9 cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà dễ chịu, dễ làm

Đối với trường hợp thoái hóa khớp gối ở mức nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Để cải thiện tình trạng đau nhức, theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu 9 cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà dễ thực hiện, hiệu quả rõ rệt, an toàn, tiết kiệm chi phí được chuyên gia khuyến nghị.

Bệnh thoái hóa khớp gối có tự khỏi không?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý cơ bản của xương khớp, không tự khỏi và dễ tái phát nếu như không có phương pháp điều trị phù hợp. Việc áp dụng các phương pháp điều trị chỉ có thể giúp giảm triệu chứng đau nhức, kiểm soát sự phát triển và hạn chế biến chứng vì sụn khớp khó phục hồi.

Nếu chủ quan không điều trị hoặc không chú ý chăm sóc bằng các phương pháp thích hợp và kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau khớp kéo dài và khó khăn trong việc di chuyển.
  • Nguy cơ cứng khớp và teo cơ do tình trạng bệnh kéo dài.
  • Biến dạng của khớp gối, gây ra sự cong vẹo chi dưới.
  • Hình thành hiện tượng vôi hóa sụn khớp.
  • Nguy hiểm nhất là tình trạng liệt chi dưới, tàn phế, buộc người bệnh phải sử dụng xe lăn để di chuyển.
  • Mệt mỏi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, nếu kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.

Tùy theo giai đoạn phát bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh có thể tham khảo các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà dưới đây nếu bệnh đang ở giai đoạn nhẹ.

9 cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà

Các cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà dưới đây đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro của tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng vì tính chất này mà quá trình áp dụng đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Massage thư giãn giảm đau khớp gối

Đây là cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Dưới đây là 3 phương thức massage thư giãn người bệnh có thể thực hiện:

Xoa bóp khớp gối

  • Đầu tiên, hãy nằm xuống và nhẹ nhàng nhấc đầu gối lên gần ngực. 
  • Đặt ngón tay cái lên khớp gối và sử dụng các ngón tay còn lại để nhẹ nhàng xoa bóp vùng này. 
  • Thực hiện trong khoảng 5 phút, khoảng 2 lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau. 

Cách này giúp giảm căng thẳng, làm dịu cơ quanh khớp gối, cải thiện sự tuần hoàn máu và giảm cảm giác đau. Bạn cũng có thể dùng thêm một vài giọt tinh dầu để tăng cường hiệu quả.

Day khớp gối

  • Ngồi trên chiếc ghế cứng, duỗi thẳng hai chân và sử dụng cả hai bàn tay để ôm chặt vào hai bên của khớp gối. 
  • Tiến hành động tác xoa bóp bằng cách di chuyển từ phía trên xuống và ngược lại khoảng 20 lần. 
  • Đặt cả hai bàn tay lên hai bên của khớp gối và thực hiện động tác xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, lặp lại động tác này 20 lần.

Miết khớp gối

  • Ngồi thẳng người, đặt chân vuông góc với đùi. 
  • Sử dụng hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, trong khi những ngón còn lại ôm quanh khoeo. 
  • Áp dụng lực vừa phải của hai ngón cái để miết đầu gối từ phía trước ra phía sau, theo chiều dọc theo khe khớp gối. 
  • Thực hiện tương tự ở chân kia. Lặp lại động tác này 20 lần mỗi bên gối.

Day, ấn các huyệt

  • Ngồi thẳng lưng, lấy hai ngón cái day ấn huyệt của hai bên chân. 
  • Mỗi huyệt day trong 1 – 2 phút. 

Đây là một cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả nhanh, được nhiều người áp dụng để giảm đau nhức.

cach-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-tai-nha-massage
Massage là cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà được nhiều người áp dụng

Chườm lạnh và nóng

Triệu chứng đau nhức xương khớp gối do thoái hóa có thể được giảm bớt thông qua kỹ thuật chườm lạnh và nóng tại nhà. Cơ chế hoạt động của biện pháp này như sau:

Chườm lạnh: Giúp co mạch máu, giảm ứ dịch khớp và giảm sưng viêm. Tác động nhiệt lạnh ức chế quá trình truyền đạt cảm giác đau đến thần kinh trung ương. Phương pháp này thích hợp cho việc điều trị cơn đau cấp tính, đặc biệt hiệu quả trong vòng 48 giờ kể từ khi cơn đau xuất hiện.

Chườm nóng: Giúp giãn mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết, giãn cơ và giảm co cứng. Điều này giúp làm giảm cảm giác đau, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương. Phương pháp chườm nóng thích hợp cho những cơn đau khớp gối do thoái hóa mãn tính.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể kết hợp sử dụng cả hai phương pháp chườm nóng và lạnh. Bạn cần hạn chế việc áp dụng chườm lạnh và chườm nóng lên vùng da tổn thương hoặc có vết thương hở. 

Phương pháp này không được khuyến khích cho người có các vấn đề như viêm da, tiểu đường, huyết khối tĩnh mạch, đa xơ cứng, huyết áp cao, tuần hoàn kém hoặc hay bị chuột rút.

Bài tập vật lý trị liệu

Thực tế, việc duy trì hoạt động thể chất hợp lý có thể giúp triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối được cải thiện. Việc rèn luyện sức mạnh cơ bắp giúp tăng cường khả năng vận động của khớp. Một số bài tập vật lý trị liệu mà bạn có thể thực hiện là:

  • Giãn cơ (Stretching): Bài tập giãn cơ giúp cải thiện độ linh hoạt và giảm căng thẳng cơ bắp xung quanh khớp gối. Các bài tập giãn cơ có thể bao gồm giãn cơ đùi, bắp chân, và cơ mông.
  • Bài tập cường độ thấp (Low – Impact Exercise): Đi bộ nhanh, đạp xe đạp, hoặc tập trên máy chạy bộ là những bài tập tốt cho sức khỏe của khớp gối mà không tạo áp lực lớn.
  • Bài tập nâng chân: Bài tập này chống lại trọng lực giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối, làm giảm áp lực trên khớp.
  • Yoga và Pilates: Cả hai hình thức tập luyện này đều kết hợp giãn cơ, tăng cường cơ bắp và cải thiện sự cân bằng khớp gối.
  • Bài tập cải thiện cân nặng: Nếu bạn có thừa cân, khớp gối sẽ phải chịu tác động lớn hơn vì trọng lượng. Bài tập Aerobic nhẹ cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, giảm áp lực lên khớp gối.
cach-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-tai-nha-bài-tap-gian-co-gan-khoeo
Tập luyện là phương pháp điều trị bệnh đem lại hiệu quả cao

Trong quá trình tập luyện, nếu có đau nhẹ ở khớp gối, cần hạn chế thực hiện các hoạt động cường độ cao, duỗi chân để giảm áp lực cho khớp. Thời gian nghỉ có thể kéo dài tùy thuộc vào mức độ đau, nhưng sau đó, bạn cần tiếp tục tập luyện, không nên ngưng tập quá lâu.

Lưu ý: Nên xin tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

Dùng thảo dược tự nhiên

Có nhiều phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên và truyền thống giúp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số cách sử dụng thảo dược thiên nhiên phổ biến:

Uống nước lá ngải cứu

  • Chuẩn bị 300g lá ngải cứu tươi và 2 thìa mật ong.
  • Rửa sạch lá ngải cứu và ngâm trong nước muối trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Sau đó, đặt lá ngải vào cối (hoặc máy xay) để giã nát và lọc để lấy nước cốt.
  • Trộn nước cốt ngải cứu với 2 thìa mật ong đã chuẩn bị và sử dụng mỗi ngày. Chia thành 2 lần uống sau bữa ăn, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối.

Xoa bóp chân với rượu ngâm lá lốt

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá, thân và rễ cây lá lốt, sau đó rửa sạch để loại bỏ đất và bụi bẩn, để ráo.
  • Cắt nhỏ nguyên liệu và ngâm cùng 1,5 lít rượu trắng, thời gian ngâm khoảng 1 tháng.
  • Sau thời gian ngâm, người bệnh có thể sử dụng phần rượu lá lốt đã chuẩn bị để xoa bóp khu vực khớp gối đau nhức. 
  • Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để hiệu quả giảm đau được phát huy tối đa.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà với gừng tươi

  • Chuẩn bị 100g gừng tươi và 100ml rượu trắng.
  • Rửa sạch gừng, cạo vỏ để sấy khô, sau đó đặt vào rượu trắng và khuấy đều.
  • Mỗi bữa, lấy 10ml rượu ngâm vỏ gừng để uống, không nên uống quá 2 lần mỗi ngày. Sau khoảng 2-3 tuần, bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm đi một cách đáng kể.

Bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho khớp gối

Bổ sung thực phẩm chức năng là cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả khi bệnh nhẹ. Công dụng của một số thành phần quan trọng trong thực phẩm chức năng xương khớp là:

Glucosamine và Chondroitin: Hai thành phần chính được biết đến với khả năng kích thích quá trình tái tạo mô sụn. Chúng có khả năng cung cấp nền tảng cho việc tái tạo và bảo vệ mô sụn khỏi sự mòn.

MSM (Methylsulfonylmethane): MSM là một dạng của lưu huỳnh, có tác dụng giảm viêm và giảm đau trong trường hợp thoái hóa khớp đồng thời hỗ trợ quá trình hình thành mô sụn.

Collagen Type II: Đây là một loại collagen chủ yếu trong cấu trúc mô sụn. Sử dụng thực phẩm chức năng chứa collagen type II có thể giúp tái cấu trúc mô sụn, cung cấp sự đàn hồi và giảm mòn khớp.

Canxi và Vitamin D: Hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và khớp. Chúng giúp cung cấp năng lượng cho mô sụn và hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi.

Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác: Giúp bảo vệ mô sụn khỏi sự tác động của các gốc tự do, duy trì tính linh hoạt của khớp.

Omega-3 Fatty Acids: Như DHA và EPA có tác dụng chống viêm, giảm sưng và tăng đàn hồi của mô sụn.

L-Carnitine: Thành phần này có thể giúp hỗ trợ sức mạnh cơ và duy trì chức năng khớp bằng cách cung cấp năng lượng cho cơ bắp và tăng cường quá trình tái tạo mô sụn.

Quercetin và Curcumin: Là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm và đau trong trường hợp thoái hóa khớp. Chúng có thể được tìm thấy trong thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm như nước cốt lựu và nghệ.

Lưu ý rằng thực phẩm chức năng không thay thế cho các liệu pháp chuyên sâu. Người bệnh nên thảo luận với chuyên gia y tế trước khi bắt đầu sử dụng.

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Chăm sóc cơ thể từ bên trong thông qua chế độ dinh dưỡng là một khía cạnh quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình quản lý và giảm đau khớp gối. Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng mà người bị đau khớp gối có thể tham khảo là:

  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh, hạt, quả chín, đậu, nấm và thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, hạt chia, lạc, dầu oliu. Các chất chống viêm này giúp giảm sưng và đau khớp gối.
  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin C, vitamin D, canxi và magie. Thực phẩm như cam, bưởi, cà chua, hạnh nhân, hạt óc chó, sữa và sản phẩm từ sữa,…
  • Giảm thiểu tiêu thụ thức ăn có đường, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến.
  • Tránh chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt nạc, sản phẩm từ sữa béo. Thay vào đó, ưu tiên chất béo không bão hòa từ dầu cây trái, hạt, cá và hạt hạnh nhân.
  • Bổ sung đủ lượng chất xơ từ rau, củ, quả và ngũ cốc giúp giảm viêm và cải thiện chất lượng sụn khớp.
cach-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-tai-nha-an-uong-khoa-hoc
Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Đeo nẹp đầu gối bảo vệ khớp

Nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng nẹp đầu gối trong 6 tháng có thể giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối, cải thiện khả năng vận động, tăng cường độ dẻo dai.

Cơ chế chữa trị của nẹp là giảm áp lực đè lên vùng thoái hóa, từ đó giảm đau và cải thiện chức năng đầu gối. Có 4 loại nẹp được thiết kế dành cho người thoái hóa khớp gối, mỗi loại đáp ứng nhu cầu và điều trị cụ thể khác nhau:

  • Nẹp đầu gối dự phòng: Loại nẹp này có tác dụng bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương trong các hoạt động thể thao va chạm mạnh.
  • Nẹp chức năng: Hỗ trợ ổn định vùng đầu gối bị chấn thương.
  • Nẹp phục hồi chức năng: Giảm cử động không tốt cho đầu gối trong quá trình phục hồi hậu chấn thương hoặc phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp.
  • Nẹp giảm áp: Hỗ trợ giảm áp lực bên trong khớp, giúp giảm đau và ngăn ngừa tình trạng khớp kêu lục cục.

Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm

Khi đau nhức và viêm nhiễm nhẹ đến trung bình, việc dùng thuốc là cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả. Khi sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối người bệnh cần  tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. 

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm đau mà người bệnh có thể sử dụng bao gồm: Paracetamol, Glucosamine và Chondroitin sulfate.

Thuốc bổ trợ chứa glucosamine sulfate và chondroitin sulfat cũng có thể được sử dụng để chậm quá trình tổn thương khớp. 

Ngoài ra, các loại thuốc điều trị đau khớp gối như NSAIDs uống hoặc bôi tại chỗ, capsaicin, thuốc steroid tiêm vào khớp, tramadol, acetaminophen và duloxetine được áp dụng tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi chữa thoái hóa khớp gối tại nhà

Việc áp dụng các cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà là lựa chọn phù hợp đối với những trường hợp thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nhẹ. Trong quá trình chữa thoái hóa khớp gối tại nhà, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo trọng lượng cơ thể ổn định để giảm áp lực lên khớp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân đối và giữ vững lối sống lành mạnh.
  • Vận động nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe khớp.
  • Tập thể dục đều đặn giúp duy trì sự linh hoạt và đàn hồi của khớp.
  • Hạn chế hoạt động gây áp lực mạnh lên khớp gối, chẳng hạn như đứng lâu, leo cầu thang, hoặc mang vác nặng.
  • Thảo luận với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thực phẩm chức năng.
  • Theo dõi tình trạng và báo cho bác sĩ khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Trên đây là tổng hợp 9 cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, với những tình trạng bệnh nghiêm trọng và không thể kiểm soát tại nhà, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị chuyên sâu.

Câu hỏi thường gặp

Việc áp dụng các cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà có thể mang lại hiệu quả tích cực, cải thiện 1 số triệu chứng khi bệnh nhẹ. Đối với các cơn đau nặng hơn, kéo dài và tái phát thì cần có cách điều trị chuyên biệt hơn.

Thời gian để thấy hiệu quả từ việc chữa thoái hóa khớp gối tại nhà có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó hiệu quả phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa, cách tiếp cận điều trị, thể trạng và sự tuân thủ thực hiện liệu trình của người bệnh. 

Các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện sau vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, tự ý áp dụng các cách tại nhà cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro. Để việc điều trị đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên thực hiện đúng hướng dẫn từ chuyên gia y tế.

Các cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà thường chỉ mang lại hiệu quả cao đối với những trường hợp mức độ đau từ nhẹ đến trung bình. Khi gặp những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng nghiêm trọng và điều trị theo liệu trình thích hợp hơn:

  • Chấn thương khớp gối đột ngột, yêu cầu sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Có vết cắt sâu, bị thương nặng, sưng đau gây khó cử động bình thường.
  • Triệu chứng đau không được cải thiện sau một khoảng thời gian, ngược lại trở nên nặng hơn.
  • Đau đầu gối kèm theo triệu chứng sưng đỏ, nóng ở các khớp.
  • Triệu chứng đau kéo dài và bị cứng khớp vào buổi sáng.

Xét trên từng dấu hiệu đặc trưng và nguyên nhân của thoái hóa khớp gối, các chuyên gia đã xác định một số đối tượng có nguy cơ cao là:

  • Đối tượng người cao tuổi thường phải đối mặt với tình trạng thoái hóa khớp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Những người thường xuyên thực hiện công việc lao động nặng, đặc biệt là mang vác quá sức, có nguy cơ cao hơn về thoái hóa khớp.
  • Những người thừa cân hoặc béo phì đối diện với áp lực lớn hơn lên khớp gối, làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp.
  • Người mắc các bệnh mãn tính, như đái tháo đường, thường có khả năng cao hơn về thoái hóa khớp gối.
  • Những người từng trải qua chấn thương khớp gối, chẳng hạn như đứt dây chằng khớp gối hoặc nứt xương khớp gối, có nguy cơ cao hơn về thoái hóa khớp.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc: 9:50 AM , 24/11/2023

Tin liên quan

thoai-hoa-khop-thai-duong-ham

Triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm, biến chứng và điều trị

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh gây đau nhức ở khớp hàm và các cơ,...

thoai-hoa-khop-co-chan

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân, chẩn đoán và điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện ở đối tượng người trẻ. Bệnh gây đau nhức, hạn chế vận động...

Thoái hóa khớp vai: Dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Chẩn đoán thoái hóa khớp vai, dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý xương khớp gây đau nhức ảnh hưởng đến chuyển động của cánh tay, bả vai. Lâu dần sẽ tác động tiêu cực đến...

bi-thoai-hoa-khop-goi-nen-tap-gi

Người bị thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập hiệu quả

Thoái hóa khớp gối thuộc nhóm bệnh lý xương khớp mãn tính. Nhưng nếu bạn duy trì tập luyện đều đặn các bài tập thoái hóa khớp gối có thể...

benh-an-thoai-hoa-khop-goi-yhct

Bệnh án thoái hóa khớp gối YHCT điều trị bằng đông y

Bệnh án đông y thoái hóa khớp gối có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh án này giúp bác sĩ theo dõi tổng quan tình trạng sức...

Thoái Hóa Khớp Háng: Triệu Chứng Và Giải Pháp Điều Trị

Khớp háng là khớp chịu trọng lượng lớn thứ hai trong cơ thể, chỉ sau đầu gối. Dù không phổ biến như một số loại thoái hóa khớp khác nhưng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *