức:

  • Khám lâm sàng: Theo đó bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra vị trí đau cũng như chẩn đoán tổng quan.
  • Khám cận lâm sàng: Sau khi được khám lâm sàng, bệnh nhân được chỉ định khám theo hình thức phù hợp như nội soi dạ dày, test hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, chụp MRI, chụp CT,… từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất.

Biến chứng bệnh

Dư axit dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,… Triệu chứng của các bệnh này đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể trạng tổng thể của người bệnh, khiến bệnh nhân ăn không ngon, ngủ không yên, bị suy nhược cơ thể,…

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi bạn nhận thấy bản thân gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau bụng âm ỉ, đau vùng thượng vị, đau khi đói, khi ăn đồ cay nóng,… 
  • Hoặc thường xuyên chán ăn, buồn nôn, ợ hơi, bị tiêu chảy,…
  • Bị giảm cân đột ngột

Lúc này bạn cần chủ động đến cơ sở y tế hoặc phòng khám để gặp bác sĩ thăm khám cũng như điều trị.

Cách khắc phục và phòng tránh tình trạng dư axit dạ dày

Sau khi biết chính xác bản thân bị tình trạng dư axit dạ dày bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày do bác sĩ kê đơn. Một trong số đó là các loại thuốc phổ biến như ranitidin, omeprazol, cimetidin, lansoprazol,… Các loại thuốc đều có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa, cân bằng môi trường dịch vị, giúp dạ dày ổn định hệ tiêu hóa,…

Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng đi kèm một số tác dụng không mong muốn như dị ứng, đau đầu, buồn nôn,… Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình mà bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu kiểm nghiệm về độ an toàn hiệu quả như:

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thiết lập thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh như:

  • Ăn ngủ nghỉ đúng giờ (nên ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ ngày; ăn trước khi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng).
  • Không ăn thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ
  • Với những người muốn tăng cân thì nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no.
  • Luôn luôn ăn chậm nhai kỹ
  • Nói không với đồ uống có cồn, chất kích thích trong quá trình điều trị.
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng lo lắng.
  • Tăng cường các thực phẩm giúp giảm axit dạ dày như rau củ quả, các loại cá béo, dầu thực vật giàu omega 3,…

Chỉ có như vậy, dư axit dạ dày mới được kiểm soát, tình trạng sức khỏe của bạn mới được cải thiện. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về việc dư axit dạ dày, cũng như chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. 

Câu hỏi thường gặp

Thừa axit dạ dày mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu không được điều trị, lâu dần sẽ khiến vùng niêm mạc dạ dày bị bào mòn, viêm loét tổn thương, dẫn đến chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,... Chưa kể nó còn đi kèm nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên nhiều bệnh lý khác như gút, loãng xương, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật,...

Hiện nay với các bệnh lý dạ dày đều có thể chữa khỏi được, tuy nhiên tỷ lệ tái phát bệnh rất cao chiếm 70%. Vì vậy nếu người bệnh không có những phương án biện pháp dự phòng bệnh thì bệnh vẫn có thể quay lại và diễn tiến nặng hơn.

Theo các chuyên gia để xử lý bệnh triệt để, người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt, khi biết bệnh, người bệnh cần khám và điều trị càng sớm càng tốt. Theo đó thời điểm chữa bệnh tốt nhất là khi thấy bản thân có các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, chán ăn,...

Để giảm axit có rất nhiều mẹo cây nhà lá vườn, tuy nhiên đa phần các mẹo này đều là dân gian truyền tai nhau nên có thể hiệu quả với người này nhưng không hiệu quả với mặt khác. Ngoài ra, các mẹo này thường phù hợp với những bệnh nhân bệnh mới chớm, nhẹ. 

Theo đó, bạn có thể tham khảo mẹo giảm axit dạ dày bằng việc sử dụng gừng hoặc nghệ.

  • Với gừng bạn dùng để ngâm với nước trà ấm để uống mỗi ngày, hoặc bạn cũng có thể ăn trực tiếp.
  • Với nghệ bạn dùng pha với sữa ông thọ hoặc mật ong.

Bởi gừng và nghệ đều có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện được các triệu chứng của việc dư thừa axit dạ dày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc: 1:34 PM , 27/01/2024

Tin liên quan

Top 11 thuốc giảm tiết axit dạ dày được bác sĩ khuyên dùng

[XEM NGAY] TOP 10+ Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày An Toàn & Hiệu Quả 2023

Thuốc giảm tiết axit dạ dày có tác dụng làm giảm sự sản sinh axit trong dạ dày, từ đó ngăn ngừa và hạn chế các triệu chứng như trào...

Thừa Axit Dạ Dày Nên Ăn gì? Gợi Ý Nhóm Thực Phẩm Có Lợi 

Thừa axit dạ dày nên ăn gì mới có thể giúp trung hòa nồng độ dịch vị luôn là thắc mắc chung của người gặp phải tình trạng này. Bởi...

Có rất nhiều cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu nhưng bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn

Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày Cho Bà Bầu Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Việc dư thừa axit trong dạ dày gặp thường xuyên ở nhiều chị em khi mang thai. Lúc này, lượng thức ăn và axit dư thừa sẽ trào ngược lên...

Suốt 4 năm, chú Vương Trí Thuận luôn mệt mỏi, thức trắng vì chịu đựng những cơn đau vùng thượng vị, trào ngược, ợ hơi, ợ chua,… Từ khi biết đến giải pháp Y học cổ truyền hiệu quả chú đã đẩy lùi được bệnh trào ngược và viêm dạ dày HP chỉ sau 2 tháng.

30 comments

  1. Em bị trào ngược dạ dày thực quản, mỗi lần ăn uống là chỉ thấy buồn nôn thôi, bị gần mấy tháng nay đêm nào cũng trằn trọc ko ngủ nổi, em có áp dụng những phương pháp dân gian tại nhà như sáng ăn bánh mỳ với chuối xanh , thường xuyên sử dụng mật ong và gừng tươi. ai mách gì cũng làm theo. Có công nhận là giảm hẳn nhưng mà ko ổn định, thi thoảng thay đổi thời tiết là lại trào ngược, khó chịu. Ai bày cho e cách nào mà khỏi hẳn mà ko sử dụng thuốc tây ko ạ, chứ e sợ dùng thuốc tây lắm.

    1. Nếu bây giờ mà muốn ổn định ko tái phát tốt nhất nên sử dụng dạng đông y, chứ sử dụng thuốc tây hay thậm chứ là sử dụng những bài thuốc dân gian cũng ko có hiệu quả lâu dài, chỉ mang tính chất ức chế sản sinh axit tạm thời thôi, chứ lại tái lại đó .

    2. Tôi cũng bị viêm loét dạ dày khá nặng, đau đớn vô cùng, lúc nào đến cơn đói nó lại hành tôi. Đi khám bệnh bác sĩ kê đơn uống thuốc, uống đc 1 tháng cơn đau cũng giảm, đến tháng thứ 2 bắt đầu xuất hiện trào ngược nên tôi sợ tôi ngưng thuốc luôn. Biết mình bị tác dụng phụ do thuốc tâu gây ra nên là sợ ko dám uống tiếp tục. Hiện tại đang tìm hiểu về dòng đông y để điều trị mong muốn là an toàn và chất lương, mà dạo này thuốc đông y nhiều quá nên cũng hoang mang vô cùng

    3. Em thuộc vào dạng dạ dày mãn tính, tây y bó tay rồi, tại vì uống mãi ko thấy thuyên giảm gì cả mà còn có tình trạng viêm loét năng hơn, em có thử sử dụng sơ can bình vị như loại thuốc trong bài nói đó của bên trung tâm thuốc dân tộc thì ban đầu cũng nghĩ là uống chơi chơi thế thôi chứ cũng ko mong chờ gì nhiều lắm. Nhưng thật bất ngờ, tôi uống đc 1 tháng thôi tình trạng đc giảm rõ luôn, ko nói là khỏi hẳn nhưng mà tình trạng đau cũng giảm mà tình trào ngược cũng giảm. Vô cùng mừng, em mới đến khám lại , bác sĩ kê thêm cho 2 tháng để uống tiếp. Bác cũng nói tình trạng của em nếu cứ tiến triển như vậy thì chỉ cần 2 tháng sau là có thể yên tâm về bệnh được rồi. Nên là em khuyên ai đang là bị dạ dày, tây y bó tay thì nên đên trung tâm thuốc dân tộc để thăm khám.

    4. Có thật thế ko ạ, chồng e cũng đang bị trào ngược thêm quả viêm loét luôn, giờ ăn uống thì ko ăn đc, toàn buồn nôn như bị nghén ấy. cũng có uống thuốc tây y bên bệnh viên rồi mà ko có ăn thua gì cả. Em cũng cho chồng em ăn uống kiêng khem đúng đủ mà bệnh vần hoàn bệnh. Nếu mà hiệu quả như thế em sẽ tìm hiểu để đưa chồng em đi khám luôn. Em cảm ơn nhiều ạ

  2. Em công việc nhiều căng thẳng, cơm nhiều khi ăn ko đúng bữa và có thói quen ngủ muộn nên mấy tháng nay e có bị tào ngược rồi là bị đau viêm loét thanh dạ dày. E cũng có sử dụng thuốc đông y rồi nhưng mà là thuốc sắc mẹ em bốc ở quê gửi lên cho em. Thuốc thì đắng mà còn chẳng thấy đỡ gì cả, em lại tìm đến tây y, mấy tuần đầu uống thì thấy ngon hẳn, đỡ đa. Nhưng sau kiểu như bị nhờn thuốc, uống cũng chẳng cải thiện nhiều. Em giờ chẳng muốn sử dụng thuốc gì nữa mọi người ạ .

    1. Dở đấy em ạ, bệnh tình mà ko chữa khỏi đi một khi đã để nặng thì hối hận ko kịp đâu em ạ. Thuốc thang là cứ phải từ từ mà đặc biệt là bên đông y lại càng phải kiên trì em ạ. mà bị dạ dày uống bên đông y là đúng rồi, nhưng mà chắc chưa đúng thuốc đó,

    2. Thì cũng biết là thuốc đông y an toàn, lành tính, có tác dụng về lâu về dài nhưng mà uống thuốc gì mới là quan trọng, chứ em giờ thấy đông y mọc nhan nhản mà cũng lắm phốt. E cũng đang bị trào ngược đây mà đang hoang mang chưa biết sử dụng thuốc gì cho an toàn mà chất lượng.

  3. Các anh chị ở đây đã ai uống thuốc sơ can bình vị chưa ạ, trước đây e cũng có người nói qua nhưng hồi đó chưa bị dạ dày nên chưa quan tâm lắm. giờ thì bị viêm loét luôn, thì mới quay ra quan tâm. Ai sử dụng rồi thì cho em xin lời khuyên đi ạ. thấy bảo cũng tốt và hiệu quả lắm, mà chẳng biết thé nào.

    1. Chú trước đây bị trào ngược, bị cả con vi khuẩn hp nữa, nói chung là uống đông tây nam bắc ko thiếu gì cả, mà cứ đc vài tháng lại tái lại, nên là chán chẳng muốn uống thêm gì cả. may sao đúng lúc nghe trên chương trình sức khỏe cộng đồng trên vtv1 có chiếu cái thuốc sơ can bình vị này, thế là cũng tìm hiểu rồi đi khám luôn. Hôm đấy chú đc bác sĩ Lan trưởng khoa trực tiếp thăm khám luôn, và có kê cho 3 tháng thuốc để uống luôn, và cứ nửa tháng lại gọi điện lại thăm khám 1 lần. Trộm vía chú uống đc 2 tháng rồi, tình trạng cũng phải giảm đi 50 – 60%, sắp tới hết tháng chú sẽ đi khám lại để uống thêm để ổn định. Uống có hiệu quả và ko có tác dụng phụ nha cháu, cứ yên tâm đến đó mà thăm khám đi.

    2. Chú ơi cho con hỏi là bây giờ muốn thăm khám thì đến đâu ạ, chứ má con cũng bị bệnh về dạ dày mà uống hoài thuốc tây á, giờ thì ngưởi mệt mỏi, thẫn thờ, nhớ nhớ quên quên, Con muốn má con ko uống thuốc tây nuữa mà chuyển sang đông y cho an toàn . Nghe chú nói mà cũng muốn cho má đi khám, vì con cũng tìm hiểu bên đông y quá trời rồi mà chưa có dám

    3. Thấy bảo trung tâm có 2 cơ sở ở miền bắc và miền nam là hỗ trợ thăm khám, đó, Bạn có thể đến B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân Hn chỗ mình khám hoặc trong Nam ở 145 Hoa Lan, Phường 2, Q.Phú Nhuận HCM, muốn đặt lịch thăm khám thì ấn vào đặt lịch thăm khám ở bên trên ấy, đặt lịch cả bác sĩ luôn cũng đc đó bạn.

  4. em mói bị dạ trào ngược, liệu rằng ko uống thuốc mà chỉ sử dụng các biện pháp dân gian có ổn ko nhỉ?

    1. Nếu mà ở mức độ nhẹ, mới bị thì cũng chẳng cần uống thuốc đâu, cứ sinh hoạt hợp lý, ăn uống đúng giờ, bớt căng thẳng lo âu, cùng với đó kết hợp với các phương pháp điều trị dân gian đều đặn là ổn thôi.

    2. Tùy từng trường hợp đấy chế ơi, mà tốt nhất đang nhẹ thì dùng thuốc luôn cho ổn định luôn. Chứ cứ làm quanh bệnh thì ko hết mà còn bệnh còn thêm đấy, Đang nhẹ như này uống đông y 2-3 liệu trình là khỏi hẳn luôn

    3. Trước em đỡ hẳn, dạo này trộm vía sinh hoạt hợp lý ,ăn cơm đúng giờ nên cũng đỡ trông thấy . Chị cũng thử kiên trì 1-2 tháng xem đỡ ko

  5. Vợ em sau sinh em bé thì hay bị đau bụng, rồi cơm ko ăn đc, khó tiêu , hay ợ hơi. Chắc là thức trông con quá nên ko ngủ đc dẫn đến đau dạ dày. Em cũng cho vợ em đi thăm khám bên đông y rồi, uống thuốc bên đó theo loại sắc theo thang, bận trông con nên ngày uống ngày ko, mà thuốc còn đắng nữa. Nên thành ra chẳng thấy hiệu quả gì cả. Vì đang cho con nhỏ bú nên cũng tìm hiểu bên đông y nhiều mà chưa biết nên tin tưởng ở đâu với bên nào thuốc tiện dùng chút vì nhiều trung tâm bên đông y quá .

    1. Đúng rồi bạn ạ, bầu bi với phụ nữ sau sinh bao giờ cũng ưu tiên cái gì an toàn và lành tính nhất, uống linh tinh là ko ổn đâu, mà đau dạ dày mà uống thuốc đông y là chuẩn chỉ rồi, chắc chưa tìm đc đúng thầy đúng thuốc thôi bạn ạ với cả cơ địa nữa, bạn lại uống còn ko đều. Như trước mình có bà bạn cũng uống đông y cũng như bạn, thuốc thì ngày đc ngày ko, mới uống đc 1 tuần ko đỡ đã ko uống nữa. Xác định bên đông y là phải kiên trì nữa. thuốc nào cũng thế, kiên trì và đều dặn mới có tác dụng đc

    2. trơi oi, bạn vào đúng bài rồi đấy. Tôi ngày trước cũng bị dạ dày viêm loét sau sinh đây, mệt mỏi vô cùng luôn. Đc bà mẹ chồng bảo đi khám ở trung tâm thuốc dân tộc để thăm khám xem thế nào. Nhân viên y tế đến bác sĩ vô cùng thân thiện và chuyên nghiệp. Bác sĩ kê đơn, dặn dò đủ kiểu, kê cho 3 loại uống uống trong vòng 2 tháng. Trộm vía uống vào đỡ hẳn nhá, mà sữa cho con bú cũng ko bị ảnh hưởng, trong người khỏe khoắn, ăn ngon hơn trước nhiều. Bạn cho vợ bạn đi khám đi, ko thất vọng đâu

    3. Chị cho em hỏi là thuốc này có phải sắc ko, chứ sắc thì vợ e lười lắm, mà nghĩ lại thì nếu tốt và hiệu quả như vậy thì sắc thì cũng phải uống chi nhỉ?

    4. ui em ơi, thuốc này đc cô thành viên cao rồi, mà cũng ko đắng đâu, ko phải sắc gì đâu, cái này mùi thảo dược dễ uống lắm, chịu khó uống đều với kiên trì kiểu gì cũng có kết quả

  6. Đã ai ở đây có con mới 12 tuổi mà bị trào ngược dạ dày chưa ạ, hic con em đang bị trào ngược mà em chưa biết phải cho con đi khám bên đông y hay tây y nữa. Các bác, anh chị em cho em 1 lời khuyên đc ko ạ? chứ cháu nó cũng mới bị nửa tháng nay rồi

    1. Mới ít tuổi mà đã bị dạ dày rồi nhỉ, tôi khuyên bà là nếu có cho cháu điều trị bằng thuốc thì điều trị bên đông y nhé. Cháu nó còn bé thế uống tây y nhiều quá , tác dụng phụ hay dễ găp jlắm, mà hơn nữa mới bị thì cứ nên kết hợp chữa bằng cách dân gian xem sao. hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc thôi.

    2. Mới bị dạ dày thì cứ nên đi thăm khám xem sao, chứ ở nhà sao mà biết đc, hậu quả khôn lường đó, đông tây y gì thì cũng phải đi khám, biết đc tình hinh mới biết đường mà uống thuốc chứ.

  7. Chú bị trào ngược thực quản mấy năm nay rồi, uống nhiều thuốc tây nhiều đến nỗi mà giờ thành viêm loét dạ dày luôn, chú sợ quá. Định chữa qua bên đông y xem sao mà sợ chú bị mãn tính rồi, ko chữa nổi, tiền mật tật vẫn mang thì khổ lắm các cháu ạ,

    1. Chú ơi, dạ dày mà mãn ttính thì phải chữa bằng đông y rồi, căn bản là giờ phải tìm đc thuốc tốt, thầy tốt thôi, chứ dạ dày phụ thuộc vào tây y nhiều quá có khi phản tác dụng như chú đấy ạ, Cháu thấy thuốc sơ can bình vị kia nổi tiếng quá trời, đc chiếu trên tivi báo đài suốt, chú thử tìm hiểu xem sao ạ chứ trước cháu thấy chồng cháu dùng ok lắm ạ, Không có tác dụng phụ an toàn lắm ạ, tuy tác dụng hơi chậm nhưng mà ổn định ko sợ tái lại. chồng cháu ngưng dùng đc 1 năm rồi mà trộm vía ko có dấu hiệu tái lại chú ạ.

    2. Chú ơi, nhiều bệnh mà bên tây y ko chữa nổi bó tay mà sang bên đông y lại hợp thuốc đó chú, mấy chú quanh nhà cháu bị dạ dày, xương khớp, mà đông y lại chịu đc đó ạ, nên chú ko sợ bị nhờn thuốc đâu

    3. Chỉ sợ dùng thuốc tây đang mạnh, xuống dùng đông y nó châm hơn thôi. Nhiều người dùng 1-2 tuần có khi cả tháng mới có tác dụng đấy. Nhưng mà công nhận chậm mà chắc

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *