Viêm da cơ địa mãn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, khó chữa, có tính chất tái phát từng đợt. Bệnh gây ngứa rát, khô da, bong tróc, nổi mẩn đỏ liên tục. Bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, kiểm soát hiệu quả, tránh tái phát bệnh .

Viêm da cơ địa mãn tính là gì?

Về bản chất, viêm da cơ địa là phản ứng của hệ miễn dịch dưới da trước các tác nhân gây hại. Tùy vào mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các triệu chứng, bệnh viêm da cơ địa được chia thành nhiều loại khác nhau.

Viêm da cơ địa mãn tính được xác định khi:

  • Các triệu chứng nổi ban đỏ, ngứa rát, sưng viêm, chảy dịch,… xuất hiện khắp trên cơ thể, tái phát thường xuyên (quá 2 lần/ tháng).
  • Bệnh kéo dài nhiều tháng, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đã điều trị nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khó có thể được điều trị bằng những biện pháp y tế thông thường. 

Triệu chứng điển hình

Viêm da cơ địa mãn tính có biểu hiện đa dạng, các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:

  • Ngứa da dữ dội.
  • Da bong tróc, khô ráp.
  • Nổi hồng ban trên phạm vi rộng.
  • Nổi mụn nước, có chảy dịch.
  • Da nhạy cảm, sưng phồng lên.
  • Da dày sừng cứng, thâm, có ranh giới rõ với vùng da lành.
  • Tróc vảy theo từng mảng, lichen hóa.
  • Trường hợp nhiễm trùng da có thể gây mưng mủ, lở loét.
  • Đỏ da toàn thân, thay đổi sắc tố da.
  • Triệu chứng khác: Viêm mũi dị ứng, viêm ngứa họng, hen, viêm kết mạc mắt,…
  • Thường gặp ở các vị trí có nếp gấp lớn như mu bàn tay, bàn chân, lòng bàn chân, lòng bàn tay, vùng cổ, gáy, các ngón tay, cổ tay và cẳng chân hoặc toàn thân.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa mãn tính

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa mãn tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có xuất phát từ hệ thống tự miễn trong cơ thể mỗi người. Một số yếu tố có thể gây khởi phát và tăng nặng bệnh bao gồm:

  • Bố/ mẹ hoặc cả 2 bố mẹ đều bị viêm da cơ địa dị ứng thì khả năng con cũng mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da, làm giảm hàm lượng ceramides, tạo điều kiện cho các tác nhân và vi khuẩn gây hại tấn công da.
  • Thay đổi nội tiết tố và sự cân bằng của vi khuẩn tự nhiên trên da.
  • Viêm da cơ địa cấp tính, bán cấp không được điều trị đúng cách, tái phát dai dẳng.
  • Rối loạn chức năng miễn dịch, có cơ địa dị ứng.
  • Nhạy cảm, dị ứng với thực phẩm, đồ trang sức có niken, hóa chất, xà phòng, bụi vải, len dạ, chất kích thích, khói thuốc, 
  • Tiếp xúc nhiều với môi trường quá hanh khô, ô nhiễm, độ ẩm không khí thấp,…

Biến chứng nguy hiểm 

Bệnh viêm da cơ địa mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách, cụ thể:

  • Nhiễm trùng da, sẹo lồi lõm, lở loét.
  • Viêm da thần kinh do thói quen gãi dẫn đến tình trạng ngứa rát, thâm, dày sừng.
  • Nhiễm virus herpes, nhiễm trùng vi khuẩn tụ cầu.
  • Tăng, giảm sắc tố ở vùng da bị viêm.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Hình thành tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, thu mình, trầm cảm.
  • Bội nhiễm da.
  • Sốt cao, sưng hạch bạch huyết, đau nhức,…
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng,…

Chẩn đoán viêm da cơ địa mãn tính

Bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa mãn tính dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm đi kèm cụ thể:

  • Bác sĩ hỏi về tình trạng bệnh sử, quá trình điều trị, thuốc đang sử dụng (nếu có).
  • Khai thác triệu chứng, kiểm tra tình trạng, mức độ tổn thương.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác:

  • Thử nghiệm áp da (Patch test).
  • Sinh thiết da.
  • Xét nghiệm máu.

Cách điều trị viêm da cơ địa mãn tính

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa mãn tính. Để kiểm soát và điều trị triệu chứng bệnh, các phương pháp tập trung tăng cường độ ẩm da, giảm ngứa, chống nhiễm trùng. Dưới đây là những cách chữa viêm da cơ địa mãn tính người bệnh có thể tham khảo: 

Mẹo dân gian tại nhà

  • Chữa viêm da cơ địa mãn tính bằng lá lốt: Vò hoặc giã nát lá lốt rồi đắp lên vùng da bị viêm da cơ địa giúp sát trùng, giảm ngứa rất tốt.
  • Tắm nước lá khế chua: Đun sôi 1 nắm lá khế chua với 2 lít nước trong 20 phút, pha thêm nước nguội dùng để tắm 1 – 2 lần/ ngày. Cách này giúp thanh nhiệt, làm dịu da, giảm ngứa do viêm da cơ địa mãn tính.
  • Sử dụng cây sài đất: Giã nát 1 nắm lá cây sài đất, đắp lên vùng da bị bệnh trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Tắm nước lá trầu không: Vò nát lá trầu không rồi chà nhẹ lên vùng da bị viêm sau đó rửa sạch. Thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, làm mờ thâm sạm, phục hồi mô da bị tổn thương.
  • Sử dụng lá chè xanh: Đun sôi 2L nước với 1 nắm lá chè xanh trong 5 phút rồi pha thêm nước lạnh dùng để ngâm rửa hoặc tắm liên tục trong 1 tuần giúp tiêu viêm, giảm ngứa rõ rệt.

Lưu ý: 

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà.
  • Phương pháp chữa viêm da cơ địa mãn tính thường có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng.
  • Trường hợp viêm da cơ địa mãn tính có nhiễm trùng không nên áp dụng.

Dùng thuốc Tây y điều trị 

Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng, ngứa rát, dị ứng, sưng viêm của bệnh viêm da cơ địa mãn tính như:

  • Thuốc tím, dung dịch Hexamidine, Chlorhexidine: Công dụng sát trùng, khử khuẩn nhẹ.
  • Thuốc/ kem Steroid bôi ngoài da như thuốc mỡ, Hydrocortisone, Triamcinolone.
  • Chất làm ẩm da: Petrolatum, Atopiclair, Aquaphor, Mimyx.
  • Thuốc điều hòa hệ miễn dịch như Pimecrolimus, Tacrolimus.
  • Thuốc Corticoid: Làm giảm nhanh chóng triệu chứng dị ứng, sưng viêm,…
  • Thuốc chứa Acid salicylic: Được chỉ định sử dụng điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mãn tính, có tác dụng bạt sừng, giảm dày sừng da.
  • Nitrat bạc hoặc hồ nước: Làm khô dịch tiết, thúc đẩy làm lành tổn thương da.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Chống dị ứng, giảm ngứa.
  • Thuốc chống nấm.
  • Kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Phù hợp với các trường hợp tổn thương da gây sốt nhẹ, viêm và đau.
  • Thuốc Dupilumab làm giảm ngứa, viêm da: Được chỉ định trong trường hợp bệnh không thích ứng tốt với các loại thuốc khác.
  • Viên uống bổ sung vitamin nhóm B và C: Bổ sung dưỡng chất do suy giảm miễn dịch và thiếu chất dinh dưỡng do bệnh tái phát nhiều lần.

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, chóng mặt, buồn nôn, viêm tuyến thượng thận…

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, viêm da cơ địa mãn tính là hệ quả của tà khí xâm nhập vào cơ thể, kết hợp cùng phong nhiệt gây khí huyết uất kết, tích tụ độc tố và phát ra ngoài da.

Đông y tập trung cải thiện triệu chứng đồng thời điều hoà khí huyết, bồi bổ cơ thể toàn diện, giải phóng thấp nhiệt ứ trệ. Một số bài thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa mãn tính được áp dụng phổ biến bao gồm:

Bài Tiêu phong tán

  • Thành phần: Thổ phục linh, kim ngân hoa, bồ công anh, rau má, sài đất, sinh địa, thương truật mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, tri mẫu, phòng phong, ngưu bàng tử, thạch cao mỗi thứ 8g, đương quy, khổ sâm, kinh giới mỗi thứ 10g, thuyền thoái 6g.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp, chống ngứa rát.

Bài Tiêu độc thang:

  • Thành phần: Bồ công anh, sài đất mỗi thứ 16g, cam thảo dây, kim ngân dây, thương nhĩ tử mỗi thứ 12g.
  • Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt bồi bổ khí huyết và hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mề đay, chốc lở.  

Quang trị liệu

Bệnh nhân có thể được chỉ định liệu pháp quang trị liệu, chiếu tia laser, tia UVB nếu các mẹo chữa tại nhà và thuốc Tây y không đem lại hiệu quả mong muốn.

Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) có công dụng làm giảm phản ứng viêm, tiêu ngứa, tăng lượng Vitamin D cho da, bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây bệnh viêm da cơ địa mãn tính.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện liệu pháp này liên tục trong vài tháng và giảm dần tần suất khi các triệu chứng được cải thiện. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện phương pháp này. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Tuy không thể phòng tránh triệt để nhưng bạn có thể áp dụng những cách sau để ngăn chặn bệnh bùng phát và kéo dài:

  • Tránh chà xát và gãi vùng da bị bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi.
  • Tắm bằng nước ấm, dưỡng ẩm khi thấy biểu hiện khô da.
  • Không sử dụng xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa có cồn, hương liệu, chất tạo mùi, tạo màu.
  • Đeo vệ sinh, mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng.
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng: Phấn hoa, khói bụi ô nhiễm, vải len thô, khói thuốc, thời tiết lạnh khô, nước hoa, một số loại thực phẩm,…
  • Hạn chế căng thẳng, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Kiểm soát bệnh viêm mũi dị ứng, hen.
  • Phát hiện và tiếp nhận điều trị ngay khi mới khởi phát bệnh, tránh để tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
  • Cảnh giác khi thời tiết chuyển mùa, nếu có dấu hiệu bệnh tái phát cần đi khám bác sĩ ngay.
  • Theo dõi tình trạng và kiên trì chăm sóc, điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viêm da cơ địa mãn tính có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được quan tâm đúng cách và kịp thời. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn đọc nhận biết dấu hiệu bệnh và có hướng can thiệp, điều trị phù hợp. 

Câu hỏi thường gặp

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm da cơ địa mãn tính. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Viêm da cơ địa không có tính lây truyền. Người mắc bệnh không thể lây cho người khác thông qua việc tiếp xúc với chất dịch từ mụn nước, dịch tiết, máu, trầy xước trên da hoặc dùng chung đồ vật. Tuy nhiên bệnh có tính di truyền.

Thực phẩm nên kiêng ăn

  • Các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa gây viêm: Thịt cừu, thịt bò, thịt trâu,...
  • Sản phẩm từ sữa, phô mai.
  • Tinh bột xấu, bánh mỳ, mỳ ống.
  • Nước ngọt, kẹo nhiều đường.
  • Các loại đồ uống kích thích, thuốc lá, cà phê, rượu, bia.

Thực phẩm nên ăn

  • Cá biển chứa Omega 3.
  • Thực phẩm giàu đạm thực vật.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, xoài, cà rốt, rau bina,...
  • Nhóm giàu vitamin B: Súp lơ xanh, các loại nấm, chuối, bơ, các loại hạt,...
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Đậu tương, lúa mạch, hạt hướng dương, giá đỗ, lạc, vừng đen,...

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 4:51 PM , 11/03/2024

Tin liên quan

Viêm da cơ địa vùng kín: Triệu chứng và hướng điều trị tốt nhất

Bệnh viêm da cơ địa vùng kín gây tổn thương, ngứa ngáy, đau rát ở bộ phận sinh dục của nam và nữ. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng...

Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có tính chất mãn tính, tái phát từng đợt và kéo dài dai dẳng. Bệnh thường gây các tổn thương trên da,...

Viêm da cơ địa bội nhiễm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là dạng tiến triển nặng của bệnh viêm da cơ địa khi không được điều trị đúng và kịp thời. Người bệnh cần nhận...

Viêm da cơ địa khi mang thai là tổn thương ngoài da ở bà bầu

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi

Viêm da cơ địa khi mang thai là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong thời điểm thai kỳ. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng bệnh có...

cach-chua-hac-lao-bang-muoi-thumb

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa có tốt không? [Cách thực hiện]

Muối có tính kháng khuẩn tự nhiên và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh da liễu. Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa được không là vấn đề được...

Top 22+ cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa gây ngứa rát, bứt rứt khó chịu cho người mắc bệnh. Nếu không quan tâm điều trị hoặc điều trị sai cách, tình trạng ngứa có...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *