Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị ra sao?

Da bị nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý ngoài da. Người bệnh cần sớm nhận biết tình trạng này, đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất về triệu chứng này để người đọc hiểu rõ hơn. 

Da nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng da xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhưng không có biểu hiện sốt hay ngứa ngáy khó chịu. Triệu chứng này không gây nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ da và sức khỏe. 

Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của rất nhiều bệnh về da thường gặp
Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của rất nhiều bệnh về da thường gặp

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương, chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu: “Người bệnh cũng không nên quá chủ quan với biểu hiện này, vì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý ngoài da thường gặp như:

Viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý gây ra nhiều tổn hại ở các bộ phận da, ruột, thận hay khớp. Biểu hiện bệnh là xuất hiện các nốt ban đỏ xuất huyết trên khắp cơ thể. Các nốt ban không gây ngứa, nhưng ở giai đoạn nặng có thể gây phù trên da. 

Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau khớp,… Viêm mao mạch dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em và người trẻ tuổi. Bệnh cần được điều trị sớm để không gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Hiện tượng giãn mao mạch

Giãn mao mạch là hiện tượng xuất hiện các mạch máu giãn như hình mạng nhện li ti dưới da. Vùng da có mao mạch bị giãn có màu thẫm hơn, bề mặt da có mụn đỏ, mẩn ngứa. Nguyên nhân gây bệnh có thể do viêm phản ứng, côn trùng đốt, thiếu vitamin, chấn thương,…

Giãn mao mạch (hay còn gọi là giãn mạch máu) là hiện tượng thường xuất hiện ở những vùng da dễ tổn thương như: Đầu, mũi, má, hai bên thái dương, khóe chân, đùi, chân… 

Tình trạng này nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến phình giãn các mạch máu gồm các mạch máu nhỏ (mao mạch) và các tĩnh mạch ngoại biên.

Nhiễm siêu virus

Biểu hiện thường gặp khi nhiễm siêu virus là sốt cao lên tới 39 – 40 độ, cơ thể mệt mỏi. Kèm theo đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ khắp người không ngứa. 

Nếu điều trị bệnh kịp thời và đúng thuốc, tình trạng mẩn ngứa sẽ tự hết sau 7 – 10 ngày.

Lupus ban đỏ

Khi bị Lupus ban đỏ, da xuất hiện các đốm, các vùng da đỏ không ngứa. Các triệu chứng kèm theo là cơ thể sốt, mệt mỏi, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt,…  Đây là bệnh tự miễn và có ảnh hưởng lớn đến các cơ quan như da, phổi, tim, thận,…

Sốt phát ban

Có biểu hiện sốt kèm theo nổi các nốt đỏ nhưng không ngứa ở khắp người. Đối tượng thường bị sốt phát ban là trẻ nhỏ. 

Dấu hiệu ban đầu của sốt phát ban là xuất hiện các mẩn như muỗi đốt trên da
Dấu hiệu ban đầu của sốt phát ban là xuất hiện các mẩn đỏ như muỗi đốt trên da nhưng không sốt

Ở trẻ em, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau họng, đau cơ, tiêu chảy,… Sốt phát ban có biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh nổi mề đay.

Dị ứng

Dị ứng là tình trạng da nổi ban, mẩn đỏ khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, thuốc, thực phẩm,… Các mẩn đỏ trên da này có thể gây ngứa hoặc không gây ngứa và không có dấu hiệu sốt.

Bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý: Dị ứng là lời “cảnh báo” từ một hệ miễn dịch hoạt động không đúng cách. Không có lý do gì để hệ miễn dịch nhận diện những dị nguyên “vô hại” như phấn hoa, lông động vật, sự thay đổi của nhiệt độ, thời tiết trở thành tác nhân “có hại” cho cơ thể. Bởi vậy, người bệnh cần lưu ý rằng, trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dị ứng, việc cân bằng, nâng cao và ổn định hệ miễn dịch là điều vô cùng quan trọng. 

>>> Chớ bỏ qua: Bác sĩ Lê Phương chia sẻ giải pháp “tống cổ” dị ứng da một đi không trở lại

Rôm sảy

Tình trạng rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều. Các nốt rôm sảy xuất hiện ở những nơi tiết mồ hôi nhiều như nách, ngực, cổ,… 

Bệnh zona

Bệnh zona có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các ban đỏ trên da, khiến rát nhưng không ngứa. Các nốt ban đỏ có thể lây lan nhanh ra các khu vực da khác.

Bệnh dễ gây ra các tình trạng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, viêm da, viêm phổi, liệt cơ mặt, ảnh hưởng hệ thần kinh,… Dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như vậy, nên khi có dấu hiệu bệnh bạn cần gặp ngay bác sĩ để điều trị kịp thời.

Ung thư da

Dấu hiệu ban đầu của bệnh cũng là xuất hiện các ban đỏ trên da, không có biểu hiện sốt. Tình trạng bệnh để lâu các ban đỏ sẽ nổi dày và lan ra khắp cơ thể. Ung thư da là bệnh lý rất nguy hiểm có thể diễn tiến nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thẩm mỹ làn da. Vì vậy ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời.

Bệnh u máu

U máu là bệnh do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên. Ở giai đoạn khởi phát bệnh có triệu chứng trên da nổi các nốt đỏ, tím, phớt xanh. Vị trí xuất hiện nhiều ở ở cổ, sau tai, ngực, lưng,… Khi chuyển nặng, các khối u phát triển và nổi gồ lên trên bề mặt da. Nguy hiểm nhất là khi biến chứng, các khối u bị vỡ, lở loét chảy máu, thậm chí u to ra còn chèn vào nội tạng.

Nổi mẩn đỏ không ngứa nguy hiểm không? 

Tình trạng nổi mẩn đỏ KHÔNG GÂY NGUY HIỂM trực tiếp đến tính mạng nhưng để lâu, kéo dài, tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Gây mất thẩm mỹ, khiến cho người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
  • Các nốt đỏ lâu ngày không sử lý kịp thời dễ bị loét, dẫn đến viêm về sau để lại sẹo trên da. 
  • Không những vậy, một số trường hợp bệnh lý còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác như phổi, thần kinh, xương khớp,…
Mẩn đỏ không sử lý kịp thời dễ bị loét, dẫn đến viêm về sau để lại sẹo trên da
Mẩn đỏ không sử lý kịp thời dễ bị loét, dẫn đến viêm về sau để lại sẹo trên da

Bệnh càng để lâu càng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Vì vậy người bệnh cần có phương pháp điều trị ngay từ khi bắt đầu thấy da nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa.

Khi cơ thể có dấu hiệu nổi mẩn đỏ không ngứa, chứng tỏ bạn đang gặp phải một vấn đề liên quan đến da. Tình trạng mẩn đỏ có thể hết sau một vài giờ hoặc biến chứng nặng hơn dẫn đến nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy người bệnh cần gặp bác sĩ và có phác đồ điều trị bệnh hợp lý.

Việc không xác định được nguyên nhân hay bệnh lý cụ thể nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Hoặc những trường hợp tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa lan rộng và nặng hơn cũng cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa:

  • Các mẩn đỏ không tự mất sau một vài giờ mà có xu hướng dày, lan rộng hơn.
  • Mẩn đỏ kèm theo sốt, đau người khiến cơ thể mệt mỏi
  • Da bị nứt nẻ, bong tróc hoặc có biểu hiện loét, viêm.

Người bệnh có dấu hiệu trên là tình trạng mẩn ngứa trên da đã trở nặng và biến chứng. Để không phải chịu các hệ lụy về sau nên được chữa trị bệnh kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Cách chữa bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa tình trạng da nổi mẩn đỏ không ngứa tại nhà.Các bài thuốc dân gian này thường sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên  như: Tía tô, trầu không, lá sả, bạc hà, hẹ, lá khế,…

  • Sử dụng lá sả chữa nổi mẩn đỏ không ngứa: Lá sả có tác dụng giảm mẩn ngứa nhanh chóng. Có thể lấy một nắm lá sả rửa sạch rồi đun với nước để tắm. Kiên trì sử dụng hàng ngày các mẩn đỏ sẽ tự lặn hết.
Tắm nước lá sả giúp trị nổi mẩn đỏ không ngứa rất hiệu quả
Tắm nước lá sả giúp trị nổi mẩn đỏ không ngứa rất hiệu quả
  • Sử dụng bột yến mạch: Bột yến mạch có chứa thành phần làm dịu và chống viêm. Lấy một ít bột yến mạch pha với nước ấm, sau đó thoa trực tiếp lên da bị mẩn ngứa. Để hiệu quả hơn bạn có thể trộn yến mạch cùng mật ong.

Các mẹo chữa dân gian tại nhà sử dụng nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người. Trường hợp mẩn ngứa có dấu hiệu lan rộng, viêm, loét cần gặp bác sĩ để sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Điều trị bằng thuốc (tây y)

Một số loại thuốc Tây y phổ biến dùng cho trường hợp bị nổi mẩn đỏ không ngứa:

  • Thuốc kháng Histamine: Giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, sưng, viêm và đau nhẹ.
  • Thuốc mỡ và kem bôi: Chống viêm, sưng và ngăn ngừa các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt kem bôi tại chỗ được sử dụng để hạn chế cảm giác muốn gãi và hạn chế tình trạng nóng rát trên da.
  • Kem Hydrocortisone: Được sử dụng cho các trường hợp viêm da kích ứng hoặc cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa, chàm.

Các loại thuốc tây có hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định về liều lượng của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng, lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Bác sĩ Lê Phương cho biết: Các loại thuốc bôi corticoid là con dao “hai lưỡi” đối với người bệnh. Thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng không có cơ chế trị gốc rễ của bệnh. Chính vì vậy, khi cơ địa mẫn cảm và hình thành dị ứng nhiều lần, người bệnh sử dụng thuốc liên tục có thể bị “phụ thuộc” vào thuốc. Điều này cực nguy hiểm.

Ngoài những tác động xấu đến tuyến thượng thận, dùng quá liều corticoid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh dễ gặp các biến chứng về da như bội nhiễm, viêm mủ,…

>>> Đọc ngay: 6 sai lầm cực tai hại trong trị mẩn ngứa da khiến bệnh “trở nặng”

Bài thuốc Đông y điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa

Lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn đỏ không ngứa trên da

Một số lưu ý để chăm sóc và phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa trên da:

  • Vệ sinh da đúng cách: Cần chăm sóc và luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ. Khi bị nổi mẩn đỏ, người bệnh có thể tắm nước ấm để giảm triệu chứng. Nên sử dụng sữa tắm có độ pH trung bình dịu nhẹ hoặc tắm nước lá thảo dược để tránh kích ứng da.
  • Chú ý chế độ ăn uống: Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vitamin, omega 3,… Hạn chế tuyệt đối các chất kích thích, đồ cay và các thực phẩm dễ gây kích ứng như: rượu, thuốc lá, bia, đồ ăn cay nóng, hải sản,…
  • Tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần 30 phút rèn luyện mỗi ngày đã giúp bạn loại bỏ rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Tập luyện thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Tập luyện thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể từ 2 – 3 lít/ngày. Nên uống thêm nước trái cây để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho cơ thể.
  • Bảo vệ cơ thể dưới tác động của môi trường: Hạn chế tiếp xúc ở những môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm. Khi ra nắng cần che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng, tránh da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Da bị nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu ban đầu của rất nhiều bệnh về da. Để ngăn chặn nguy cơ biến chứng bệnh nguy hiểm, bạn cần được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó cần lưu ý các biện pháp chăm sóc, bảo vệ da để nhanh hết mẩn đỏ, và có làn da đẹp, khỏe mạnh hơn.

Cập nhật lúc: 11:00 AM , 29/01/2024

Tin liên quan

Nổi mề đay ở lưng có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp

Nổi mề đay ở lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay ở lưng là tình trạng bệnh lý da liễu thường gặp, trên vùng da lưng xuất hiện mẩn đỏ, nổi cục sần và ngứa ngáy. Bệnh gây...

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu cảnh lý nhiều căn bệnh tiềm ẩn

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng thường gặp trên da. Khi gặp tình trạng này, đa số mọi người thường chủ quan vì nghĩ...

Nổi mề đay kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Bị nổi mề đay nên kiêng gì và ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Khi bị nổi mề đay, bạn nên kiêng một số thứ để giảm nguy cơ tái phát triệu chứng và giúp tình trạng da hồi phục nhanh chóng. Một chế...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *