Viêm da cơ địa bội nhiễm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là dạng tiến triển nặng của bệnh viêm da cơ địa khi không được điều trị đúng và kịp thời. Người bệnh cần nhận biết triệu chứng từ sớm và có phương án điều trị phù hợp để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng tổn thương da mức độ nặng. Vết thương bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn, virus, nấm. Nếu để lâu, tổn thương sẽ lan rộng, ăn sâu và khó điều trị hơn trường hợp viêm da cơ địa thông thường.

Triệu chứng bệnh

Viêm da cơ địa bội nhiễm có các biểu hiện rõ ràng hơn so với viêm da cơ địa thông thường. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh là:

  • Nổi mẩn đỏ, khô sần, nứt nẻ, thô ráp, phù nề.
  • Vị trí bị tổn thương xuất hiện mụn, rỉ dịch tiết.
  • Da trợt loét, mưng mủ.
  • Dày da, đóng vảy, lichen hóa.
  • Cảm giác ngứa rát, đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ.
  • Thấy nóng rát những vùng da xung quanh.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ớn lạnh và thân nhiệt tăng cao.
  • Đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ.
  • Viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc,…
  • Tổn thương thường xuất hiện trên mặt, sau tai, cánh tay, chân,… hoặc toàn thân.

Nguyên nhân gây bệnh

Người bệnh có thể mắc viêm da cơ địa bội nhiễm do một số nguyên nhân sau:

  • Trong gia đình có người mắc bệnh viêm da cơ địa.
  • Do một số loại virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể:  Staphylococcus aureus, Enterobacter asburiae, Streptococcus pyogenes, Virus herpes simplex, Virus molluscum contagiosum, nấm Candida,…
  • Do không chăm sóc da và điều trị bệnh viêm da cơ địa đúng cách từ giai đoạn nhẹ.

Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm có thể khởi phát khi gặp một số yếu tố tác động như:

  • Nhiễm trùng da hoặc bị viêm nhiễm bộ phận khác trong thời gian bệnh viêm da cơ địa bùng phát.
  • Sức đề kháng suy giảm do sử dụng thuốc kháng sinh hoặc lạm dụng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài.
  • Người có cơ địa da khô, dễ bị kích ứng.
  • Cào gãi, chà xát mạnh làm da hình thành vết thương hở, chảy máu, gây nhiễm trùng. 
  • Thường xuyên hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao, làm tăng tiết mồ hôi.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm,…
  • Vệ sinh da kém khiến mồ hôi, bã nhờn và bụi bẩn tích tụ trên da.
  • Tự ý điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng các loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Biến chứng nguy hiểm

Nếu không được quan tâm điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có thể đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Nhiễm trùng da gây cảm giác đau, sưng, viêm bên dưới da.
  • Viêm tế bào mô khi tổn thương đã tác động vào tế bào biểu mô.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
  • Suy giảm thị lực, viêm mắt dẫn đến mù lòa.
  • Nhiễm trùng máu, nhiễm độc, sốc phản vệ, nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ tử vong.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm có thể thực hiện các phương pháp thăm khám và xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh, khai thác yếu tố di truyền để đưa ra chẩn đoán bước đầu.
  • Khám lâm sàng, kiểm tra vị trí, hình dáng, tình trạng tổn thương.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm dị ứng da để xác định tạng dị ứng.

Các xét nghiệm bao gồm: 

  • Tăng nồng độ IgE có trong huyết thanh.
  • Kiểm tra mô bệnh học.
  • Test lẩy và test áp bì xác định căn nguyên gây dị ứng.

Nguyên tắc điều trị bệnh

Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm viêm da cơ địa nhưng có thể điều trị khỏi tình trạng bội nhiễm, làm nhẹ triệu chứng, tránh biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị hiện nay có mục tiêu chính là: 

  • Khắc phục triệu chứng.
  • Ngăn ngừa biến chứng.
  • Làm giảm nguy cơ tái phát.

Cách điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng, hạn chế khả năng bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm tiến triển nặng. Tùy theo mức độ tổn thương, thể trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và hướng dẫn  phù hợp.

Một số loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và kiểm soát bệnh lý này là:

  • Vitamin nhóm B, nhóm C: Tăng sức đề kháng, hàng rào bảo vệ da, cải thiện các triệu chứng ngoài da.
  • Thuốc mỡ chứa acid Salicylic: Có công dụng làm sạch da, phù hợp với người bệnh viêm da cơ địa mãn tính.
  • Các loại thuốc bôi chống ngứa.
  • Thuốc kháng sinh như Penicillin, Macrolid,…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid (Paracetamol): Giúp làm giảm đau, hạ sốt.
  • Thuốc kháng Histamin H1 (Cetirizin, Loratadin, Clorpheniramin): Kiểm soát ngứa ngát, tránh lây lan tổn thương sang vùng da lành.
  • Thuốc chống nấm dạng bôi hoặc uống như Miconazole, Itraconazole,…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus.
  • Thuốc bôi Corticoid (Metasone, Prednisone, Medrol): Đây là nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng ngoài da, làm giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm da. Thường được những trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm đi kèm đau rát, sưng đỏ, tụ mủ.
  • Thuốc uống Corticoid: Có công dụng kiểm soát, ngăn ngừa bùng phát triệu chứng.

Bên cạnh đó, khi những tổn thương đã khô lại, bạn có thể sử dụng kem dưỡng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi da và phòng ngừa thâm sẹo.

Lưu ý: 

  • Bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trên vì thuốc tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng, lạm dụng thuốc vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị.
  • Không tự ý tăng/ giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa

Viêm da cơ địa là bệnh lý dễ tái phát nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và dự phòng đúng cách. Ngoài việc điều trị đúng cách, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau:

  • Kiêng ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đồ uống có cồn, thuốc lá, hải sản, thịt đỏ, trứng, thịt gà, thực phẩm lên men, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm, sữa rửa mặt không rõ nguồn gốc, có thành phần gây kích ứng da.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày hoặc sau khi đổ mồ hôi, chơi thể thao.
  • Tắm bằng nước ấm, không tắm nước quá lạnh/quá nóng.
  • Chỉ tắm trong khoảng 15 – 20 phút, hạn chế tắm, ngâm nước quá lâu.
  • Tập hình thành thói quen dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
  • Sử dụng kem dưỡng an toàn, dịu nhẹ, lành tính, không có chất bảo quản gây hại.
  • Hạn chế mặc đồ bó sát, có chất liệu thấm hút mồ hôi kém, gây bí da.
  • Tránh cào gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Không tiếp xúc với dị nguyên có thể làm bùng phát bệnh: Phấn hoa, lông động vật, nọc côn trùng, bụi bẩn, khói xe,…
  • Không tự ý áp dụng các mẹo chữa dân gian nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục đều đặn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.

Người bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm cần chú ý thăm khám từ sớm và chữa trị trong thời gian sớm nhất, không để các triệu chứng kéo dài, tái phát dai dẳng, gây tổn thương sâu.

Câu hỏi thường gặp

Người bệnh nên đến các trung tâm y tế uy tế để thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu:

  • Sốt cao.
  • Da nóng rát, sưng tấy nhiều.
  • Mọc nhiều mụn nước, mưng mủ.
  • Chảy dịch có màu vàng, mùi hôi.
  • Loét da, hoại tử sâu.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Triệu chứng viêm da cơ địa bội nhiễm kéo dài không thuyên giảm dù đã điều trị.
  • Người có bố hoặc mẹ hay người thân mắc bệnh viêm da cơ địa.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh: Viêm da dị ứng, hen suyễn, lupus,...
  • Sống trong môi trường quá ẩm ướt, nóng bức, ô nhiễm nước,...
  • Người có hệ miễn dịch yếu.

Nếu được điều trị triệt để, viêm da cơ địa bội nhiễm có thể được kiểm soát trong khoảng từ 7 - 10 ngày tùy vào mức độ viêm nhiễm và cơ địa của mỗi người.

Thông thường bệnh viêm da cơ địa không thể lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm, các tác nhân gây bệnh như vi nấm, vi khuẩn, virus có thể lây nhiễm thông quan tiếp xúc vật lý.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 2:56 PM , 11/03/2024

Tin liên quan

viem-da-co-dia-doi-xung

Viêm da cơ địa đối xứng: Nguyên nhân, cách chữa trị

Bệnh viêm da cơ địa đối xứng là một dạng phổ biến của viêm da cơ địa. Bệnh gây khô da nứt nẻ, nổi mụn, viêm đỏ, ngứa da, ảnh...

5 cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, rất kһó сhữa khỏi һоàn tоàn. Nһưnɡ nếu сó рһươnɡ рһáр điều trị đúnɡ, kết һợр chế độ ԁinһ ԁưỡnɡ, ѕinһ...

Viêm da cơ địa ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Với nhiều người, việc mắc phải viêm da cơ địa ở chân không chỉ gây ra sự khó chịu về mặt vật lý mà còn ảnh hưởng đến chất lượng...

Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có tính chất mãn tính, tái phát từng đợt và kéo dài dai dẳng. Bệnh thường gây các tổn thương trên da,...

Viêm da cơ địa vùng kín: Triệu chứng và hướng điều trị tốt nhất

Bệnh viêm da cơ địa vùng kín gây tổn thương, ngứa ngáy, đau rát ở bộ phận sinh dục của nam và nữ. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng...

Viêm da cơ địa mãn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, khó chữa, có tính chất tái phát từng đợt. Bệnh gây ngứa rát, khô da, bong tróc, nổi mẩn đỏ...

38 comments

  1. Viêm da bội nhiễm này có để lại sẹo không, mình bị viêm da cơ địa ở tay và chân, rất ngứa nên cũng hay quen tay gãi, mấy hôm nay thấy da đỏ hơn nhiều, chảy nước dịch trắng, mình đi khám thì bác sĩ bảo bị bội nhiễm rồi, mình lo quá. Con gái mà để sẹo tay, sẹo chân chi chít thì làm sao dám mặc đồ ngắn nữa

    1. Gãi nhiều mà tổn thương sâu thì dễ để lại sẹo bạn à, còn bản chất cái viêm da cơ địa này không để lại sẹo đâu. Nên cố gắng đừng gãi nhé, ngứa thì bôi thuốc ngứa vào thôi là dịu ngay

    2. Lâu nay mình cũng bôi và uống khá nhiều thuốc rồi nhưng chỉ khỏi được lúc đấy phải không mọi người, vì cứ tầm 3 tháng mình lại bị lên 1 đợt ngứa, không ở tay thì ở chân, có khi còn bị toàn thân nữa nen rất khó chịu. Mình đi bạch mai, da liễu trung ương khám rồi đấy nhưng có khỏi được đâu, chẳng lẽ sống chung cả đời à

    3. Thế thì bạn dùng thuốc đông y xem nhé, đảm bảo là khỏi bệnh, mình trước bị viêm da cơ địa mãn tính lâu năm, nhiều người nhìn không biết còn tưởng bị vảy nến. Thế mà đợt đó mẹ mình không biết ai mách thế là biết đến thuốc an bì thang của trung tâm da liễu. Rồi 2 mẹ con đến trung tâm khám và điều trị. Mình dùng 1 liệu trình 3 tháng là khỏi rồi đó.

    4. Hôm trước xem youtube cũng thấy diễn viên thu huyền dùng bài thuốc an bì thang này nè, thuốc này không chỉ truyền miệng tốt mà cũng nhiều người công nhận, diễn viên dùng, mình đang bảo cuối tuần đến đấy khám, video của diễn viên thu huyền đây mọi người ạ

      1. Uốg thuốc gì tận 3 thág vậy á, mìh chữa thuốc tây bsĩ chỉ kê 15 cùg lắm 1 tháng thôi mà

        1. Bệnh mạn tính nên cần thời gian dài hơn bạn ạ, hơn nữa thuốc đông y nên tác dụng chậm hơn chứ không thể nhanh như thuốc tây được đâu, nó đi sâu điều trị căn nguyên bệnh mà

  2. Ai từng bị viêm da cơ địa sẽ rõ, nó không dau nhưng ngứa, ôi thần linh ơi, ngứa điên đảo không thể nào mà không gãi được. Mùa hè lại còn chết nữa. Thế nên cứ bị vào mà hè là y rằng cũng phải có 1 đợt bội nhiễm vì gãi bật máu, bật mủ ra, không biết làm cách nào mới có thể khỏi được

    1. Nghe sợ quá, em mới bị hát hiện viêm da cơ địa thôi nên chưa khi nào dám gãi quá đà đễ dẫn đến bội nhiễm cả

    2. Bội nhiễm thì có nguy hiểm hơn không bạn nhỉ, triệu chứng như nào. Mấy hôm nay mình ngứa quá, đang nấu ăn cũng tiện tay gãi láy gãi để, mấy hôm trước thì thấy da chỉ khô với bong tróc tí thôi nhưng nay còn thấy xuất hiện cả mủ trên nền da, mủ đục và còn ngứa hơn nhiều đó

      1. Thế nhiều khả năng bị bội nhiễm rồi đó bạn, chứ viêm da cơ địa bình thường ít khi có mủ lắm, chỉ hơi ngứa thôi

        1. ban dung gai, ve lay rau ma gia nat roi boi nen cho nao bi benh ay, de cho kho, rua qua nuoc sach va lau di, benh nay phai can than khong boi nhiem nang hon do

    3. Huhu, có ai có phương pháp nào để chữa được bệnh viêm da cơ địa này không, chứ em mà bị thì không thể nào không gãi, vì nó ngứa điên ý. Trước em cũng gãi nhiều nên mấy lần bị bội nhiễm rồi phải uống cả một đống kháng sinh thì mới khỏi. Khổ quá đi mất

  3. Hồi con gái da em thuộc hàng cực phẩm nhưng đẻ xong thì tự dưng phát ra cái bệnh viêm da cơ địa này, 1 tháng đầu sau sinh mổ em không vận động nhiều được nên cũng hạn chế tắm rửa đâm ra đã ngứa còn ngứa hơn, da cũng bắt đầu xuất hiện mụn mủ, đỏ ửng lên. Như vậy có phải đang bị bội nhiễm không, e thấy rất ngứa, đặc biệt là vào ban đêm ấy

    1. Khổ thân, ngứa như vậy thì chịu đau để đi vệ sinh cơ thể một chút nó cũng đỡ bội nhiễm em ạ, chứ cứ nằm cả ngày người ngợm mồ hôi ra đã đủ viêm rồi, chưa kể sữa nó chảy ra lại cảng bẩn

    2. thời gian đầu chưa vận động được nhiều thì bạn lấy lá khế chua hoặc lá trầu không sắc đặc để lau người nhé, sau đó đi lại dễ hơn thì bạn vẫn dùng mấy lá ấy để tắm, không khỏi được hẳn viêm da cơ địa đâu nhưng sẽ đỡ hơn nhiều

    3. Cảm ơn các chị đã tư vấn, tiện cho em hỏi có thuốc nào dùng được cho phụ nữ sau sinh không ạ, em ngứa nhiều quá nên muốn uống thuốc cho nhanh khỏi, chứ tắm thôi sợ không hết được

    4. Dùng bài thuốc an bì thang bạn nhé, thuốc đông y an toàn nên dùng được cho cả trẻ, bầu bì và sau sinh nữa. Trước mình cũng dùng rồi đến nay khỏi hẳn. Không biết do sau sinh đổi máu hay như nào nữa mà viêm da cơ địa của mình bị nặng lắm, mọi người vài tháng mới lên 1 lần nhưng mình thì bị thường xuyên, 77 49 ngày là lại 1 trận như thế, sau sinh chăm con mệt rồi lại bệnh, bé nhà mình lại quấy chứ không phải ngoan. Đợt đó đi khám viện nào bác sĩ cũng khuyên cố chịu đựng, về nhà tắm lá và bôi thuốc kháng sing ngoài da thôi, nhưng phải nói thật là mình chỉ đỡ được 40-50% thôi. Về sau mình đi hỏi han nhiều nơi thì biết đến trung tâm da liễu nên mình đánh liều đến khám. May sao bấc sĩ tư vấn kĩ càng và còn nói thuốc dùng được cho cả phụ nữ sau sinh nên mình mua thuốc về dùng, lúc mình dùng thuốc là con mình 5 tháng. Thời gian đầu ngứa chưa đỡ ngay mà còn tăng lên một chút, tuy nhiên càng về sau thì tình trạng càng được cải thiện, da mình bắt đầu mềm mịn trở lại và không bong tróc nữa

      1. B dùng những thuốc gì của tt da liễu thế, có cần kiêng khem gì trong qt dùng thuốc k đó

        1. Thuốc an bì thang đó. Bác sĩ Nhuần kê cho mình thuốc uống, kem bôi, thuốc xịt và lá tắm bạn ạ. Hồi đầu mình hơi ghê cổ nên chưa uống thuốc, chỉ dùng thuốc xịt, thuốc tắm và bôi thôi, nhưng sau đó thì thêm cả thuốc uống bạn ạ

      2. Không cần kiêng, tôi mới khám bác sĩ hôm qua, đi khám bác sĩ còn dặn ăn uống đêỳ đủ để đủ chất nhất là tăng cường vitamin C, rồi chỉ kiêng chất kích thích như rượu bia thuốc lá thôi

  4. Mình bị tổ đỉa, bác sĩ bảo là 1 dạng của viêm da cơ địa chỗ lòng bàn chân và bàn tay, nhiều lúc mụn nước mọc lên nhìn như ghẻ. Hiện mình đang làm nông nghiệp ở nhật, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm nên bệnh cứ bị hoài không dứt. Mình có mua thuốc của bác sĩ bên này kê để uống nhưng vừa đắt lại thấy không hiệu quả. Thấy nói bài thuốc an bì thang tốt nên mình tính mua và gửi sang bân này, không biết có được không

    1. Gửi thì không chắc chắn được nhưng nếu có người nhà hay người quen qua đó thì bạn nhờ xác tay sang thì được đó ạ

      1. Tôi cũng bị bệnh này 2,5 năm, chữa tất cả các bs và Bv da liễu… với cơ số tiền đều không khỏi, thậm chí vài bs Bv Da liễu TPHCM còn nói không khỏi được. Thế mà dùng bài thuốc này lại khỏi được mấy năm nay rồi. Nếu có điều kiện cháu nên mua thử về mà dùng. Thuốc có gửi sang bên nước ngoài, cháu liên hệ hỏi trung tâm xem

    2. Trong HCM thì lấy thuốc ở đâu chị nhỉ, ra quầy thuốc họ bán cho không

    3. Trung tâm da liễu này có địa chỉ ở cả TP HCM mà bạn, địa chỉ 48B Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1 bài viết cũng nói đấy. Đến đó bác sĩ khám cho thì mới lấy thuốc được

  5. Tôi bị viêm da cơ địa vùng lưng, vùng cạp quần. Mỗi lần bị da rất khô và ngứa, vảy bong tróc thành mảng như bị nẻ da. Tôi vẫn thường xuyên bôi thuốc và kem dưỡng ẩm nhưng không có hết bệnh. Thấy mọi người nói mua lá cao mật gấu trên mạng về sắc uống là khỏi, không biết có đúng không

    1. Đừng tin trên mạng, đặc biêtj uống gì cũng phải có sự chỉ định của bác sĩ, vì thuốc nào chữa được bệnh thì cũng sẽ có độc tính đấy. Cẩn thận bác ak, có gì thì cứ đi bác sĩ khám bệnh ấy

    2. Mua trên mạng làm sao biết thuốc nào chuẩn thuốc nào không, thuốc nam giờ nhiều loại lắm, nhân trần còn phun thuốc trừ sâu để làm khô thì mấy loại dược liệu kia chắc gì đã tốt lành

    3. Thật thế hả, đọc cũng thấy bệnh nhân nhận xét khá tốt, không biết giá thuốc thì sao nhỉ

      1. Giá thuốc cũng tùy từng người, nhưng giao động 1-2 triệu/ tháng bác ạ. Nói chung cứ phải đến tận nơi khám thì mới biết được chứ ngồi nhà thế này sao biết được bệnh

  6. mẹ em bị viêm da cơ địa ở bàn tay, mùa hè còn đỡ chứ mùa đông thì da khô nứt hết, nhất là ở 10 đầu ngón tay. Nhiều khi còn bật cả máu nên làm việc gì cũng rất xót. mẹ em vẫn hay bôi dầu dừa và ngâm tay bằng lá trầu không hàng ngày nhưng ko khỏi, các chị có kinh nghiệm dân gian hay bài thuốc nào hay thì chỉ em ạ

    1. Làm như mẹ bạn là chuẩn rồi đấy, vừa ngâm tay vừa bôi dưỡng ẩm thiên nhiên vào là khỏi. Trước mình bị như vậy cũng chỉ đơn giản thế thôi mà khỏi đấy

      1. Được chứ, dầu dừa, dầu oiliu hay dầu gấc đều có tác dụng giữ ẩm như nhau. Nhưng nói luôn là cũng tùy từng người thì mới hợp thôi, ai bị nặng thì chưa chắc khỏi đâu nhé

    2. Mình bị viêm da nhẹ ở tay mẹ mình toàn mua cho thuốc ngâm tay thảo dược của bên viện da liễu đông y việt nam, ngâm độ 1 tuần với bôi là khỏi, cũng lâu lắm rồi không thấy bị lại, thấy bảo bên này còn có cả thuốc uống cho ai bị nặng đấy

      1. Em xin thông tin bài thuốc với, lèm tên và hình ảnh thuốc luôn với ạ, em bị viêm da cơ địa bội nhiễm nửa năm nay rồi

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *