Thực đơn cho người đau dạ dày cải thiện bệnh nhanh chóng

Điều quan trọng để cải thiện bệnh đau dạ dày là thay đổi chế độ ăn uống và thực đơn ăn uống hàng ngày. Vì thực đơn ăn hàng ngày đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với những người đang bị đau dạ dày. Nếu như bạn đang loay hoay không biết bắt đầu thực đơn từ đâu thì bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi.

Tầm quan trọng giữa ăn uống và bệnh dạ dày

Theo các nghiên cứu, chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh dạ dày. Ăn những thực phẩm có tính axit cao, khó tiêu,… có thể khiến dạ dày bị kích thích tiết nhiều axit hơn, hình thành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày dẫn đến đau, viêm loét.

Chính vì vậy, khi bị bệnh, người bệnh cần thiết điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Ăn uống đúng cách, đúng thực phẩm góp phần hạn chế làm tổn thương dạ dày, để dạ dày có cơ hội hồi phục các tổn thương.

5 nguyên tắc chuẩn bị đồ ăn cho người đau dạ dày

1. Cung cấp đủ dinh dưỡng

Đảm bảo thực đơn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày:

  • Glucid: từ 60 – 70%.
  • Protein: từ 12 – 20%.
  • Lipid: từ 15 – 20%.
  • Calo: Từ 30 – 35 Kcal/1kg và trong 1 ngày.
  • Bổ sung vitamin, muối khoáng cần thiết khác.

2. Lựa chọn thực phẩm tốt cho dạ dày

Thực phẩm nhiều chất xơ

Nhất Nam Y Viện được ví như “Thái Y Viện” thu nhỏ ngay giữa lòng thủ đô. Và được cộng đồng đánh giá là đơn vị uy tín, có chất lượng cao trong điều trị và nghiên cứu thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh dạ dày.

Chất xơ giúp:

  • Đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
  • Giảm tối đa áp lực cho dạ dày.
  • Phòng tránh táo bón, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua khó chịu.

Bạn có thể bổ sung chất xơ bằng rau củ và trái cây tươi như rau dền, mồng tơi, rau ngót, các loại rau cải, khoai tây, khoai lang, táo, chuối, đu đủ,…

Thực phẩm chứa nhiều probiotic

Probiotic hay chính là các men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, giúp:

  • Tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
  • Kháng viêm, kích thích hoạt động của dạ dày.
  • Cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…

Bạn có thể bổ sung probiotic bằng cách ăn sữa chua, sữa chua uống, phô mai,…

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp:

  • Cải thiện các triệu chứng viêm đau do viêm loét dạ dày.
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày trước vi khuẩn gây hại.
  • Làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa là nghệ, cà chua, nha đam, đu đủ, gừng, bông cải xanh,…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin

Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng tổng thể và hỗ trợ làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương hiệu quả. Đồng thời, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin là quả bơ, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, ổi, chuối, táo,…

Thực phẩm giàu pectin

Pectin được nghiên cứu với các công dụng:

  • Kích thích nhu động ruột.
  • Làm tăng số lượng lợi khuẩn, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Pectin là chất xơ thực vật, có nhiều trong quả dâu tây, nho, lê, ổi, táo và rau xanh có màu đậm.

Các loại ngũ cốc

Trong ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm đau, chữa lành vết thương hiệu quả.

Người bệnh dạ dày có thể bổ sung các loại ngũ cốc như lúa mì, các loại đậu, yến mạch,…

Liệt dây thần kinh số 7 nên kiêng gì

3. Ăn thực phẩm mềm, lỏng

Tiêu thụ thực phẩm mềm, lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn, giảm áp lực lên dạ dày mà vẫn đảm bảo tiêu hóa ổn định và giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng. Qua đó, giảm kích ứng và các tổn thương lên niêm mạc dạ dày.

Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như:

  • Cháo, súp, canh hầm (xương/rau củ).
  • Khoai tây, khoai lang.
  • Trái cây mềm như bơ, đu đủ,…
  • Cháo ngũ cốc yến mạch, lúa mì,…

4. Tránh thực phẩm có hại cho dạ dày

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Khó tiêu hóa, dạ dày chịu nhiều áp lực dẫn đến đau, chướng bụng, đầy hơi.
  • Thức ăn cứng, khó tiêu: Dạ dày phải hoạt động liên tục dẫn đến quá tải và gây đau.
  • Thức ăn cay nóng, đậm vị: Kích thích niêm mạc dạ dày gây viêm loét.
  • Thực phẩm lên men: Có nồng độ axit cao, dễ gây viêm và đau dạ dày.
  • Thực phẩm đông lạnh: Dễ bị biến chất và làm dạ dày suy yếu.
  • Đồ uống chứa chất kích thích: rượu, bia, nước uống có gas,…

Các loại thực phẩm kể trên có thể gây đau dạ dày nặng hơn, viêm loét, thậm chí là xuất huyết dạ dày.

5. Uống đủ nước và uống đúng cách

Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là việc làm cần thiết với tất cả mọi người, không riêng gì người đau dạ dày. Bổ sung đủ nước giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, trung hòa acid dịch vị.

Tuy nhiên, uống nước cũng cần uống đúng cách:

  • Buổi sáng khi thức dậy, uống một ly nước ấm.
  • Sau bữa sáng một giờ, uống thêm một cốc nước nữa.
  • Trong ngày nên phân bổ thời gian uống hợp lý, không nên để đến khi khát quá mới uống liền một lúc.
  • Bổ sung thêm nước qua các loại trái cây, nước ép, rau củ, sữa tươi, sữa hạt,…
  • Hạn chế tối đa uống nước có gas vì có thể gây đầy bụng và ợ hơi.

Hướng dẫn lên thực đơn cho người đau dạ dày

Nếu đã nắm được các món ăn cho người đau dạ dày nên ăn, người bệnh có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây:

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Ăn cháo táo đỏ hoặc cháo hạt sen. Nên ăn sáng trước 7h30.
  • Bữa trưa: Ăn cơm trắng mềm cùng thịt hấp, canh bí xanh.
  • Bữa chiều: Một quả chuối chín dầm sữa chua. Nên ăn lúc 15h chiều.
  • Bữa tối: Cơm trắng mềm, canh thịt nạc hầm với nấm, đậu phụ thuộc.

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Ăn bánh mì cùng 200ml sữa tươi không đường.
  • Bữa trưa: Ăn cơm trắng mềm cùng trứng luộc và canh rau cải nấu thịt.
  • Bữa chiều: Ăn trái cây như táo/ổi/lê/thanh long,…
  • Bữa tối: Ăn cơm trắng mềm, thịt bò kho mềm, tôm nấu canh bầu.

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Một tô phở thịt bò băm mềm (không nên ăn quá nhiều phở).
  • Bữa trưa: Ăn cơm trắng mềm, đậu hũ sốt, cá rán và canh rau mồng tơi (hoặc rau tùy thích).
  • Bữa chiều: Ăn thêm trái cây.
  • Bữa tối: Ăn cơm trắng mềm, canh bí đỏ và thịt gà kho mềm.

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Ăn cháo và sữa tươi.
  • Bữa trưa: Ăn cơm mềm, thịt xay sốt cà chua, canh rau tùy thích.
  • Bữa chiều: Ăn trái cây và sữa chua.
  • Bữa tối: Ăn cơm mềm, súp lơ luộc, canh củ hầm xương, cá kho nhạt.

Thực đơn 5

  • Bữa sáng: Ăn cháo yến mạch.
  • Bữa trưa: Ăn cơm mềm, rau củ luộc và gà hầm mềm.
  • Bữa chiều: Ăn trái cây hoặc sữa chua.
  • Bữa tối: Ăn cơm trắng mềm, tôm hấp, rau chân vịt hoặc salad rau củ.

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: Ăn súp gà hoặc súp cua.
  • Bữa trưa: Ăn cơm trắng mềm, rau cải và rau củ hầm xương.
  • Bữa chiều: Ăn khoai lang luộc.
  • Bữa tối: Ăn cơm trắng mềm, canh cua mồng tơi, tôm hấp.

Thực đơn 7

  • Bữa sáng: Ăn bánh mì kẹp trứng + sữa hạt.
  • Bữa trưa: Ăn cơm mềm, gà hấp lá chanh. canh bí xanh nấu xương.
  • Bữa chiều: Bánh mì ngũ cốc.
  • Bữa tối: Ăn cơm trắng mềm, cá kho và rau xanh luộc.

Lời khuyên khi lên thực đơn cho người đau dạ dày

  • Nên chế biến món ăn đơn giản (hấp, luộc) để cơ thể dễ hấp thu và không tạo áp lực cho dạ dày cũng như giảm đau hiệu quả.
  • Chia nhỏ nhiều bữa trong ngày để dạ dày có thể tiêu hóa hết thức ăn được thu nạp và trung hòa dịch vị acid tốt hơn.
  • Ăn uống đúng giờ để tạo giờ sinh học cho dạ dày hoạt động.
  • Bữa trưa cho người đau dạ dày nên ăn trước 12h để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi.
  • Không được nhịn bữa nào trong ngày. Khi bụng đói sẽ làm tăng acid dạ dày và khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.
  • Không nên ăn quá no vào bữa tối. Không ăn đêm.
  • Khi ăn nên nhai chậm và kỹ để làm nát thức ăn, giảm áp lực cho dạ dày cũng như chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
  • Không chạy nhảy, hoạt động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong để tránh xóc bụng và đau dạ dày.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng quá độ.

LƯU Ý: Việc điều chỉnh chế độ ăn uống chỉ cải thiện được các triệu chứng bệnh phần nào và hạn chế để bệnh tiến triển xấu hơn. Người bệnh cần có biện pháp điều trị chuyên sâu kết hợp với ăn uống đúng cách để giải quyết bệnh lâu dài.

Trên đây là những nguyên tắc chọn đồ ăn cho người đau dạ dày cũng như cách lên thực đơn. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Câu hỏi thường gặp

Như đã có đề cập đến ở trên, việc ăn uống đúng cách chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh và hạn chế làm tổn thương thêm dạ dày. Nếu muốn chữa khỏi dứt điểm, bạn cần đề thăm khám tại các địa chỉ y tế uy tín để các bác sĩ tư vấn, lên phác đồ điều trị chuyên sâu.

Trường hợp này rất có thể các tổn thương ở dạ dày của bạn đã tiến triển nặng nên việc điều chỉnh chế độ ăn uống không mang lại tác dụng. Điều bạn cần làm bây giờ là đi thăm khám để đánh giá tình trạng bệnh và can thiệp điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm loét nặng, xuất huyết hay thủng dạ dày.

Cập nhật lúc: 8:42 AM , 02/03/2024

Tin liên quan

Bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối từ nghệ

Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày hiệu quả nhất

Tinh bột nghệ, còn được biết đến như curcumin, là một chất có trong củ nghệ rất tốt cho việc điều trị đau dạ dày. Những chưa chắc bạn đã...

10 bài tập yoga cho người đau dạ dày hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều người không biết về công dụng của các bài tập yoga với bệnh đau dạ dày. Yoga là một bộ môn mang lại rất nhiều sức khỏe...

Thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày nên ăn gì?

Có nhiều nơi đánh giá bữa sáng là bữa quan trong nhất trong 1 ngày. Chính vì vậy, những người bị đau dạ dày cần bổ sung thực đơn bữa...

Giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đau dạ dày ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh nhanh nhất?

Chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng đối với những người đang bị đau dạ dày. Chủ đề này hiện nay đang thu hút được sự quan tâm...

Cách dùng thuốc đau dạ dày chữ Y và lưu ý sử dụng

Những người đang bị đau dạ dày chắc không còn quá xa lạ gì với thuốc đau dạ dày chữ Y nữa. Thuốc chữ Y là thuốc đặc trị bệnh...

Thuốc sulpiride có công dụng gì? Cách sử dụng trị đau dạ dày

Thuốc sulpiride là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị một số tình trạng tâm thần như loạn thần kinh và hội chứng tăng prolactin. Tuy nhiên, ngoài...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *