Chàm Ngứa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bệnh chàm ngứa hay bệnh chàm (Eczema) không chỉ gây ngứa rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người mắc. Ngứa do chàm có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Gãi nhiều sẽ khiến làn da bị trầy xước, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh sẽ giúp điều trị kịp thời và hiệu quả chàm ngứa.

Chàm ngứa là gì?

Bệnh chàm ngứa là một trong những dạng của bệnh chàm. Bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi, cả trẻ em và người lớn. Lúc này, da bị kích ứng, ngứa rát, nổi mẩn đỏ theo từng mảng và mọc mụn nước. Khi những mụn nước này vỡ ra có thể gây chảy máu, gây nhiễm trùng.

Triệu chứng chàm ngứa

Bệnh chàm ngứa ảnh hưởng đến hầu hết các vị trí trên cơ thể, thường gặp nhất ở cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, đầu gối, mặt, da đầu, cổ, chân, ngực và lưng.

Các triệu chứng mang tính chất cá thể, biểu hiện nặng nhẹ tuỳ thuộc vào thể trạng mỗi người.

Biểu hiện chàm ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi

  • Thường xuất hiện ở da dầu, hai bên má.
  • Mụn nước xuất hiện dày đặc, rỉ nước khi vỡ.
  • Da khô, đỏ, bong tróc vảy sau khi mụn nước vỡ.

Triệu chứng chàm ở trẻ em

  • Bệnh xuất hiện dày và khu trú hơn so với trẻ sơ sinh. Thường xuất hiện ở các vị trí nếp gấp khuỷu, cổ chân, cổ tay, mi mắt, cổ, da đầu, vành tai,…
  • Có mụn nước giống với dạng chàm tổ đỉa.
  • Dày da, tổn thương lichen hóa.

Biểu hiện chàm ở người lớn

  • Da rất khô, đóng vảy.
  • Xuất hiện vết loét, dày sừng, sẩn ngứa khắp cơ thể.
  • Mụn nước mọc thành từng mảng dày, kích thước to dần và lan rộng sang các vùng da xung quanh.
  • Có thể bị nhiễm trùng da do gãi, thay đổi sắc tố da.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm ngứa. Một số yếu tố có thể gây khởi phát bệnh là:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì các thế hệ sau có nhiều nguy cơ mắc chàm ngứa.
  • Người mắc một số bệnh lý như hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm thận, viêm tai, xơ gan,… 
  • Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm tấn công làn da, thâm nhập vào trong cơ thể.
  • Suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể yếu dần, không có khả năng chống lại các tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài.
  • Rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể tự tấn công các tế bào khỏe mạnh. 

Bên cạnh đó, một số tác nhân gây kích hoạt và tăng nặng bệnh có thể kể đến như: 

  • Thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc không khí ẩm thấp.
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Dị ứng với thành phần thuốc.
  • Dị ứng với phấn hoa, kim loại nặng, cao su, sợi vải quần áo, đồ gia dụng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa, thực phẩm, lông động vật,…
  • Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài.

Tùy từng nguyên nhân gây chàm ngừa, bác sĩ sẽ chỉ định những cách làm giảm ngứa và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán chàm ngứa

Để chẩn đoán chàm ngứa, bác sĩ chuyên khoa có thể thực hiện các bước sau:

  • Khai thác tiền sử bệnh.
  • Hỏi triệu chứng.
  • Quan sát tổn thương ngoài da.
  • Xét nghiệm áp da – Patch test để kiểm tra phản ứng dị ứng của cơ thể với một số yếu tố. Từ đó giúp người bệnh có thể nhận biết và tránh tiếp xúc với những tác nhân này.

Phương pháp điều trị chàm ngứa

Chàm ngứa là bệnh da liễu mãn tính khó điều trị triệt để và có tính chất tái phát dai dẳng. Tuy nhiên, nếu có phương pháp điều trị phù hợp, bạn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh.

Cách trị chàm ngứa tại nhà

  • Chườm mát: Dùng một chiếc khăn thấm nước mát, đắp lên vùng da bị chàm có thể giúp làm dịu cơn ngứa, đau rát. Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm không mùi lên da sau khi chườm mát.
  • Ngâm rửa nước lá trà xanh: Đun sôi 100g lá trà xanh với một lượng nước vừa đủ trong 10 phút. Để nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh trong 20 phút. Thực hiện cách này đều đặn sẽ giúp làm giảm ngứa, chống viêm nhiễm da.
  • Dùng dầu dừa nguyên chất: Làm sạch vùng da bị tổn thương, sau đó dùng dầu dừa massage nhẹ nhàng lên da trong khoảng 3 phút. Áp dụng 2 lần/ ngày để ức chế virus gây bệnh, dưỡng ẩm, chống oxy hóa, tái tạo da, ngăn ngừa bội nhiễm da.
  • Ngâm tắm nước chè xanh: Đun sôi 2 lít nước với một nắm lá chè xanh và muối hột trong khoảng 5 phút. Có thể dùng để ngâm rửa hoặc tắm toàn thân. Nước lá chè xanh có thể loại bỏ tế bào chết, giảm ngứa, đẩy nhanh quá trình tái tạo da.
  • Dùng lá ổi: Giúp kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa, giảm bong tróc da, đào thải độc tốt. Bạn đun sôi 1 lít nước với một nắm lá ổi tươi trong 10 phút, đợi nước nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị chàm.

Dùng thuốc Tây y

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn các nhóm thuốc tây y điều trị chàm ngứa nhanh chóng như:

  • Thuốc kháng Histamin: Làm giảm phản ứng dị ứng, cải thiện triệu chứng ngứa.
  • Nhóm thuốc chống ngứa: Clorpheniramin, Capsaicin, Siro Phenergan, Cetirizine, Hydrocortisone, Menthol,…
  • Thuốc dạng dung dịch: Vioform 1%, Jarish,… 
  • Thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi: Cephalosporin, Amoxicillin,… giúp kháng viêm, chống bội nhiễm vi khuẩn.
  • Kem mỡ và thuốc corticoid dạng bôi: Cream Celestoderm-neomycin, Cream Synalar-neomycin,… chống viêm nhiễm da, giảm ngứa, hạn chế sự lây lan của bệnh.
  • Thuốc uống corticoid: Trong trường hợp sử dụng thuốc bôi không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định corticoid toàn thân.
  • Kem tacrolimus, pimecrolimus tại chỗ: Nhóm thuốc này ít có tác dụng phụ hơn các sản phẩm có thành phần corticoid. 
  • Thuốc sinh học Dupilumab (Dapoxetine) được tiêm dưới da nhằm kiểm soát phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Lưu ý: Các loại thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ vì vậy người bệnh không nên lạm dụng trong thời gian dài. Bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa

Bên cạnh việc áp dụng các cách điều trị chàm ngứa, bạn nên kết hợp với việc thay đổi thói quen xấu, không tốt cho sức khỏe. Một số việc người bệnh cần lưu ý khi trong chăm sóc da và phòng tránh bệnh chàm ngứa là:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm ít nhất 1 lần mỗi ngày để làm loại bỏ tác nhân gây ngứa da.
  • Nên tắm nước ấm, không tắm bằng nước quá nóng hoặc lạnh.
  • Lau khô người sau khi tắm và bôi kem dưỡng ẩm.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh da có thành phần dịu nhẹ, tránh gây kích ứng.
  • Không chà xát, cào gãi da mạnh.
  • Cắt móng tay, vệ sinh tay để tránh làm trầy xước da.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, nước giặt, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát có thành phần tẩy rửa mạnh.
  • Làm sạch môi trường sống xung quanh, thường xuyên giặt ga, gối, chăn, đệm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các nhân tố có thể gây bệnh như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, thú nuôi,…
  • Không nên mặc những trang phục quá chật, có chất liệu vải len hoặc sợi tổng hợp gây bí da.
  • Nên lựa chọn quần áo thoải mái, có chất liệu cotton, thấm hút tốt và nên lựa chọn chất liệu cotton có đặc tính thấm hút tốt.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tránh làm khô da.
  • Cẩn trọng hoặc kiêng ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt đỏ, mật ong, tinh bột, đồ ăn dầu mỡ, thức ăn nhiều đường, mật ong,… 
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi khoa học. 
  • Vận động, tập luyện thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. 
  • Tránh các hoạt động phải đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Giữ tinh thần lạc quan, giảm thiểu căng thẳng. 

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm ngứa và cách điều trị hiệu quả tình trạng này. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhận tư vấn điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Câu hỏi thường gặp

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng sau:

  • Nổi mẩn đỏ, mụn nước, viêm mủ dưới da.
  • Ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hàng ngày.
  • Dày da, thay đổi sắc tố.
  • Xuất hiện vảy vàng, da nhiễm trùng.
  • Triệu chứng không được cải thiện sau một thời gian.

Bệnh chàm ngứa hay bệnh chàm đều là những bệnh ngoài da không có tính lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, các tổn thương do chàm có thể lây lan sang các phần da xung quanh.

  • Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: Cua, tôm, đậu phộng, hến,…
  • Nội tạng động vật: Lòng, mề, gan, dạ dày, mật, phổi,...
  • Chất kích thích có hại: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào,…
  • Thực phẩm nhiều đường: Socola, kẹo, bánh kem, bánh quy,…

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng việc hỗ trợ kiểm soát và dự phòng tái phát chàm ngứa. Người bệnh chàm ngứa nên bổ sung một số nhóm thực phẩm như: 

  • Thực phẩm giàu Probiotic: Sữa, sữa chua, phô mai lên men,...
  • Thực phẩm có chống oxy hóa: Rau màu xanh đậm, cá biển,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin nhóm C, E: Cam, dâu tây, bưởi, dâu tây, hạt hướng dương, thịt nạc, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,…

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 11:31 AM , 01/02/2024

Tin liên quan

Chàm khô: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tận gốc hiệu quả tại nhà

Chàm khô là bệnh da liễu thường gặp ở mọi đối tượng nhất là đối với trẻ em. Tình trạng bệnh này là gì? Làm sao để nhận biết và...

Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Chàm Bìu Hiệu Quả, Không Tái Phát

Chàm bìu là một bệnh ở vùng kín của nam giới, có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn. Nó có thể gây viêm tinh hoàn hoặc ung thư tinh...

bệnh chàm

Bệnh Chàm (Eczema) Là Gì? Chi Tiết Từ Nguyên Nhân Đến Cách Chữa Trị

Bệnh Eczema hiện nay đã gặp phải không ít trường hợp. Tuy nhiên, số người hiểu rõ về nguyên nhân và cách chữa trị lại không phải là quá nhiều....

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Hiện nay, Tây y và Y học cổ truyền đều có rất nhiều loại thuốc trị chàm khô. Mỗi loại thuốc phù hợp với từng tình trạng bệnh và cơ...

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? – TOP 10 loại thuốc không nên bỏ qua

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh sầu não. Hiểu được tâm lý này, hôm nay trang tin sẽ tổng hợp lại...

Khi bị chàm, trẻ có dấu hiệu đỏ và sưng, khô da rất khó chịu

Chàm Sữa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Chàm sữa hay lác sữa là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nhiều ba mẹ sốt ruột vì tình trạng này...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *